1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phong tục cưới hỏi Việt Nam

24 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Bởi người dân Việt Nam coi đám cưới là một việc thiêng liêng, trọng đại trong đời người… Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi – tên

Trang 1

Nét đẹp trong lễ cưới Việt Nam

Ngày đăng: 20/02/2008

Nét đẹp trong lễ cưới Việt Nam

“Ma chê, cưới trách” là lời nhắc cho các gia đình đừng

để xảy ra điều gì khiến phải chê trách trong đám cưới

Bởi người dân Việt Nam coi đám cưới là một việc thiêng

liêng, trọng đại trong đời người…

Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam

chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi – tên gọi có thể

khác nhau, nhưng đều thống nhất như sau:

Sự mối manh: Đầu tiên phải có người trung gian, đóng

vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình… Đó thường là người đứng tuổi, có

uy tín, có kinh nghiệm

Lễ chạm ngõ

Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang Đồ lễ bắt buộc phải

có là trầu, cau, rượu, chè Phải có trầu cau mới được, vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họhàng ruột thịt Không có trầu là không theo lễ

Lễ vấn danh (ăn hỏi)

Chữ Hán gọi chữ này là lễ vấn danh (hỏi tên tuổi, so đôi lứa) Gọi như thế thôi chứ người ta đã biết rõ rồi Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danhcoi như đã có chồng (dù chưa cưới) Cô đã phải biết bổn phận rồi, và những nhà khác cũng phải biết, đừng lai vãng mối lái gì nữa Nhân dân nói một cách mộc mạc mà rất có ý vị Đó là ngày bỏ hàng rào Nghĩa là con gái nhà này đã được gài, được đánh dấu rồi, xin đừng ai hỏi đến nữa Còn một cái tên nôm na để dịch lễ vấn danh: lễ ăn hỏi

Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà (pha đủ một ấm), một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của

Mô hình đám cưới Việt

Trang 2

nhà gái Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ thôi Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới

Lễ cưới

Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu đầy đủ Đồ nữ trang cho cô dâulàm vốn sau này, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn

Do khong hiểu ý nghĩa này, mà nhiều nơi đã xảy ra nạ thách cưới Nhà gái đòi điều kiện của cải, bù vào việc nhà mình mất người Rồi còn xảy

ra tệ nạn sau khi cô dâu về, bà mẹ chồng đã thu lại các của cải để bù vào việc đi vay mượn trước đó Thách cưới đã thành hủ tục, giờ đây đã được bỏ đi

để cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui.Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, đểđưa dâu về nhà chồng Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu

Rước râu vào nhà

Đoàn đưa dâu về đến ngõ Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh

Trang 3

mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà Hiện tượng này được giải thíchtheo nhiều cách Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.

Lễ tơ hồng

Cả hai họ cùng ngồi ăn uống xong, tất cả ra về, trừ người thân tín thì ở lại Họ chờ cho cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng Người ta cho rằng vợchồng lấy được nhau, là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này Lễ cúng tơ hồng đơn giản nhưng rất thanh lịch, không có cỗ bàn nhưng có rượu và hoa quả Có thể cúng trong nhà, mà cũng có thể cúng dưới trời Ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng, chứng kiến buổi lễ Lạy cụ tơ hồng, rồi hai vợ chồng vái nhau (gọi là phu thê giao bái) Các đám cưới quý tộc thì việc tổ chức có quy cách hơn

Trải giường chiếu

Xong lễ tơ hồng, thì cô dâu chú rể cùng mọi người vào phòng cô dâu Trong lúc này trên chiếc giường cưới đã có sẵn đôi chiếu mới úp vào nhau Bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông

con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, sẽ trải đôi chiếu lên

giường, trải cho ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận

Lễ hợp cẩn

Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai Trước

giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh Loại

bánh này gọi là bánh phu thê (sau này ta đọc thành

bánh xu xê) Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ

chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh - chỉ co hai

vợ chồng, không chia cho ai, không để thừa

Mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào

Trang 4

nhau Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.

