1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Hòa giải tranh chấp đất ppt

1 388 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Hỏi: Trước khi qua đời, cha tôi có nguyện vọng để lại đất của ông làm nơi thờ phụng gia tiên. Năm 2002, anh trai tôi ở và quản lý nhà vườn, đồng thời được chị em đồng thừa kế ủy quyền nhận 50 triệu đồng của nhà nước để tu sửa nhà thờ theo chính sách đền ơn đáp nghĩa. Thế nhưng, năm 2007 anh tôi làm thủ tục sang tên và đứng tên duy nhất trên giấy tờ nhà đất. Tôi viết đơn nhờ chính quyền xã, huyện can thiệp nhưng không có văn bản trả lời và không giải quyết. Khi tôi viết đơn khởi kiện lên Tòa án, cán bộ tòa án không nhận đơn kiện với lý do chưa có biên bản hòa giải của xã. Tôi xin hỏi Tòa án trả lời như vậy có đúng không? Trách nhiệm của UBND xã như thế nào trong trường hợp này? (Trần Thị Thôi, TT Huế) Trả lời: Theo quy định của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn, các tranh chấp đất đai bắt buộc phải thực hiện việc hòa giải tại UBND cấp xã. Cụ thể, theo quy định tại Điều 135, Luật đất đai 2003, được hướng dẫn tại Điều 159, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai, thì: Khi có tranh chấp, các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Theo nội dung bà trình bày, đất tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nếu hòa giải không thành thì bà có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện để được giải quyết (khoản 1, Điều 136, Luật đất đai 2003). Như vậy, theo quy định về trình trự giải quyết tranh chấp đất đai mà chúng tôi nêu trên, việc UBND xã không tổ chức hòa giải tranh chấp trong trường hợp của bà là không đúng quy định của pháp luật. Cán bộ tòa án trả lại đơn và không thụ lý yêu cầu khởi kiện của bà là có căn cứ pháp luật. Ths. Ls Nguyễn Văn Phước (Văn phòng luật sư Huế, www.huelaw.com.vn) . luật đất đai, thì: Khi có tranh chấp, các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai (khoản 1, Điều 136, Luật đất đai 2003). Như vậy, theo quy định về trình trự giải quyết tranh chấp đất đai mà chúng tôi nêu trên, việc UBND xã không tổ chức hòa giải tranh chấp trong trường hợp của. tranh chấp. Theo nội dung bà trình bày, đất tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nếu hòa giải không thành thì bà có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện để được giải

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w