Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc tạo tình huống I.. Ý chính: Truyện diễn tả chân thực & sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai, người nông dân phải rời làng đi tản cư tro
Trang 1- Chuẩn bị: Chân dung nhà văn Kim Lân.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ: Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- ? Đọc thuộc bài thơ, nêu vài nét về tác giả & hoàn cảnh ra đời của bài thơ
? Phân tích hình ảnh vầng trăng & cảm xúc của tác giả trong thơ
? Nhận xét chung về nội dung & nghệ thuật bài thơ
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
+ HS đọc chú thích dấu () trong SGK
? Nêu những nét cơ bản về tác giả.
Kim Lân là nhà văn am hiểu về nông thôn & người nông dân nên
có nhiều truyện ngắn đặc sắc về đề tài này
? Nêu vài nét về tác phẩm.
Truyện ngắn “Làng” là một truyện hay, viết vào đầu thời kỳ chống
thực dân Pháp (1948)
? Giải thích một số từ ngữ: tản cư, kỳ lý, truất ngôi trừ ngoại, …
HĐ2:
+ Hướng dẫn đọc: giọng kể, chậm rãi, diễn tả chân thực tâm trạng
ông Hai theo từng diễn biến câu chuyện
+ GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp
+ HS tóm tắt truyện: Truyện kể về nhân vật ông Hai, người làng Chợ
Dầu phải đi tản cư trong những ngày đầu chống Pháp Lúc nào ông
cũng nhớ làng, tình yêu làng của ông tha thiết nên ông vẫn thường tự
hào về làng của mình Khi có tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông
Hai đau khổ tột cùng Đến lúc tin đồn được cải chính, ông quá đổi
sung sướng & hạnh phúc nên tiếp tục đi khoe làng mình như trước
Truyện phản ánh tình cảm yêu làng, yêu nước của người nông dân
tha thiết, chân thành & cảm động
? Câu hỏi 1 (SGK/174).
Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc tạo tình huống
I ĐỌC- CHÚ THÍCH VB:
+ Tác giả: Kim Lân (1920) + Tác phẩm: viết vào thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp (1948)
+ Thể loại: truyện ngắn
+ Giải từ: (SGK)
II ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1 Ý chính: Truyện diễn tả
chân thực & sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai, người nông dân phải rời làng đi tản cư trong thời kỳ đầu chống Pháp
2 Tóm tắt truyện.
3 Tình huống truyện:
Tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc mâu thuẫn với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng tạo diễn biến tâm lý gay gắt trong nhân vật, từ
TUẦN 13
MTCĐ:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước & tinh thần kháng chiến ở
nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”, qua đó hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta
trong thời kỳ kháng chiến Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng & ngôn ngữ nhân vật quần chúng
- Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà HS đang sử dụng với các phương ngữ khác & với ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,…
- Hiểu được tác dụng của các yếu tố đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm trong VBTS
- Luyện nói: kể lại được một câu chuyện, trong đó có kết hợp miêu tả nội tâm & nghị luận (có đối thoại, độc thoại,…)
VĂN BẢN: LÀNG (KIM LÂN)
TIẾT 61-62
Trang 2đối lập với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng ông & khác với suy
nghĩ về một làng quê có tinh thần cách mạng của ông
Tình huống này tạo ra một diễn biến tâm lý gay gắt trong ông Hai,
từ đó tạo nên tính cách, bản chất nhân vật
CỦNG CỐ TIẾT 61:
? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
? Tình huống truyện nào khiến ông Hai bộc lộ tâm trạng
VÀO TIẾT 62:
? Câu hỏi 2 (SGK/174):
+ Trước khi nghe tin đồn xấu về làng , tâm trạng ông Hai luôn nhớ
làng da diết, nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em Khi ở
phòng thông tin ông nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng
của quân ta nên ông rất vui: Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui
quá! Đó là niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách
mạng & cũng là biểu hiện của tình yêu làng
+ Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây, với ông Hai nó quá đột
ngột & bất ngờ làm ông sững sừ, bàng hoàng: cổ ông lão nghẹn ắng
hẳn đi, da mặt tê rân rân… đó là cảm xúc bị xúc phạm đến đau đớn,
tê tái
+ Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả những cung bậc cảm xúc
của ông Hai chứng tỏ tin đồn ấy đã trở thành nỗi day dứt trong lòng
ông Đó là nỗi nhục nhã ê chề, nỗi đau đớn tái tê, sự ngờ vực chưa
tin, sự bế tắc vào cuộc sống phía trước Nỗi ám ảnh nặng nề biến
thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng ông cùng nỗi đau xót tủi hổ
+ Cuộc xung đột nội tâm dưa ông Hai đến một lựa chọn dứt khoát:
Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù tình yêu nước
rộng hơn bao trùm lên tình cảm với làng quê, nhưng không vì thế mà
bỏ tình cảm với làng nên càng đau xót, tủi hổ hơn Ông có tình yêu
sâu nặng với làng, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với CM
? Câu hỏi 3 (SGK/174):
Đoạn văn “Ông lão ôm thàng út lên lòng … ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”
đã bộc lộ cảm xúc chân thành của ông Hai, trong bế tắc ông tự vỗ về,
an ủi mình & tự minh oan cho lòng được thanh thản cũng là để khẳng
định lòng chung thủy đối với CM, với cụ Hồ Đay là lời độc thoại nội
tâm của ông Hai nhằm gởi gấm tình yêu làng, yêu nước của người
nông dân
Khi tin xấu được cải chính ông vui sướng đi báo tin làng ông bị Tây
đốt sạch cho tất cả mọi người biết, bởi vì trong mất mát đau thương
danh dự của ông & của làng đã được cứu gỡ
? Câu hỏi 4 (SGK/174):
Tâm lý nhân vật được diễn tả chân thực như bản tính vốn có (ông
Hai, mụ chủ nhà, bà Hai, …) & được biểu hiện cụ thể trong những
hoàn cảnh khác nhau nhân vật được miêu tả chân thực, sinh động
Những câu nói : + Nắng này là bỏ mẹ chúng nó
+ Nó thì rút ruột ra, biết chửa?
+ Toàn là sai sự mục đích cả
ngôn ngữ phù hợp ở làng quê, họ thích nói chữ một cách hồn nhiên
HĐ3: Luyện tập.
đó xây dựng tính cách, bản chất nhân vật
4 Diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai:
- Trước khi có tin đồn xấu : nhớ làng da diết, vui mừng trước tin thắng trận của quân ta yêu làng &
tự hào trước thành quả của cách mạng
- Khi có tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc: ông sững
sờ, bất ngờ, bàng hoàng thấy như bị xúc phạm day dứt, nhục nhã đau đớn, ngờ vực, bế tắc, sự hãi: xung đột nội tâm diễn
ra gay gắt
- Làng theo Tây thì phải thù: lòng yêu nước rộng hơn tình yêu làng
- Ông Hai tâm sự với đứa con út: là lời độc thoại nội tâm để tự an ủi & minh oan cho mình, từ đó ông khẳng định lòng chung thủy với cụ Hồ, với CM
- Khi tin đồn được cải chính: ông vui sướng báo tin làng mình bị tây đốt danh dự của ông & của làng đã được cứu gỡ
5 Nghệ thuật:
- Tâm lý nhân vật được diễn tả chân thực, sinh động
- Ngôn ngữ phù hợp với người nông dân
GHI NHỚ : SGK / 174
Trang 31 Ví dụ: Đoạn ông Hai trở về báo tin xấu đã được cải chính miêu tả hành động, nét mặt, giọng nói,
cử chỉ rất linh hoạt, ngôn ngữ dân dã
2 Những truyện ngắn, bài thơ viết về quê hương:
o Cố hương (Lỗ Tấn)
o Quê hương (Tế Hanh)
o Quê hương (Giang Nam)
o Quê hương (Đỗ Trung Quân)
o Quê dừa (Lê Anh Xuân)
- Dặn dò:
+ Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ
+ Soạn bài: Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long).
+ Tóm tắt truyện, sưu tầm hình ảnh về SaPa
+ Chuẩn bị tiết tiếp theo: Chương trình địa phương – Phần Tiếng Việt
Trang 4- Chuẩn bị: Bảng phụ, tư liệu về từ địa phương.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Thế nào là từ địa phương, ví dụ minh họa
? Tìm một đoạn thơ, văn có dùng từ địa phương mà em biết
- Bài mới:
HĐ1:
1 Bài tập 1:
hòm (đựng đồ) hòm (áo quan) hòm (áo quan / quan tài)
củ sắn (khoai mì) sắn (khoai mì) sắn (củ sắn)
dây nịch (cột đồ) dây nịch (thắt lưng) dây nịch (thắt lưng)
dâu thun (luồn quầnáo) dây thun (cột đồ) dây thun (cột đồ)
