Bà Hoàng Thị Cúc, xuất thân là con nhà dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, nhưng đã sinh được Vĩnh Thụy, Khải Định giành cho bà nhiều quyền lợi, sau trở thành bà Từ Cung.. Đ
Trang 1
Nghề này thì lấy ông này tiên sư Vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ Sách sử còn chép vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông [1] [2] Khải Định chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc và chuyện này đã gây ra nhiều đồn đại Nhưng Khải Định cũng đã đối xử tốt với các bà vợ của mình Bà vợ con gái của quan đại thần Trương Như Cương bỏ đi tu, ông vẫn giành cho chức Hoàng quý phi Bà Hoàng Thị Cúc, xuất thân là con nhà dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, nhưng đã sinh được Vĩnh Thụy, Khải Định giành cho bà nhiều quyền lợi, sau trở thành bà Từ Cung Vua Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông Lǎng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 40 tuổi Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên
Trang 2
Vĩnh Thụy Vua Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997), là vị vua thứ mười ba và cuối cùng của
triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua chọn nhưng nay thường dùng là tên nhà vua khi tại vị và sau khi thoái vị dưới danh nghĩa cựu hoàng
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), còn có tên Nguyễn Phúc Thiển (阮福晪) sinh
ngày 22 tháng 10 năm 1913 (năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà [1]
Năm 1922, ông được sách lập Đông cung Hoàng Thái tử Ngày 24 tháng 4 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm
sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và đưa sang Pháp học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở
trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris
Trang 3
Bảo Đại và đoàn hộ giá ngày phong vương Bảo Đại trước ống kính máy ảnh Năm 1925, vua Khải Định băng hà Ngày 8 tháng 1 năm 1926 ông được tôn kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại, là vua thứ 13 của triều Nguyễn khi đúng 13 tuổi Sau khi lên ngôi, ông lại trở sang Pháp để học tiếp, còn việc triều chính trong nước giao cho Tôn Thất Hân nhiếp chính trong thời gian vua vắng mặt Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến các vị vua về sau, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra Từ nay thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy Bảo Đại cũng cải tổ bộ máy hành chính, cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy" Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ" Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh
Trang 4
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long Bản tuyên ngôn Hạ Long ra đời, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này Lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3 tháng 3 năm 1952) Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp Ngày 1 tháng 7 năm 1949, chính phủ lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng Tuy nhiên, nhiều người coi chính quyền này chỉ là bù nhìn do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ Thực chất, người nắm quyền tối cao của Quốc gia Việt Nam là Cao ủy Pháp Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện" Lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam Bảo Đại tại Paris Đến ngày 26 tháng 10 năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại bị Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất sau cuộc trưng cầu dân ý và bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Pháp cho đến ngày tạ thế Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac Tháng 2 năm 1972, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại 30 tuổi Monique Baudot trở thành "Hoàng hậu Monique" Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha Tại
Trang 5
thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố Năm 1988, Bảo Đại làm lễ rửa tội, lấy tên thánh là Jean-Robert Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn Ông mất ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val de Grace, hưởng thọ 83 tuổi Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997 sau đó vài tháng Đám tang Bảo Đại được chính phủ Pháp tổ chức với một tiểu đội lính lê dương và sĩ quan mang quốc kỳ Pháp, quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng đi bên linh cữu Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viến Những người vợ và tình nhân chủ yếu của Bảo Đại 1 Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con 2 Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, vũ nữ, không hôn thú, có 3 người con 3 Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con 4 Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái 5 Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con 6 Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái 7 Clément(?) (Pháp), không hôn thú 8 Monique Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con Những người con của Bảo Đại Vua Bảo Đại có 8 (?) người vợ, tình nhân chính và 13 (?) người con 1 Với Nam Phương Hoàng hậu: 1 Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936 2 Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 3 Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938 4 Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942 5 Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943 2 Với bà Mộng Điệp: 1 Phương Thảo, sinh năm 1946 2 Bảo Hoàng, sinh năm 1954 3 Bảo Sơn, sinh năm 1957 3 Với bà Hoàng Tiểu Lan: 1 Phương An 4 Với bà Phi Ánh: 1 Phương Minh 2 Bảo Ân 5 Với bà Vicky: 1 Phương Từ Câu nói nổi tiếng Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ! Hãy để cho tôi được sống và chết trong bình yên! Chú thích 1 ▲ Xem thêm bài "Vua Bảo Đại con ai" của Võ Hương An
Trang 6
Trang 7
Thái thượng hoàng gọi tắt là thượng hoàng, ngôi vị mang nghĩa là "vua bề trên" trong triều Tùy từng hoàn cảnh lịch sử,
thực quyền của thượng hoàng khác nhau Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa
Lịch sử Việt Nam có các thái thượng hoàng sau:
1 Lý Huệ Tông Sảm (1224-1226) bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng lên làm thượng hoàng
và đi tu ở chùa Chân Giáo
2 Trần Thái Tổ Thừa (1225-1234) cha của Trần Thái Tông - vua đầu tiên nhà Trần Chưa từng làm vua nhưng được tôn làm thượng hoàng do có con làm vua
3 Trần Thái Tông Cảnh (1259-1277) thượng hoàng thời Trần Thánh Tông
4 Trần Thánh Tông Hoảng (1278-1293) thượng hoàng thời Trần Nhân Tông
5 Trần Nhân Tông Khâm (1294-1308) thượng hoàng thời Trần Anh Tông
6 Trần Anh Tông Thuyên (1308-1320) thượng hoàng thời Trần Minh Tông
7 Trần Minh Tông Mạnh (1329-1357) thượng hoàng thời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông
8 Trần Nghệ Tông Phủ (1372-1394) thượng hoàng thời Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông
9 Trần Thuận Tông Ngung (1398-1399) thượng hoàng thời Trần Thiếu Đế
10 Hồ Quý Ly (1401-1407) thượng hoàng thời Hồ Hán Thương
11 Hậu Trần Giản Định Đế Ngỗi (1409) thượng hoàng thời Trùng Quang Đế
12 Mạc Thái Tổ Đăng Dung (1530-1541) thượng hoàng thời Mạc Thái Tông Đăng Doanh và Mạc Hiến Tông Phúc Hải
13 Lê Thần Tông Duy Kỳ (1643-1649) thượng hoàng thời Lê Chân Tông Duy Hưu, sau khi con mất sớm lại làm vua lần thứ hai Việc này do chúa Trịnh sắp đặt
14 Lê Hy Tông Duy Hiệp (1705-1716) thượng hoàng thời Lê Dụ Tông
15 Lê Dụ Tông Duy Đường (1729-1731) thượng hoàng thời Hôn Đức công Duy Phường
16 Lê Ý Tông Duy Thận (1740-1758) thượng hoàng thời Lê Hiển Tông Duy Diêu
Về các thượng hoàng
Thái thượng hoàng đầu tiên: Lý Huệ Tông Sảm
Thái thượng hoàng cuối cùng: Lê Ý Tông Duy Thận, nhưng người lên thay Ý Tông không phải là con Ý Tông mà là cháu gọi bằng chú (Duy Diêu - Hiển Tông)
Thượng hoàng trẻ tuổi nhất: Lê Ý Tông lúc 22 tuổi (1740)
Thượng hoàng cao tuổi nhất: Trần Nghệ Tông lúc 52 tuổi (1372)
Thượng hoàng duy nhất chưa từng làm vua: Trần Thừa
Thượng hoàng thọ nhất: Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394)
Thượng hoàng yểu nhất: Trần Thuận Tông 22 tuổi (1377-1399)
Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất: Hậu Trần Giản Định Đế 4 tháng (1409)
Thượng hoàng ở ngôi lâu nhất: Trần Minh Tông 29 năm (1329-1357)
Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất: nhà Trần có 9 thượng hoàng
Thượng hoàng thường là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy:
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế
Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông
Trang 8
Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông
Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều
Trang 9
Về các vua
Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức
Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 - 1945)
Ở ngôi lâu nhất: Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127), thứ đến Hậu Lê Hiển tông Duy Diêu: 47 năm (1740
- 1786) Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua ở ngôi lâu nhất: 67 năm (203-137 TCN)
Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006)
Lên ngôi trẻ nhất: Mạc Mậu Hợp, lúc 2 tuổi (1562)
Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370)
Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ tông 74 tuổi (1321 - 1394) Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 121 tuổi năm (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư) Ngoài ra, nếu tính cả các
chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)
Yểu thọ nhất: Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675)
Vua nữ đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (nhưng chỉ xưng vương)
Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái tông Cảnh (1226 - 1258)
Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)
Trang 10 Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1788)
Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 - 1407)
Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 14 vua
Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Hồ 2 vua
Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ), sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim)
Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua
Trang 11
Lý Ông Trọng
Ngày xưa, cuối đời Hùng Vương, ở huyện Từ Liêm, quận Giao Chỉ, có một người họ Lý, tên Thân, thân hình to lớn, cao hai trượng ba thước, sức mạnh vô cùng Thân lỡ tay làm chết người, bị tội tử hình, song vua Hùng Vương tiếc người kỳ dị, dũng mãnh nên không nỡ giết Đến đời Thục An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn xua quân sang chiếm Việt Nam, vua Thục bèn đem Lý Thân ra cống hiến Tần Thủy Hoàng được Lý Thân lấy làm quý lắm, phong cho làm Tư lệnh Hiệu úy mang quân ra đóng giữ ở bờ cõi Lâm Thao Trông thấy hình thù khổng lồ của Lý Thân, quân sĩ nước Hung Nô khiếp sợ không dám quấy nhiễu Tần Thủy Hoàng lại phong cho Lý Thân làm Vạn Tín Hầu và cho phép được trở về Nam thăm xứ sở
Mấy năm sau, quân Hung Nô lại quấy rối ở biên thùy, Tần Thủy Hoàng nhớ đến Lý Thân, sai sứ sang vời Lý Thân không chịu đi làm tôi cho nước ngoài bèn trốn vào rừng An Dương Vương phải nói dối là Lý Thân chết rồi Tần Thủy Hoàng đòi lấy xác của Lý Thân Bất đắc dĩ, Lý Thân phải tự tử, An Dương Vương sai lấy thủy ngân ướp xác
Lý Thân rồi mang nộp cho Tần Thủy Hoàng Thấy Lý Thân đã chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc đồng làm tượng đen đem dựng ở cửa thành Tư Mã đất Hàm Dương, gọi là tượng Lý Ông Trọng Tượng cao lớn hai trượng, thân hình khổng lồ, bụng rất to, trong bụng làm rỗng có thể chứa được nhiều người, hai tay và đầu, cổ có máy cử động, mỗi khi có người nước ngoài đến viếng, thì đã có người ở trong bụng tượng kéo máy cho tượng cử động Nước Hung Nô lầm tưởng Lý Thân còn sống nên sợ oai mà không dám phạm vào cửa ải
Đến đời Đường, Triệu Xương sang đô hộ đất Giao Châu, nghe tiếng lập đền thờ Lý Thân Tới khi Cao Biền qua Việt Nam đánh quân Nam Chiếu, cho trùng tu lại ngôi đền và tạc tượng để thờ gọi là đền Lý hiệu úy, ở làng Thị Hiện, huyện Từ Liêm, ngay bên sông Cái, cách phía tây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trên năm mươi dặm