báo cáo sơ kết học kì I 2008-2009

7 860 2
báo cáo sơ kết học kì I 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD- ĐT huyện Cư M’Gar CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Nguyễn Trường Tộ Độc lập – Tự do - Hạnh phúc =======&========== ======&======= BÁO CÁO KẾT HỌCI NĂM HỌC 2008 – 2009 PHẦN I MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Thực hiện Chỉ thị Nghị Quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết của Đại hội huyện đảng bộ Cưmgar lần thứ VI, chương trình phát triển giáo dục đào tạo huyện giai đoạn 2007-2010 của huyện CưMgar. Thực hiện Chỉ thị 40/2008 CT-BGD & ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo; Công văn số 635/KH-SGD-ĐT ngày 5/8/2008 về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của sở GD-ĐT Đăk lăk. Với chủ đề năm học mới là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước tình hình đó trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã bám sát nhiệm vụ năm học của ngành, toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên đã vượt qua khó khăn thử thách hoàn thành chương trình học kỳ 1 với nội dung cụ thể sau: I- CÔNG TÁC SỐ LƯỢNG 1) Về công tác phát triển: Toàn trường có 24 lớp với 905 học sinh, trong đó có 464 nữ; 677 hs dân tộc, tuyển mới 6 lớp 226 học sinh trong đó 123 hs nữ, 178 hs dân tộc (số liệu đầu tháng 9 ). 2) Về duy trì số lượng: Công tác duy trì số lượng: - Kết quả kỳ học vừa qua tỉ lệ học sinh duy trì hàng buổi đạt 96%, do địa bàn xã EaHĐing rộng, đường sá xa xôi, có nhiều dân tộc sinh sống, đại đa số con em người dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế khó khăn, nên số học sinh bỏ học trong học kỳ còn nhiều : 17 em (so với tháng 10 giảm 8 học sinh ), trong đó có 2 học sinh bệnh nặng xin nghỉ 1 năm, 1 học sinh bỏ đi nơi khác. 3) Đánh giá chung về công tác số lượng: * Ưu điểm : Đã huy động hết số lượng học sinh trong độ tuổi tốt nghiệp tiểu học trong địa bàn vào trường cùng với sự quan tâm động viên của cha mẹ học sinh cũng như sự thu hút của sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. * Tồn tại: Học sinh bỏ học còn nhiều chiếm ty lệ cao (0.89%), chủ yếu thuộc diện học sinh nghèo, học lực yếu, kém sinh ra chán nản dẫn tới bỏ học. - Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học của con mình, chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho con cái học tập ở trường cũng như ở nhà. 4) Công tác phổ cập GD THCS. - Nhà trường tiến hành điều tra theo kế hoạch định kỳ hàng năm thống kê cập nhật số liệu, tích cực vận động số học sinh bỏ học của những năm trước để mở lớp bổ túc theo học chương trình lớp 6, 7 - Tiêu chí phổ cập THCS: Thực hiện cụ thể như sau: - Tỉ lệ huy động số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,79% - Tỉ lệ trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 98,00% - Tỉ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 98,05% - Tỉ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS 80,1%. - Đơn vị duy trì tốt kết quả phổ cập trung họcsở II- CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1) Thực hiện nội dung chương trình, quy chế chuyên môn. - Năm học 2008- 2009 là năm học đẩy mạnh đổi mới phương pháp đạy học, năm học “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới công tác tài chính trong trường học”. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã bám sát phân phối chương trình, liên hệ với ngành kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với quy định mới như thay đổi phân phối chương trình chỉ đạo dạy học bộ môn, soạn giáo án điện tử, soạn chủ đề tự chọn, do đó trong học kỳ nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chính xác, đầy đủ chương trình của từng bộ môn không có hiện tượng cắt xén chương trình; tuy nhiên vẫn còn hạn chế, thiếu phòng thực hành. 2. Việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh - Năm học 2008- 2009, thực hiện nhiệm vụ năm học theo những quy định chung của ngành và những quy định cụ thể về chuyên môn của trường nhằm hạn chế học sinh yếu kém, giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiết bị giảng dạy. Do vậy ngoài việc soạn giảng giáo viên còn phải đầu tư chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học; ngoài những thiết bị được cấp giáo viên còn tự làm đồ dùng dạy học, thậm chí tự bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu cho thí nghiệm của giờ học làm cho tiết học càng sinh động và bài học càng có hiệu quả hơn qua đó giúp học sinh yêu thích môn học. Ngoài ra nhà trường phân công các giáo viên tổ chức tốt các lớp phụ đạo học sinh yếu kém theo từng khối lớp, từng