Bài khóa luận về nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Indovina chi nhánh Tân Bình_TP.HCM. Bài viết nhằm nêu lên thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp đối với tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hang Indovina chi nhánh Tân Bình.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Công NghiệpThành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng trách nhiệmhữu hạn Indovina Chi nhánh Tân Bình, tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm
cho bản thân, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Tân Bình năm 2011" là nhờ sự giảng dạy nhiệt tình và tâm huyết của các
thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng, sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Công Triết và
sự quan tâm giúp đỡ của tất cả các anh chị làm việc tại Ngân hàng IVB Chi nhánh TânBình cùng bạn bè, đồng nghiệp
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năngnghiên cứu của bản thân còn hạn chế, hơn nữa kiến thức thực tế còn hạn hẹp nênkhông tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết Những vấn đề mà đề tài đưa ra sẽ còn tiếptục được nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm Kính mong thầy cô, các anh chị trongngân hàng và các bạn góp ý để em có thể bổ sung kiến thức cũng như để đề tài đượchoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn:
- Tất cả quý thầy cô giảng dạy tại khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học CôngNghiệp Tp.Hồ Chí Minh
- Giảng viên hướng dẫn ThS Đặng Công Triết
- Ban lãnh đạo và các anh chị phòng tín dụng Ngân hàng IVB chi nhánh Tân Bình
Em xin kính chúc quý Thầy cô cùng các anh chị công tác tại nhánh luôn mạnhkhỏe, hạnh phúc và thành công trong mọi lĩnh vực
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Huyền Trang
Nhận xét (Của giảng viên hướng dẫn trực tiếp)
Trang 3
Nhận xét (Của Ngân Hàng IVB Chi Nhánh Tân Bình)
Trang 4
Nhận xét
Trang 5(Của Giảng viên phản biện)
Trang 6
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC IVB VIỆT NAM Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC IVB CHI NHÁNH TÂN BÌNH Error: Reference source not found
DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Số lượng DNVVN có quan hệ với IVB Tân Bình Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3: thể hiện sự biến động trong việc xếp hạng các DNVVN Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo loại hình Doanh nghiệp Error: Reference source not found
Trang 7DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
IVB: Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina
Trang 8MỤC LỤC
Trang 9A LỜI NÓI ĐẦU
1 Dẫn nhập lý do chọn đề tài:
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của đất nước ta đang có những chuyểnbiến hết sức khả quan, đất nước đang dần gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới,thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu to lớn trongmọi mặt của đời sống xã hội Trong đó hệ thống NH Việt Nam đã đóng góp vai trò rấtquan trọng trong việc đạt được những thành tựu kể trên Hệ thống NH cũng được đổimới phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ Ngành NHngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là một bộ phận không thểthiếu giúp cho sự vận động hàng hoá, tiền tệ được nhanh chóng, thuận lợi hơn, đápứng nhu cầu vốn lớn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà Đặc biệt là sau sự kiệnViệt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vai trò của NH ngày càngđược nâng cao
Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp pháttriển hay đang phát triển, DNVVN đều đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân Bởi loại hình DN này đã góp phần tạo nên sự tăng truởng cho nền kinh tế,đồng thời nó cũng tạo nên sự phát triển đa dạng cho các ngành kinh tế góp phần cảithiện cán cân thanh toán tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và tạo ra việc làm chủyếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị Việt Nam đangtrong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nên việc phát triểnmạnh các DNVVN là làm việc vô cùng cần thiết Tuy nhiên để phát triển DNVVNchúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề Việc kinh doanh buôn bán và sản xuất lại luôn luôn đòi hỏi cần có nguồn vốn ban đầu Nguồn vốn càng nhiều thì kinh doanhcàng phát triển Vì vậy việc quan trọng là phải làm thế nào để có nguồn vốn càngnhiều càng tốt là vấn đề cần được quan tâm ở các DN kinh doanh
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội TP.Hồ Chí Minh đã cónhững chuyển biến mạnh mẽ Cũng như những NH khác trong và ngoài hệ thống, NHtrách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB) chi nhánh Tân Bình đã luôn nổ lực hết mình cho
sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và thành phố nói riêng Chi nhánh đã tíchcực mở rộng thị trường và thị phần trong thời gian qua Toàn Chi nhánh đã quyết tâmvươn lên khắc phục khó khăn, xây dựng các giải pháp hữu hiệu chủ động tìm kiếm
Trang 10khách hàng, tích cực huy động vốn nhàn rỗi vào đầu tư cho vay, giữ và thu hút kháchhàng mới, làm cho dư nợ có bước tăng trưởng cao, đã góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh và mức sống của người dân trên địa bàn Điều đó tiếp tục khẳng định uytín và năng lực của Chi nhánh NH trách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB) chi nhánh TânBình luôn chú trọng công tác huy động vốn để có thể cung cấp nhu cầu vốn cho cácnhà sản xuất, kinh doanh Chúng ta có thể thấy rằng với vai trò là trung gian tài chínhthông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng IVB Chinhánh Tân Bình nói riêng đã góp phấn thúc đẩy đưa nền kinh tế nước nhà phát triển.Tuy vậy cho vay và sử dụng vốn như thế nào để an toàn và đạt hiệu quả nhằm đáp ứngtốt mục tiêu phát triển của thành phố và còn nhiều vấn đề liên quan khác nữa là mộtbài toán đang đặt ra Trong hoạt động của NH thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vựcquan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tếtrong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại,phát triển của NH.
Trong điều kiện nền kinh tế mở kéo theo sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chứctín dụng trên thị trường, nếu NHTM nâng cao được CLTD thì cũng chính là đã tạođược lòng tin ở khách hàng của mình Hơn nữa, về phía NH sẽ có cơ hội tăng số lượngkhách hàng, thu hút được thêm nhiều nguồn vốn, tạo điều kiện mở rộng tín dụng
Chính những lí do trên sau thời gian thực tế ở NH IVB Chi nhánh Tân Bình, vàsau thời gian học tập nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, em chọn đề tài:
“Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Indovina Chi nhánh Tân Bình năm 2011" để làm báo cáo thực tập của mình.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay để tìm ra nhữngmặt hạn chế cũng như mặt tích cực và nguyên nhân của những hạn chế đó Từ đó đềxuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả trong lĩnh vực này
Trang 113 Phương pháp nghiên cứu:
- Phưong pháp thống kê kinh tế: là phương pháp được sử dụng để thu thập, tổnghợp và phân tích tài liệu phục vụ cho nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ phântích chẳng hạn như chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và một số chỉ tiêu huyđộng vốn khác nhằm xác định vị trí cũng như tốc độ phát triển trong kỳ của đơn vị
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở số liệu đã thu thập, đã quan sát điều tra thuthập được, phải lựa chọn, phân tích đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về vấn đềnghiên cứu
- Phương pháp phân tích kinh doanh: Phân tích sự biến động của các chỉ số để biếtđược sự tăng giảm, qua đó rút ra nhận xét
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: thực hiện điều tra phỏng vấn khách hàng bằngcác phiếu điều tra có sẵn, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để có thông tin phục vụ choviệc giải quyết các vấn đề trong đề tài
- Phương pháp xử lý số liệu bằng hàm trên exel như Goalseek, NPV, IPMT…
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay vốn tại NH trách nhiệm hữu hạn
Indovina Chi nhánh Tân Bình và một số ý kiến của khách hàng tại chi nhánh
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: NH trách nhiệm hữu hạn Indovina chi nhánh Tân Bình.
