1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phòng chết đuối

5 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Chương trình phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC, CHẾT ĐUỐI Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bến Tre-VNRC 1/ Tình trạng trẻ bị coi là đuối nước:  Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, miệng, phổi, … ) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu o-xy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề.  Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và với trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ chết đuối. 2/ Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đuối nước • Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối… • Do bản tính hiếu động, tò mò với các trẻ lớn tuổi hay với trẻ nhỏ là do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Có nhiều hoàn cảnh có thể gây đuối nước trẻ em như các giếng nước, bể nước, chum vại, chậu có miệng nhỏ, bồn tắm…không được rào, chắn, đậy cẩn thận. • Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như : o Chum vại, bể nước,… không có nắp đậy an toàn o Sông, hồ, suối, ao… không có biển báo nguy hiểm, rào o Lũ lụt xảy ra thường xuyên • Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm. Đuối nước thường xảy ra khi trẻ tự đi bơi, đi chơi không có sự giám sát của người lớn; nơi trẻ chơi, bơi không an toàn, không phải là hồ, bể bơi dành cho trẻ em 3/ Xử lý khi thấy trẻ bị ngã xuống nước: • Kêu gọi sự trợ giúp của mọi người ngay khi nhìn thấy trẻ bị ngã xuống nước. • Tuyệt đối không nhảy xuông cứu khi mình không biết bơi và phương pháp cứu đuối vì bạn cũng có thể bị đuối nước • Nếu trẻ đang ở gần bờ: o Hãy đưa một vật gì đó cho trẻ (gậy, sào, phao có buôc dây thừng…) và để trẻ nắm lấy và kéo trẻ lên bờ một cách an toàn. o Hoặc ném một dây chắc chắn, dai (dây thừng ) từ bờ để trẻ túm lấy và kéo trẻ vào. • Nếu trẻ ở quá xa bờ và đang bất tỉnh: o Ngay lập tức sử dụng thuyền nếu có sẵn đến để vớt trẻ lên thuyền. o Nếu bạn biết bơi giỏi, lấy một dây thừng buộc quanh thắt lưng của bạn, bạn có thể bơi ra trẻ và có một người cầm đầu dây kia đứng trên bờ. o Bơi ra chỗ trẻ đang bị đuối nước với sợi dây buộc quanh thắt lưng bạn. Nếu trẻ còn tỉnh hãy nói với trẻ đang đuối nước một cách vững vàng để giúp trẻ bình tĩnh. Giữ tay trẻ về phía sau và cố gắng để nâng cằm và mặt của trẻ lên cao khỏi mặt nước. Người đứng trên bờ kéo cả bạn và đứa trẻ vào bờ một cách an toàn. Nếu bạn có phao bơi, đem phao bơi ra cùng với bạn. Nhưng vẫn phải buộc sợi dây thừng quanh người. 4/ Sơ cứu trẻ bị đuối nước: Khi một đứa trẻ bị đuối nước và đã được lên được bờ một cách an toàn, sơ cứu theo các bước sau: • Nếu trẻ vẫn tỉnh, chỉ lo sợ hoảng hốt: o An ủi trẻ bị nạn và đặt trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên Nguyên nhân: - Trẻ thường hiếu động, tò mò - Trẻ thường thích nghịch nước - Trẻ không biết bơi Đối với người lớn: - Bất cẩn khi trông trẻ - Không dự đoán hết nguy cơ - Không dạy bơi cho trẻ ở độ tuổi thích hợp o Kiểm tra và moi hết dị vật trong miệng và đường thở của trẻ o Tháo nước bằng cách móc họng cho nôn hoặc ép lồng ngực và bụng cho trẻ trào nước ra o Kiên trì hô hấp nhân tạo, nếu trẻ bị bất tỉnh sau đó thì đưa đến cơ sở y tế nơi gần nhất • Nếu trẻ bất tỉnh, thở yếu hoặc đã ngừng thở: o Làm sạch đường thở và làm thông đường thở bằng cách móc hết bùn đất trong miệng, mũi của trẻ. o Nếú trẻ ngừng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt ngay lập tức và làm kiên trì nhiều lần. o Khi trẻ tỉnh lại, trẻ sẽ nôn ra nước. Do vậy phải để trẻ ở tư thế hồi phục, phòng cho trẻ không bị đuối nước trở lại vì sặc chất nôn của chính đứa trẻ. o Chú ý giữ ấm bằng cách đắp chăn cho trẻ. o Chuyển trẻ bị đuối nước đến cơ sở y tế sau khi bạn đã sơ cứu và đã hồi phục để trẻ có thể tiếp nhận được sự chăm sóc tiếp theo của nhân viên y tế. 5/ Phòng tránh đuối nước ở trẻ em: 5.1/ Trông coi trẻ: • Luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 5m, đảm bảo bạn luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ • Không đọc báo, chơi bài, nói chuyện điện thoại hay làm bất cứ một việc gì có thể phân tán tư tưởng của bạn khi trông trẻ ở gần những nơi có các yếu tố nguy cơ đuối nước. • Trong trường hợp bạn bắt buộc phải làm việc, hãy cho trẻ vào cũi. Bạn nên nói chuyện với trẻ trong lúc làm việc để trẻ thấy mình vẫn được quan tấm. • Trong trường hợp có nhiều người trông trẻ và trẻ tham gia các họat động tập thể (như các bữa tiệc ở gần nơi có ao hồ, đi tắm biển tập thể…), cách tốt nhất là cử 1-2 người chuyên theo dõi trẻ và không làm việc gì có thể khiến họ phân tâm. • Tuyệt đối không để trẻ duới 10 tuổi trông trẻ bé hơn • Học kỹ thuật sơ cấp cứu, hà hơi thổi ngạt 5.2/ Làm cho môi trường xung quanh an toàn hơn: • Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng. Làm cửa chắn nếu nhà gần ao, hồ, làm cửa chắn an toàn: rào dọc, khoảng cách giữa các thanh rào tối đa 15 cm, chiều cao rào tối thiểu là 80 cm. • Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng. • Luôn đậy nắp giếng, bể nước… bằng các nắp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm lên không lọt). • Đối với vùng lũ: dùng giường 3 vách,… • Cho trẻ mặc áo phao khi đi trên thuyền… • Chuẩn bị sẵn các phương tiện cứu hộ như dây thừng, phao… trong nhà 5.3/ Hãy hướng dẫn cho trẻ những điều cần thiết sau: • Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ • Không chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn • Chỉ cho phép trẻ học bơi ở những nơi an toàn do người lớn kiểm soát. Trẻ chỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được 25 m liên tục và tự lặn nổi ít nhất 5 phút. • Những nguyên tắc an toàn khi bơi: o Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn o Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi & cứu đuối. o Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa o Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm o Phải khởi động trước khi xuống nước o Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước o Không dùng các phao bơm hơi Hãy làm những điều đơn giản sau đây để giúp trẻ trong gia đình bạn có thể tránh được 99% nguy cơ bị chết đuối - Trông coi trẻ cẩn thận - Không để trẻ dưới 10 tuổi trông coi trẻ nhỏ hơn. - Người lớn hãy học kỹ thuật sơ cấp cứu - hà hơi thổi ngạt. - Hãy làm cho môi trường xung quanh an toàn hơn. - Dạy bơi cho trẻ - Trẻ đi bơi phải xin phép cha mẹ. - Đi thuyền, ghe trên sông phải mặc áo phao. o Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về • Những nguyên tắc an toàn khi đi thuyền. • Dạy trẻ cách xử lý như: kêu cứu, kỹ thuật tự cứu và cứu đuối (đối với trẻ lớn) 5.4/ Phòng tránh để không xảy ra tai nạn: • Hướng dẫn gia đình, những người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ và bản thân trẻ về nguyên nhân hậu quả của đuối nước. • Định hướng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể để thu hút trẻ vào các hoạt động an toàn lành mạnh. • Hướng dẫn cho trẻ học bơi theo trường lớp có người quản lý. • Kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ để hạn chế tiếp xúc: o Phòng tai nạn đuối nước trong gia đình bạn bằng cách rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu để bảo vệ trẻ em. o Giếng, bể, chum vại, chậu nước và thùng nước phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn. o Hố sâu đã sử dụng xong cần lấp kín để tránh các em chơi đùa bị rơi xuống hố. o Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm và nhắc nhở trẻ em tuân theo các lời chỉ dẫn. • Luôn ở cạnh trẻ và theo dõi sát khi chúng tắm hoặc chơi ở chỗ có nước. • Không được để trẻ đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm 5.5/ Đối với người lớn: • Tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng chăm sóc và sơ cấp cứu đuối nước. • Chuẩn bị các trang thiết bị dự phòng để ứng phó kịp thời khi xảy ra tai nạn đuối nước: phao cứu sinh, dây thừng, xuồng cứu hộ, các dụng cụ cấp cứu cá nhân . Chương trình phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC, CHẾT ĐUỐI Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bến Tre-VNRC 1/ Tình trạng trẻ bị coi là đuối nước:  Khi có sự xâm nhập. thể làm trẻ chết đuối. 2/ Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đuối nước • Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước phải để trẻ ở tư thế hồi phục, phòng cho trẻ không bị đuối nước trở lại vì sặc chất nôn của chính đứa trẻ. o Chú ý giữ ấm bằng cách đắp chăn cho trẻ. o Chuyển trẻ bị đuối nước đến cơ sở y tế sau

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w