bộ môn. 3) Nề nếp thao giảng thực tập dự giờ thăm lớp: - Thao giảng thực tập dự giờ thăm lớp là hoạt động thường xuyên được các tổ quan tâm, các tổ đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thường xuyên đều đặn. Thông qua các hoạt động này đội ngũ giáo viên có đủ điều kiện học hỏi lẫn nhau nâng cao tay nghề, do đó mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên mới ra trường nhanh chóng hoà nhập và thực sự có tiến bộ . Tuy nhiên một số GV vẫn còn thiếu sự tích cực chủ động, chủ quan trong việc giảng dạy, tự bằng lòng với bản thân, thiếu tính thần học hỏi trong chuyên môn. - Trong học kỳ đã tổ chức thi GV giỏi cấp trường có 24 Gv dự thi, có 23 giáo viên đạt GV giỏi cấp trường. 4) Thực hiện môn tự chọn và hoạt động NGLL . - Đối với môn học tự chọn : Môn học tự chọn đã được nhà trường triển khai thực hiện, do Bộ và ngành giáo dục chưa có các chủ đề tự chọn như SGK cho giáo viên tham khảo, nên trường đã cho các giáo viên có kinh nghiệm viết các chủ đề tự chọn chung cho toàn khối, lớp để tổ chức giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên trong trường số tiết giảng dạy còn nhiều nên thời gian giành cho viết chủ đề tự chọn chưa thích đáng dẫn đến chất lượng chưa cao, - Hoạt động NGLL: Thực hiện đầy đủ các chủ đề chủ điểm, giúp học sinh hiểu giải quyết các tình huống ứng xử linh hoạt rèn luyện tư tưởng đạo đức đời sống giản dị trong sáng lành mạnh biết yêu quê hương đất nước. 5) Chất lượng giáo dục hai mặt: - Đánh giá chất lượng toàn diện về học lực và hạnh kiểm theo đúng Quyết định số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá xếp loại học sinh THCS. Với chủ đề năm học mới là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp” đồng thời tăng cường kiểm tra học sinh để từng bước đánh giá đúng thực chất học sinh. . Chất lượng cụ thể hai mặt như sau: Khối TSHS Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu K6 226 9 32 129 50 6 185 41 K7 234 5 39 158 28 2 185 44 5 K8 248 5 43 162 35 3 206 42 K9 180 2 30 123 20 5 152 25 3 Tổng 888 21 144 513 133 16 728 152 8 % 2,4% 16,2% 57,7% 15% 1,7 % 81,9% 17,1% 1% 6) Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Nhà trường đã thành lập đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa và thể chất, đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm. Trong học một có 5 em dự thi học sinh giỏi cấp huyện môn MTBT và có một em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện. 7) Đánh giá chung về chất lượng * Ưu điểm: Quán triệt phương châm và mục tiêu giáo dục của Đảng, ngoài trách nhiệm dạy chữ, truyền đạt tri thức cho học sinh, nhà trường luôn quan tâm đến mọi hoạt động để giáo dục rèn luyện học sinh để các em phát triển một cách toàn diện. Qua học tập trên lớp cũng như các sinh hoạt tập thể, cùng với sự tận tuỵ ân cần bảo ban đối với các em của tập thể giáo viên đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đối với học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt đã được thầy cô quan tâm hơn đã có sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường để dìu dắt các em, do đó nhiều em đã dần dần tiến bộ. Đại bộ phận học sinh đều chăm ngoan lễ phép cầu mong tiến bộ, sống trung thực giản dị, không ăn chơi đua đòi, không dính líu tới các tệ nạn xã hội. Hầu hết các em đã ý thức tự giác học tập thi đua lẫn nhau. * Tồn tại: Một số học sinh còn thờ ơ với học tập vì vậy không nắm được kiến thức, kỹ năng đọc, viết còn nhiều hạn chế, chữ viết xấu, từ ngữ ngữ pháp còn sai nhiều. Một số học sinh còn vô lễ với thầy cô giáo tự do tuỳ tiện chưa ghép mình vào khuôn khổ của tập thể thiếu sự tự giác vươn lên. - Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp hạn chế đến kết quả giáo dục của nhà trường. III- CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 1) Về thực hiện các chủ đề chủ điểm. - Thông qua các hoạt động này đã giáo dục tư tưởng cho học sinh nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động thông qua hoạt động NGLL để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước nhằm để giáo dục ý thức tự tôn dân tộc truyền thống yêu nước, nhận thức sâu sắc tính đại đoàn kết toàn dân tộc, đề cao cảnh giác trước âm mưu phản động của các thế lực thù địch phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng của nhân dân ta. Giáo dục thể chất được chú trọng rèn luyện, học sinh có thể lực tốt phục vụ cho học tập và hoạt động. Tổ chức giải bóng đá Mini THCS, bóng chuyền Mini, điền kinh chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Tổ chức HKPĐ cấp Trường chọn…… học sinh tham gia thi HSGTD cấp Huyện. Tổ chức thi văn nghệ trong học sinh khối 6,7; báo tường khối 8,9; tham gia thi đấu bóng chuyền giáo viên trong đó bóng chuyền nam đạt giải nhất. - Hoạt động Đoàn, Đội thực sự là bề nổi của Trường. Đội thực hiện đầy đủ các chương trình hoạt động của Trường do Hội Đồng đội triển khai, tổ chức. Liên đội đã tổ chức nhiều cuộc thi như: thi văn nghệ - báo tường và tổ chức một số chương trình hoạt động như: “Ngày hội thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt nam” -Trong học kỳ một bám sát chủ đề năm học trường đã tổ chức một số hoạt động vui chơi như trò chơi dân gian nhằm xây dựng sự đoàn kết, tính thân thiện, giúp đỡ bạn học của học sinh. - Các ngày truyền thống như ngày 22/12nhà trường đã tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu, mời các đồng chí báo cáo viên về nói chuyện truyền thống … 2) Hoạt động lao động, giáo dục hướng nghiệp. - Hàng tuần nhà trường có kế hoạch cụ thể về lao động để học sinh tham gia xây dựng CSVC của nhà trường theo hướng xanh –sạch - đẹp nhằm bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng giáo dục lao động sản xuất cho các em. - Nhà trường đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 9 để bản thân các em có sự chuẩn bị khi bước vào chương trình giáo dục phân ban, đồng thời định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân các em sau này. IV- CÔNG TÁC XÂY DỰNG CSVC, TRANG THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC - Được sự quan tâm của Đảng nhà nước được chính quyền địa phương sâu sát chăm lo, kết hợp với sự năng động nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh đã thực hiện quy chế dân chủ huy động được nguồn vốn từ cha mẹ học sinh tập trung củng cố tu sửa và trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm đảm bảo cho việc dạy và tăng cường nơi ăn ở cho giáo viên đồng thời mua sắm thêm một số tài sản trang bị trong nhà trường phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học. - Về việc cấp phát sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học: Cấp đầy đủ sách giáo khoa, vở cho học sinh dân tộc. Các tài liệu phục vụ cho công tác thay sách thực hiện tốt. Riêng một số băng hình không sử dụng do Trường thiếu phương tiện sử dụng và phòng học bộ môn riêng. Nhà trường đã trang bị máy chiếu, máy potô phục vụ cho công tác giảng dạy. - Các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi, Nhà trường đã trang bị thêm ngày càng hoàn thiện. - Ngoài các trang thiết bị, ĐDDH, giáo viên đã tự làm để phục vụ cho chương trình thay sách, mua hệ thống bản phụ cho tất cả các lớp. - Nhà trường đã xây dựng Thư viện đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm Nhà trường đều bổ sung thêm các loại đầu sách năm 2008 đầu tư 13 triệu đồng. Tuy nhiên cho tới nay cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt các phòng chức năng chưa được đáp ứng, một số trang thiết bị còn thiếu một số mẫu vật hoá chất qua sử dụng đã hết một số đồ dùng qua thời gian sử dụng đã hư hỏng đã thanh lí mà chưa có bổ sung thêm. V- CÔNG TÁC ĐỘI NGŨ. 1) Đội ngũ giáo viên - Tổng số cán bộ-công nhân viên là 55, dân tộc: 02; Nữ dân tộc: 02 Trong đó: Cán bộ quản lý: 03 Tổng PTĐ: 01 Nhân viên: 05 GV đứng lớp: 46 - Tỉ lệ giáo viên đứng lớp: 1,9% (Trong đó có 02 giáo viên nghỉ sinh) Phần lớn giáo viên có năng lực, được đào tạo chuẩn, trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức tác phong tốt. - Đời sống cán bộ, giáo viên còn khó khăn. Là vùng II chế độ thu hút không có song lại là vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao. Thu nhập chính của giáo viên chỉ từ đồng lương cơ bản. - Trong học kỳ I tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường đạt 23/24 đ/c tham gia dự thi, thanh tra toàn diện:8 đ/c. - Số đảng viên trong Chi bộ: 8 đ/c, Trường có Chi bộ riêng, Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh năm 2008. - Mọi chính sách đối với cán bộ, giáo viên đảm bảo đúng quy định, lương được trả kịp thời. Chế độ thay kê, công tác phí thanh toán đầy đủ. Đảm bảo chế độ nâng lương đúng quy định. 2) Xây dựng kế hoạch - Để thực hiện kế hoạch năm học, quản lí mọi mặt các hoạt động tốt, ban giám hiệu có chủ trương quản lí bằng kế hoạch, trên cơ sở xây dựng kế hoạch hợp lí sát với thực tế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường đồng thời kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thực hiện kế hoạch từng bộ phận, từng cá nhân. Do đó những kỷ cương những hoạt động của nhà trường được triển khai thực hiện đầy đủ có hiệu quả. 3) Công tác tham mưu Trong điều kiện nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về CSVC, về thực