Lãnh thổ được hiểu là khu vực mà cá thể hay các cá thể ví dụ như hiện tượng cặp đôi ở một số loài chim, thú… thường sống và được bảo vệ chống lại sự xâm phạm của một hoặc một số sinh v
Trang 1Chào mừng các bạn
đến với bài thuyết trình
tổ 3
Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Trang 2
Tính lãnh thổ là biểu hiện sự phân bố không gian sống
của cá thể trong quần thể. Lãnh thổ được hiểu là khu vực
mà cá thể hay các cá thể (ví dụ như hiện tượng cặp đôi ở một số loài chim, thú…) thường sống và được bảo vệ
chống lại sự xâm phạm của một hoặc một số sinh vật
khác.
Tính lãnh thổ thể hiện bằng sự phân chia không gian sống giữa các cá thể, điều chỉnh nơi sống và được phát hiện
trong sự phân bố các nhóm động vật, thực vật, cả ở trên cạn
và dưới nước. Người ta gặp hiện tượng này nhiều nhất ở
động vật có xương sống (chim, thú) và một số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và bảo vệ con cái.
Trang 3 Nguyên nhân gây nên
- Cạnh tranh khi
ghép đôi hay cạnh tranh về kiếm ăn cho các con non,
cá thể hoặc các mâu thuẫn đối kháng khác
Trang 4 Kích thước lãnh thổ thường thay đổi kể cả cùng một loài trong những môi trường sống khác nhau. Nói chung, ở
những môi trường giàu dinh dưỡng lãnh thổ thường nhỏ hơn ở những nơi nghèo dinh dưỡng vì khi nguồn thức ăn dồi dào chỉ cần khu vực nhỏ cũng đủ cung cấp thức ăn .
Cho đến nay, sự lựa chọn độ lớn lãnh thổ được xem xét trong hai cơ sở sau :
- Sự điều chỉnh về kích thước trong phản ứng với mật độ nguồn lợi
- Sự điều chỉnh kích thước trong phản ứng với các chi phí bảo vệ
Trang 5- Những phân tích nguồn lợi thường đưa ra các kích thước lãnh thổ là nhỏ hơn ở nơi thức ăn hoặc chất dinh dưỡng dồi dào hơn.
Thao tác thực nghiệm về sự cung cấp thức ăn chỉ ra:
- Càng nhiều thức ăn được cung cấp -> Các lãnh thổ trở nên nhỏ hơn
- Thức ăn thưa đi -> Các lãnh thổ trở nên lớn hơn
* Cơ sở 2
Sự đa dạng trong kích thước lãnh thổ xẩy ra vì nhiều kẻ cạnh tranh bị hấp dẫn đến những vùng giàu nguồn lợi (thức ăn, điều kiện sinh sống tốt) và vì vậy những khu vực này cần có sự bảo vệ khu vực chặt chẽ hơn.
Mật độ nguồn lợi được tăng cường -> Mật độ kẻ xâm nhập tăng -> Sự bảo vệ lãnh thổ tăng lên (tiêu tốn thời gian và năng lượng)
Trang 6 Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng lá cơ hội để lựa chòn bạn tình (không phải mọi vùng lãnh thổ đều như nhau). Con cái thường chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất con đực đó có khả năng bảo vệ một vùng lãnh thổ trù phú chắc
là phải to khỏe. Kết bạn với những con đực như vậy là những con đực có nguồn gen tốt sẽ cho những con mạnh khỏe là điều kiện để duy trì và
phát triển nòi g iống
Trang 7Tính lãnh thổ ở chim
Phân chia tính lãnh thổ của chim ra làm một số kiểu:
- Khu vực được bảo vệ là nơi ghép đôi, nơi đẻ và cũng là nơi kiếm ăn của chim non.
- Khu vực được bảo vệ là nơi ghép đôi và làm tổ nhưng không phải là nơi kiếm ăn của chim non (các loài chim sống gần biển).
- Chỉ có khu vực ghép đôi là được bảo vệ.
- Chỉ có tổ là được bảo vệ (như chim cánh cụt…).
- Những khu vực được bảo vệ không có liên quan đến sự sinh sản.
