Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 203 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
203
Dung lượng
1,6 MB
Nội dung
Tâm lý giao tiếp Tự học cách khích lệ Đình Khánh Có lẽ trong cuộc đời, chắc không ít lần bạn rơi vào tình trạng gặp một chút trắc trở đã buồn phiền, tâm trạng không vui, tinh thần chán nản. Và tất nhiên sau đó, sự chán nản còn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. Có khi sự ảnh hưởng còn kéo dài tới cả tháng, tệ hơn là vài tháng. Vì thế, vào những lúc mình chỉ vấp ngã nhỏ, bạn chớ nên nản lòng mà hãy biết cách tự mình khích lệ mình để vượt qua. "Mỗi lần vấp là một lần trót dại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần" – Khi bạn đã có thể nói được điều đó thì cũng có nghĩa là bạn đã có thể thắng được cảm giác thất bại mà vươn lên. Bạn tự nhủ với bản thân như thế nào thì bạn sẽ phát triển theo hướng như thế. Vì thế, bạn phải học cách tự khích lệ. Những người thành công từ trước đến nay đều không phải thành công trong chán nản, buồn rầu thối chí. Dù gặp phải trắc trở phiền phức đến thế nào, họ cũng đều tin tưởng bản thân nhất định vượt qua được cửa ải cam go đó. Hãy chủ động tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề, biết tự đốc thúc bản thân mình, không ngừng nỗ lực thì khó khăn nào cũng vượt qua được. Có một thực tế rõ ràng, nhiều việc được xem là khó khăn vô cùng nhưng người có ý chí nên vượt qua được còn phần lớn những người không thể bởi ngay từ lúc chưa bắt tay vào việc họ đã sẵn ý nghĩ không chắc mình sẽ thành công. Phải chăng trong lòng bạn cũng có một giới hạn như thế, rất khó vượt qua nên bạn luôn tự nhủ: mình làm không nổi. Hãy đừng bao giờ để mình rơi vào hoàn cảnh như vậy. Trong công việc, chỉ cần bạn cảm thấy bản thân mình làm được thì cứ mạnh dạn làm, rồi bạn sẽ có của cải và thành công, của cải và thành công đều từ đó mà ra. "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên" – Không phải ngẫu nhiên mà lời dạy của Bác Hồ lại trở thành chân lý. Vì vậy, để giúp mình có thể thành công trong cuộc sống, trong kinh doanh, bạn đừng bỏ qua ba nguyên tắc quan trọng đã được những người thành đạt tổng kết: 1. Thường xuyên khích lệ mình để bản thân duy trì một trạng thái tâm lý tốt. 2. Chỉ cần bản thân có tinh thần lạc quan muốn vươn lên, càng đặt mục tiêu cao thì thành tích sẽ lớn. 3. Bất kể bạn muốn thành công trên lĩnh vực nào cũng đều phải hiểu được quy luật phát triển của sự việc ở phương diện đó và cần hiểu được áp dụng quy luật này như thế nào, đồng thời không ngừng tiến hành suy nghĩ, nghiên cứu, học tập và lên kế hoạch. Tự khích lệ không chỉ giúp con người đạt thành công lớn hơn trên cơ sở hiện có mà còn khích lệ con người từ kẻ yếu trở thành kẻ mạnh, từ thất bại đi đến thành công, từ tai họa đi đến may mắn, từ nghèo khó trở thành người giàu có. Trong cuộc sống bạn đừng bao giờ quên điều này: Dù phải đối diện với bất kể khó khăn lớn đến đâu cũng không được chùn bước mà phải biết tự khích lệ, tin tưởng vào bản thân mình thì thành công sẽ luôn mỉm cười với bạn Cách thắt cà-vạt Những chiếc cà-vạt nhỏ bé mà hiệu quả làm đẹp thì lại không hề bé nhỏ chút nào. Đôi khi người 1 ta không mặc áo complé, nhưng vẫn thắt cà-vạt, còn một khi đã mặc áo comple thì chắc chắn cà- vạt là vật bất ly cổ. Nếu biết cách thắt cà-vạt, biết chọn cà-vạt hợp thời trang, hợp màu áo và hợp với vóc dáng thì bạn luôn là người lịch lãm và sành điệu trong mắt tất cả mọi người đấy! Dưới đây là 2 cách thắt cà-vạt