- Thời gian: phân tích, đánh giá hoạt động cho vay tại IVB chi nhánh Tân Bình
qua 3 năm, từ 2008 – 2010, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay của Chi nhánh trong năm 2011
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Ngành NH giữ vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước Nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu SXKD, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng Nhànước ta đã, đang chú trọng việc mở rộng tín dụng - là nghiệp vụ mũi nhọn quyết định
sự sống còn và phát triển của một NHTM, trước những thách thức mới của các biếnđộng, khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua
Chất lượng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tưđúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên lao động, đảm bảo cho sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong
Trang 12cả nước Ngoài ra, tín dụng có chất lượng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn địnhtiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nâng cao CLTD sẽ tạo điều kiện cho NHTM làm tốt chức năng trung gian tíndụng trong nền kinh tế và sẽ là cầu nối giữa phần tiết kiệm và đầu tư Từ đó góp phầnđiều hoà nguồn vốn trong xã hội, phân bố các nguồn vốn cho đầu tư một cách hợp lý,giảm lãng phí ở những nơi thừa vốn trong xã hội, giảm khó khăn ở những nơi thiếuvốn, tạo quan hệ tốt giữa cung và cầu vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá vàtiền tệ
Hiện nay, tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực mở cửa mạnh nhất.Các NH nước ngoài, các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều
cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam Và như vậy sức ép cạnh tranhđối với các NH nội địa cũng tăng lên Về phía NH Việt Nam sẽ gặp những khó khănthách thức mới nên cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thuathiệt ngay trên chính “sân nhà” Đây cũng chính là động lực để ngành phát triển mạnhhơn, nhanh hơn
Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Indovina Chi nhánh Tân Bình năm 2011" được thực
hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NH
trách nhiệm hữu hạn Indovina chi nhánh Tân Bình
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại ngân hàng Indovina chi nhánh Tân Bình
Thông qua việc phân tích thực trạng CLTD đối với DNVVN để đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao CLTD đối với thành phần kinh tế này tại IVB Chi nhánh TânBình, thời gian từ năm 2008 đến 2010
Trang 13B NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN.
1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý để xác định DNVVN là Nghị định số90/2001/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp phát triển với DNVVN Theo quy định tại
điều ba, định nghĩa DNVVN: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.”
* Phân loại:
Trên thế giới, định nghĩa về DNVVN được hiểu và quy định khác nhau tuỳ theotừng nơi Các tiêu chí để phân loại DN có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí địnhlượng
Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của DN như chuyên
môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp Các tiêu chínày có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trênthực tế Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong kiểm chứng mà
ít được sử dụng để phân loại trong thực tế
Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài
sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận Trong đó: Số lao động: có thể lao động trung bìnhtrong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế; Tài sản hay vốn: có thể làtổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại; Doanh thu:
có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng
Trang 14chỉ số này) Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động.Tuy nhiên sự phân loại DN theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụthuộc vào nhiều yếu tố như:
Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số
các tiêu chí càng tăng lên Ví dụ như một DN có 400 lao động ở Việt Nam không đượccoi là DNVVN nhưng lại được tính là SME ở CHLB Đức Ở một số nước có trình độphát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại DNVVN sẽ thấphơn so với các nước phát triển
Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao
động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất,điện Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại cácSME giữa các ngành với nhau Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chiathành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau Ngoài ra có thểdùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau
Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô DN
cũng khác nhau Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm bảo tính tương thíchtrong việc so sánh quy mô DN giữa các vùng khác nhau
Bảng1.1 : Tham khảo về tiêu chí DNVVN ở một số nước.
Tên nước Tiêu chí DNVVN
Úc - Sản xuất : dưới 100 LĐ
- Phi sản xuất: dưới 20 LĐ
Mỹ - DN nhỏ: dưới 100 LĐ
- DN vừa: 101-499 LĐ Nhật - Sản xuất:dưới 300 LĐ hoặc dưới 100 triệu Yên
- Bán lẻ, dịch vụ: dưới 50 LĐ hoặc dưới 10 triệu Yên CHLB Đức - Dưới 500 LĐ
Đài Loan - Công nghiệp, xây dựng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 300 LĐ
- Khai khoáng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 500 LĐ
- Thương mại, vận tải và dịch vụ khác: dưới 40 triệu NT$ doanh thu, dưới 50 LĐ
(Nguồn : tổng hợp từ dữ liệu sưu tầm được qua các trang web trên mạng)
Tính lịch sử: một DN trước đây được coi là lớn, nhưng với quy mô như vậy,
hiện tại hoặc tương lai có thể được coi là vừa hoặc nhỏ Như vậy trong việc xác địnhquy mô DN cần tính thêm hệ số tăng trưởng quy mô DN trung bình (Id) trong từnggiai đoạn Hệ số này chỉ được sử dụng khi xác định quy mô DN cho các thời kì khácnhau
Trang 15 Mục đích phân loại: khái niệm DNVVN khác nhau tuỳ theo mục đích
công việc phân loại Như vậy có thể xác định được quy mô DNVVN thuộc một ngànhhoặc một địa bàn cụ thể theo công thức sau:
F(Sba) = Ib* Ia*Sa/ Id
Trong đó:
F(Sba): quy mô một DN thuộc một ngành và trên một lãnh thổ cụ thể
Ib,Ia,Id: tương ứng là hệ số vùng, ngành, hệ số tăng trưởng quy mô DN
Sa : quy mô vừa và nhỏ chung trong một nước
Các DNVVN giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu Ưu và nhược điểm của loại hình này đem lại cho chúng ta một cái nhìn, một cách đánh giá tổng quát và xây dựng được định hướng phát triển cho nền kinh tế.
1.1.1.2 Vai trò, đặc điểm của DNVVN.
Vai trò:
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNVVN có thể giữ những vai tròvới mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNVVN thường chiếm tỷ trọng
lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số DN (Ở Việt Nam chỉ xét các DN có đăng ký thì tỷ
lệ này là trên 95%) Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rấtđáng kể
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNVVN là
những nhà thầu phụ cho các DN lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thờiđiểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, DNVVN được ví là thanh giảmsốc cho nền kinh tế
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNVVN có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh
(xét về mặt lý thuyết) hoạt động
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNVVN thường
chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sảnphẩm hoàn chỉnh
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những
trung tâm kinh tế của đất nước, thì DN nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương
Trang 16và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việclàm ở địa phương.
