1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bao duong gam oto pptx

75 656 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phần 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẦM ÔTÔ Mục tiêu: Học xong phần này người học có khả năng: - Mô tả công dụng, cấu tạo các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong phân xưởng đúng theo tài liệu chỉ dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra hệ thống gầm ôtô. - Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra hệ thống gầm ôtô - Trình bày các hiện tượng hư hỏng và các dạng hư hỏng của các bộ phận chi tiết trong hệ thống gầm ôtô - Trình bày đựoc các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận chi tiết trong hệ thống gầm ôtô - Lập được phiếu công nghệ kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống gầm ôtô - Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống gầm ôtô đúng trình tự, đảm bảo chất lượng và yêu cầu của nhà chế tạo. - Thực hiện đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp Bài tập số 1: DỤNG CỤ SỬA CHỮA VÀ DỤNG CỤ ĐO TRONG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẦM ÔTÔ “Phần dành cho học sinh tự học” Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng: - Mô tả công dụng, cấu tạo các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong hcọ phần bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ôtô đúng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng dụng cụ và thiết bị tháo, lắp và kiểm tra hệ thống gầm ôtô. - Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra 1. Khái niệm cơ bản Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ôtô yêu cầu sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị đo khác nhau. Những dụng cụ này được chế tạo để sử dụng theo phương pháp đặc biệt, và chỉ có thể làm việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng. Một số dụng cụ cơ bản đã được trang bị trong phần sử dụng dụng cụ và thiết bị trong bảo dưỡng động cơ và bảo dưỡng hệ thống điện nên phần này chỉ đưa ra một số dụng cụ thông dụng, đặc chủng và cần thiết cho việc bảo dưỡng và sửa chữa gầm ôtô 2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo: - Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng: Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng - Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị: Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp - Lựa chọn chính xác: Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, đai ốc và đinh vít khác nhau, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy lựa chọn dụng cụ vừa khớp với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành - Hãy cố gắng giữ ngăn nắp: Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng - Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt: Dụng cụ phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo. 1 Để đạt được giá trị đo chính xác: Các thiết bị đo được sử dụng để chẩn đoán tình trạng của xe bằng cách kiểm tra xem kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có phù hợp với tiêu chuẩn hay không và xem các chi tiết, bộ phận thiết bị của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay không. 3. Các loại dụng cụ chuyên dụng và thiết bị nâng hạ xe: Dụng cụ dùng khí nén Súng hơi: sử dụng áp suất không khí và được dùng để tháo và thay thế bulông / đai ốc. Chúng cho phép hoàn hành công việc nhanh hơn Những chú ý khi sử dụng 1. Luôn sử dụng đúng áp suất không khí. (Giá trị đúng: 7 kg/cm2) 2. Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi dầu để bôi trơn và chống rỉ. 3. Nếu dùng súng hơi để tháo đai ốc ra khỏi ren, đai ốc quay nhanh có thể văng ra ngoài. 4. Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước. Nếu súng hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu, ren có thể bị hỏng. Hãy cẩn thận không xiết quá chặt. Hãy dùng vùng lực thấp để xiết chặt. 5. Khi kết thúc, dùng cân lực để kiểm tra. Súng hơi giật: Dùng với những bulông / đai ốc cần mômen tương đối lớn 1. Mômen có thể được điều chỉnh từ 4 – 6 nấc. 2. Chiều quay có thể được thay đổi. 3. Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng. Đầu khẩu này đặc biệt khỏe, và có đặc điểm là tránh cho chi tiết không bị văng ra khoi khẩu. Không được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng này. CHÚ Ý: Súng phải được cầm bằng cả hai tay khi thao tác. Thao tác với các nút bấm bằng một tay tạo ra lực lớn và có thể gây nên rung mạnh. LƯU Ý: Vị trí và hình dáng của núm điều chỉnh mômen và nút chỉnh chiều quay 1.Khẩu chuyên dùng 2.Chốt 3.Gioăng chữ O Tuốc nơ vít hơi: Dùng để tháo và thay thế nhanh bulông / đai ốc mà không cần mômen lớn 1. Có thể thay đổi được chiều quay 2. Có thể được sử dụng kết hợp với khẩu, một thanh nối dài v.v. 3. Có thể được sử dụng tương tự như tô vít hơi khi không có khí nén. CHÚ Ý: Chắc chắn rằng khí thóat ra khi thao tác không quay về phía bulông, đai ốc, các chi tiết nhỏ, dầu hay những vật bỏ đi. LƯU Ý: Không thể điều chỉnh mômen. 2 Thiết bị nâng hạ: Cẩu nâng: Nâng cao xe lên sao cho kỹ thuật viên có thể đảm bảo được tư thế thuận tiện để làm việc dưới gầm xe. Có 3 loại cầu nâng với chức năng nâng, trụ đỡ và phương pháp đỡ khác nhau. 1. Loại bàn 2. Loại 2 trụ 3. Loại 4 trụ Hướng dẫn sử dụng cầu nâng 1. Đặt xe (1)Đặt xe vào giữa cầu nâng. (2)Chỉnh cán bàn hay tay nâng vào vị trí như chỉ ra trong hướng dẫn sửa chữa 1.Tâm cầu nâng 2.Trọng tâm xe 2. Chú ý khi sử dụng cẩu nâng: A. Loại 2 trụ: Điều chỉnh giá đỡ cho đến khi xe nằm ngang. Luôn khóa các tay đòn. B. Loại 4 trụ: Dùng khối chèn bánh xe và các cơ cấu an toàn. C. Loại bàn: Dùng các phần gắn thêm vào bàn nâng như chỉ ra trong hướng dẫn sửa chữa. Lưu ý:Gióng thẳng vị trí của phần gắn thêm vào bàn nâng với những phần trên xe được đỡ. Không cho phép phần gắn thêm vào bàn nâng nhô ra khỏi bàn nâng 1.Đỡ 2.Khóa tay nâng 3.Hãm 4.Khối chèn bánh xe 5.Phần gắn thêm vào bàn nâng Chú ý thao tác khi Nâng lên/Hạ xuống: Luôn phải kiểm tra an toàn trước khi nâng lên hay hạ cầu nâng xuống, và phát tín hiệu cho người khác biết là đang vận hành cầu nâng. Khi lốp xe nhấc lên khỏi mặt đất, hãy kiểm tra rằng xe đã được đỡ đúng. 3 CHÚ Ý: Hãy lấy hành lý ra khỏi xe và nâng xe trống. Kiểm tra rằng không có vật gì trên đường nâng, ngoài những phần đỡ.Không bao giờ nâng xe có trọng lượng vượt quá giới hạn của cầu nâng.Xe có hệ thống treo khí cần vận hành đặc biệt do cấu tạo của nó. Hãy tham khảo hướng dẫn sửa chữa để biết thêm chi tiết. Không di chuyển khi xe được nâng lên. Không nâng xe có cửa mở. Cẩn thận khi tiến hành tháo và thay thế các chi tiết nặng do trọng tâm của xe có thể thay đổi. Nếu còn công việc chưa hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định, luôn hạ xe xuống. A. Kích: Dùng áp suất thủy lực để nâng phần đầu xe lên. Vận hành cần đẩy làm tăng