1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại pptx

37 933 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 178 KB

Nội dung

- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị marketing franchisenhư Coca Cola;- Cấp phép sử dụng thương hiệu brand franchise/trademark licensenhư Crysler, Pepsi nhượng quyền sử

Trang 1

TIỂU LUẬN

Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

Trang 2

Mục lục

I Quyền sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại 3

1.Sơ lược về nhượng quyền thương mại 3

2 Vấn đề sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại 12

II Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại 15

III Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại và phương hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 16

2 Cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 18

VI Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 20

Kết luận 23

Tài liệu tham khảo: 24

Phụ lục : 26

Trang 3

I Quyền sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại

1.Sơ lược về nhượng quyền thương mại

- Lịch sử hình thành

Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ Năm

1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sảnphẩm của họ Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singercủa Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Singer đã ký hợpđồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hìnhthức nhượng quyền Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại

lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas Trong thời gian này, phạm vihoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm củacác nhà sản xuất Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự pháttriển rất mạnh mẽ Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọtnhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành

mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành côngnghiệp thức ăn nhanh và khách sạn Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng

nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác

- Sự phát triển của nhượng quyền thương mại hiện nay

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất

cả các lĩnh vực Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toànthế giới Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượngquyền mới ra đời Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyềnthương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phảiđóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong

Trang 4

năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thứcnày trên thế giới là điều tất yếu.

Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới :Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau Nếu so sánhvới GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấuhiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyềnchiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phútlại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời

Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàngNQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm Riêng

ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nềnkinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảngAnh, thu hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29%thị phần bán lẻ

Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạohàng trăm ngàn việc làm cho người lao động

Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ởchâu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm Một số nước có hệ thốngnhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: TạiThái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67%thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng20.000-65.000 USD Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyếnkhích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM Các

Trang 5

doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắnhạn về công nghệ NQTM Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm

2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo Tại Nhật Bản, NQTMphát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống nàyvào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%

Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệthống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyềntrong 60 lĩnh vực khác nhau Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền củaTrung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO Từ năm 2000, bìnhquân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55% Đặc biệt,

hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng vớithương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài Ở Malaysia, nhìn thấy lợiích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyểnnhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng

số DN bán / mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc thù nộiđịa thông qua NQTM

- Các loại hình nhượng quyền

Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhậnquyền (franchisee):

1 Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các

mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các

Trang 6

bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm)như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s,Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyểnnhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:

 hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chínhsách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khaitrương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo);

 bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh;

 hệ thống thương hiệu;

 sản phẩm/dịch vụ

Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí

cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royaltyfee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ

Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chiphí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo,các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …

2 Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise):

Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoànchỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau:

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise)như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê TrungNguyên;

Trang 7

- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise)như Coca Cola;

- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license)như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi chosản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark(sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệmgối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sảnphẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng…

- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (bannergrouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụchuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý nhưKPMG, Ernst & Young, Grant Thornton…

Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượngquyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lựckiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượngquyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ Bên nhượng quyền thường có

ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thịtrường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặcG7 Mart

Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinhdoanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tưcách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếpnhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trangPepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng

Trang 8

thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đãđược phát triển qua nhiều năm.

3 Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise):

Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản

lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thươnghiệu và mô hình/công thức kinh doanh

4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise):

Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh,như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham giakiểm soát hệ thống Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công

ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Tùy theo năng lực quản

lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bênnhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn môhình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình

Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệthống & mức độ bao phủ thị trường xét về độ lớn & tốc độ Những yếu tố nàycũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchisephù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vịfranchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (masterfranchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đạidiện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trườngmới hay định hướng xuất khẩu

- Nhượng quyền thương mại ở VN

Trang 9

+ Thực tế

Cà phê Trung Nguyên – là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong trong lĩnh vựcnhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam Thương hiệu nàyphát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp cáctỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài Nhìnchung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công vàtạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khónhưng duy trỳ và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều Theo đánhgiá của cá nhân tôi, đến thời điểm hiện nay thương hiệu cà phê Trung Nguyêncũng như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của chính nó là mộtthực trạng cần xem xét và là bài học cho các doanh nghiệp trẻ của Việc Nambước đầu tham gia thị trường kinh doanh mới đó là nhượng quyền

Một thương hiệu “Việt” khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nótrước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở 24, phát triển mạnh vàonhững năm 2004 – 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ra nước ngoài

Trang 10

“ hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nh.n hiệu hàng hóa kèm theo các

bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise)”

Theo mục 5 Phần I Thông tư 30/2005/TT-BKCN của Bộ Khoa học và Công

nghệ, “cấp phép đặc quyền kinh doanh c.n gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại (franchise).”

Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ 01/7/2007) Tuy nhiêntheo Điều 7 Luật này, không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc

Trang 11

đối tượng điều chỉnh Điều này có vẻ như mâu thuẫn với Điều 755 Bộ Luật Dân

1 Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nh.n hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh chính thứccủa Luật Thương mại

+ Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt độngnhượng quyền

Trang 12

* Thông tư 09/2006/TT-BTM: do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 đểhướng dẫn đăng k hoạt động nhượng quyền thương mại Thông tư này quy định

cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơquan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng kýnhượng quyền

2 Vấn đề sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

- Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp phải là phát triển vàkhai thác sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền thương mại

+ Nhãn hiệu

Nhãn hiệu đã có từ rất xa xưa, trước cả khi con người có sự trao đổi hàng hóavới nhau trên thị trường Người Ấn Độ với chữ ký được chạm khảm trên đồ kimhoàn mỹ nghệ, người Trung Quốc với những nét bút tinh tế trên đồ gồm, sứ đểxuất khẩu, người Nhật bản với những con dấu trên giấy viết

Nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào có khẳ năng phân biệt hàng hóa, dịch

vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cungcấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch

vụ

Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn

do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế Có hai tiêuchí chính để xem xét (i.) Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khẳ năng phân biệtcác sản phẩm/dịch của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanhnghiệp khác (ii.) Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch có thể gây hiểu lầm hoặc

vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội

Trang 13

Chức năng cơ bản của một nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là phânbiệt hàng hóa và dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa và dịch vụ củadoanh nghiệp khác, do đó thường để xác định nguồn gốc và hàm ý chỉ dẫn chấtlượng và danh tiếng Chức năng này trong một chừng mực nào đó bị tổn hại nếuchủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khácthông qua hợp đồng chuyển giao quyền SHTT Do đó, thường được quy định bởiluật hoặc yêu cầu của hợp đồng, chủ sở hữu nhãn hiệu nên duy trì mối quan hệmật thiết với bên được chuyển giao quyền SHTT để đảm bảo rằng các tiêu chuẩnchất lượng vẫn được duy trì làm cho người tiêu dùng không bị lừa dối

+ Tên thương mại

Tên thương mại là tên mà một cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ sử dụng để hoạt độngkinh doanh Để được bảo hộ tại Việt nam, Tên thương mại phải bao gồm các chữcái và có thể cả các chữ số có khả năng phát âm Tên thương mại đồng thời phải

có khả năng phân biệt chủ thể sử dụng nó với các chủ thể khác hoạt động trongcùng một lĩnh vực kinh doanh

Tên thương mại được pháp luật bảo hộ mà không cần đăng ký, nếu chủ sở hữuduy trì hoạt động kinh doanh của mình dưới Tên thương mại đó Tuy nhiên, nênlưu ý rằng Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với Tênthương mại khác được sử dụng trước ở cùng một khu vực và trong cùng một lĩnhvực kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn đối với một nhãn hiệu được đăng ký từtrước

Để ngăn chặn người khác sử dụng cùng Tên thương mại, các doanh nghiệp nênđăng ký Tên thương mại như một nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ

+ Bí mật kinh doanh

Trang 14

Bí mật kinh doanh là những thông tin: (i) không là hiểu biết thông thường;(ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho ngườinắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sửdụng nó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bịtiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Khi sử dụng phải mang lại lợi thế cho bên sử dụng như vậy là phải có sựkiểm chứng, điều này phải thực hiện thong qua việc sử dụng và chứng minhtrong kinh doanh của bên chuyển nhượng Bên chuyển giao phải chứng minhđược việc sử dụng bí mật đó mang lại hiệu quả như nào và phải cam kết sự hiệuquả đó nếu chuyển nhượng cho bên nhận

