- Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6-9: từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp
Trang 1- Chuẩn bị: Tranh minh họa đoạn trích.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
? Qua hành động đánh cướp cứu người, em nhận xét quan niệm sống của Vân Tiên thế nào
? Qua cử chỉ, lời nói, em nhận xét Nguyệt Nga là người như thế nào
? Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật & sử dụng ngôn ngữ của tác giả qua đoạn trích
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
Liên hệ phần tóm tắt bài trước để giới thiệu vị trí đoạn trích
HĐ2: Đọc-hiểu văn bản.
? Câu hỏi 1 (SGK/121).
Chủ đề: Sự đối lập giữa thiện & ác
8 câu thơ đầu là hành động gây tội ác của Trịnh Hâm, phần còn
lại miêu tả việc làm nhân đức & cuộc sống trong sạch cùng nhân
cách cao cả của ông Ngư
? Câu hỏi 2 (SGK/121).
+ Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên vì tính đố kỵ, ganh ghét tài năng
Khi Vân Tiên mù không thể tranh đường tiến thân của hắn mà hắn
vẫn không tha sự độc ác trở thành bản chất
+ Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa khi hãm hại một người
gặp nạn không nơi nương tựa, không khả năng chống đỡ & là bạn
hắn
+ Hành động có toan tính, sắp đặt kế hoạch kỹ càng: thời gian
đêm khuya mọi người đã ngủ yên, không gian là khoảng trời nước
mênh mông, hành động bất ngờ để Vân Tiên không kịp kêu cứu,
I ĐỌC-CHÚ THÍCH:
+ Vị trí: trích phần 2 của truyện + Ý chính: Vân Tiên bị Trịnh Hâm hại nhưng được Giao long & Ngư ông cứu giúp
+ Giải từ: (SGK)
+ Chủ đề: Sự đối lập giữa thiện & ác
II ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1 Tội ác của Trịnh Hâm:
+ Ganh tài với Vân Tiên
+ Gây ác có tính toán
+ Giết người không lý do Cái ác trở thành bản chất của Trịnh Hâm
+ Tác giả thành công khi sắp xếp tình tiết hợp lý, hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn mộc mạc, giản dị
TUẦN 9
MĐCĐ:
- Qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, HS hiểu được sự đối lập thiện ác & niềm tin của tác
giả vào những điều tốt đẹp ở đời Tìm hiểu & đánh giá nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật ngôn
từ của đoạn thơ
- Nhận biết được nội dung giáo dục nhẹ nhàng trong hai văn bản Chim non trong tổ & Lời cây
mẹ qua cách viết đơn giản, gần gũi phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Trần Hồng
Thắng Cảm phục bút pháp ngụ ngôn hiện đại & tấm lòng yêu thương thiếu nhi của ông
- Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6-9: từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp
độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng
- Thông qua giờ trả bài, củng cố kỹ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nhận ra những ưu-khuyết điểm trong bài làm, biết sửa lỗi về diễn đạt & lỗi chính tả
VĂN BẢN: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU)
TIẾT 41
Trang 2giả đò kêu trời, lấy lời phui pha để che lấp tội ác Kẻ phạm tội xảo
quyệt phủi sạch tay mà không hề cắn rứt lương tâm
+ Với 8 dòng thơ, tác giả đã kể về một tội ác & lột tả tâm địa kẻ
bất nhân, bất nghĩa Ông thành công khi sắp xếp các tình tiết hợp
lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn mộc mạc giản dị
? Câu hỏi 3 (SGK/121).
