Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân của thực trạng, trên cơ sở đó xác định phương hướng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi để thực hi
Trang 1MỞ ĐẦU
Xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân cách của con người mới xã hội chủnghĩa; nhân cách con người là do nhiều yếu tố tạo nên nhưng giáo dục đào tạo làyếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong sự phát triển trí tuệ và nhân cáchcon người Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta rất cần thiết cónhững con người mới xã hội chủ nghĩa do đó phải chăm lo đến việc phát triểngiáo dục đào tạo Mà con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự pháttriển kinh tế- xã hội Giáo dục- đào tạo là sự nghiệp trồng người, theo tinh thần
đó Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: “Xuất phát từ nhậnthức chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xãhội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình” Trong công cuộc đổi mới đất nước,cùng với sự phát triển của xã hội, Đảng đã xác định giáo dục- đào tạo là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Pháttriển giáo dục được quan tâm ở mọi cấp học, bậc học và nâng cao chất lượnggiáo dục là một chủ trương lớn được thực hiện trong phạm vi cả nước Chấtlượng giáo dục được nâng cao góp phần cải thiện nền giáo dục nước nhà, xâydựng một xã hội tiến bộ và phát triển
Trong thời gian qua, cùng với các địa phương trong tỉnh, xã Đức Phú đã cónhiều nổ lực trong việc phát triển giáo dục, tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏinăm sau cao hơn năm trước, quy mô giáo dục được mở rộng, cơ sở vật chấttrường lớp ngày càng khang trang hơn, chất lượng giáo dục có nhiều chuyểnbiến tích cực Tuy nhiên, so với yêu cầu mục tiêu thì sự nghiệp giáo dục tại địaphương còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệmgiữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, phải làm cho người dân thấyđược nhu cầu cần thiết của việc học và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt làbậc THCS Với ý nghĩa đó, để góp phần trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo
dục ở trường trong thời gian tới nên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đức Phú, xã Đức Phú, Huyện Tánh Linh- Thực trạng và giải pháp” Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá đúng thực trạng,
nguyên nhân của thực trạng, trên cơ sở đó xác định phương hướng, đề xuất một
số giải pháp chủ yếu có tính khả thi để thực hiện tốt hơn công tác nâng cao chấtlượng giáo dục đáp ứng sự phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu nguồn nhân lực
Trang 2
-Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm giáo dục
Giáo dục là sự tác động đến nhân cách con người bằng các tri thức khoahọc làm cho nhân cách ấy biến đổi, phát triển theo yêu cầu của xã hội
Giáo dục là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm nâng cao sức mạnhthể chất và tinh thần của con người; giáo dục bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học
và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm chất của con người
Sự nghiệp giáo dục mới phải tiếp thu truyền thống giáo dục của dân tộc, chọnlọc những thành tựu tiên tiến của nền giáo dục và đào tạo trên thế giới, có chínhsách khuyến khích các ngành mũi nhọn then chốt để sáng tạo và tiếp nhậnnhững thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sự phát triển của xã hội Đấtnước có phát triển hay không, mạnh hay yếu phần lớn phụ thuộc vào chất lượng
sự nghiệp giáo dục
1.1.2 Khái niệm giáo dục trung học cơ sở
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và nhữnghiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổthông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Bởi đây là bậc họcmang tính bản lề kiến thức, nhận thức cho học sinh sau này để các em học lênTrung học phổ thông và các trường chuyên nghiệp Theo luật giáo dục năm
2005, giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáuđến lớp chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học,
có độ tuổi là mười một tuổi
1.1.3 Khái niệm chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là khả năng và trình độ thực hiện mục tiêu giáo dụcđáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện xã hội
Trang 31.1.4 Khái niệm chất lượng giáo dục trung học cơ sở
Chất lượng giáo dục trung học cơ sở là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêugiáo dục trung học giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năngđộng, sáng tạo, hình thành nhân cách con người
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục
1.2.1 Xuất phát từ vị trí, mục tiêu chất lượng giáo dục
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh.Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượngsản xuất Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sựphát triển kinh tế xã hội Các nước trên thế giới kể cả những nước đang pháttriển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bềnvững của mỗi quốc gia
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt nam đã khẳng định mục tiêu tổng quátcủa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 là: “Đưa đất nước ta rakhỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinhthần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa””1” “con đường công nghiệp hóa -hiện đại hóa của đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đitrước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt…” Để đạt đượccác mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định,nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Đảng ta tạiĐại hội IX đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta Đó là:Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lựcchất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 xác địnhmục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa,
“1”: Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr 112
Trang 4hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dưng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệuquả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớmtiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực vàbồi dưỡng nhân tài, vì tương lai của đất nước và vì tương lai của thế hệ trẻ.