Đặc điểm:
DNVVN chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa thủ côngnghiệp (chiếm 39% DN của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến (21%), xây dựng(13%) và các ngành còn lại như kinh doanh bất động sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng(27%)
Hiện nay, các DNVVN tập trung chủ yếu ở thành thị và các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số lượng DNVVN ngày càng tăngmạnh Như tên gọi của mình, DNVVN mang những đặc điểm riêng rất khác biệt sovới các DN lớn trên thị trường DNVVN có những đặc trưng cơ bản sau:
- Các DNVVN chiếm số lượng lớn trên thị trường, và tốc độ gia tăng nhanh:
Theo luật DN quy định, việc thành lập DNVVN yêu cầu số vốn nhỏ, vì thế sốlượng DNVVN chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Với ưu điểm là vốn điều lệthấp, điều này đã tạo một động lực to lớn cho các tổ chức kinh tế tư nhân đứng rathành lập DN của mình Mặt khác, từ trước đó đã tồn tại không ít các DN nhà nước cóquy mô vốn nhỏ, lao động ít như các hợp tác xã, các DN nhà nước mới thành lập hoặcđược tách ra…Chính vì thế, số lượng các DNVVN đã chiếm phần lớn về số lượngtrong nền kinh tế và có tốc độ gia tăng cao
- Các DNVVN có quy mô vốn nhỏ, lao động ít:
Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nếu xét về quy mô vốn của các DNVVNtrong những năm gần đây thì lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ đồng/DN.Nguồn vốn của các DN này (mà chủ yếu là khối DN tư nhân) cơ bản là dựa vào vốn tựhuy động, vốn vay từ nguồn nhàn rỗi trong dân, vay từ các NH thương mại Các DNnày nhận được rất ít sự trợ giúp về vốn từ nguồn ngân sách, mặc dù nghĩa vụ thuế củacác DN tư nhân hoàn toàn không có sự khác biệt so với các DN nhà nước Nói cáchkhác, nguồn cho vay vốn từ NH đối với các DNVVN muốn vay vốn NH nhằm thựchiện đổi mới thường phải chịu sự thẩm định rất ngặt nghèo, mặc dù phải xuất trình đầy
đủ hồ sơ, giấy tờ, thủ tục nhưng có khi vẫn không được vay!
Với tình trạng ít lao động, DNVVN sẽ khó có được các lao động với tay nghề
Trang 17cao Mặt khác đa số người lao động, nhất là người lao động có tay nghề nghiệp vụ,trình độ chuyên môn giỏi, khi tìm kiếm việc làm đều có xu hướng muốn vào các DNlớn trên thị trường, điều này khiến các DNVVN gặp khó khăn trong quá trình tuyểndụng lao động và phải đầu tư nhiều hơn cho công tác marketing tuyển dụng lao động.
- Đa số các DNVVN là các DN ngoài quốc doanh
Các DNVVN chủ yếu là các DN tư nhân (chiếm khoảng trên 80%) do đặc điểm
về quy mô vốn và số lượng lao động nhỏ Điều này tạo khó khăn cho việc quản lý cácDNVVN Nhất là đối với các DN tư nhân hoạt động linh hoạt nhưng kém hiệu quả.Các DN tư nhân thường khi thành lập và trong quá trình hoạt động chưa có một tầmnhìn chiến lược hoạt động cho DN của mình Và trong khi vận hành SXKD, khi xảy ranhững biến cố thường không có kinh nghiệm chống đỡ hoặc không đủ khả năng chống
đỡ, dẫn đến thua lỗ hoặc nặng hơn là phá sản Việc quản lý các DN tư nhân cũng rấtkhó khăn Nhiều DN còn cố tình làm ăn phi pháp, cố tình trốn thuế và không thực hiệnđúng chế độ kế toán thống kê Để kiểm soát được hoạt động của loại hình DN này, đòihỏi một sự theo dõi sát sao và thực sự có hiệu quả
- Các DNVVN hoạt động linh hoạt, năng động:
Trong nền kinh tế, các DNVVN là những thành phần hoạt động linh hoạt nhất.Với mỗi thay đổi nhỏ nhất của nền kinh tế, các DNVVN đều chịu tác động và phảiđiều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với mỗi biến đổi đó Với tính năng độngnhư vậy, các DNVVN đã đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình và đóng gópkhông nhỏ vào nền kinh tế Sự đa dạng về loại hình hoạt động, phương thức quản lý,sản phẩm của các DNVVN giúp cho họ đứng vững được trong thị trường
- Kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều:
Không kể các DN nhà nước vừa và nhỏ đã thành lập lâu đời và hoạt động ổnđịnh, đa số các DNVVN đều là các DN tư nhân được thành lập trong hoặc sau thời kỳ
mở cửa nền kinh tế hoặc là các DN Nhà nước vừa được tách ra Với những DNVVNthành lập khá lâu mà hoạt động SXKD tốt, có hiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồnvốn của mình và đứng vào hàng ngũ những DN lớn Như vậy, kinh nghiệm hoạt độngcủa loại hình DN này chưa nhiều Với số vốn ít và bề dày kinh nghiệm hạn chế, cácDNVVN gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động SXKD, chống đỡ với những thayđổi trong quá trình hoạt động của mình Thêm vào đó các DNVVN rất khó khăn khitiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các đơn vị kinh tế Do uy tín
Trang 18trên thương trường cũng như thương hiệu của các DN này chưa lớn Mức độ rủi rotrong kinh doanh còn cao; trong khi đó, các nước vẫn còn có thói quen phân biệt đối
xử giữa DN nhà nước và tư nhân, giữa DN lớn và nhỏ, chưa thực sự tạo ra môi trườngbình đẳng, thuận lợi cho tất cả các DN Nói tóm lại, việc có được nguồn thông tin đầy
đủ và được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với doanhngiệp vừa và nhỏ thường khó khăn hơn rất nhiều so với các DN lớn
- Trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu:
Đây là vấn đề nổi cộm đối với tổng thể các DN của nước ta do đặc điểm nềnkinh tế chưa thực sự phát triển Hiện nay, một thực trạng phổ biến trong các DNVVN
là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 10-15 năm trong ngành điện tử, 15 nămđối với ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 15 năm Tỷ lệđổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của chỉ ở mức 5 đến 7% so với 20% củathế giới Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêuchuẩn của thế giới Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50%
so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao
và năng suất thấp
Các DNVVN cũng rất khó khăn trong việc đầu tư để thu hút được nguồn nhân lực tốt cho sản xuất - kinh doanh của mình Thiếu đi nguồn nhân lực có khả năng, có trình độ chuyên môn cao, DN sẽ rất khó phát triển; khó tiếp nhận các kỹ thuật, công nghệ hiện đại cũng như chậm trễ trong việc đầu tư chiều sâu,
mở rộng SXKD; mất đi các cơ hội kinh doanh trong nước và trong việc giao thương trên thị trường khu vực và thế giới Cơ hội cạnh tranh của các DN nhỏ
và vừa trong lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực giỏi, có trình độ cũng gặp rất nhiều khó khăn Mặc dù phải trả lương và có chính sách đãi ngộ cao hơn so với các công ty danh tiếng, nhưng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi vẫn không thích đến làm việc tại các DNVVN.