Trang 8Ví dụ, những con chim đen cánh đỏ thiết lập vùng lãnh thổ của mình ở những vùng đầm lầy cỏ dại nơi mà con cái làm tổ. Chúng xua đổi tất cả những con đực khác trừ
những con cái. Một số con
đực có vùng lãnh thổ rộng lớn
số khác thì nhỏ hơn, và một
số con thậm chí còn không có lãnh thổ. Hiển nhiên là những con không có lãnh thổ và lãnh thổ nhỏ thì ít có khả năng
giao phối hơn. Những con
đực có lãnh thổ rộng lớn có nhiều cơ hội giao phối hơn và chúng là những con có kích thước cơ thể, sự hung hăng
và các đặc tính hấp dẫn giới tính khác vựơt trội
Trang 9 Tính lãnh thổ như một cơ chế phòng thủ chống lại vật
ăn thịt. Lãnh thổ có khuynh hướng được đặt cách
nhau, ở một số loài chim còn có nguỵ trang cho tổ của chúng, nhờ vậy giúp chúng ngăn cản sự tập trung hoặc
sự tạo nhóm vào lúc sinh sản. Điều này, có thể giảm sự nguy hiểm từ vật ăn thịt vì rất nhiều vật ăn thịt sẽ tập trung vào một loại con mồi khi có một hoặc một số cá thể con mồi loại đó bị phát hiện
Sự tập chung nhóm có thể thúc đẩy sự săn mồi của
động vật ăn thịt và do đó giảm tính an toàn cho mỗi cá thể con mồi
Trang 10 Vào mùa xuân, những con chim Barrow's Goldeneyes cái bảo vệ lãnh thổ của mình trên mặt nước (hình dưới), nơi chúng dùng hầu hết thời của mình trong mùa làm tổ.
Ranh giới được chỉ ra trên hình. Chúng bảo vệ tổ bằng cách diễn tả sự tức giận và chiến đấu một cách trực tiếp
kẻ xâm lược, có khi cả ở
dưới nước. Những lãnh thổ
xa bờ nhỏ hơn vì chúng ít có khả năng đựơc bảo vệ và
thường bị bỏ đi sớm. Những con chim không có lãnh thổ định khu thành bầy ở rìa
khu vực kiếm ăn
Trang 11Tính lãnh thổ ở thú
Cách đánh dấu lãnh thổ rất đa dạng ở thú:
Nhiều động vật thuộc lớp Thú dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiều đề đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguốn thức ắn và nơi ở.
Chúng đánh dấu bằng cách để lại một bãi phân, một bãi nước bọt hoặc động tác chà cây gây bật vỏ cây ra làm dấu hiệu
Ranh giới của lãnh thổ thường xen kẽ nhau hoặc lồng vào nhau trong phạm vi nào đó mà con thú của hai loài ít đi lại nhất.
Trang 14Động vật sẵn sàng đấu tranh, tiêu diệt đồng loại để bảo vệ lãnh thổ
Trang 20 Thỏ rừng cái vào mùa sinh sản chiếm cứ một khu vực nhất định và trở nên hung dữ hơn bình thường với đồng loại, các con đực thì ít thể hiện hơn. Khi có một con thỏ khác đi vào vùng bảo vệ lập tức bị đánh bật ra.
Trang 21 Loài sư tử biển đảo Pribilốp thuộc eo biển Bering, vào cuối tháng tư, tháng năm một con sư tử biển đực (nặng chừng 300kg) chiếm lĩnh một khu vực có đường kính khoảng 30m đồng thời là chủ nhân của 25 con cái. Nó doạ các con đực khác bằng cách ngửa cổ ra sau, vòi phình ra, miệng mở
rộng, gầm lên. Nếu con đực khác vẫn cứ xâm phạm, thì cả hai cùng có những động tác như trên và tiến lại gần nhau, chực có cơ hội là cắn cổ nhau bằng hai răng nhọn. Khi một con bỏ chạy lập tức bị truy đuổi và bị cắn vào vòi, cổ, mắt và má
Trang 23 Ở vùng Trung và Nam Mỹ có loài khỉ rú, chúng bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng hú của mình. Khi một đàn khỉ lạ xâm lấn thì
xô xát xẩy ra ngay. Lực lượng tham gia chủ yếu là các con đực, cũng có thể có sự tham gia của con cái và con non.
Cuộc chiến đấu diễn ra trong vài giờ cho đến khi một trong hai đàn phải rút chạy