2 Các từ địa phương không có trong phương ngữ khác đã thể hiện sự phong phú, đa dạng trong
thiên nhiên và đời sống cộng đồng
3 Các từ được coi là ngôn ngữ toàn dân: cá quả, lợn, ngã, ốm (bệnh) đều là phương ngữ Bắc.
4 Các từ địa phương: chi, rứa, nờ, tàu bay, tui, cớ răng, mụ, ưng nhấn mạnh phẩm chất, tâm hồn
người dân Quảng Bình
HĐ2:
Sưu tầm thơ, văn có dùng từ địa phương:
- Răng không cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng,… (Tố hữu)
- Mai này độc lập
Đằng ý nhớ rẽ viền vô ví chắc (Hồng Nguyên)
(Bạn nhớ rẽ vào thăm tôi)
- Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay (Nguyễn Đình Chiểu)
- Dặn dò:
+ Xem lại các nội dung đã ôn
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
TIẾT 63
Trang 5- Chuẩn bị: Bảng phụ.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Trong hội thoại, em bắt gặp những hình thức lời thoại như thế nào
(hai hay nhiều người trực tiếp trao đổi với nhau, có khi nói một mình, có khi chỉ là những
suy nghĩ)
? Tìm một đoạn thơ, văn có dùng hình thức đối thoại, độc thoại, nêu suy nghĩ
(Lão Hạc - Nam Cao; Mã Giám Sinh mua Kiều – Nguyễn Du).
- Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu các hình thức đối thoại trong
VBTS:
+ HS đọc ví dụ 1 (SGK): Đoạn trích truyện “Làng” (Kim Lân)
? Câu hỏi a (SGK/177):
Có ít nhất 2 người tản cư nói với nhau Lời người trao &
người đáp đều có gạch đầu dòng, cùng hướng vào một nội
dung: chuyện làng Chợ dầu theo Tây đối thoại
? Câu hỏi b (SGK/177):
Lượt lời thứ 3 là lời ông Hai nói một mình, mục đích để lãng
tránh, thoái lui, có dấu gạch đầu dòng độc thoại
? Câu hỏi c (SGK/177):
Những câu nói của ông Hai về những đứa con là những suy
nghĩ, không gạch đầu dòng độc thoại nội tâm
? Câu hỏi d (SGK/177):
Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không hkí như
cuộc sống thật, tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật,
giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn của
ông Hai khi nghe tin làng theo Tây chuyện sinh động hơn
HĐ2: Luyện tập
I TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VBTS:
GHI NHỚ : SGK / 178
1 Cuộc đối thoại của vợ chồng ông Hai diễn ra không bình thường:
o Bà Hai nói 3 lần
o Ông Hai đáp 2 lần, lời đáp cụt lủn, cáu gắt
Làm nổi bật tâm trạng chán chường,buồn bã, đau khổ & thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin làng mình theo giặc
2 (HS về nhà làm).
- Dặn dò:
+ Học thuộc ghi nhớ
+ Làm tiếp bài tập 2
+ Chuẩn bị: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận & miêu tả nội tâm
+ Xem trước phần chuẩn bị ở nhà & trên lớp (làm theo nhóm)
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI & ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ TIẾT 64
Trang 6- Chuẩn bị: Bảng phụ.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể đối với mỗi người
- Chia nhóm làm bài tập, cử đại diện trình bày trước lớp
HĐ2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị đề cương luyện nói chung cho nhóm
- HS đã chuẩn bị bài luyện nói ở nhà, thống nhất trong nhóm về đề cương (dàn ý)
HĐ3: Thực hành luyện nói.
Nhóm cử đại diện lên trình bày, lớp theo dõi, chuẩn bị nhận xét
HĐ4:
- HS nhận xét bài luyện nói của nhóm bạn
- GV kết luận & rút kinh nghiệm khi luyện nói cho HS
- Ví dụ: + Cách xưng hô
+ Thái độ tự tin, thoải mái, vui vẻ
+ Tránh nói lắp, tránh dùng nhiều tiếng đệm
+ Phát âm chuẩn
+ Chú ý động tác tay khi nói
+ Diễn cảm qua nét mặt, cử chỉ,…
- Dặn dò:
+ Tiếp tục luyện nói ở nhà để tạo sự tự tin trong học tập
+ Chuẩn bị: Viết bài TLV số 3
+ Xem trước 4 đề bài tham khảo & yêu cầu làm bài có trong SGK/191
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM TIẾT 65