+ Hối con vầy lửa một giờ - Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày:
câu thơ mộc mạc, kể sự việc tự nhiên nhưng gợi tả tấm chân tình
của gia đình ông Ngư với người bị nạn Cả nhà lo chạy chữa bằng
mọi cách tuy dân dã mà ân cần chu đáo, đối lập với những mưu
toan thấp hèn của Trịnh Hâm
+ Trái với tâm địa độc ác là lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của
ông Ngư Biết Vân Tiên khốn khổ ông vẫn cưu mang dù cuộc sống
đói nghèo nhưng ấm tình người, cũng không hề tính toán đến ơn
cứu mạng Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
+ Cái thiện còn biểu hiện qua cuộc sống đẹp, đó cũng là tiếng
lòng của nhà thơ Cuộc sống dân chài trên sông nước được thi vị
hóa mà vẫn chân thực Đó là cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh
lợi, tự do phóng khoáng với đất trời cao rộng, hòa nhập với thiên
nhiên tràn ngập niềm vui của người lao động tự do Nó xa lạ với
những nhỏ nhen, ích kỷ, mưu cầu danh lợi, chà đạp đạo đức nhân
nghĩa
+ Gởi gấm khát vọng & niềm tin vào cái thiện, vào người lao
động, tác giả đã bộc lộ một quan điểm nhân văn tiến bộ Ông hiểu
rõ cái xấu, cái ác thường lẫn khuất sau bọn người quyền thế cao
sang, nhưng vẫn còn cái tốt đẹp đáng kính trọng tồn tại nơi người
nghèo khổ mà vị tha nhân hậu, trọng nghĩa khinh tài
? Câu hỏi 4 (SGK/121).
Đoạn thơ cuối là đoạn thơ hay, ý tứ phóng khoáng sâu xa, lời lẽ
thanh thoát uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, thiên nhiên
cao rộng khoáng đạt được mở ra với doi, vịnh, chích, đầm, gió,
trăng, trời, đất,… Con người hòa nhập với thiên nhiên: hứng gió,
chơi trăng, tắm mưa, chải gió,… Tâm hồn thì thanh thản: vui vầy,
thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung, vui say,… Nguyễn
Đình Chiểu như nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống
& niềm tin yêu cuộc đời của mình
HĐ3: Luyện tập.
2 Sự đối lập giữa thiện & ác:
+ Ông Ngư Trịnh Hâm
- Cứu người - Giết người
- Nhân ái, hào hiệp – Độc ác
+ Cuộc sống đẹp của ông Ngư:
tự do ngoài vòng danh lợi, chan hòa với thiên nhiên tràn đầy chất thơ
Tác giả tin vào phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động
3 Cảm xúc của nhà thơ:
+ Đoạn thơ cuối là hình ảnh đẹp: thiên nhiên bao la, phóng khoáng, tâm hồn con người thanh thản tự do + Tác giả muốn nói lên khát vọng sống & niềm tin yêu vào cuộc đời
GHI NHỚ : SGK / 121
III LUYỆN TẬP
+ Lục Vân Tiên & ông Ngư (ông Tiều, ông chủ quán) đều là những người đề cao lòng nhân nghĩa, đó là tinh thần đạo đức cao cả của nhân dân lao động
+ Họ cùng làm việc nghĩa một cách vô tư không mong đền đáp:
- Ông Ngư: Dốc làng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
- Vân Tiên: Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
+ Cùng khao khát cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi:
- Ông Ngư: Thuyền nan một chiếc ở đời – Tắm mưa, chải gió trong vời Hàn Giang.
- Ông Tiều: Kìa non, nọ nước thong dong – Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai
Công hầu phú quý mặc ai – Lộc rừng gánh vác hai vai tháng ngày.
- Dặn dò:
+ Học thuộc đoạn trích, thuộc ghi nhớ
+ Soạn: Chương trình địa phương – Phần Văn
Trang 3- Chuẩn bị: Chân dung Trần Hồng Thắng, tranh minh họa (nếu có).
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ: Lục Vân Tiên gặp nạn.