áp suất dầu và làm cho cần nâng xe lên. Một số kiểu dùng áp suất không khí để tăng áp suất dầu. Có nhiều kiểu với tải trọng nâng khác nhau (đo bằng tấn). B. Giá đỡ: Đỡ xe đã được nâng bới kích. Chiều cao xe có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí chốt. 1. Cần xả 2. Cần đẩy 3. Tay nâng 4. Đĩa đỡ 5. Bánh xe 6. Bánh xe tự lựa 7. Nút nâng (loại khí) 8. Ống không khí (loại khí) 9. Chốt 10. Lỗ định vị Hướng dẫn sử dụng kích 1. Chuẩn bị (1)Kiểm tra điểm đặt kích và điểm đỡ bằng giá đỡ trong hướng dẫn sửa chữa trước khí kích xe lên. (2)Chắc chắn rằng giá đỡ được đặt ở cùng môt độ cao. Vị trí của chúng gần với xe. (3)Đặt các khối chèn bánh xe ở phía trước bánh xe trước trái và phải (nếu xe được kích từ phía sau). 4 2. Kích xe lên (1)Xiết chặt tay xả kích. (2)Đặt kích ở vị trí tiêu chuẩn và nâng xe lên, chú ý hướng CHÚ Ý: Xe thường được kích lên từ phía sau. Tuy nhiên, thứ tự có thể thay đổi tùy theo kiểu xe. Dùng gối đỡ cho xe 4WD có bộ vi sai đặt lệch. Không kích vào dầm xoắn. CHÚ Ý: Luôn thao tác trên bề mặt phẳng, và lấy tất cả hành lý ra khỏi xe. Luôn dùng giã đỡ khi kích xe lên. Không chui xuống dưới gầm xe cho đến khi đặt xong giá đỡ. Không sử dụng nhiều kích một lúc. Không nhấc xe vượt quá tải trọng cho phép của kích. Xe có hệ thống treo khí cần vận hành đặc biệt do cấu tạo của nó. Hãy tham khảo hướng dẫn sửa chữa để biết thêm chi tiết. 3. Đỡ bằng giá đỡ (1)Đặt chân của giá đỡ như trong hình vẽ, và gióng thẳng rãnh cao su trên giá đỡ với thân xe. (2)Kiểm tra lại chiều cao của giá đỡ sao cho xe ở vị trí nằm ngang. (3)Nới lỏng dần tay xả kích, và khi tải được đặt lên giá đỡ, gõ nhẹ vào chân giá đỡ bằng búa để kiểm tra rằng chúng chạm hết lên mặt đất. (4)Lấy kích ra sau khi kiểm tra CHÚ Ý: Không chui xuống dưới gầm xe trong khi đang nâng lên hay lấy giá đỡ ra 4. Hạ xe xuống (1)Đặt kích vào vị trí tiêu chuẩn, và nâng xe lên chú ý đến hướng. (2)Lấy giá đỡ ra.(3)Nới lỏng dần tay xả và hạ nhẹ tay kích xuống. (4)Khi lốp xe đã chạm hẳn xuống đất, hãy đặt các khối chèn bánh xe CHÚ Ý: Xe thường được kích lên từ phía sau. Tuy nhiên, thứ tự có thể thay đổi tùy theo kiểu xe. Tiến hành kiểm tra an toàn trước khi nâng xe lên hay hạ xe xuống, báo hiệu cho người xung quanh về thao tác đang diễn ra. Kiểm tra rằng không có vật gì bên dưới xe trước khi hạ xuống. Nới lỏng dần tay xả và hạ nhẹ tay kích xuống. Khi không sử dụng kích, hãy hạ thấp tay nâng và dựng nó lên. 1.Tay xả kích 2.Tay kích 3.Tay nâng 5 Vam và máy ép: Các chi tiết được lắp căng như các bánh răng và moay ơ đồng tốc của hộp số được lắp chặt với nhau để tránh cho chúng không bị gõ lỏng ra. Vì vậy, nếu không chọn dụng cụ thích hợp hay tiến hành quy trình theo thứ tự không đúng có thể làm hư hỏng chi tiết. Phương pháp để tháo và lắp các chi tiết lắp căng như sau: 1. Dùng búa giật 2. Dùng vam 3. Dùng SST và máy ép 4. Dùng SST và búa 5. Nung nóng các chi tiết Dùng búa giật Với các vấu móc vào chi tiết, kéo búa giật với lực lớn để kéo chi tiết ra bằng xung lực của đối trọng. Búa giật được dùng khi tháo các chi tiết có then hoa. GỢI Ý: Khi kéo các chi tiết ra bằng búa giật, xung lực có thể làm tuột các vấu kẹp. Hãy móc chắc chúng. Búa giật cũng được sử dụng để ép chi tiết vào 1. Đầu nối (Vam phớt dầu) 2. Đầu nối (Vam tháo bán trục) 3. Đối trọng 4. Trục 5. Tay cầm Dùng vam (1) Phương pháp giữ vam <1> Đặt vam sao cho nó không bị nghiêng và đầu vam