1.1.1.3 Ưu và nhược điểm của DNVVN trong nền kinh tế thị trường.
DNVVN có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạntrong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động vớitrình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanhchóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường DNVVN có thể bước vào
Trang 19thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các DN lớn (do quy mô DN nhỏ), sẵnsàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường
mà các DN lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khốilượng lớn DNVVN là loại hình sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộmáy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:
Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi
của thị trường.
DN chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng khung lớn, các điều kiện sản xuấtđơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động Vòng quay sản phẩm nhanh nên có thể sửdụng vốn tự có, hoặc đi vay bạn bè, người thân dễ dàng Bộ máy tổ chức gọn nhẹ linhhoạt, dễ quản lý, dễ quyết định Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng như quy mônhỏ của nó, DN có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóngchuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy béntrong lựa chọn thay đổi mặt hàng Từ đó DN sẽ tạo ra sự sống động trong phát triểnkinh tế
Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.
Đó là bởi vì các DN loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên cókhả năng mạo hiểm, sẵn sàng mạo hiểm Trong trường hợp thất bại thì cũng không bịthiệt hại nặng nề như các DN lớn, có thể làm lại từ đầu được Bên cạnh đó cácDNVVN có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này: do tính chất nhỏ bé về quy mônên khó cạnh tranh với các DN lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt Họ phải dựavào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh doanh mạo hiểm
Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi
phí cố định thấp.
DN có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố định cũng ít, do
đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép Đồng thời DN tận dụngđược lao động dồi dào để thay thế vốn Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn, sửdụng hợp lý các nguồn lực của mình, các DNVVN có thể đạt được hiệu quả kinh tế xãhội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnhtranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện SXKD của DN có nhiều hạn chế
Ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.
Trang 20Quy mô DNVVN tất nhiên là không lớn lắm Số lượng lao động trong một DNkhông nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt Mối quan hệgiữa người thuê lao động và người lao động khá gắn bó Nếu xảy ra xung đột, mâuthuẫn thì dễ dàn xếp.
Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Các hạn chế của loại hình DN này đến từ hai nguồn Các hạn chế khách quanđến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của DNVVN
- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của DNVVN nằm trong chính đặc điểm của nó, đó
là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các DN này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầmtrọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị
- Các DNVVN thường phụ thuộc vào DN mà nó cung cấp sản phẩm.
- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các
công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm và tính cạnh tranh trên thị trường
- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ DN, thiếu bí quyết và trợ giúp
kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu
và phát triển, nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu vềchất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh
- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường các DNVVN thường tỏ ra bị
động trong các quan hệ thị trường
- Do tính chất vừa và nhỏ của nó, DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập và mở
rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương DN đó đang hoạtđộng
- Cũng do tÍnh chất vừa và nhỏ của nó, DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập chỗ
Trang 21nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và tạo thu nhập từ lãi lớnnhất cho NH Ở các nước trên thế giới thì hoạt động tín dụng chiếm 50-60% lợi nhuận,còn ở nước ta thì chiếm tới 60-70% Song song với hoạt động huy động vốn, tín dụngtạo ra nguồn lợi nhuận chính duy trì hoạt động của NH Hoạt động tín dụng NH đượcdựa trên quyết định của thống đốc NH nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
DN Theo đó quan hệ tín dụng giữa DN và NH có thể hiểu như sau:
- DN phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định Các khoản tíndụng của NH chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của DN cùng khách hàng vàcác khoản vay mượn khác Bản thân NH cũng có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãicho các khoản mượn nói trên NH thu lợi nhuận là nhờ thu chênh lệch lãi suất cho vay
và đi vay, đồng thời sử dụng vốn vay để thực hiện hoạt động khác như đầu tư, tài trợ…Như vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, NH phải yêu cầu DN thực hiệnđúng cam kết này
- DN phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận với NH,không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của NH cấp trên Luậtpháp quy định phạm vi hoạt động cho các NH, và mỗi NH đều có mục đích và phạm
vi hoạt động riêng Do vậy, khi cho cấp tín dụng trong phạm vi hoạt động của mình,
NH yêu cầu DN phải sử dụng vốn đúng mục đích như đã thoả thuận với NH
- NH tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả Phương án hoạt động của DN đảmbảo khả năng thu hồi vốn và lãi của NH Mặt khác, để đảm bảo đòi được nợ, các NHthường yêu cầu tài sản đảm bảo với mỗi khoản vay
1.1.2.2 Các hoạt động tín dụng đối với DNVVN của NHTM.
Hoạt động tín dụng NH được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau NH tiếnhành phân loại tín dụng để dễ quản lý các khoản tín dụng và nhằm đa dạng hoá tíndụng nhằm thoả mãn nhu cầu của DN Phân loại tín dụng để NH quyết định lãi suấtcho vay, cũng như loại hình cho vay thích hợp với mỗi loại tín dụng khác nhau
Việc xác định phương thức cho vay có một ý nghĩa rất quan trọng của quá trìnhcấp tín dụng cho DN Nếu xác định đúng phương thức cho vay cho từng DN từ đó sẽtạo ra yếu tố tích cực giúp cho DN thuận lợi trong quá trình giao dịch và chủ động vềtài chính trong quá trình SXKD và thuận lợi để thực hiện phương án SXKD, khuyến
Trang 22khích được DN về quan hệ vay vốn với NH, NH chủ động trong việc cân đối giữanguồn vốn và sử dụng vốn Nếu xác định sai phương thức cho vay sẽ dẫn đến NHkhông kiểm soát chặt chẽ được số vốn cho vay làm tăng rủi ro tín dụng, không khuyếnkhích được DN vay vốn.
Hiện nay các NH thường áp dụng các phương thức cho vay sau:
* Cho vay thấu chi:
Cho vay thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó NH cho phép người vay được chitrội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Để được thấuchi, DN làm đơn xin NH hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phícam kết cho NH ) Trong quá trình hoạt động, DN có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi,mua thẻ… vượt số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi) Khi DN cótiền nhập về tài khoản tiền gửi, NH sẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi mà DN phải trả là :
Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hìnhthức này Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của DN không phù hợp về thời gian vàquy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ songkhông chính xác Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho DN trongquá trình thanh toán, chủ động, kịp thời
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn làkhông có đảm bảo, có thể cấp cho cả DN lẫn cá nhân vài ngày trong tháng, vài thángtrong năm, dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìnchung chỉ sử dụng đối với DN có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhậpngắn
* Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của NH đốivới các DN không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạnmức thấu chi Một số DN sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu,chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay NH, tức là vốn từ
NH chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ SXKD
Mỗi lần vay, DN phải làm đơn và trình NH phương án sử dụng vốn vay NH sẽphân tích DN và ký hợp đồng cho vay, xác định mức cho vay, thời hạn giải ngân, thời
Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi.