? Em hãy nêu nguyên nhân khiếnTrịnh Hâm hãm hại Vân Tiên, từ đó cho thấy hắn là người thế nào
? Phân tích quan niệm sống của ông Ngư qua việc cứu Vân Tiên & cuộc sống sông nước của ông
? Nhận xét nghệ thuật xây dựng tình tiết & sử dụng ngôn ngữ của tác giả qua đoạn trích
- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
+ Trong CTĐP 9, có cây bút hiện đại khá đặc biệt của Cần Thơ,
đó là nhà thơ Trần Hồng Thắng Đặc biệt vì Trần Hồng Thắng suốt
đời sáng tác cho thiếu nhi , phần lớn các tác phẩm của ông là
truyện ngụ ngôn Chim non trong tổ & Lời cây mẹ là 2 trong số các
tác phẩm đó
+ Trần Hồng Thắng (1934-1995), quê xã Vĩnh Viễn, huyện Long
Mỹ, nay là tỉnh Hậu Giang Ông tập kết ra Bắc, sau 1975 ông trở
về sinh sống tại Cần Thơ & sáng tác rất nhiều thơ, truyện ngụ ngôn
cho thiếu nhi Các tác phẩm đã xuất bản:
- Các tập thơ: Cóc cóc, Cá bơi cùng mặt trời, Gà trống thổi
kèn, Cây nở ra trời,…
- Các tập truyện ngụ ngôn: Cô bé & con hổ đu quay, Vua cọp
& chim sơn ca,…
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ Chim non trong tổ.
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu: 2 câu đầu đọc chậm, rõ, giọng kể
Câu 4 đọc nhanh, cuối câu ngắt hơi Câu 5 đọc chậm & thiết tha
Gọi HS đọc
? Câu hỏi 1a (CTĐP/5).
Cách gieo vần như thơ lục bát: tổ / cổ, về / lê / bề, nổi / đói / mỏi,
bài thơ gắn kết, vần điệu nhịp nhàng, dễ nhớ biểu đạt được tình
cảnh gay go: bão giông đến mà không có mẹ bên cạnh, một biến
đổi tâm lý khá đột ngột nhưng hợp lý, đáng yêu-mong mẹ về để có
thức ăn rồi chuyển sang lo lắng cho mẹ bị mõi mệt vì giông bão
? Câu hỏi 1b (CTĐP/5).
Có thể nói đây là một câu chuyện được viết bằng văn vần vì:
- Có cốt truyện (bầy chim non chờ mẹ tha mồi về bỗng dưng
bão nổi lên)
- Có diễn biến & phát triển (bình lặng bão nổi, nghĩ đến
mình nghĩ đến mẹ)
I ĐỌC-CHÚ THÍCH:
+ Tác giả: Trần Hồng Thắng (1934-1995), là nhà thơ chuyên viết thơ & truyện ngụ ngôn cho thiếu nhi, quê ở Cần Thơ
+ Thể loại: thơ & truyện ngụ ngôn
+ Giải từ: (CTĐP/4)
(Ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng
văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về đồ vật, loài vật hay con người để bóng gió kín đáo về con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy bài học nào đó trong cuộc sống.)
II ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1 Bài thơ Chim non trong tổ:
+ Gieo vần như thơ lục bát
tạo vần điệu nhịp nhàng, dễ nhớ + Đây là truyện thơ vì có cốt truyện & diễn biến sự việc: chim non mong mẹ mang thức ăn về nhưng lại lo cho mẹ khi giông bão đến kết cấu chặt chẽ, hợp lý
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – PHẦN VĂN CHIM NON TRONG TỔ, LỜI CÂY MẸ
GIỚI THIỆU VĂN HỌC CẦN THƠ TỪ 1945 – NAY.
(Tự học có hướng dẫn) CHIẾC ÁO THIÊN THANH (Đọc thêm)
TIẾT 42
Trang 4- Kết cấu chặt chẽ, hợp lý.
? Câu hỏi 1c (CTĐP/5).
(Có thể có nhiều ý kiến khác nhau, GV có thể chấp nhận nhiều ý
kiến khác nhau đó nếu chúng hợp lý)
+ Hãy yêu thương cha mẹ mình, những người suốt đời hy sinh
cho chúng ta
+ Là con cái cần phải luôn quan tâm đến những người thương
yêu mình
+ Dùng ca dao thay cho ý kiến của em:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
HS tóm tắt các ý đã phân tích
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu truyện Lời cây mẹ.