1.2.2 Xuất phát từ thực trạng chất lượng giáo dục trung học cơ sở
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trung học cơ sở đã được nânglên đáng kể; trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phậnhọc sinh được nâng cao; công bằng xã hội giáo dục cơ sở cơ bản được đảm bảo,giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực, chất lượnggiáo dục học sinh THCS có chuyển biến đáng kể, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngàycàng cao, đa số đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THCS và tỉ lệ đỗ cũng khácao; hạnh kiểm của học sinh cũng từng bước được nâng lên, sự duy trì sĩ số họcsinh luôn được giữ vững
Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại hiệu quả bước đầu, các lực lượng
xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc chống học sinh bỏ học giữa chừng Nhà nước đã có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho việc đổi mới dạy và học; tỷ trọng kinh phí đầu tư cho giáo dục ngàycàng tăng
Ngành giáo dục đã có một số đổi mới về mục tiêu giáo dục, đa dạng hóacác loại hình giáo dục; áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng…
Tuy nhiên ở một số không ít gia đình, chỉ lo quan tâm đến lợi ích kinh tếtrước mắt mà thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình; việc vui chơigiải trí của một số học sinh không lành mạnh, thiếu bổ ích (game, chat, bida, ) Nhiều giáo viên chưa vững tự tin với đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay (ngại đổi mới) Sự vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn nhiều hạnchế (giáo án vi tính, giáo án điện tử…) Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữacác vùng; trình độ học sinh mất căn bản, ngồi nhầm lớp còn nhiều
Nội dung chương trình chậm đổi mới; phương pháp giáo dục chưa phát huytính năng động, sáng tạo của học sinh; giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe
Trang 5trong nhà trường còn nặng về hình thức, một số nơi chưa có điều kiện để thựchiện một cách đồng bộ.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ dạy họccòn nghèo nàn, hư hỏng, nhiều thiết bị sử dụng không hiệu quả
Chất lượng giáo dục còn bộc lộ nhiều bất cập, còn tồn tại hiện tượng tiêucực làm cho xã hội lo ngại, đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục
Với thực trạng trên, việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở càngtrở nên cấp bách và cần thiết
1.3 Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục
1.3.1 Quan điểm của Đảng
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chínhtrị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước Vì vậy, ngay từkhi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dântộc yếu” “1”
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,IX và X của Đảng CộngSản Việt Nam đã đề ra quan điểm, phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục,nội dung bao gồm:
1.3.1.1 Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững
1.3.1.2 Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hộibình đẳng để ai cũng được học hành Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sáchgiúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tàinăng Bên cạnh đó giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạođức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo
“1”: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2006, tr 125.
Trang 6những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lậpnghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ,văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3.1.3 Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến
bộ khoa học - công nghệ, củng cồ quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơcấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sởđảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng Thực hiệnnguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luậngắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáodục xã hội
1.3.1.4 Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân Xây
dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độđược học thường xuyên, học suốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong pháttriển sự nghiệp giáo dục Đẩy mạnh xã hội hoá; khuyến khích, huy động và tạođiều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục
1.3.1.5 Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
Là động lực và điều kiện để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội Là chìakhóa để mở cửa để mở cửa tiến vào tương lai Là một trong những động lựcquan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làđiều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng Trưởng kinh tế nhanh và bền vững Phải có đầu tư cho giáo dục đào tạo làđầu tư phát triển, phải tạo điều kiện cho giáo dục đi trước để phục vụ đắc lựccho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
1.3.1.6 Nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tráchnhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáodục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức,
Trang 7tận tuỵ với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
1.3.1.7 Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Có chính sách hỗ trợ họcsinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội Ưutiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
1.3.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Luật giáo dục năm 2005 và chiến lược phát triển giáo dục năm
2001-2010 của Chính phủ, các văn bản của Bộ, Ngành đã hướng dẫn, chỉ đạo thựchiện trong công tác giáo dục đó là:
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện giảm tải, có cơ cấuchương trình hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, vừatạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh;
Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh,dạy ngoại ngữ trên diện rộng từ lớp 6;
Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền đạttri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duytrong quá trình tiếp cận tri thức; tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinhtrong quá trình học tập Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp
lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nângcao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Khuyến khích huy động, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triểngiáo dục, chuẩn hóa và hiện đại hóa trường sở, trang thiết bị giảng dạy.”“1”
1.4 Mục tiêu, tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
“1”: Chính phủ: QĐ số 201/2001/QĐ - TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2001 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 - 2010”.