bạn có thể tham khảo: Cách thứ nhất: gồm 6 bước Bước 1: Quấn vòng qua cổ áo, kéo phần "A" dài hơn "B" và "A" vắt ngang qua "B". Bước 2: Vòng "A" phía mặt sau "B". Bước 3: Tiếp tục đem "A" từ mặt sau quấn qua mặt trước "B". Bước 4: Kéo "A" vào bên trong cổ, tạo một thòng lọng Bước 5: Cầm chắc như một cái nơ và cắm "A" vào thòng lọng 2 Bước 6: Dùng tay giữ cái nơ, thắt chặc nút thòng lọng sao cho gọn gàng chính giữa "B" và cổ áo Cách thứ hai: gồm 8 bước Bước 1: Đặt cà-vạt sao cho đoạn cuối "A" phải dài hơn đoạn cuối "B" và "A" đè lên "B" Bước 2: Cầm "A" vòng phía sau "B" Bước 3: Cầm "A" đưa lên phía trên Bước 4: Kéo "A" từ phía trên xuyên qua vòng thòng lọng 3 Bước 5: Kéo "A" vòng qua phía trước - và nắm giữ "B" - từ trái qua phải Bước 6: Một lần nữa, nắm "A" kéo lên trên và xuyên qua thòng lọng Bước 7: Cắm "A" xuống và xuyên qua cái nơ phía trước Bước 8: Dùng hai tay, kéo dần sao cho cái nơ ôm chặc cà vạt và vừa vặn cổ áo 5 cách để tiếp nhận lời khen duyên dáng nhất Điều thường thấy ở người Việt chúng ta nói riêng và người phương Đông nói chung: rất khiêm tốn khi nhận lời khen từ ai đó. Câu trả lời chung nhất thường là: "Ồ, có gì đâu, chuyện vặt mà!" hay "Em thấy cũng chẳng tài giỏi gì, chỉ là may thôi"… 4 Bạn giỏi thật sự hay không điều đó bạn tự biết, nhưng hãy nhường quyền phán xét ấy cho người khác, nó sẽ công tâm hơn (tất nhiên bạn cũng nên tỉnh táo để nhận ra đâu là lời khen giả tạo, nịnh hót). Và cách bạn đáp lại lời khen ấy sẽ thêm lần nữa khẳng định giá trị thật của bạn cũng như nhận xét của người khen bạn. Sau đây là 5 gợi ý để bạn trở nên lịch thiệp hơn trong cách tiếp nhận lời khen. 1. Lưu tâm. Bắt đầu bằng việc lưu tâm đến cách bạn sẽ đáp trả như thế nào. Bạn sẽ chối đây đẩy những khen ngợi ấy? Hay bạn sẽ lúng túng như gà mắc tóc? 2. Thực hành. Sau khi đã lưu tâm đến cách bạn thường áp dụng nhất khi đón nhận một lời khen, bạn hãy quyết định cách thức đáp lại tích cực hơn trong lần sau. Sau đó bạn hãy diễn tập nhiều lần (tốt nhất là trước gương) sao cho trở nên tự nhiên nhất và thành thật nhất. Bạn sẽ nói gì? Thường thì một lời cám ơn chân thành cộng với nụ cười ấm áp, thân thiện là đủ để bày tỏ sự cảm kích của bạn rồi. Hãy lưu ý đến cảm xúc của bạn khi cần giải thích vì sao mình đạt được thành công xứng đáng với những ngợi khen đó, hoặc trường hợp bạn cần có những lời khen đáp lại khi bạn và người khen bạn cùng chia sẻ một vinh quang chẳng hạn. 3. Tạm ngừng. Đây chính là điều tạo nên khác biệt; khi có ai đó khen bạn, hãy dừng một chút trước khi đáp lại. Trong khoảng thời gian đó bạn hãy hít thở thật sâu và nhẩm lại điều bạn đã tập luyện trước ở nhà. Nếu bạn không có điểm dừng này, rất có thể bạn lại tiếp tục lặp lại thói quen "khiêm tốn" đang muốn sửa từ lâu. 4. Chú ý đến mục đích thật của lời khen. Bạn nên thoải mái khi đón nhận lời khen nhưng vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì. Nhờ đó bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự hay mang hàm ý mỉa mai. Nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp những lần sau. Ngược lại, khi bạn cố ra vẻ ta đây không đáng, lần sau bạn cũng sẽ nhận được đúng những gì bạn muốn. 5. Và sau cùng là hãy cho nhiều hơn nhận. Luôn luôn là thế, khi bạn cho đi nhiều và chân thành, bạn sẽ được đền bù lại đúng những gì bạn đã cho. Đó có thể là rút tỉa được thêm kinh nghiệm ứng xử qua cách quan sát người bạn khen đáp lại với bạn chẳng hạn. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn giảm thiểu tối đa những suy nghĩ tiêu cực (mà rất có thể do bạn gán ghép hay tưởng tượng ra) khi bạn chọn cách sống tích cực về mọi mặt. Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp là một việc rất quan trọng. Ấn tượng ban đầu thường là diện mạo dễ nhìn và tác phong nhanh nhẹn và tự tin khiến đối tác nghĩ ngay là chúng ta thạo công việc, lành nghề; như vậy việc đại diện cho công ty để giao tiếp mới dễ dàng thành công. Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải luôn luôn bắt đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất nhiên khi cười thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy. Không được đeo kính râm khi tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn bị che đậy, sẽ tạo ấn tượng giả tạo, mờ ám khi giao tiếp. Ngoài ra, đeo kính râm trong phòng còn là thái độ bất lịch sự, không tôn trọng người khác, dù cho đó là kính đổi màu cũng không nên đeo. Nếu Bạn không phải là vệ sĩ hay người phụ trách an ninh của Công ty thì đừng đeo kính râm khi tiếp khách. Trang phục khi giao tiếp phải tươm tất, không phục sức sặc sỡ hay rườm rà, không nên trang điểm lòe loẹt, không nên bôi sực nức nước hoa, đặc biệt khi giao tiếp với người Nhật. Tạo ấn tượng tốt còn là việc tôn trọng khách. Bạn phải đúng giờ. Nếu tiếp tại văn phòng của bạn, nên chấm dứt ngay các công việc khác ngay trước giờ hẹn và trong khi tiếp xúc. Nếu tiếp tại văn phòng của khách, Bạn phải đến sớm trước giờ hẹn khoảng 5 phút. Bạn phải trù tính thời gian và lộ trình đến nơi. Nếu chưa biết rõ văn phòng của khách, nên gọi điện hỏi đường truớc. Mọi lời cáo lỗi do đến trễ dù hợp lý cách mấy vẫn làm mất đi ấn tượng tốt về bạn. 5 Để trình bày ngắn gọn, súc tích 1. Đừng nên sa đà vào những chi tiết không thật cần thiết. "Tôi đã đến đó vào thứ 5, cũng có thể là thứ 4, à mà chắc là thứ 5 thì phải ". Không ai quan tâm chính xác bạn đến đó vào ngày thứ mấy, vì thế hãy bỏ qua những tiểu tiết như thế. 2. Đừng lặp lại những ý tưởng hay phần nội dung đã trình bày, trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu. Chỉ nên trình bày một lần và tiếp tục với những phần khác. 3. Quyết định sử dụng nếu đó là ý tưởng mới xuất hiện trong lúc thảo luận, nếu không thì đừng nên dùng. Thật lãng phí thời gian nếu bạn lặp lại ý tưởng mà chỉ thay đổi chút ít trong cách thể hiện. 4. Loại bỏ bớt những từ dư thừa. Cố gắng trình bày càng ngắn gọn, súc tích càng tốt và chuyển tải chính xác những điều bạn muốn thể hiện. 5. Nói với tốc độ vừa phải để người nghe dễ tiếp thu. Tránh nói quá chậm, kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và có thể kết thúc câu chuyện của bạn khi dễ dàng đoán được những gì bạn sắp trình bày tiếp theo. 6. Không nên pha trò khi chỉ có bạn nghĩ là nó buồn cười. Có thể bạn cho rằng những câu nói đùa sẽ gây ấn tượng nhưng những người xung quanh lại nghĩ bạn đang phí thời gian cho những trò đùa dai. 7. Loại bỏ những từ hay cụm từ vô nghĩa như: "ừ", "ờ", "bạn biết không" Đừng nên lấp những từ đó vào các khoảng dừng trong khi trình bày. 8. Trong cuộc thảo luận nhóm, hãy đưa ra những câu hỏi không chỉ liên quan đến cá nhân bạn mà còn liên quan đến nhiều ngươì khác. Đừng đề cập những thông tin không dính dáng gì tới số đông; nếu có thắc mắc riêng thì để dành trao đổi sau đó. Nghệ thuật từ chối Thật là khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là lúc bạn không rảnh. Bạn muốn từ chối nhưng không biết nói sao cho người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy. 1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, thân thuộc, công việc, ). 2. Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết "lượng" sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối "thẳng thừng" thì lại kém tế nhị. Hãy "hoãn binh" một lúc để "chọn" từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai. 3. Đánh giá yêu cầu. Hãy cân nhắc chi tiết và lĩnh vực được yêu cầu. Cố gắng tìm một thỏa hiệp để đẹp lòng đôi bên. Bạn có thể phân tích để giúp người kia hiểu rõ hoặc đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia. 4. Xác định khả năng. Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. 5. Cảm thông và hiểu biết. Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì "lực bất tòng tâm". 6 6. Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn. Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bổn". 7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định. Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: "Một sự bất tín, vạn sự không tin". Đó cũng là chính mình hạ giá mình! 8. Đừng "thế thủ". Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Hãy biết phục thiện, nhận khuyết điểm và cảm thông khi đối thoại. Cố chấp và bảo thủ là các động thái "đào sâu" hố ngăn cách, không thể tái lập bình thường hóa. 9. Đừng nói "không" đang khi thảo luận. Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói "không", bạn hãy dùng cách nói "nhẹ" hơn như "Tôi hiểu rằng ", "Tôi không thể, vì ". Và nên tránh "cướp lời", lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông. 10. Đừng "thổi phồng" vấn đề. Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng "nhiễm" cơn nóng của họ hoặc đừng "đổ dầu vào lửa". Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn. Từ chối lời đề nghị của người khác là chuyện thường gặp hàng ngày, nhưng để tìm ra một phương án từ chối hiệu quả thật là khó. Trong bài này tác giả đưa ra chỉ là những cách ứng sử một cách rất chung chung, theo tôi nên đi thẳng vào từng sự việc hoặc ít nhất cũng đưa ra một số sự việc điển hình. Trong thời đại ngày nay lời nhờ vả suông ngày một ít dần, mà đổi lại nó thường đi theo với vật chất từ đó làm tha hoá đạo đức của một bộ phận con người trong xã hội, chính vì vậy cũng nên chỉ ra một cách từ chối những cán dỗ về vật chất. Như vậy theo tôi xã hội sẽ bớt đi nhiều tiêu cực Nghệ thuật từ chối ở trên mới chỉ đúng trong trường hợp có lời đề nghị được giúp đỡ. Trong thực tế, còn có nhiều hoàn cảnh phải từ chối như: từ chối một lời mời (cái này khó nếu như lời mời đó xuất phát từ một người bạn thân & không hề vụ lợi nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh thực tại của mình); từ chối một cuộc hẹn, từ chối một lời đề nghị vào vị trí mới cao hơn nhưng tự bản thân người được đề nghị thấy mình không phù hợp với vị trí ấy Xin quý vị cho thêm những lời khuyên. Từ chối! Nhiều lúc đó là một quyết định dễ dàng nhưng không ít trường hợp đó là một quyết định thay đổi cả cuộc đời. Chắc chắn rằng, trong cuộc đời mỗi chúng ta sẽ gặp trường hợp đó, hãy quyết định sao cho bản thân bạn không cảm thấy áy náy và đúng với nguyên tắc của bản thân bạn. Bạn phải từ chối khi điều mà người khác nhờ vượt quá khả năng hay vi phạm nguyên tắc của bạn. Với bạn bè thân thiết, có lẽ từ chối là điều khó khăn nhất. Những lúc đó, con người ta cần phải rộng lòng và đòi hỏi hiểu nhau nhiều hơn nhưng dù thế nào đi chăng nữa, xin bạn hãy ra quyết định bằng chính tiếng nói trong tâm hồn bạn. Chúc các bạn thành công