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu: lời dẫn chậm vừa phải, rõ ràng Lời
cây non lúc đầu nhanh, hoảng sợ, lo lắng, ngạc nhiên, lúc sau
chậm, cao giọng., vui sướng Lời cây mẹ chậm rãi, khẳng định, nhẹ
nhàng có ý giải thích Gọi HS đọc
? Câu hỏi 2a (CTĐP/5).
Nội dung truyện: Cây non đang khát nước, Mây đen mang nước
đến Cây non uống thỏa thích
? Câu hỏi 2b & 2c & 2d (CTĐP/5).
Diễn biến tâm trạng của cây non: hoảng sợ, lo lắng (gọi thét,
trông tởm quá) vui sướng, ngạc nhiên (sáng mắt, cười tươi, sao
tốt được) Hợp lý với suy nghĩ non nớt của trẻ thơ, diễn biến tâm
lý thích hợp: khát thì cần nước, thấy người lạ xấu thì ghê sợ, khi
hết khát thì vui sướng nhưng vẫn thắc mắc tại sao người có bề
ngoài xấu lại tốt bụng đến thế
? Câu hỏi 2e (CTĐP/5).
(Có thể chấp nhận nhiều ý kiến khác nhau của HS nếu hợp lý)
+ Chớ vội vàng xét đoán người khác
+ Hãy đánh giá con người qua việc làm của họ
HS tóm tắt các ý đã phân tích
HĐ4: Tổng kết.
HS tóm tắt các ý lớn của hai văn bản đã học Đọc ghi nhớ
GIỚI THIỆU VĂN HỌC CẦN THƠ TỪ 1945 ĐẾN NAY
Hướng dẫn HS tự học:
1 GV giới thiệu nội dung chính của văn bản:
Văn học viết Cần Thơ hiện đại có thể phân thành 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
+ Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Thời kỳ sau ngày giải phóng 30/4/1975
Tìm hiểu văn bản để thấy được đội ngũ sáng tác văn học Cần Thơ
tuy có lúc thăng trầm nhưng vẫn luôn bám sát thực tiễn cuộc sống
để phản ánh & phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân
+ Kết luận: Hãy hết lòng yêu thương, biết ơn cha mẹ, những người đã nuôi dạy ta nên người
2 Truyện Lời cây mẹ:
+ Nội dung: Cây non khát nước, mây đen mang nước đến, cây non uống thỏa thích
+ Tâm trạng cây non: lúc đầu lo
sợ, sau khi hết khát thì sung sướng
& ngạc nhiên diễn biến tâm lý phù hợp với trẻ con
+ Kết luận: Không nên dựa vào dáng vẻ bên ngoài để vội vàng xét đoán người khác
3 Nghệ thuật:
Lối viết ngụ ngôn, ngắn gọn, đơn giản gửi đến những lời khuyên cụ thể & sâu sắc
Trang 52 GV nêu yêu cầu tự học:
+ Tự đọc văn bản (CTĐP Ngữ văn 9/6-13)
+ Thực hiện theo gợi ý 1,2,3 (CTĐP/12), viết vào tập hoặc vào
vở bài tập) Nộp cho GV vào tiết 46/tuần10
ĐỌC THÊM: Chiếc áo màu thiên thanh , tác giả Lê Vĩnh Hòa, viết 7/1956 (CTĐP/13-15).
- Dặn dò:
+ Về tìm đọc thêm một số tác phẩm của các tác giả đất Cần Thơ & tìm hiểu ý nghĩa của các tác phẩm
đó Có thể sưu tầm thêm hình ảnh các nhà văn, thơ của Cần Thơ
+ Học thuộc thơ & nội dung truyện, thuộc ghi nhớ (kết luận)
+ Soạn bài: Đồng Chí (Chính Hữu)
+ Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giả, hình ảnh anh bộ đội cụ hồ thời chống Pháp
+ Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng
Trang 6- Chuẩn bị: Bảng phụ, sơ đồ về cấu tạo từ (nếu có).