16
Trang 23hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần Mỗi món vay được tách biệt nhauthành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.
Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, NH sẽ thu gốc và lãi Trong quá trình DN
sử dụng tiền vay, NH sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấuhiệu vi phạm hợp đồng, NH sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất cóthể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản NH có thể kiểm soát từng mónvay tách biệt Tiền cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo
* Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó NH thoả thuận cấp cho DN hạn mức tíndụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thờiđiểm tính Mỗi lần vay, DN chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp cácchứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay Sau khi kiểm tratính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, NH sẽ phát tiền cho DN
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những DN vay mượn thường xuyên,vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình SXKD Trong nghiệp vụ này, NH không
ấn định trước ngày trả nợ Khi DN có thu nhập, NH sẽ thu nợ, do đó tạo chủ độngquản lý ngân quỹ cho DN Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn
nợ cụ thể nên NH khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay NH chỉ có thể pháthiện vấn đề khi DN nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút
* Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá
DN khi mua hàng có thể thiếu vốn NH có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi
DN bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển
NH và DN thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồncung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuậntrong một năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn NHxem xét lại mối quan hệ giữa NH và DN cũng như tình hình tài chính của DN Việccho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả NH và DN đều phải nghiên cứu kếhoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới
Khi vay, DN chỉ cần gửi đến NH các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiềncần vay NH cho vay và trả tiền cho người bán Theo hình thức này, giá trị hàng hoá
Trang 24mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đối tượng được NHcho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho NH NH sẽ cho vay theo tỷ lệnhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay Các khoảnphải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản cho vay Cho vayluân chuyển thường được áp dụng đối với các DN thương nghiệp hoặc DN sản xuất cóchu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với NH.
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho DN Thủ tục cho vay chỉ cần thực hiệnmột lần cho nhiều lần vay DN được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời , vì vậy việc thanhtoán cho người cung ứng sẽ nhanh gọn Nếu DN gặp khó khăn trong tiêu thụ thì NH sẽgặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định
rõ ràng
* Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó NH cho phép DN trả gốc làmnhiều lần trong thời hạn tín dụng đã theo thoả thuận Cho vay trả góp thường được ápdụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lâubền Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là
từ khấu hao và thu nhập sau thuế cuả dự án, hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêudùng)
NH thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhấtđịnh NH sẽ thanh toán cho ngưòi bán lẻ về số hàng hoá mà DN đã mua trả góp Cáccửa hàng bán lẻ nhận tiền ngay sau khi bán hàng từ phía NH và làm đại lý thu tiền cho
NH, hoặc DN trả trực tiếp cho NH Đây là hình thức tín dụng tài trợ người mua (qua
đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá
Cho vay trả góp rủi ro cao do DN thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp.Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Nếu người vay mấtviệc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của NH cũng bị ảnh hưởng Chính
vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suấtcho vay của NH
* Cho vay gián tiếp
Phần lớn cho vay của NH là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó NH cũng phát triểncác hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian
Trang 25NH cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội Nông dân, HộiCựu chiến binh, Hội phụ nữ…Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo mộtmục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thànhviên Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói giảm nghèo luôn được các tổchức này rất quan tâm.
NH có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trunggian, như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảm chocác thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay.Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp NHcũng có thể cho vay thông quá người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sảnxuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích
Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vaynhỏ, người vay phân tán, cách xa NH Trong trường hợp như vậy, cho vay qua trunggian có thể tiết kiệm chi phí cho vay Cho vay qua trung gian đều nhằm giảm bớt rủi
ro, chi phí của NH Tuy nhiên nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết Nhiều trung gian đãlợi dụng vị thế của mình, để tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của cácthành viên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chấtlượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn
1.1.2.3 Vai trò của tín dụng NH đối với DNVVN
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tấtyếu khách quan và cũng như các loại hình DN nghiệp khác trong quá trình hoạt độngSXKD, các DN này cũng sử dụng vốn tín dụng NH để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốncũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình Vốn tín dụng NH đầu tư chocác DNVVN đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khuvực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống NH, đổi mới chínhsách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối… Đểthấy được vai trò của tín dụng NH trong việc phát triển DNVVN, ta xét một số vai tròsau:
- Tín dụng NH góp phần đảm bảo hoạt động của các DNVVN được liên tục.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thayđổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững vàphát triển trong cạnh tranh Trên thực tế không một DN nào có thể đảm bảo đủ 100%
Trang 26vốn cho nhu cầu SXKD Vốn tín dụng của NH đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư xâydựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó gópphần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển SXKD đựơc liên tục.
- Tín dụng NH góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN.
Khi sử dụng vốn tín dụng NH các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phảiđảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợpđồng cho dù DN làm ăn có hiệu quả hay không Do đó đòi hỏi các DN muốn có vốntín dụng của NH phải có phương án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các
DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảmbảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất NH thì mới trả được nợ và kinh doanh cólãi Trong quá trình cho vay NH thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngânbuộc DN phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả
- Tín dụng NH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNVVN.
Trong nền kinh tế thị trường hiếm DN nào dùng vốn tự có để SXKD Nguồnvốn vay chính là công cụ đòn bẩy để DN tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn Đối với cácDNVVN do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốnhạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận
Để hiệu quả thì DN phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự
có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất
- Tín dụng NH góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại vàđứng vững thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh Đặc biệt đối với cácDNVVN, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranhtrước các DN lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn Xu hướng hiệnnay của các DN này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mởrộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuy nhiên để có mộtlượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năngtích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được Và khi đó cơ hội đầu tư pháttriển không còn nữa Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, các DNVVN phải tìm đếntín dụng NH Chỉ có tín dụng NH mới có thể giúp DN thưc hiện được mục đích củamình là mở rộng phát triển SXKD
Trang 271.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại hàng hoá nào sản xuất ra cũngphải là những hàng hoá mang tính cạnh tranh Điều đó có nghĩa là mọi loại hàng hoásản xuất ra đều phải có chất lượng Chất lượng của bất kỳ một loại hàng hoá nào cũngđều được thể hiện bằng giá trị sử dụng của nó Muốn tạo ra được những loại hàng hoámang giá trị sử dụng cao thì đòi hỏi người sản xuất ra chúng phải trả lời được ba câuhỏi quan trọng Đó là: Sản xuất ra cái gì ? Cho ai cần chúng và sản xuất như thế nào?