và bulông đặt đều giữa bên trái và bên phải. <2> Quay bulông để giữ sao cho đầu vam không bị mở ra. CHÚ Ý: Khi đầu vam không được giữ chắc, chi tiết có thể bị hỏng. <3> Giữ vam bằng mỏ lết để xiết bulông giữa 6 CHÚ Ý: Hãy bôi mỡ v.v. vào ren của bulông giữa của vam. Khi tháo, nếu bulông giữa trở nên nặng, hãy dừng lại và kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục quy trình có thể làm hỏng vam hay chi tiết SST (Vam) 1. Đầu vam 2. Bulông giữa 3. Bulông giữ 4. Mỏ lết 5. Mỡ Phương pháp tháo bằng vam: CHÚ Ý: Hãy bôi mỡ v.v. vào ren của bulông giữa của vam. Khi tháo, nếu bulông giữa trở nên nặng, hãy dừng lại và kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục quy trình có thể làm hỏng vam hay chi tiết 1. SST (Vam) 2. Đầu vam 3. Bulông giữa 4. Bulông giữ 5. Mỏ lết 6. Mỡ 7. Trục thứ cấp hộp số Dùng SST và máy ép: Lắp các chi tiết bằng cách bắt chặt với SST và éo nó vào chi tiết bằng máy ép. Cách sử dụng máy ép Lắp chi tiết sao cho lực ép tác dụng vào SST và chi tiết theo phương thẳng đứng. Tác dụng chậm một áp lực nhất định bằng máy ép để tháo và lắp. Cần phải chọn vị trí mà SST sẽ tiếp xúc và loại SST thích hợp tùy theo chi tiết cần tháo ra. Khi áp suất ép vượt quá 100 kgf, cần ngừng lại để kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục ép có thể làm vỡ SST và chi tiết. Chi tiết rơi xuống khi tháo bằng máy ép, nên hãy đỡ chi tiết bằng tay trong khi tháo chúng 1. Máy ép thủy lực 2. Chọn SST 3. Vượt quá 100 kgf 4. Tránh rơi 7 Dùng SST và búa: Đối với SST, cần phải chọn phương pháp lắp ép hay SST khác nhau tùy theo loại vòng bi hay phớt dầu. Vì vậy hãy tham khảo Hướng dẫn sửa chữa để chọn SST và phương pháp thích hợp nhất. Cách sử dụng SST (Dụng cụ tháo và thay thế vòng bi) (1) Chọn theo hình dạng của các chi tiết Khi hình dạng của chi tiết là đặc biệt, hãy để một khe hở để tránh chi chi tiết không bị va đập và chọn SST. (2) Độ sâu đóng vào. Để điều chỉnh độ sâu đóng vào, hãy chọn SST cho phù hợp. 1.Đóng vòng lăn ngoài 2.Đóng vòng lăn trong 3.Đóng đều bề mặt 4.Khi có một giá trị giới hạn Bài tập số 2: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA LY HỢP Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày các hiện tương hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp. - Kiểm tra tổng thể xác định nội dung công việc và lập phiếu trình tự bảo dưỡng và sửa chữa. - Kiểm tra xác địng các hư hỏng của bộ lý hợp và bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp. - Kiểm tra và điều chỉnh ly hợp sau khi bảo dưỡng và sửa chữa. - Thực hiện an toàn và vệ sinh công nghiệp 1. Các hiện tượng hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp - Bộ ly hợp bị trượt biểu hiện khi tăng ga, tốc độ xe không tăng theo tương ứng - Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do, thể hiện xe kéo tải kém, ly hợp bị nóng - Nhả, cắt ly hợp không hoàn toàn biểu hiện sang số khó, gây va đập ở hộp số. Các đầu đòn mở không nằm trong cùng mặt phẳng do đĩa ma sát và đĩa ép bị vênh. Do khe hở đầu đòn mở lớn quá không mở được đĩa ép làm cho đĩa ép bị vênh. Ổ bi T bị kẹt. Ổ bi kim đòn mở rơ. Đối với ly hợp hai đĩa ma sát, các cơ cấu hay lò xo vít định vị đĩa chủ động trung gian bị sai lệch - Đóng ly hợp không êm và có tiếng kêu mạnh - Đĩa quyay bị trượt là do lò xo yếu hoặc gãy, mặt ma sát của bánh đà và đĩa ép bị mòn hay cong vênh, các tấm ma sát của đĩa bị dẫn có dính dầu