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Kiểm bài cũ:
? Nhắc lại thế nào là từ đơn, từ phức (ghép, láy) Nêu ví dụ minh họa
? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ Nêu ví dụ minh họa
- Bài mới:
TIẾT 43:
HĐ1:
1 Ôn khái niệm về từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức:
- Từ: là đơn vị nhỏ nhất đề tạo câu
- Từ đơn: có cấu tạo một tiếng
- Từ phức: có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên
+ Từ ghép: (chính phụ, đẳng lập) gồm các tiếng có quan hệ về
nghĩa Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính (bà
ngoại, thơm phức,…) Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa
của các tiếng tạo nên (quần áo, trầm bổng,…)
+ Từ láy: (toàn phần & bộ phận) gồm các tiếng có quan hệ về âm
Láy bộ phận là lặp lại phần vần hoặc phần phụ âm đầu (lanh chanh, líu
lo,…) Láy hoàn toàn là lặp lại tiếng gốc (xanh xanh, đo đỏ,…)
2 Bài tập 2 (mục I):
+ Từ ghép + Từ láy
- Ngặt nghèo - Cỏ cây - Nho nhỏ
- Giam giữ - Đưa đón - Gật gù
- Bó buộc - Nhường nhịn - Lạnh lùng
- Tươi tốt - Rơi rụng - Xa xôi
- Bọt bèo - Mong muốn - Lấp lánh
3 Bài tập 3 (mục I):
Từ láy giảm nghĩa Từ láy tăng nghĩa
- Trăng trắng - Sạch sành sanh
- Đèm đẹp - Sát sàn sạt
- Nho nhỏ - Nhấp nhô
- Lành lạnh
- Xôm xốp
HĐ2:
1 Ôn khái niệm thành ngữ:
+ Thành ngữ: thường là ngữ cố định biểu thị một khái niệm
+ Tục ngữ: thường là một câu biển thị một phán đoán, một nhận định
2 Xác định thành ngữ, tục ngữ:
a) Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng
đến tính cách, đạo đức con người
b) Thành ngữ: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách
nhiệm
c) Tục ngữ: muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo lên, với mèo phải
đậy lại
I TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC:
1 Từ đơn: có cấu tạo 1 tiếng.
2 Từ phức: có cấu tạo gồm hai
hay nhiều tiếng
+ Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
+ Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ láy âm
VD:
- Từ đơn: nghề, học, đi, ăn, nhà,
- Từ ghép: ruộng vườn, nhà cửa,
- Từ láy: vui vẻ, lim dim,…
II THÀNH NGỮ:
+ Thường là ngữ cố định biểu thị một khái niệm (hiểu theo nghĩa bóng)
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
TIẾT 43-44
Trang 7d) Thành ngữ: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
e) Thành ngữ: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người
khác
3 Chia nhóm thi tìm thành ngữ (trò chơi Ai nhanh hơn):
Chỉ động vật Chỉ thực vật
- Như chó với mèo - Bãi bể nương dâu
- Đầu voi đuôi chuột - Bèo dạt mây trôi
- Miệng hùm gan sứa - Cắn cỏ ngậm vành
- Như mèo thấy mỡ - Cắn rơm cắn cỏ
- Lên xe xuống ngựa - Cây cao bóng cả
- Vẽ rắn thêm chân - Cây nhà lá vườn
- Rồng đến nhà tôm - Dây cà ra dây muống
- Ăn ốc nói mò - Bẻ hành bẻ tỏi
- Thả hổ về rừng - Nói hành nói hẹ
(HS giải thích ý nghiã thành ngữ & đặt câu với thành ngữ)
- Như chó với mèo: không hòa thuận nhau, luôn xung khắc
VD: Chúng nó cứ gây nhau suốt như chó với mèo.