và đừng bao giờ ngại ngùng khi từ chối Quà tặng và cách tặng quà Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và nhận quà tặng từ người khác. Một năm 365 ngày, có bao nhiêu là dịp để tặng quà cho nhau, nào dịp sinh nhật, nào dịp lễ tết, nào dịp kỷ niệm hay thậm chí đơn giản tặng quà chỉ để làm vui lòng ai đó. Tặng quà là cách chúng ta thể hiện sự quan tâm đến nhau. Có một điểm chung mà ta dễ dàng nhận thấy được khi tặng quà là, món quà luôn làm cho người nhận cảm thấy vui vẻ. Khi tặng quà cho một người nào đó, giá trị của món quà không quan trọng bằng việc bạn đã nghĩ đến người đó và muốn làm điều gì cho người đó. Một câu nói mà ta cần nhớ là: "Quà tặng không quan trọng bằng cách tặng". Khi một người nhận được một món quà, người đó cảm thấy vui, xúc 7 động vì món quà đó, thì ngay bản thân người tặng là chúng ta cũng cảm thấy rất vui. Những món quà đặc biệt là những thứ ta tặng cho gia đình và bạn bè của chúng ta vào các dịp lễ, tết hay các ngày quan trọng như Giáng Sinh, Sinh nhật, Valentine, 8-3, 1-6 Những món quà này nên được lựa chọn với sự thận trọng đặc biệt. Quà tặng không cần phải mắc tiền để chứng tỏ rằng mình đã dành cho họ những tình cảm tốt đẹp nhất. Món quà sẽ trở nên ý nghĩa nếu như món quà đó thích hợp với người nhận, và người nhận sẽ cảm thấy thích thú với món quà ấy. Kiểu như, có một người bạn nói vui rằng: "Giá trị món quà cũng tuỳ theo lúc, tuỳ theo hứng lúc đó. Có khi chỉ đáng giá vài đồng xu lẻ, ví dụ như cái lần Sinh nhật người bạn, chỉ mua cho hắn ấy 2 ổ bánh mì. Tại hắn đói, hắn thiếu ăn, và như thế lại vui." Khi tặng cho nhau những món quà kỷ niệm, nên lựa chọn những món quà có ý nghĩa bất ngờ, ngộ nghĩnh. Những món quà ấy nên là những thứ… để lâu mà không cũ, không hư hỏng, có thể trưng bày được. Những cánh thiệp được gửi kèm theo quà, tùy theo người nhận mà ta có thể viết nhiều cách khác nhau. Như cho cha mẹ, thầy cô hay những người lớn hơn thì cần đầu tư cẩn thận chút xíu, để ý những từ ngữ, câu chữ mình viết ra; còn nếu là bạn bè thì… thoải mái, vui vẻ, hài hước. Chính những gì ta ghi trên các tấm thiệp ấy mới làm cho người nhận quà cảm thấy vui vẻ, và ghi nhớ. Khi có người tặng quà cho mình, ta nên nhận với sự nhiệt tình và thích thú, ngay cả khi những món quà ấy không phải là thứ ta thích. Hãy nghĩ đến tình cảm của người tặng quà mà vui vẻ đón nhận. Dù sao thì, món quà không quan trọng bằng ý nghĩa và tình cảm đằng sau nó. "Cám ơn bạn!" là câu đầu tiên để nói khi nhận một món quà. Sau đó, nói một điều gì theo lời lẽ riêng của mình để chứng tỏ là bạn đã rất vui khi nhận quà. Bất cứ điều gì chứng tỏ rằng bạn "hài lòng" và cám ơn thì đều đúng, đều nên làm. Không nên nghĩ đây là những câu nói khách sáo, xã giao. Chính những câu nói như vậy lại làm cho người tặng quà cảm thấy cũng… hài lòng. Cách giới thiệu Có khi bạn cảm thấy lúng túng không biết giới thiệu một người bạn của mình với một người lớn hơn, hay một người khác… Kiểu như, bạn chẳng biết nói gì hoặc là nói vậy thì có đúng không. Vậy thì bạn hãy xem thử những chỉ dẫn sau đây: Trước tiên, nên nhớ là hãy từ từ thôi, đừng vội vàng khi giới thiệu. Hãy dừng một phút để suy nghĩ xem bạn đang giới thiệu ai, và với ai mà họ đang được giới thiệu. Giới thiệu hai người bạn khác phái: Người con trai luôn được giới thiệu với cô gái, bất kể tuổi tác của anh ta. Hãy nhìn vào cô bạn gái của bạn và nói tên cô ta trước, rồi xoay sang người con trai giới thiệu tên anh ta. Ví dụ: "Chi, đây là Danh. Còn đây