“2”: Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr 94- 95.
Trang 81.4.2 Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở
Trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001- 2010 nêu rõ: Để đápứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triểnđất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo sự chuyển biến cơbản và toàn diện về giáo dục Vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáodục trung học cơ sở 2001- 2010 là:
Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu
về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, tạođiều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động Đạt chuẩnphổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm
2005, trong cả nước 2010 Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ74% năm 2000 lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010
1.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung học cơ sở
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu
và điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chấtlượng giáo dục Tiêu chuẩn bao gồm :
*Tiêu chuẩn 1: Tổ chức quản lý nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của điều lệ trường trung học, cóquy mô trường, lớp, điểm trường thích hợp
Có đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về phẩmchất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục Có đội ngũnhân viên đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, được đào tạo bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng các yêu cầu côngviệc được phân công
Cụ thể:
Hiệu trưởng: có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, có ít nhất là 5 năm
công tác liên tục trong giáo dục THCS, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡngcán bộ quản lí, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn,
Trang 9nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lí nhà trường và có sức khỏe, được tập thểgiáo viên và nhân viên tín nhiệm
Phó Hiệu trưởng: Có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, có ít nhất 5 năm
công tác liên tục trong giáo dục THCS, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đứclối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lí nhà trường và có sức khỏe.Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao
Giáo viên: Phải đạt chuẩn trình độ chuyên môn cao đẳng sư phạm trở lên,
có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ và có kĩ năng sư phạm
Nhân viên: Có đội ngũ nhân viên đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về
chất lượng, được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
và đáp ứng yêu cầu các công việc được phân công
* Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động giáo dục
Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục, có kế hoạch thực hiện nhiệm vụnăm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhàtrường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có kế hoạch và biệnpháp cải tiến các hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục
* Tiêu chuẩn 3 : Kết quả giáo dục
Học sinh được kiểm tra, đánh giá về kiến thức, thể lực và xếp loại theoquy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định
* Tiêu chuẩn 4 : Tài chính và cơ sở vật chất
Việc quản lý thu, chi trong và ngoài ngân sách nhà nước phải tuân thủtheo các quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả và huy độngđược các nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục
Trang 10Có cơ sở vật chất và tài chính đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động giáodục, có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáodục.
* Tiêu chuẩn 5 : Nhà trường, gia đình và xã hội
Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thống nhất quan điểm,nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục,xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xâydựng cơ sở vật chất nhà trường
Phần thứ hai
Trang 11THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS
ĐỨC PHÚ, HUYỆN TÁNH LINH 2.1 Đặc điểm tình hình của địa phương và của trường THCS Đức Phú 2.1.1 Vị trí địa lý
Là một xã miền núi, được thành lập vào tháng 7 năm 1981 có tổng diện tích
tự nhiên là 3.820 ha, nằm trải dài theo trục lộ 717 trên 15 km, cách trung tâmhuyện Tánh Linh khoảng 30 km, cách Thành phố Phan Thiết khoảng 130 km
- Phía Đông giáp xã Nghị Đức
- Phía Tây giáp xã Đoàn Kết Lâm Đồng
- Phía Bắc giáp xã Me Pu huyện Đức Linh
- Phía Nam giáp xã Đạp Loa Tỉnh Lâm Đồng
Xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp nên tình hình phát triểntiểu thủ công nghiệp chậm, hoạt động ngành nghề như xay xát lương thực, sấykhô hàng nông sản, nghề mộc, rèn, nhìn chung còn nhỏ lẻ phát triển chưa có hệthống
2.1.2 Tình hình văn hoá - xã hội
Toàn xã có 5 thôn với 1.485 hộ và 7.626 nhân khẩu Dân cư đa dạng nhiềutỉnh thành gộp lại có 55 hộ đồng bào dân tộc K'ho với gần 300 khẩu, sản xuấtchủ yếu là nông nghiệp, dịch vụ chưa phát triển
Có trục lộ 717 chạy dài trên 15 km đã được nhựa hoá rất thuận tiện trongviệc giao lưu với bên ngoài về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốcphòng
Tôn giáo: có 3 tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành (gồm có 1chùa và 1 nhà thờ)
Dân cư của xã là tập hợp nhiều địa phương trong nước, được Đảng và Nhànước ta cho đi xây dựng vùng kinh tế mới (Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, PhanThiết, Phú Quý…)
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ Các hoạt động thể dục, thểthao và văn hóa văn nghệ được phát triển mạnh
Trang 12Xã có 01 trường THCS (khoảng trên 570 học sinh), 01 trường trung họctiểu học (Tà pứa), 02 trường tiểu học và 01 trường Mẫu giáo; 01 trạm y tế vàtrung tâm hành chính của xã có nơi làm việc khá khang trang.
Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương dành cho giáo dục,người nghèo, gia đình chính sách, trẻ khuyết tật và lao động việc làm đáng đượcghi nhận, góp phần làm thay đổi bộ mặt của cuộc sống người dân nơi đây vànhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng bộ nơi đây Anninh, trật tự nông thôn luôn được giữ vững, tệ nạn xã hội chưa có dấu hiệu gìđáng quan tâm, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em cũng được chú trọng
2.2 Kết quả và nguyên nhân
2.2.1 Kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở trường THCS Đức Phú, huyện Tánh Linh
2.2.1.1 Tổ chức và quản lý nhà trường
- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Ban giám hiệu có 02 đồng chí (01 Hiệu trưởng và
01 Phó Hiệu trưởng); trường đã có chi bộ riêng và có 07 đảng viên sinh hoạt; có
04 tổ chuyên môn, hầu hết các tổ chuyên môn đều là tổ ghép; có 03 tổ chứcđoàn thể như: Công đoàn (có 42 đoàn viên), Đoàn thanh niên (có 29 đoàn viêngiáo viên) và Đội thiếu niên 673 em
Quy mô trường lớp: Toàn trường có 18 lớp, tỉ lệ có 32,0 HS/ lớp
- Ban chỉ đạo điều hành công tác giáo dục của xã gồm 08 thành viên, trong
đó có đại diện các ban ngành, đoàn thể của xã và Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởngtrường, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban Trong quátrình triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo đã tổ chức các cuộc họp giao ban hàngtháng giữa Ban Chỉ đạo với Ban Giám hiệu nhà trường để kiểm điểm tiến độcông việc và tháo gỡ những khó khăn khi triển khai thực hiện công tác nâng caochất lượng giáo dục THCS của địa phương
Hằng năm, bắt đầu từ đầu học kỳ II, BGH trường THCS Đức Phú đã phốihợp với các trường tiểu học trên địa bàn của xã thống kê số lượng học sinh tiểuhọc, đặc biệt là học sinh lớp 5 Từ đó, lên kế hoạch dạy học cho năm học tới
Trang 13Đầu tháng 6 hàng năm, trường theo kế hoạch của ngành, làm công tác tuyển sinhhọc sinh vào lớp 6 dưới sự giám sát của thanh tra ngành giáo dục Sau tuyểnsinh, trường tổ chức kiểm tra chất lượng đầu vào, chất lượng này thường đạt 60-65% học sinh trung bình trở lên Tỉ lệ tuyển sinh hàng năm là 100% số học sinh
đã hoàn thành chương trình tiểu học Năm học 2009-2010 tuyển sinh ít hơn nămhọc 2008 – 2009, giảm 49 học sinh (do dân số có chiều hướng giảm trong 5 nămtrở lại đây)
2.2.1.2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Hiện nay, tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường là 42 đồng chí,trong đó:
- Có 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng đều có trình độ đạt chuẩn và trênchuẩn, đã có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng đã học xong lớp quản lý vàlớp trung cấp chính trị
- Có 35 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt và vượt chuẩn (11 giáo viên
có trình độ cao đẳng và 14 giáo viên có trình độ đại học) Hiện nay có 10 giáoviên đang theo học đại học từ xa Tính đến năm học 2008-2009, có 03 giáo viêngiỏi tỉnh, 09 giáo viên giỏi huyện và có 16 giáo viên giỏi trường Hầu hết cácgiáo viên đều có tay nghề vững vàng, chịu khó học hỏi để không ngừng nângcao về chuyên môn, nghiệp vụ
- Có 05 nhân viên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và có 01 bảo vệ cótrình độ lớp 9, tất cả nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đượcgiao