- Đầu voi đuôi chuột: không cân đối hài hòa với nhau.
VD: Bài văn của bạn có bố cục đầu voi đuôi chuột (mở bài dài, thân
bài ngắn)
- Bãi bể nương dâu: sự đổi thay không tránh khỏi.
VD: Cuộc đời là bãi bể nương dâu.
- Dây cà ra dây muống: dài dòng, luộm thuộm.
VD: Cậu ấy cứ nói lan man dây cà ra dây muống.
4 Thành ngữ trong văn chương:
- Cá chậu chim lồng: cảnh tù túng, bó buộc mất tự do
Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi (Truyện Kiều)
- Bảy nổi ba chìm: cuộc sống lênh đênh, gian truân, lận đận.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước)
- Màn trời chiếu đất: cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu, thiếu thốn.
Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao.(Truyện Lục Vân Tiên)
HĐ3:
1 Ôn khái niệm về nghĩa của từ:
Nghĩa của từ là nội dung về sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…
mà từ biểu thị
2 Cách hiểu (a) là đúng.
3 Cách giải thích (b) là đúng.
HĐ4:
1 + Từ nhiều nghĩa: một từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
+ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ
tạo ra những từ nhiều nghĩa
2 Thềm hoa, lệ hoa: hoa là nghĩa chuyển (chỉ là nghĩa chuyển lâm thời,
chưa làm thay đổi nghĩa của từ, không làm xuất hiện từ nhiều nghĩa
TIẾT 44:
HĐ5:
1 + Từ đồng âm: là từ có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
+ Vận dụng trong văn chương:
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ chi ca chậu chim lồng mà chơi.
(Truyện Kiều)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Bánh trôi nước)
III NGHĨA CỦA TỪ:
Nghĩa của từ là nội dung (sự việc, tính chất, họat đọng, quan hệ,
…) mà từ biểu thị
IV TỪ NHIỀU NGHĨA & HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ:
+ Từ nhiều nghĩa: một từ có thể
có một hay nhiều nghĩa
+ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: hiện tượng thay đổi nghĩa của
từ để tạo ra từ nhiều nghĩa
Trang 8hoàn toàn.
+ Từ đồng âm là do hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa
khác nhau không có cơ sở cho rằng nghĩa này hình thành trên cơ
sở của nghĩa kia nên không phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa
2 a) Hiện tượng từ nhiều nghĩa (lá phổi: nghĩa chuyển).
b) Hiện tượng đồng âm
HĐ6:
1 Từ đồng nghĩa: là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau.
2 Chọn cách hiểu (d): các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế
được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng
3 Xuân: từ chỉ một mùa trong năm, tương ứng với một tuổi Đây là
trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể chuyển nghĩa theo
phương thức hoán dụ Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của Bác
vừa tránh lặp từ tuổi tác.
HĐ7:
1 Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2 Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp.
3 + Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn / lẻ; chiến tranh / hòa bình.
còn gọi là trái nghĩa lưỡng phân, biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau
& loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia, thường không
có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ
+ Cùng nhóm với già – trẻ có: yêu - ghét; cao - thấp; nông - sâu;
giàu – nghèo
còn gọi là trái nghĩa thang độ, biểu thị 2 khái niệm có tính chất
thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả
năng kết hợp với các từ chỉ mức độ
HĐ8:
1 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: nghĩa của một từ ngữ có thể rộng
hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát) nghĩa của từ ngữ
khác
2 Điền từ vào ô trống:
V TỪ ĐỒNG ÂM:
+ Là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
+ Từ đồng âm khác với từ nhiều nghĩa
VI TỪ ĐỒNG NGHĨA:
+ Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau
VII TỪ TRÁI NGHĨA:
+ Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
+ Ví dụ: yêu – ghét già – trẻ sống – chết
VIII CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ:
+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của
từ ngữ khác
+ Từ ngữ nghĩa rộng: có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
+ Từ ngữ nghĩa hẹp: có phạm vi nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
+ Một từ ngữ nghĩa rộng đối với những từ này có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác
TỪ (Xét về đặc điểm cấu tạo)
GHÉP
ĐẲNG LẬP GHÉP CHÍNH PHỤ
LÁY H.TOÀN N
LÁY BỘ PHẬN
Trang 9Giải thích nghĩa: Ví dụ: Từ ghép là từ phức được cấu tạo bằng cách
ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
HĐ9:
1 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về
nghĩa
2 Tác giả dùng 2 từ cùng trường từ vựng là: tắm, bể Việc sử dụng các
từ này làm tăng giá trị biểu cảm cho câu nói & tăng giá trị tố cáo
IX TRƯỜNG TỪ VỰNG:
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
- Dặn dò:
+ Xem lại các kiến thức đã ôn tập về từ vựng
+ Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng (tiếp)
+ Ôn lại các kiến thức về: Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán-Việt, thuật ngữ & biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ
Trang 10- Chuẩn bị: bài làm của HS.
- Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…)
- Bài mới:
HĐ1: + Đề bài: Tưởng tượng sau nhiều năm về thăm trường, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy + Dàn ý:
1 Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu hoàn cảnh, lý do về thăm trường cũ & vị trí của mình khi viết thư cho bạn
- Cảm xúc của “tôi”
2 Thân bài: (8đ)
+ Miêu tả cảnh tượng ngôi trường & những sự đổi thay (chú ý gắn với cảnh):
- Nhà trường, lớp học thế nào (mới hơn, khang trang, đông vui hơn, hiện đại hơn,…)
- Cây cối ra sao (cây cao & già hơn, nhiều cây xanh hơn, có thêm thảm cỏ,…)
- Quang cảnh xung quanh
+ Tâm trạng của người kể:
- Trực tiếp xúc động thế nào (vừa mừng vui vừa hồi hộp lẫn ngại ngùng, )
- Kỷ niệm hiện về là gì (thuở còn đi học cùng bạn bè, thầy cô,…)
- Kỷ niệm với người viết thư (một kỷ niệm khó quên khiến hai người thân nhau mãi đến giờ) + Gặp ai (một vài thầy cô giáo cũ mà ngày xưa còn rất trẻ, mới ra trường, nhớ về thầy cô cũ nay đã Nghỉ hưu, gặp người giữ cổng,…)
+ Kết thúc buổi thăm thế nào
3 Kết bài: (1đ)
- Suy nghĩ về ngôi trường
- Hứa hẹn vơid bạn ngày họp lớp
- Kết thúc thư
HĐ2: Nhận xét chung:
+ Uu điểm:
- Bố cục bài tự sự hợp lý: có 3 phần rõ ràng, cân đối
- Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý phù hợp với cảm xúc người viết
- Có chú ý miêu tả cảnh vật & tâm trạng
- bài sinh động, có cảm xúc chân thành
- Chữ viết tốt, trình bày sạch, đẹp
+ Hạn chế:
- Một số bài còn hiện tượng viết sai chính tả, mắc lỗi về ngữ pháo, đặt câu, dùng từ,…
- Một số bài chữ viết kém, không rõ nét, viết cẩu thả, khó đọc
- Còn hiện tượng bôi xóa, làm dơ bài
- Còn hiện tượng trình bày cẩu thả, mất thẩm mỹ bài làm
- Một số bài còn sa vào kể chi tiết sự việc gây lan man, dài dòng
- Còn kể lộn xộn các chi tiết không theo trình tự hợp lý
HĐ3: Chữa lỗi cụ thể:
- Đã lâu tôi mới được về thăm trường Đã lâu, tôi mới có dịp về thăm lại trường cũ.
- Thời gian cứ đi mà mọi người không còn tuổi học trò Thời gian như thoi đưa, bọn học trò ngày xưa nay không còn trẻ nữa.
- Kỹ niệm thay nhau hiện về Kỷ niệm thay nhau hiện về.
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
TIẾT 45