là Chi". Giới thiệu hai người bạn cùng phái: Nếu hai người, có một người lớn hơn người kia, thì giới thiệu người nhỏ hơn với người lớn hơn. Ví dụ: "Anh Khoa, đây là Thanh bạn em. Còn đây là Khoa, anh tôi". Còn nếu như họ tuổi gần nhau, thì giới thiệu người nào trước cũng được. Con trai thường bắt tay nhau: Khi giới thiệu bạn trai với nhau thì họ thường bắt tay nhau. Nhưng nếu là hai người khác phái thì chỉ khi nào người con gái đưa tay ra trước, thì người con trai mới nên bắt tay. Nếu cô ta không tỏ ý muốn bắt tay thì người con trai chỉ nên khẽ cuối đầu thôi. Con gái thì lại ít khi bắt tay với nhau. Dù không có quy luật nào nói rằng việc các cô gái bắt tay nhau là không hay, nhưng khi họ được giới thiệu thì thường họ chỉ mỉm cười và chào hỏi bình thường thôi. Giới thiệu một người bạn của mình với người lớn tuổi hơn: Luôn nói tên của người lớn tuổi trước. Ví dụ: "Thưa Dì, đây là Thanh, bạn của con. Thanh, đây là dì tôi". 8 Giới thiệu bạn bè với cha mẹ mình: Không nên nêu rõ tên cha mẹ của mình. Câu đúng để nói là: "Thưa cha, đây là Thanh, bạn của con". Giới thiệu một cô gái trên mười sáu tuổi với người lớn hơn là đàn ông: Người đàn ông luôn được giới thiệu với cô ta trước, bất kể đến tuổi tác của ông. Ví dụ: "Chi đây là cha của tôi. Thưa cha, đây là Chi, bạn con". Giới thiệu cha mẹ bạn với người lớn tuổi: Nên giới thiệu về cha mẹ mình trước. Chẳng hạn, để giới thiệu mẹ bạn với cô giáo, nên nói "Thưa cô, đây là mẹ em". Khi bạn được giới thiệu với người bạn khác, bạn nên nhìn vào người đó, mỉm cười và nói "Anh khỏe không?"… Câu hỏi này sẽ tốt hơn nếu bạn muốn tạo sự thân mật, thoải mái giữa bạn và người bạn mới. Những câu như "Rất vui mừng được gặp anh!" hay "Chào!" sẽ tạo cảm giác sáo hoặc đơn điệu… Việc biết khi nào cần giới thiệu cũng quan trọng như việc biết cách giới thiệu như thế nào. Khi bạn đưa một người bạn đến nhà của người khác thì bao giờ cũng phải giới thiệu người đó với người mà bạn tới nhà. Nếu gặp người nào đó ngoài đường phố, mà người đó dừng lại nói chuyện khá lâu thì người đó cần phải được giới thiệu với bất kỳ ai đang đi cùng bạn. Bất kỳ người bạn nào mà bạn dẫn về nhà cũng phải được giới thiệu với các thành viên của gia đình mình. Không nên để một người đứng chờ trong khi bạn nói chuyện với người trong nhà mà anh/cô ta không quen biết. Không nên giới thiệu những người gặp nhau ngắn ngủi, chẳng hạn như người chỉ gặp nhau qua đường mà bạn chỉ có đủ thời gian để nói lời chào vui vẻ… Hai mươi bí quyết để loại trừ căng thẳng 1/ Hãy yêu thích việc mình làm, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn 2/ Xét lại các yếu tố gây căng thẳng. Cố loại bỏ những yếu tố nào gây trói buộc và gây bực mình vô ích 3/ Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người. Bạn cần hiểu rằng: ta không thể nào làm được điều đó. 4/ Hãy sống đúng với con người mình. Tránh phí phạm năng lực một cách vôp ích. 5/ Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình. 6/ Thỉnh thoảng hãy ra nơi thanh vắng và nhìn lại nội tâm mình. 7/ Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra những điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận. 8/ Muốn tránh dằn vặt suy tư, hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình làm được hôm nay. 9/ Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không đủ thời gian để giải quyết. 10/ Dành thì giờ để làm việc mình ưa thích, hoặc chỉ ngồi mà mơ mộng vẩn vơ. 11/ Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút). 