bôi trơn - Nhả khớp không hoàn toàn là do khoảng chạy của bàn đạp ly hợp quá lớn và cũng có thể do dĩa bị dẫn đã biến dạng - Vào khớp không êm có tiếng kêu là do các tấm ma sát của đĩa bị dẫn đã mòn, dịch chuyển khó khăn của moau ơ đĩa bị dẫn, vòng bi nhả khớp không ép đổng thời lên các đòn bẩy, bàn đạp ly hợp bị kẹt ở trục - Nứt và sứt vỡ bưỡng ly hợp cháy và chờn ren các bu lông đai ốc bắt giữ ly hợp và bưỡng côn. Mất hay gãy chốt định vị bưỡng côn - Ly hợp đóng đột ngột: Đĩa ma sát mất tính đàn hồi, lò xo giảm chấn bị liệt. Do lái xe thả nhanh bàn đạp. Then hoa may ơ đĩa ly hợp bị mòn. Mối ghép đĩa ma sát với may ơ bị lỏng. 8 - Ly hợp phát ra tiếng kêu: Nếu có tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục. - Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở bên then hoa quá lớn (then hoa bị rơ) Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: đĩa bị động bị cong vênh. Ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va nhẹ chứng tỏ bị va nhẹ của đầu đòn mở với bạc, bi T . - Li hợp mở nặng: Trợ lực không làm việc, do không có khí nén hoặc khí nén bị rò rỉ ở xi lanh trợ lực hay van điều khiển. 2. Quy trình lập phiếu bảo dưỡng, điều chỉnh ly hợp - Trong bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 phải kiểm tra và điểu chỉnh lại khoảng chạy tự do của bộ ly hợp, kiểm tra sự linh hoạt của cơ cấu dẫn động và xiết chặt các bu lông đai ốc bắt giữ bộ ly hợp - Trong bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 ngoài những công việc của bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 cần phải khiểm tra lai sự làm việc của đĩa ma sát và moay ơ ly hợp. Điều chỉnh sự đóng cắt của ly hợp với bánh đà và sự đồng đều của các cần bẩy - Đối với ly hợp điều khiển bằng dẫn động thủy lực thì tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống thủy lực và xả không khí trong hệ thống dẫn động thủy lực và sau đó điều chỉnh khoảng chạy của cần đẩy sau xi lanh con ly hợp 3. Phương pháp kiểm tra phân loại chi tiết xác định các hư hỏng bảo dưỡng chi tiết 3.1. Các phương pháp kiểm tra: Các phương pháp xác định trạng thái trượt: Gài số cao, đóng ly hợp: Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở số cao nhất (số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng tay ga, từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã trượt lớn. Giữ trên dốc: Chọn đoạn đường phẳng và tốt có độ dốc (8-10) độ. Xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu xe theo chiều xuống dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe không bị lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp tốt, còn nếu bánh xe lăn chứng tỏ ly hợp trượt Đẩy xe: Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy, gài số tiến ở số thấp nhất (số 1), đẩy xe. Xe không chuyển động chứng tỏ ly hợp tốt, nếu xe chuyển động chứng tỏ ly hợp bị trượt. Phương pháp này chỉ dùng cho ô tô con, với lực đẩy của 3 đến 4 người. Phương pháp xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét: Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét đặc trưng khi ô tô thường xuyên làm việc ở chế độ đầy tải. Cảm nhận mùi khét chỉ khi ly hợp bị trượt nhiều, tức là ly hợp đã cần tiến hành thay đĩa bị động hay các thông số điều chỉnh đã bị thay đổi. Các phương pháp xác định trạng thái ngắt không hoàn toàn: Gài số thấp, mở ly hợp: Ô tô đứng trên mặt đường phẳng, tốt, nổ máy, đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình và giữ nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng ga. Nếu ô tô chuyển động chứng tỏ ly hợp ngắt không hoàn toàn, nếu ô tô vẫn đứng yên chứng tỏ ly hợp ngắt hoàn toàn Nghe tiếng va chạm đầu răng trong hộp số khi chuyển số: Ô tô chuyển động thực hiện chuyển số hay gài số. Nếu ly hợp ngắt không hoàn toàn, có thể không cài được 9 số, hay có va chạm mạnh trong hộp số. Hiện tượng xuất hiện ở mọi trạng thái khi chuyển các số khác nhau. 3.1. Bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh ly hợp: - Đối với những hư hỏng của bộ ly hợp dẫn động bằng thuỷ lực để kiểm tra chúng sau khi tháo rời chúng ta quan sát bằng mắt thường là chủ yếu. Như lò xo bi gãy, đĩa ma sát bị mòn, đĩa ma sát bi dính dầu mỡ, đĩa ép bị cong vênh, bị rỗ, các rãnh then hoa của moay ơ bị mòn. - Còn đối với lò xo ép khi quan sát nếu thấy lớp sơn bên ngoài các lò xo xoắn bị cháy, lò xo có màu xanh đậm thì do ly hợp bị nóng quá mức cần phải kiểm tra độ đàn hồi của lò xo. Ta có thể đo độ dài hiện thời của lò xo rồi so sánh với độ dài nguyên thuỷ của nó, nếu độ dài có sai số nằm trong khoảng cho phép thì lò xo còn dùng được. Nếu quá thì độ đàn hồi của lò xo không còn đảm bảo ta có thể cán. Ta có thể đo chiều dài của lò xo trên bàn chuyên dùng (Hình 10) - Kiểm tra độ cong vênh của đĩa ly hợp. - Đặt đĩa ly hợp lên mặt phẳng của bàn rà, lấy thước lá cỡ 0,3mm không được lọt qua khe hở giữa mặt đĩa và bàn rà, nếu quá ta phải nắn lại. Ta cũng có thể dùng đồng hồ so để đo độ cong vênh của đĩa ma sát khi gắn đĩa ma sát lên đồ gá. 1. Đồng hồ 2. Thước đo chiều cao của lò xo Hình 10: Thiết bị kiểm tra độ căng của lò xo - Moay ơ và trục dẫn động hộp số phải được ráp vào nhau mà không bi rơ, lỏng theo chiều quay và không bị kẹt cứng. Nếu không đạt yêu cầu này thì phải thay mới. - Vòng bi T: các loại bi thường được bao bọc bởi lớp mỡ bôi trơn do nhà chế tạo sản xuất. Do đó chúng ta không nên nhúng ngập vòng bi vào trong dầu hoặc xăng để rửa vì sẽ làm hỏng lớp mỡ bôi trơn bên trong. Muốn kiểm tra ta có thể xoay nhẹ vòng bi, nếu có hiện tượng rơ đảo thì ta có thể thay mới. - Bàn đạp ly hợp bị cong ta có thể quan sát bằng mắt thường, píttông bị cong ta dùng thước cặp hoặc pan me để đo xem sự mài mòn của píttông rồi so sánh với kích thước nguyên thuỷ. Nếu sự mài mòn nhỏ thì ta có thể sử dụng tiếp, nếu lớn thì ta tiến hành thay thế. Píttông bị mòn có thể do làm việc lâu ngày hoặc dầu không tốt cũng có thể gây ra mài mòn cho píttông. - Các đường ống dẫn dầu bị gãy, thủng, hay bị bẹp thì ta có thể quan sát bằng mắt thường, nguyên nhân có thể do va đập hay lâu ngày bị ô xi hoá. - Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu ly hợp bằng cách cho ô tô chuyển động và sang số lúc đang chạy để phat hiện ra hỏng hóc của bộ ly hợp. - Kiểm tra tình trạng và sự bắt chặt của các lò xo kéo và các đai ốc. Kiểm tra sự truyền động toàn vòng và chuyển động tự do của bàn đạp ly hợp. - Kiểm tra sự ngắt của ly hợp (ô tô đang ở trạng thái chuyển động) đạp bàn đạp ngắt ly hợp và sang số. Nếu thấy dễ dàng hoặc gài số kéo phanh tay và ga nhỏ mà máy 10 [...]