Ngoài ra, bên chuyển giao phải có các biện pháp bảo vệ những bí mật đómột cách cẩn trọng cần thiết các thong tin về cá nhân, quản lý nhà nước, an ninhquốc phòng và các thong tin không lien quan tới kinh doanh không phải là đốitượng được coi là bí mật kinh doanh

 sự nhận biết trên sẽ giúp bên nhận tránh được sự bưng bít thông tin và sựlừa đảo của bên chuyển giao, đó cũng là dấu hiệu nhận biết cơ bản ngoài nhữngquy định của pháp luật về căn cứ để chuyển giao quyền: bên chuyển giao phảichứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ ba, bí mật đó là hợp pháp…

Do tính quan trọng trong việc có được bí mật kinh doanh là sẽ mang lại lợithế rất lớn về cạnh tranh nên cần phải xem xét kỹ về các thỏa thuận về phạm vichuyển giao, trong đó gồm giới hạn về quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ Vềgiới hạn về quyền sử dụng: bên chuyển giao sẽ cho phép bên nhận được sử dụng

bí mật đó vào mục đích gì, sản xuất các sản phẩm gì?

Về giới hạn về lãnh thổ, liên quan tới khía cạnh của luật cạnh tranh, nếubên chuyển giao chuyển giao cho quá nhiều chủ thể khác thì rõ ràng lợi thế kinh

Trang 15

doanh sẽ bị giảm vì sự cạnh tranh lẫn nhau, như vậy thỏa thuận về giới hạn lãnhthổ phải chỉ rõ giới hạn địa lý được nhận chuyển giao và sự phân phối – tiêu thụsản phẩm sẽ diễn ra trong giới hạn như nào hay là không có giới hạn.

Thời gian thực hiện hợp đồng là cơ sở chấm dứt việc chuyển nhượng trên,cần phải tính toán khoảng thời gian hợp lý, không ít quá để bị thua lỗ và làm đếnthời điểm nào là cần phải dừng lại cả hai bên đều phải tính toán thời hạn này bởikhả năng bí mật này bị tiết lộ là cao hay thấp, nếu không tìm hiểu kỹ thì có khilợi thế về điều này rất dễ bị mất tác dụng và lợi thế kinh doanh sẽ bị giảm xút.Bên nhận có thể quy định điều khoản buộc bên chuyển giao phải bồi thường nếuđiều này xảy ra trong thời hạn hợp đồng hoặc là điều kiện để bên nhận rút luikhỏi hợp đồng đó

II Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại.

Thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên có kỹ năng chuyênmôn về kỹ thuật nhất định hoặc các kỹ năng khác đã có được danh tiếng cùngvới việc sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ (bên nhượng quyền) cóthể kết hợp với một doanh nghiệp khác (bên nhận quyền – franchisee) là bên sẽđưa kỹ năng của họ hoặc nguồn tài chính nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụtrực tiếp đến người tiêu dùng Bên nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng, thông quaviệc cung cấp các kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, bên nhận quyền sẽ duy trì chấtlượng và các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóahoặc dịch vụ thường yêu cầu các đặc trưng được tiêu chuẩn hóa nhất định nhưcách thức trang trí thương mại thống nhất

Trang 16

Việc chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng quyền thươngmại, thường được tách ra thành một phần riêng , bởi tính chất đặc thù của cácquyền sở hữu trí tuệ.

III Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại và phương hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1 Các vi phạm thường gặp

Tập đoàn Nam An đang sở hữu nhiều nhà hàng Việt Nam cao cấp vàchuỗi 12 tiệm Phở 24 trong, ngoài nước theo hình thức nhượng quyền thươngmại Cũng vì thế mà Giám đốc điều hành Lý Quí Trung luôn ở trong tư thếchuẩn bị cho các vụ kiện vi phạm bản quyền

Chỉ trong vòng 2 năm, thương hiệu Phở 24 của tập đoàn Nam An đã pháttriển được chuỗi 12 tiệm theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise)tại TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và Indonesia Theo đúng nguyên tắcfranchise, các tiệm Phở 24 đều phải tuân thủ những quy định kinh doanh chung,

từ cách trang trí nội thất, vật dụng đến quy trình nấu phở Thế nhưng mới đây,Nam An phát hiện một cửa hàng nhượng quyền (franchisee) làm trái quy địnhkhi tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm số lượng thịt trong tôphở, tắt máy lạnh , khiến nhiều khách hàng phàn nàn "Cũng may trường hợpnày được phát hiện sớm trước khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ uytín của chuỗi thương hiệu Phở 24", ông Lý Quí Trung cho biết

Theo ông Trung, sự cố này thường xuyên xảy ra đối với loại hìnhfranchise Một dạng "tai nạn" khác cũng thường gặp là thương hiệu "nhái", mộtloại hàng giả thương hiệu Ông Nguyễn Trần Quang, chuyên gia tư vấn thương

Trang 17

hiệu Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết, là công ty trong nước đầu tiên ápdụng mô hình kinh doanh franchise, đến nay Trung Nguyên đã có 1.000 cửahàng nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng "cũng đã có đến vài trăm cửahàng Trung Nguyên giả mà không thể xử lý được", ông Quang nói.

Rủi ro trong chuỗi nhượng quyền thương mại không nhỏ Ông AlbertKong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise cho rằng, bên cạnh những thế mạnhnhư hiệu quả kinh doanh cao, tiềm lực tài chính mạnh, nhiều cơ hội lấn sân sangcác lĩnh vực khác, mặt trái của franchise chính là nguy cơ đánh mất uy tín củamột thương hiệu, mất quyền kiểm soát doanh nghiệp và mối nguy từ những đốithủ tiềm tàng cũng như người nhượng quyền không trung thực

Ông Lý Quí Trung cho biết, để đề phòng rủi ro, tập đoàn Nam An đã đăng

ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu và biểu tượng Phở 24 tại Việt Nam và các nước kháctrên thế giới "Chúng tôi quan tâm đến vấn đề bản quyền kể cả đối với những chitiết nhỏ nhặt nhất như bàn ghế, cách bày trí nhà hàng, cách trình bày thức ăn,quy trình nấu phở , tất cả đều được đăng ký sở hữu bản quyền", ông Trung "bậtmí" Có thể tạm yên tâm kinh doanh nhưng ở khía cạnh nào đó, ông vẫn thấy bấtlực trước hàng "nhái" vì sự nhiêu khê, rắc rối trong quá trình khiếu kiện ở ViệtNam

2 Cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

- Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại:

+Thỏa thuận bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ

Bên nhượng quyền:

- Chứng minh quyền sở hữu đối với các đối tượng của SHTT được chuyểngiao: văn bằng bảo hộ…Cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba

Trang 18

- Đào tạo và hướng dẫn sử dụng máy móc được chuyển giao kèm với cácđối tượng sở hữu trí tuệ.

Bên nhận quyền:

Có các biện pháp bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

- Không tiết lộ các bí mật kinh doanh: bao gồm các tài liệu kĩ thuật chếbiên, tài liệu tập huấn nhân viên, các thỏa thuận trong hợp đồng nhượngquyền

- Trong hợp đồng lao động phải có điều khoản yêu cầu người lao độngkhông được tiết lộ bí mật kinh doanh

+ Quyền giám sát của bên nhượng quyền, trong đó có quyền giám sát về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

Các vi phạm trong hợp đông nhượng quyền thương mại co thể làm ảnh

thưởng tới quyền sở hữu trí tuệ như: làm giảm giá trị của nhãn hiệu hàng hóatrên thị trường…

+Giải quyết tranh chấp:

Khi có vi phạm hợp đồng hượng quyền thương mại nói chung và khi cócác vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Thỏa thuận về các trường hợp sẽ phạt vi phạm

do làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu trí tuệ của bên nhận quyền

+ Đăng kí hợp đông nhượng quyền thương mại

Không có một hợp đồng mẫu nào cho loại hình franchise Có thể đó làtổng hợp các loại hợp đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ", ông Fred Burkenói Ông cũng cho rằng, nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhànước để đảm bảo giá trị Luật sư Fred Burk cũng nhắc nhở các franchisor, khisoạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w