12/ Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng. Hans Selye nói "Như khi ta đói thì ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì nghỉ ngơi mới thoải mái trọn vẹn". 13/ Thỉnh thoảng để xe ở nhà mà đi bộ. 14/ Đừng hy sinh thì giờ nhàn rỗi của mình. 9 15/ Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, đúng bữa và ngủ đủ giấc. 16/ Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ. 17/ Hãy mỉm cười! Tương quan của bạn với những người xung quanh sẽ tốt hơn. 18/ Hãy hít sâu vào khi mình bực bội. Khi chú ý đến hơi thở thì nỗi bực tức đã vơi đi một nửa rồi. 19/ Hãy học cách yêu đương (bằng những cử chỉ âu yếm). Tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất. 20/ Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút thinh lặng và yên tĩnh. Nghệ thuật xin lỗi Bạn có lỡ lời hay làm gì ảnh hưởng đến danh dự, tổn hại đến tình cảm của người thân thì hãy nén lại sự kiêu hãnh mà thật lòng xin lỗi. Chần chừ để thời gian trôi qua, lỗi lầm ấy sẽ nhân đôi và sự giận dỗi oán hận của "đối phương" sẽ tăng theo dần. Lúc đó mọi quan hệ cũng như tình cảm của hai người sẽ bị đe dọa. Chính vì vậy bạn hãy * Xin lỗi càng sớm càng tốt Nếu bạn đã biết hay làm điều gì sai, đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Bạn không nên chần chừ hãy đợi đến lúc thích hợp mới xin lỗi mà phải nói ngay. Khi xin lỗi bạn không cần kiểu cách hay trau chuốt lời nói mà chỉ cần sự chân thành. * Mặt đối mặt Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gởi hoa… Bằng cách này người bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn. * Chân thành lắng nghe Bạn đã làm điều lỗi với "đối phương", nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành. Hãy để "đối phương" nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng. * Cử chỉ đẹp tiếp theo sau Nếu bạn nghĩ rằng việc gởi thiệp, hoa hay kẹo tiếp sau đó có thể giúp "đối phương" vui hơn… thì bạn cứ tiếp tục làm. Việc này có ý nghĩa hơn nếu bạn trực tiếp mang hoa, quà tặng đến cho họ. * Không vội vàng Thật là khó để bắt "đối phương" chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị lỗi ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần. 10 [...]... thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện thoại; các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa giao tiếp điện thoại - trong đó trang bị các kỹ năng đàm phán, thuyết phục, xử lý tình huống trong giao tiếp điện thoại với khách hàng để những khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp Các chuyên gia đề nghị khi giao tiếp qua điện thoại, bạn... mong muốn Giao tiếp qua điện thoại: Chuyện nhỏ nhưng… hay quên! Theo khảo sát của thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên "màn" chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn mà thường là "ai đấy", "có việc gì", "gặp ai" Theo tạp chí New York Times, có trên 80% các công ty, doanh nghiệp thương mại ở Mỹ đều khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp điện... khiến chúng ta thấy tin cậy và yên tâm Việc ghi nhớ này rất có ích thậm chí chúng ta cũng có thể học theo những cử chỉ đó để giao tiếp hiệu quả hơn Thành thật tự hỏi "điều tệ nhất có thể xảy ra nếu nói ra sự thật là gì" Những kĩ thuật cơ bản này cho phép ta ứng xử khôn ngoan và tự tin hơn GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ Một trong những lợi thế vô giá của việc làm chủ tư duy và giao tiếp một cách khôn ngoan là đã có... tâm hồn và rèn luyện thói quen nói thật Tập trung vào những điều là quan trọng nhất đối với chúng ta - hãy sống có lí tưởng Nó sẽ dẫn dắt chúng ta đến những việc làm và hành động đúng, thúc đẩy chúng ta giữ vững ý chí để đạt được lí tưởng đó Giúp bạn giao tiếp tốt hơn Có hai điều quan trọng tôi muốn đề cập với bạn trong bài viết này, đó là sự sẻ chia và phê bình giữa mọi người với nhau trong giao tiếp. .. Thay đổi chủ động trong mọi tình huống có thể giúp bạn thành công đấy Giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh Xã giao điện thoại đúng cách đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong môi trường kinh doanh thời nay Phần lớn mọi giao dịch, kinh doanh đều diễn ra trên điện thoại: ở văn phòng, tại nhà, trong xe hay mọi nơi… Ở đó, kĩ năng tiếp chuyện điện thoại của bạn có thể quyết định đến việc mở ra hay... khác trong lúc trò chuyện, để chứng tỏ mối quan tâm của mình, đặc biệt là khi người khác tỏ ra buồn bã hay hoang mang Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm tiếp xúc do và chạm ngoại trừ lần bắt tay đầu tiên mà bạn có thể là người chìa tay ra trước – nên được tránh tối đa 28 Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: "Va chạm vào cơ thể người khác sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không... để tạo sự tin tưởng khi giao tiếp Nói dối rất đa dạng, chẳng hạn như nói dối theo kiểu phản xạ, nói dối đôi chút, nói dối không hại ai… Chúng có tác dụng rất khác nhau lên người tiếp nhận Với người nói dối, hậu quả thấp nhất mà họ chắc chắn phải chịu chính là sự day dứt trong tâm hồn Dưới đây, chúng ta đề cập đến nói dối vô hại hàng ngày chứ không xét nói dối như là một bệnh lý Tại sao chúng ta lại... khoa học cho thấy, chúng ta sử dụng khoảng 45% thời gian giao tiếp để lắng nghe Mặc dù vậy, suốt thời gian học tập và lớn lên chúng ta biết rất ít về "làm thế nào để lắng nghe tốt" Suốt quá trình học tập, chúng ta dành 40% thời gian để học đọc, 35% thời gian để học viết, 25% thời gian để học nói và chẳng có thời gian nào để học nghe hay giao tiếp Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người với người... và hỗ trợ Ngày nay, có quá nhiều thông tin đến nỗi chúng ta thường bỏ ngoài tai những điều nghe thấy Vì thế, chúng ta xao lãng với người khác, không chú ý hay không giao tiếp bằng mắt với họ Các chuyên gia cho biết, trong quá trình giao tiếp, 7% là từ ngữ, 55% là những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và 38% là ngữ điệu, giọng nói Người Mỹ bị xem là những người nghe tệ nhất trên thế giới Tuy nhiên,... đi ra ngoài hôm khác nhé" Và, nếu không thoả thuận được thì ít ra đó cũng là một bước khởi đầu tốt để bạn có thể trở nên quyết đoán hơn rồi đấy Xoá bỏ sự rụt rè trong giao tiếp Sự rụt rè có thể gây nên nỗi lo âu cho một số bạn khi giao tiếp với những người mới quen Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin bổ ích giúp cho bạn không còn mắc cỡ và bẽn lẽn nữa Bạn hay ngại ngùng và e thẹn? Đó chính là . khi bạn chọn cách sống tích cực về mọi mặt. Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp là một việc rất quan trọng. Ấn tượng ban đầu thường là diện mạo. Tâm lý giao tiếp Tự học cách khích lệ Đình Khánh Có lẽ trong cuộc đời, chắc không ít lần bạn rơi vào tình trạng gặp một chút trắc trở đã buồn phiền, tâm trạng không vui,. kính râm khi tiếp khách. Trang phục khi giao tiếp phải tươm tất, không phục sức sặc sỡ hay rườm rà, không nên trang điểm lòe loẹt, không nên bôi sực nức nước hoa, đặc biệt khi giao tiếp với người