2.2.1.3 Chương trình và các hoạt động giáo dục.
Trong hai năm học qua, trường THC Đức Phú thực hiện chương trình có 37tuần thực học (theo quy định của ngành) Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vàđổi mới phương thức dạy học, trường đã phối hợp tổ chức hội giảng, thao giảng,hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, dự giờ giáo viên, giúp họ cùng tiến bộ.Trường đã chú ý lồng ghép các chuyên đề giáo dục như: “An toàn giao thông”,
“Phòng chống ma tuý, mại dâm”, “Vệ sinh môi trường” vào các tiết dạy; chú
Trang 14trọng các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt hướng nghiệp cho họcsinh
Trường đã từng bước đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cũng theohướng tích cực để phát huy tính độc lập, sáng tạo cho học sinh BGH nhà trường
và các tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, thăm lớp và góp ý cho tiết dạy
Hai năm gần đây, trường đã chú trọng đầu tư hơn về trang thiết bị, đồdùng dạy học cho các môn khoa học thực hành như Vật lý, Hóa học, Sinh học,Công nghệ Đặc biệt là thực hiện phong trào đưa ứng dụng công nghệ thông tintrong trường học, trường đã tổ chức phong trào giáo viên dạy giáo án điện tử.Đến nay, trên 60% giáo viên biết sử sụng và soạn giáo án điện tử
2.2.1.4 Kết quả giáo dục
(Xem Phụ lục 1,2,3)
* Về hạnh kiểm:
Năm học 2007-2008: Tốt 41,9%, Khá 43,9%, T.Bình 13.9%, Yếu 0,3% Năm học 2008-2009: Tốt 46,7%, Khá 37,9%, T.Bình 15,2%, Yếu 0,2% HKI Năm học 2009-2010: Tốt 46,7%, Khá 41,7%, T.Bình 11,5%, Yếu 0,1%
Về giáo dục thể chất và các hoạt động ngoài giờ như hoạt động ngoại khóa
về văn hóa, khoa học, giới tính, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng
Trang 15chống tệ nạn xã hội, vui chơi giải trí, tham quan du lịch, giáo dục môi trường,các hoạt động từ thiện, 100% học sinh được đánh giá từ trung bình trở lên.
2.2.1.5 Tài chính và cơ sở vật chất
Trường đã sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho các hoạt động nhàtrường hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Ngân sách giáo dục chủ yếu là để nâng cấptrường lớp, đầu tư cho trang thiết bị dạy học và tổ chức cho các phong tràongoại khóa
Năm học 2008-2009, trường mua thêm 15.000.000 đồng cho trang thiết bịdạy học mới Năm 2009-2010, trường tiếp tục mua thêm 58.000.000 đồng choviệc mua sắm đèn chiếu, máy tính xách tay, máy phô tô coppy, máy chụp hình
kỹ thuật số, … để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy giáo án điện tử và cho các hoạt động khác
Ngoài ra, trường còn huy động được sự đóng góp hỗ trợ của nhân dân quanhiều nguồn, như quỹ hội phụ huynh và hội khuyến học của trường, qua cácdoanh nghiệp đóng trên địa bàn; qua hội thi đố vui để học hay hội diễn văn nghệcủa trường …
2.2.1.6 Nhà trường, gia đình và xã hội
Có sự phối hợp hiệu quả giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh về tìnhhình học tập, rèn luyện của học sinh, giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹhọc sinh của trường, lớp để cùng tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy vàhọc
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân trên địabàn xã phối hợp với nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục, góp phầncùng nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
2.2.2 Nguyên nhân đạt được
Thứ nhất, Nhờ có chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền về công tác giáo dục, trong đócoi trọng nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở địa phương