hiện một số công tác liên quan tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn như công tác PC THCS, công tác xây dựng CSVC của nhà trường phục vụ dạy và học công tác khuyến học … nhà trường đã tích cực đề bạt ý kiến với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, với cấp trên do đó đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn trước mắt đồng thời thực hiện tốt thông tin hai chiều để phối hợp giải quyết một số công việc được kịp thời. 4/ Đối với hội CMHS: Thông qua đại hội mọi vấn đề được công khai dân chủ bàn bạc, và ra nghị quyết có sự định hướng của lãnh đạo địa phương, của nhà trường. Do đó hoạt động của ban chấp hành hội đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường đối với việc dạy và học của học sinh. VI- CÔNG TÁC QUẢN LÍ - Triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời những nhiệm vụ chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước của ngành đề ra. - Tích cực tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, tập trung xây dựng trường học vươn lên về mọi mặt mà trọng tâm là duy trì số lượng học sinh và chất lượng giáo dục hai mặt, đặc biệt là công tác PC GD THCS đã được coi trọng và tiến hành khẩn trương, được kiểm tra công nhận đơn vị đạt chuẩn về PC THCS. - Tăng cường công tác quản lí, công tác tự kiểm tra, tự thanh tra luôn theo giỏi nắm bắt tình hình cụ thể giải quyết tồn đọng một cách kịp thời. - Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động ”Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học” tiếp tục thực hiện cuộc vân động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ; cuộc vận động “Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm”, khơi dậy mọi tiềm năng huy động mọi nguồn lực thực hiện phong trào thi đua “ Hai tốt” xây dựng nhà trường ngày một vươn lên về mọi mặt. - Học kỳ I Trường tự thanh tra, kiểm tra hồ tiết dạy; kiểm tra thường xuyên, đột xuất về hồ chuyên môn, chuyên cần, kiểm tra đột xuất và định kỳ. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, đội ngũ giáo viên chấp hành tốt về quy chế, quy định. Thanh tra giáo viên trong HKI: 5 đ/c. - Trường không có tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, quản lý chỉ đạo chặt chẽ. Đã tổ chức phụ đạo các bộ môn Toán, Văn, Anh văn cho học sinh yếu kém. PHẦN THỨ II PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HỌC KỲ II. - Thực hiện tốt chủ đề năm học bằng cách mỗi tổ đều có một chuyên đề giảng dạy giáo án điện tử. - Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Hai không với Bốn nội dung” của ngành giáo dục. - Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình SGK theo đúng với PPCT của bộ, dạy đủ các môn học, không cắt xén, dạy dồn, dạy ép. - Thực hiện đúng tinh thần nội dung phương pháp dạy học mới, tích cực mua sắm thêm thiết bị dạy học cho từng bộ môn, không dạy chay, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. - Chú trọng giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong cho học sinh đặc biệt chú ý đến học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, con gia đình có công với cánh mạng, con thuộc diện gia đình có hoàn cảnh đặc biệt… - Không ngừng phát huy vai trò giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội tăng cường xã hội hóa giáo dục. - Tăng cường giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tích cực phụ đạo học sinh yếu kém hạn chế tối đa học sinh bỏ học. - Tích cực tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục. -Tăng cường quản lý giáo dục, đẩy mạnh xây dựng kỹ cương nề nếp trường học, ngăn chặn mọi tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục. - Tăng cường công tác tự thanh tra trường học, uốn nắn kịp thời những HS có biểu hiện không phù hợp với môi trường giáo dục. - Tăng cường công tác xây dựng CSVC trường học, đảm bảo nhà trường thực sự Xanh - Sạch - Đẹp, xây dựng cơ sở vật chất hoàn thiện, đảm bảo cho công tác giảng dạy. - Tăng cường công tác PCGD THCS đặc biệt là mở các lớp bổ túc THCS tại buôn Trăp và buôn Hring, đảm bảo vững chắc kết quả đã đạt được. - Nhà trường quyết tâm tực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 EaHĐing, ngày 05 tháng 01 năm 2009. Hiệu trưởng Lê Thị Thanh Thủy . ban đ i v i các em của tập thể giáo viên đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đ i v i học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt đã. mắt đồng th i thực hiện tốt thông tin hai chiều để ph i hợp gi i quyết một số công việc được kịp th i. 4/ Đ i v i h i CMHS: Thông qua đ i h i m i vấn đề

Ngày đăng: 14/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan