Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Trong giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng số một. Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp là một trong yếu tố góp phần gây thiện cảm đối với người đối diện, tạo sự thành công trong giao tiếp. Chúng ta có thể tham khảo những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Văn Lê về sự giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1.1 Lời nói phải đúng vai xã hội, đúng cương vị xã hội của con người.Khi giao tiếp với ai, chúng ta hãy định hướng cho cách giao tiếp ứng xử của mình sao cho phù hợp, không tự phụ kiêu căng mà cũng không tự ti, khúm núm. 1.2 Lời nói phải phù hợp với trình độ người nghe. Trình độ quá chênh lệch về ngôn ngữ giữa người nói và người nghe có thể gây khó hiểu hoặc hiểu lầm. 1.3 Bảo đảm nguyên tắc truyền đạt một thông điệp : rõ ràng, rành mạch, không có những từ, những câu thừa, nhưng mặt khác lại cho phép ở một số chỗ nào đó cần có sự lặp lại ít nhiều với mục đích nhấn mạnh, nêu bật những ý cần thiết. 1.4 Cách nói cơ giới và cách nói tình thái: + Nói cơ giới là nói thẳng, nói vỗ mặt. Ví dụ: tôi không có, tôi không cho,tôi bỏ, tôi cắt, anh nói sai. + Nói tình thái là nói tế nhị, có tình cảm, làm cho người nghe có thể tiếp thu thỏai mái nội dung câu nói. Ví dụ:Tôi e rằng đánh giá như thế là chưa thỏa đáng.Hai vấn đề đó tưởng không nên nhập làm một.Nội dung tốt, chỉ tiếc là thái độ hơi gay gắt… Khoanh tay lại, hứa với cô đi nào!Có muốn được cô khen không?Có muốn được lên lớp không? Trái với nói tình thái là nói nặng, nói hù dọa: Chú ý vào sách! Cô gọi, không đọc tiếp được là cô cho điểm 1 đấy nhé! 1.5 Cách nói chỉ rõ và nói gợi, nói ví : Nói chỉ rõ sự việc là nói trực diện, như 2 với 2 là 4.Nói gợi là nói đến một dấu hiệu gì đó có liên quan để người nghe tự hiểu. Nói ví là một cách nói gợi,dùng sự so sánh Ví dụ để phê bình một bài diễn văn nhậm chức sáo rỗng: “ Bài này cho đăng vào một tạp chí văn hóa nghệ thuật thì tuyệt! 1.6 Cách nói triết lý: Cách nói này được dùng để giảm thiểu nỗi bất hạnh của người đối diện. Ví dụ:Của đi thay người! 1.7 Nói hiển ngôn và nói hàm ngôn: Hiển ngôn là lời nói có nghĩa biểu hiện trực tiếp ra ngòai, còn hàm ngôn là lời nói có nghĩa ẩn bên trong, đòi hỏi người nghe phải cố gắng để hiểu, để giải mã câu nói. Ví dụ: + Ở trong phòng họp, A nói:Nóng quá!, B nói:Ừ, nóng như lửa! Câu nói của A trong trường hợp này này là hiển ngôn, không có hàm ngôn. + Ở nhà riêng của B, A nói:Nóng quá! B bảo:Có chai bia đây! Câu nói của A vừa là hiển ngôn ( trời nóng ) vừa là hàm ngôn ( cho uống gì đi ) Theo Ducrot, hiển ngôn là cái người ta nói ra, còn hàm ngôn là cái người ta muốn mà không nói ra. 1.8 Nói mỉa mai, châm chọc: Theo Paul Guth và Michelle Maurois, tự ái rất nên giữ vì đó là tình cảm của con người có phẩm cách. Vì vậy chúng ta nên tôn trọng cái tự ái của mỗi người và tránh không làm tổn thương đến nó bằng những cách nói gợi ý, tế nhị hơn. Đừng nói đùa châm chọc, nhất là đối với những người quá nhạy cảm. 1.9 Nói gây bệnh cho người khác: Làm gì mà bà xanh xao, tiều tụy đến thế? Một câu nói đó có thể làm tiêu tan công hiệu của mười hộp thuốc bổ, người nghe có thể chưa bị bệnh nhưng nghe câu nói đó có thể bị ám thị mà bệnh thật. ( Sưu tầm ) . Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Trong giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng số một. Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp là một trong yếu tố. cảm đối với người đối diện, tạo sự thành công trong giao tiếp. Chúng ta có thể tham khảo những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Văn Lê về sự giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1.1 Lời nói phải đúng vai. người đối diện. Ví dụ:Của đi thay người! 1.7 Nói hiển ngôn và nói hàm ngôn: Hiển ngôn là lời nói có nghĩa biểu hiện trực tiếp ra ngòai, còn hàm ngôn là lời nói có nghĩa ẩn bên trong, đòi hỏi người