... thường gặp là: Mòn bộ đôi xy lanh, piston Piston xi lanh đóng vai trò dẫn hướng và cùng với xéc măng hay phớt làm nhiệm vụ bao kín các khoang dầu Trong quá trính làm việc của giảm chấn piston và xi lanh dịch chuyển tương đối, gây mòn nhiều trên piston, làm xấu khả năng dẫn hướng và bao kín Khi đó, sự thay đổi thể tích các khoang dầu, ngoài việc dầu lưu thông qua lỗ tiết lưu, còn chảy qua giữa khe hở của... hở của piston và xi lanh, gây giảm lực cản trong cả hai hành trình nén và trả, mất dần tác dụng dập tắt dao động nhanh Hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn Hư hỏng này hay xảy ra đối với giảm chấn ống, đặc biệt trên giảm chấn ống một lớp vỏ Do điều kiện bôi trơn của phớt bao kín và cần piston hạn chế, nên sự mòn là không thể tránh được sau thời gian dài sử dụng, dầu cứ thể chảy qua khe phớt làm... chỉnh, làm tăng lực cản giảm chấn Sự kẹt van giảm chấn chỉ xảy ra khi dầu thiếu hay bị bẩn, phớt bao kín bị hở Các biểu hiện của hư hỏng này phụ thuộc vào các trạng thái kẹt của van ở hành trình trả hay van làm việc ở hành trình nén, van giảm tải… 30 Thiếu dầu, hết dầu đều xuất phát từ các hư hỏng của phớt bao kín Khi thiếu dầu hay hết dầu giảm chấn vẫn còn khả năng dịch chuyển thì nhiệt phát sinh trên... thể đo tải trong ban đầu tác dụng chỉ với vòng bi bán trục, nên hãy đo tổng tải trọng ban đầu tác dụng vào bánh răng chủ động vi sai và vòng bi bán trục - Công việc điều chỉnh cầu dẫn hướng, các đăng bao gồm điều chỉnh góc lắp đặt bánh trước, diều chỉnh giới hạn góc xoay bánh trước, điều chỉnh khe hở dọc trục giữa cam quay và dầm cầu trước, điều chỉnh độ rơ của moay ơ bánh trước, căn chỉnh độ rơ của... sử dụng, dầu cứ thể chảy qua khe phớt làm mất tác dụng giảm chấn Sự thiếu dầu giảm chấn hai lớp vỏ dẫn tới lọt không khí vào buồng bù, giảm tính chất ổn định làm việc Ở giảm chấn một lớp vỏ, sự hở phớt bao kín dẫn tới đẩy hết dầu ra ngoài và giảm nhanh áp suất Ngoài ra sự hở phớt còn kéo theo bụi bẩn bên ngoài vào và tăng nhanh tốc độ mài mòn Dầu biến chất sau một thời gian sử dụng Thông thường dầu trong... chi tiết bằng phương pháp dùng các chi tiết có kích thước sửa chữa - Phục hồi chi tiết bằng phương pháp dùng các chi tiết sửa chữa thêm - Phục hồi chi tiết bằng phương pháp hàn đắp, mạ phun kim loại, bao phủ bằng chất polime - Phục hồi chi tiết bằng phương pháp gia công cơ khí - Phục hồi chi tiết bằng phương pháp thay mới chi tiết - Đo, kiểm tra và xác định thông số kỹ thuật của các chi tiết trong... lực phanh, khi bị hư hỏng trợ lực, hệ thống phanh vẫn được điều khiển và có tác dụng lên ô tô - Đảm bảo độ tin cậy sử dụng của ô tô trong cả hệ thống và các chi tiết trong hệ thống, nhất là các chi tiết bao kín bằng vật liệu cao su, nhựa tổng hợp - Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệt ra các khu vực làm ảnh hưởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh (lốp xe, moay ơ…) phải dễ . xe và nâng xe trống. Kiểm tra rằng không có vật gì trên đường nâng, ngoài những phần đỡ.Không bao giờ nâng xe có trọng lượng vượt quá giới hạn của cầu nâng.Xe có hệ thống treo khí cần vận. bị kẹt cứng. Nếu không đạt yêu cầu này thì phải thay mới. - Vòng bi T: các loại bi thường được bao bọc bởi lớp mỡ bôi trơn do nhà chế tạo sản xuất. Do đó chúng ta không nên nhúng ngập vòng bi

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:20

Xem thêm: Bao duong gam oto pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    2.3. Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng

    2.5. Kiểm tra cơ cấu dẫn động lái và khắc phục khe hở

    2.6. Chẩn đoán hệ thống lái có trợ lực

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w