Và các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lượng là sự phù hợp mục đích của ngườisản xuất và người sử dụng về một loại hàng hoá nào đó" hay "Chất lượng là năng lựccủa một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng"
Từ những nhận xét như vậy, có thể quan niệm CLTD NH là việc đáp ứng nhucầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển NH và mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội
Đối với các NHTM, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụ thể, vừa trừu tượngcủa hoạt động tín dụng chính là CLTD Chỉ khi CLTD tốt tức là NH có nhiều kháchhàng, uy tín NH được nâng cao tạo điều kiện thúc đẩy cho NH phát triển
CLTD được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triểnkinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NH
Như vậy khi xem xét CLTD của NH nói chung và đối với DNVVN nói riêng,cần tính đến ba nhân tố là NHTM, khách hàng, và nền kinh tế
Xét từ giác độ NHTM
CLTD thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khảnăng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân NH và phải đảm bảo được sự cạnhtranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Hoạt động tíndụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng tăngtrưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốngiữa ngắn hạn, trung và dài hạn trong nền kinh tế
Xét từ giác độ khách hàng
Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽ làm cho
NH am hiểu DN để đảm bảo thoả mãn nhu cầu hợp lý về vốn cho họ Trong điều kiện
Trang 28cạnh tranh hiện nay, chất lượng là yêu cầu hàng đầu, vì vậy CLTD là sự đáp ứng yêucầu hợp lý của khách hàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hútđược khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phùhợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH, góp phầnlàm lành mạnh tài chính khách hàng.
Từ những điều trên, ta có thể rút ra cái nhìn bao quát hơn:
- CLTD là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM và
sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh một NH trong quá trìnhcạnh tranh để tồn tại
- CLTD được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng tốt, thủ tụcđơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về sản xuất, chiphí nghiệp vụ…
- CLTD không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp hoạtđộng giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đíchchung, do đó để đạt được CLTD cần có sự quản lý Quản lý chất lượng về cơ bản lànhững hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM.
1.2.2.1 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở mộtthời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêu này được tínhtheo công thức (1.1) dưới đây:
Trang 29* Khái niệm nợ xấu:
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về CLTD củacác NH Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
NH Nhà Nước “ V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD” đã đánh giá chính xáchơn CLTD của các TCTD Theo Quyết định 493 thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5theo cách phân loại nợ dưới đây
Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một NH, tỷ lệ này càng thấp càng tốt Thực
tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên NH thường chấp nhận một tỷ lệnhất định được coi là giới hạn an toàn Mức giới hạn này hiện nay chấp nhận là 5%
* Cách phân loại nợ
Theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 (có hiệu lực ngày17/03/2005) của Thống đốc NHNN VN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quychế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 Trong đó điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc NHchấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn cho vay
đã thoả thuận tại HĐTD; gia hạn nợ vay là việc NH chấp thuận kéo dài thêm mộtkhoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vay vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuậntrong HĐTD và CLTD được thể hiện là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Việc phân loại nợ quá hạn theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN đã cónhiều thay đổi nhưng việc phân loại nợ quá hạn vẫn còn dựa vào tiêu chí thời gian quáhạn của khoản vay chứ chưa tính đến tiêu chí rủi ro của khoản vay nên chưa phản ảnhchính xác chất lượng của hoạt động tín dụng
Dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05 nhóm, cụ thể:
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đủ
cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụngđánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc vàlãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ của DN trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn
đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn,
03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có
Trang 30khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loạivào nợ nhóm 1 Trường hợp một DN có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợtrung, dài hạn thì chỉ xem xét đưa vào nợ nhóm 01 khi DN đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn
và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gian quy địnhtrên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãiđúng hạn đã được cơ cấu lại
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạntrả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơđánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điềuchỉnh lần đầu)
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại cóthời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loạivào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợquá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần thứ 2; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý Các khoản nợnếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của của khách hàng bị suy giảm thìphải phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm nợ phùhợp với mức độ rủi ro, cụ thể:
Nhóm 2: Các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc
Nhóm 3: Các khoản nợ tổn thất từ trên 5%-20 % giá trị nợ gốc
Trang 31Nhóm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc.
Nhóm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc
Việc phân loại nợ theo Quyết định 493 và quyết định 18 của NH Nhà nước vừadựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro củakhoản vay đã làm cho các NH phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho kháchhàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về CLTD của mình
1.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau (1.2):
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với khảnăng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động Thôngthường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ NH sử dụngnhiều vốn huy động và hoạt động của NH sẽ hiệu quả hơn, điều này sẽ không đúng.Vậy tỷ lệ này lớn tốt hay nhỏ tốt? Chúng ta chưa thể khẳng định được, bởi nếu tiền gửi
ít hơn tiền cho vay thì NH phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiềngửi nhiều hơn tiền cho vay thì NH sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn Do đó, chỉ tiêu nàychỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn củamột NH
1.2.2.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Được xác định bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân của một NHTMtrong thời gian nhất định, thường là một năm
Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.3):
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay (thường là 1 năm).Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vaycàng cao Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, vì nếu một NHTMcho vay các DN sản xuất chiếm tỷ trọng lớn dư nợ, thì chỉ tiêu này thấp hơn NHTMkhác cho vay các DN thương mại Như vậy, không vì thế mà chất lượng cho vay củaNHTM này kém hơn Từ thực tế trên, để có nét tương đối chính xác về CLTD thì các
Trang 32tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại,thời hạn và từng đối tượng vay cụ thể.
1.2.2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.4) dưới đây:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM chiếm từ 70%-85% tổng lợi nhuậncủa NHTM Nếu lợi nhuận của một NH nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏCLTD được nâng lên Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng Lợi nhuận
ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắnhạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuậncho NH Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của NH sinh lời và ngược lại chỉtiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với CLTD chưa tốt.Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được của cácNHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chínhsách lãi suất, chính sách khách hàng v.v Thông thường trong hoạt động NH, nếu chấtlượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ caohơn khi cùng một mức dư nợ so với các NH khác
1.2.2.5 Lãi treo:
Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của NH nhưng chưa thuhồi được Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt Lãi treo càngcao phản ánh rủi ro mất vốn của NH càng lớn, NH có khả năng mất cả vốn lẫn lãi Từ
đó CLTD giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH
1.2.2.6 Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay.