Lễ lại mặt

Cũng gọi là ngày nhị hỉ, lễ cưới xong, sáng hôm sau, hai vợ chồng trẻ

sẽ trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên Lễ vật cũng có trầu, xôi, lơn Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêmhợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay Nhưng trường hợpnày rất hiếm

Lễ cheo

Lễ cưới Việt Nam còn có một hiện tượng độc đáo, đó là lễ cheo Lễ cheo

có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày Lễ cheo

là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm

có con gái đi lấy chồng Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng Thật ra đây cũng là thủ tục như bây giờ chúng ta đăng ký ở Uỷ ban Song ngườiViệt không cho đó chỉ là thủ tục, mà là một lễ nghi hẳn hoi Người theo chữ nghĩa sách vở thì gọi lễ cheo này là lễ lan nhai (nhiều người đọc ra

là lễ lan giai) Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến đón dâu ở nhà gái

Cách thức tổ chức, trình tự tiến hành của một đám cưới Việt Nam ngày xưa là như vậy Những đám cưới theo kiểu mới hiện nay, theo phong trào, theo quan niệm mới (thật ra thì chưa thành quan điểm), ta cứ làm

mà thực ra thì chưa ưng lắm Gần đây đời sống của ta có tươi hơn, chuyện xã giao, chuyện theo đà cũng rầm rộ hơn, khiến cho nhiều

người biết là không ổn mà vẫn cứ phải theo những kiểu cách phô

trương (có cả trục lợi)

Nhìn lại các phong tục cổ truyền của đám cưới ngày xưa, phải thành thực nhận rằng nhiều người trong chúng ta chưa thật tiếp cận đúng với tinh thần, ý nghĩa nên chỉ thấy phần thiếu sót: nhiều nghi lễ phiền

phức, mang tính phong kiến nặng nề; nhiều hủ tục: chuyện thách cưới, chuyện ở rể, chuyện đăng môn hộ đối… làm giảm đi ý nghĩa của hôn nhân, đám cưới phô trương cỗ bàn, khoe khoang y phục, hát xướng…

Trang 5

Thật ra người dân ta, ngày xưa có ưa gì những đám

cưới loè loẹt đâu Nhưng một mặt khác, lại phải thấy

rằng, cách tổ chức ngày xưa quả thực có ý nghĩa

sâu sắc và có những nét đẹp Các đám cưới mới của

chúng ta ngày nay, phải xin phép để nói rằng, nhiều

trường hợp đã không thể hiện được cái đẹp, cái hay

đã có

Về ý nghĩa sâu sắc, có tính cách triết học, có thiên

về tâm linh, người ta hiểu rằng: hôn nhân là việc hệ trọng, là thiêng liêng Vì thế người ta thấy cần phải theo lễ Phải gọi là lễ cưới chứ

không chỉ là đám cưới suông Lấy vợ, lấy chồng là một việc thiêng liêngcủa đời người Lấy nhau vì tình, nhưng cũng còn vì nghĩa nữa Nhiều cô cậu ngày nay chỉ biết yêu nhau mà lấy nhau, để thoả mãn sự gắn bó,

có lẽ không khẳng định là dài hay ngắn

Cưới vợ cưới chồng ở Việt Nam la có sự chứng kiến của thần thánh tổ tiên (có tơ hồng) Đó là thần quyền Rồi phải có làng xóm, pháp luật công nhận (lễ nộp cheo Đó là pháp quyền Và trước nhất anh chị phải yêu nhau, phải thấy hợp nhau, hợp tuổi tác Đó là nhân quyền Những đám cưới có hai cô cậu biết nhau (mời bạn bè đến ăn) cũng chỉ là quan

hệ cá nhân mà thôi Chỉ biết yêu, chứ không biết đó là thiêng liêng, nên

sự ràng buộc chỉ là mức độ

Đám cưới Việt phải có trầu, cau mới thể hiện được sự ràng buộc của tình nghĩa vợ chồng và linh ứng của thần linh “Ba đồng một mớ trầu cay – Sao anh không hỏi những ngày còn không…” là ý nghĩa như thế

Lễ vật đám cưới truyền thống - ở các nhà bình dân – không có mâm cao cỗ đầy, không ai đếm món: mâm này năm trăm, mâm kia sáu

trăm, nhà các quan to thì lắm xe đưa đón Nhưng người dân Việt Nam biết chọn các lễ vật đẹp Những cốm, hồng, những dây lụa chăng

đường, những bài thơ, bài hát Thật là đẹp đẽ và cảm động Cái đẹp của lễ cưới Việt Nam là như thế

Theo Thời Trang Trẻ

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì ?