Về nguyên tắc, nguồn trả nợ cho NH chính là tiền bán hàng (với tín dụng ngắnhạn), là khấu hao tài sản cố định của tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn vay
đó, lợi nhuận sau thuế có thể từ tài sản đó hoặc tất cả hoạt động SXKD (đối với tíndụng trung và dài hạn)
Tuy vậy, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả, SXKD thua lỗ,phá sản nên người vay phải bán tài sản thế chấp (có thể do tự nguyện hoặc bắt buộc)
để trả nợ NH Tỷ lệ này được xác định như sau:
Trang 331.2.2.7 Chỉ tiêu các thông số quy định
Ngoài các chỉ tiêu trên thì CLTD còn được đánh giá thông qua việc đảm bảocác quy chế thể lệ tín dụng như cho vay một khách hàng, hệ số an toàn vốn tối thiểu8%
- Giới hạn cho vay một khách hàng: Để đảm bảo khả năng thanh toán,bất cứ một NH thương mại nào cũng chỉ được cấp tín dụng cho một khách hàng khôngquá 15% vốn tự có
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số Cooke): Tỷ lệ này cho biết một đồngvốn tự có bảo vệ cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của NH thương mại Công thức:
- Dư nợ của một khách hàng không quá 10% vốn điều lệ và các quỹ.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá CLTD Dựa vào các chỉ tiêu đó ta cóthể nhận định được CLTD NH cao hay thấp Tuy nhiên CLTD còn chịu tác động củacác nhân tố khác
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng củamột NH và có ý nghĩa lớn đến sự tồn tại và phát triển của NH CLTD được thể hiện ở
sự thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH Để có thể thực hiệnđược mục tiêu hoạt động của mình là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chức năng nhiệm vụcủa NH, cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng, mỗi NH phải làm sao để nâng cao đượcCLTD
Có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng như sau:
Trang 34Đối với NHTM: CLTD thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân NH và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Bao gồm các nhân tố như: Chính sách tín dụng, công tác tổ chức, chất lượngcán bộ, quy mô vốn của NH, thông tin tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng
* Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp có liên quan đến việc khuyếchtrương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của NHTMđó
Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của mỗi NH Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng dựa trên cơ sởphân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành đúng luật pháp và đường lối của NH nhà nước,đảm bảo công bằng xã hội Bất kỳ một NH nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động củamình thì phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình
Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều rủi ro Khi
NH gặp những rủi ro thì có thể đi đến phá sản hoặc bị thiệt hại lớn, mất uy tín vớikhách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước Vì vậy khi hoạch định chính sách tín dụng,các nhà hoạch định luôn coi trọng việc đảm bảo mục tiêu phải đạt được, nên ta có thểnói rằng: CLTD của một NH có tốt hay không còn phụ thuộc vào việc xây dựng mộtchính sách tín dụng NH có đúng đắn, phù hợp không
* Công tác tổ chức NH
Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng thì cần có
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết từ trên xuống,
từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên Điều đó có ý nghĩa là công tác tổ chức NHđược thực hiện tốt chính là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh Hơn nữathực hiện tốt công tác này, NH đã làm cho guồng máy của mình hoạt động một cáchuyển chuyển linh hoạt Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động NH nên luôn chú trọngcông tác này để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn
* Thông tin tín dụng
Trang 35Cho vay không phải là một vấn đề đơn giản Trên thực tế không phải DN nàocũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích Đó là chưa nói tới những kẻ mạodanh, mạo nhận là DN để xin vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro
và tổn thất cho NH Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cầnphải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này Nắm bắt kịp thời vàchính xác luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốtnhất trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạtđộng của NH
* Chất lượng đào tạo cán bộ NH
Chất lượng cán bộ là "cơ sở" để thực hiện những kế hoạch kinh doanh trong cơchế thị trường thường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay Do vậytrong quá trình tuyển chọn cán bộ NH cần phải ưu đãi những người có tư cách đạo đứctốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo Trong quá trình hoạt động, NHphải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng cán bộ,đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử
lý những sai sót có thể xảy ra
Một NH có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môngiỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ tín dụng NH nói riêng và các nghiệp vụ
NH nói chung sẽ trở nên qui củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn Ngoài ra, nó còngiúp cho NH tránh được các rủi ro có thể xảy ra
* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát_hệ thống kiểm soát nội bộ:
Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tính đến rủi
ro, bất trắc có thể xảy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ, giải thể của NH
Một trong những hoạt động có mục đích giúp NH tránh được những rủi ro đó
là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát Công tác này không chỉ được thực hiệnđối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn đượcthực hiện đối với bản thân NH (như quy trình thực hiện cho vay, quá trình quản lývốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thấtthoát tài sản làm mất uy tín của NH đối với khách hàng)
Nâng cao CLTD cũng đồng thời là NH phải kịp thời phát hiện và ngăn chặnnhững hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của NH Muốn vậy,
Trang 36việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và trách nhiệm thực hiện công táckiểm tra, thanh tra, kiểm soát là một vấn đề mà không NH nào coi nhẹ.
1.3.2 Nhân tố khách quan.
Đối với khách hàng: do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tưcho các hoạt động SXKD nên CLTD được đánh giá theo tính chất phù hợp với mụcđích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý Thêm vào đó là thủtục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảmnguyên tắc tín dụng
Khách hàng vừa là đại diện cho bên cung ứng vốn tín dụng, vừa là đại diện chobên cầu vốn tín dụng Với tư cách là người cung ứng vốn tín dụng, họ mong muốnnhận được từ NH một khoản lãi vay từ tiền gửi hay các dịch vụ thanh toán tiện lợi, do
đó sự tín nhiệm của NH đối với khách hàng sẽ tăng thêm tính ổn định của nguồn vốnhuy động Với tư cách là người vay, họ mong muốn được đáp ứng đầy đủ vốn phù hợpvới yêu cầu kinh doanh có thời hạn vay và lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanhchóng
* Yếu tố con người
Nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu kinh doanh,nhiệm vụ, động cơ của người vay
Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng cũng là một dấu hiệu cho khảnăng đảm bảo CLTD của NH Một nhà quản trị kinh doanh tốt là một người quản lýtốt đồng tiền vào ra của DN, kiểm soát được các chi phí, nhận biết các cơ hội kiếm lời
và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, từ đó kiếm được lợi nhuận, có nguồn
để trả nợ cho NH
* Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng
NH sẽ chỉ đồng ý cho vay nếu khách hàng chứng tỏ được khả năng tài chính vàkhả năng trả nợ của mình đối với NH và sẽ không mạo hiểm cho vay đối với kháchhàng uy tín bị giảm sút, khả năng tài chính đang có vấn đề Vì vậy tài sản đảm bảo làmột đòi hỏi của NH để đáp ứng cho nguồn trả nợ thứ hai bổ sung cho món vay Giá trịtài sản ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà khách hàng được vay, vì NH căn cứ vào giátrị tài sản đảm bảo để xác định số tiền cho vay tối đa chỉ được 70% giá trị tài sản đảmbảo (nếu như không có quy định khác)
* Tính khả thi của dự án vay vốn
Trang 37Khi DA có khả thi thì các cán bộ sẽ dựa vào đó để quyết định cho vay, quy môtín dụng sẽ được mở rộng Đây còn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnhhưởng tới CLTD của NH Mặt khác, nếu DN sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sửdụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư sản xuất cố định hoặc kinh doanh bất động sản thì
sẽ không thu hồi kịp vốn để hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tíndụng
1.3.3 Những nhân tố khác
* Môi trường kinh tế
Để NH có thể huy động được nhiều vốn nhằm mở rộng hoạt động tín dụng phục
vụ cho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền kinh tế ổn định Một nền kinh tế pháttriển ổn định, sẽ giúp cho NH mở rộng quy mô hoạt động của mình, làm giá cả luôngiữ ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạm phát hoặc giảm phát
NH sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định Chu kỳ kinh tế cótác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của NH Trong thời kỳ nền kinh tế thịtrường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tíndụng giảm và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng có hiệuquả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho NH Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnhSXKD được mở rộng dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, từ đó CLTD được nâng lên, giảmbớt rủi ro tín dụng Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của cáckhoản vốn tín dụng NH
Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền ở mỗingành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến CLTD
* Môi trường Xã hội - Chính trị:
Khách hàng và NH thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữahai bên Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa NH và khách hàng Uy tíncủa NH trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng ngàycàng đông Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa NH và khách hàng là nhân tốkhông kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi NH,đặc biệt là trong hoạt động tín dụng
Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng Mộtquốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranh là điều kiệnthuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan
Trang 38tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư Tình hình kinh tếchính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước Riêng đốivới NH, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của NH.
* Môi trường pháp lý
Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động NH nói chung vàCLTD nói riêng Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ một nền kinh tếnào Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ khiến chonền kinh tế gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, nếu hệ thống pháp luật ban hành khôngđầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện
và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tíndụng thì có ảnh hưởng tới CLTD
Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động SXKD củacác DN thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao Nó còn
là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế Các DN cũngnhư NH phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợiích sẽ được đảm bảo Môi trường pháp luật luôn được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiệnhơn để ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệthống NH
* Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của NH còn chịuảnh hưởng nhiều của nhân tố chủ quan, khách quan khác như: Thái độ phục vụ kháchhàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trườngnhư thời tiết, bệnh dịch , và các biện pháp trong bảo vệ môi trường sinh thái
1.4 VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG.
1.4.1 Vai trò của CLTD đối với Ngân hàng.
1.4.2 Vai trò của CLTD đối với DNVVN.
1.4.3 Vai trò của CLTD đối với nền kinh tế.
Trang 39CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NH INDOVINABANK.
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN INDOVINA
VÀ NGÂN HÀNG INDOVINA CHI NHÁNH TÂN BÌNH.
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển cuả NH trách nhiệm hữu hạn Indovina _ IVB.
NH trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina Bank Ltd – IVB) là NH liêndoanh đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1990 theo giấy phép ban hànhcủa Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư số 135/GP sau đó được thay bằng giấyphép số 08/NH-GP do NH nhà nước Việt Nam cấp ngày 29/10/1992
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Các bên liên doanh của NH Indovina hiện nay là NH TMCP Công thương ViệtNam (Vietin Bank) và NH Cathay United (Cathay United Bank – CUB) của Đài Loan.Đến cuối năm 2009, vốn điều lệ của IVB là 125 triệu USD, trong đó Vietin và CUBmỗi bên góp 62,5 triệu USD
Ngày 09/09/2010 vừa qua, NH Nhà nước Việt Nam đã có công văn số6815/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của NH TNHHIndovina (IVB) Theo đó, vốn điều lệ của IVB được chấp thuận tăng từ 125 triệu USDlên 165 triệu USD với số vốn góp của NH Công thương là 20 triệu USD và NH CathayUnited là 20 triệu USD Với việc tăng vốn điều lệ nêu trên, IVB đã đảm bảo mức vốnpháp định theo đúng quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành
NH Indovina với Hội sở chính tại Tp.HCM cùng 9 chi nhánh, 25 phòng giaodịch và điểm giao dịch đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương,Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh đã và đang trở thành một trong những đầu mối tài chínhđứng đầu của các công ty nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam NH Indovinacũng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc cungứng các dịch vụ NH đa dạng với chất lượng tốt cho mọi đối tượng khách hàng trong vàngoài nước
CÁC DỊCH VỤ CUNG ỨNG:
Là một NH liên doanh, NH Indovina được sự hỗ trợ tích cực và thường xuyêncủa hai cổ đông có uy tín là NH Công thương Việt Nam và NH Cathay United Đài
Trang 40Loan trong việc phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ NH đa dạng đến mọi đối tượngkhách hàng Kể từ năm 2006, IVB đã ứng dụng thành công và đưa vào hoạt động hệthống phần mềm quản trị Flexcube nối mạng toàn hệ thống, góp phần phục vụ và cungứng cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích như:
- Nhận tiền gửi ngoại tệ và Việt Nam.
- Cho vay ngoại tệ và tiền Việt Nam.
- Mở tín dụng thư nhập khẩu.
- Nhờ thu chứng từ.
- Chiết khấu hối phiếu.
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ ngoại hối.
- Dịch vụ NH đại lý.
- Thanh toán chi phiếu lữ hành.
- Dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ATM.
- Dịch vụ SMS banking và thanh toán hóa đơn.
- Các dịch khác được NH Nhà nước cho phép.
NHÂN LỰC
NH Indovina có nguồn nhân lực đa dạng đầy kinh nghiệm quốc tế và nội địa.Cùng với tiếng Anh và tiếng Việt, đội ngũ nhân viên IVB còn sử dụng tốt tiếng QuanThoại và Quảng Đông Cán bộ nhân viên Quảng Đông, cán bộ nhân viên người ViệtNam được đào tạo tốt và quen thuộc với các khái niệm thiết yếu về NH theo chuẩnmực quốc tế để có thể cung cấp dịch vụ với tiêu chuẩn cao cho khách hàng
Đứng đầu một cơ cấu cân đối như vậy là Ban Tổng Giám Đốc điều hành đượcthụ huấn về các nguyên tắc kế toán quốc tế, quản trị NH, các nghiệp vụ NH, tài trợthương mại quốc tế và hối đoái Hỗ trợ cho Ban Tổng Giám Đốc là các Giám Đốc vàcán bộ, chuyên viên với những kinh nghiệm về tài trợ dự án, tài trợ thương mại vàcung ứng dịch vụ cho mọi đối tượng khách hàng Tính đến ngày 31/12/2009, tổng sốcán bộ công nhân viên của IVB là 572 nhân viên, trong đó Hội Sở 176, Chi nhánh HàNội 93, Chi nhánh Đống Đa 43, Chi nhánh Hải Phòng 42, Chi nhánh Cần Thơ 39, Chinhánh Bình Dương 50, Chi nhánh Đồng Nai 38, Chi nhánh Đà Nẵng 35, Chi nhánhTân Bình 29 và chi nhánh Chợ Lớn là 27