Ngày đăng: 14/07/2008

Trang 6

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở vềnhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ góigọn trong phạm vi gia đình

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt

lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông

bà đã mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh,

để xem người con gái còn trinh tiết hay không Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh)

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

- Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như

NgayCuoi.com

Theo Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Trang 7

Cũng gọi là ngày nhị hỉ, lễ cưới xong, sáng hôm sau, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái, mang

theo lễ vật để tạ gia tiên Lễ vật cũng có trầu, xôi, lơn Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và

con gái mình Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay Nhưng trường hợp này rất hiếm.

Lễ xin dâu có ý nghĩa gì ?

Ngày đăng: 14/07/2008

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người,

thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt,nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm"

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình cóthể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đóndâu làm một

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu ) vào

trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm

lễ chính thức đón dâu Lễ này phải tiến hành rất nhanh Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào

Trang 8

Theo Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Ngày đăng: 14/07/2008

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng

nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không ăn trầu cách mặt nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp:

Tiện đây ăn một miếng trầu Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là

"Đầu trò tiếp khách" là trầu, ngày xưa ai mà chẳng có, hoạ chăng riêng

Tú Xương mới "Bác đến chơi nhà ta với ta"

Quí nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng "cau sáu ra thành mười"

Đặc biệt "trầu là đầu câu chuyện" giao duyên giữa đôi trai gái:

"Lân la điếu thuốc miếng trầu, đường ăn ở dễ chiều lòng bạn lứa"

Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời

Mời trầu không ăn thì trách móc nhau:

Đi đâu cho đổ mồ hôi Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn

Thưa rằng bác mẹ tôi răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người

Khi đã quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, nhất là các chàng trai nhờ miếng trầu mà tán tỉnh:

Từ ngày ăn phải miếng trầu Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu

Trang 9

Một thương, hai nhớ, ba sầu Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi

"Có trầu, có vỏ, không vôi" thì môi không thể nào đỏ được, chẳng khác

gì "có chăn, có chiếu không người năm chung"

Cho anh một miếng trầu vàng Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm

Yêu nhau chẳng lấy được nhau Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già

Miếng trầu không đắt đỏ gì "ba đồng một mớ trầu cay" nhưng "miếng trầu nên dâu nhà người"

Ngày nay để răng trắng nhiều người không biết ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố, nhưng theo tục lệ nhà ai có con gái gả chồng, sau khi ăn hỏi xong cũng đem cau trầu cau biếu hàng xóm và bà con nội ngoại Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên ăn được hay không cũng chẳng ai chối từ

Thời xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ "bùa mê", "bùa yêu" nên người ta có thói quen:

Ăn trầu thì mở trầu ra Một là thuốc độc hai là mặn vôi

Các cụ càng già càng nghiện trầu, nhưng không còn răng nên "đi đâu chỉ những cối cùng chày" (Nguyễn Khuyến) Cối chày giã trầu làm bằng đồng, chỉ bỏ vừa miếng cau, miếng trầu, miếng vỏ nhưng trạm trổ rất công phu, ngày nay không còn thấy có trên thị trường nên các cụ quá phải nhở con cháu nhá hộ

Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng Nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật, nhất là lễ cưới có trầu têm cánh phượng có cau vỏ trổ hoa, "cau già dao sắc" thì ngon Bày trầu trên đĩa, hạt cau phải sóng hàng, trầu vào giữa, đĩa trầu bày 5 miếng hoặc 10 miếng, khi đưa mời khách phải bưng hai tay Tế gia tiên

Trang 10

thì trầu têm, còn tế lễ thiên thần thì phải 3 là trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và 3 quả cau để nguyên.

NgayCuoi.com

Theo Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Bạn đã bao giờ thắc mắc tạisao người ta lại đeo nhẫncưới ở ngón áp út chưa?

Người Trung Quốc có mộtcách giải thích rất thú vị vàthuyết phục

Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa làchính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn

Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và

áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngóntay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay

Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… (xem hình) Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể

Trang 11

sống cùng bạn mãi mãi

Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào

đi nữa

Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Quả là một sự giải thích đáng yêu phải không?

Theo Sài gòn tiếp thị

Lễ xin dâu có ý nghĩa gì ?

Ngày đăng: 14/07/2008

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người,

thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt,nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm"

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình cóthể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đóndâu làm một

Trang 12

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu ) vào

trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm

lễ chính thức đón dâu Lễ này phải tiến hành rất nhanh Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào

NgayCuoi.com

Theo Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành

Ngày đăng: 13/10/2003

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người,

thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt,nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm"

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình cóthể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đóndâu làm một

Ngày đăng: 10/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w