1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ án: thiết kế một mạch đồng hồ số dùng IC74LS90 ppsx

14 898 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

Hệ đếm song song: xung đếm được đưa vào tất cả các phần tử đếm.. Sơ đồ khối: Khối tạo xung Khối đếm Khối giải mã Khối hiển thị * Nhiệm vụ các khối: Khối tạo xung: tạo xung vuông với tần

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, con người đã phát minh ra nhiều công cụ phục vụ cuộc sống , từ những vật dụng hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghệ cao Kỹ thuật số chắc hẳn là một công cụ hỗ trợ hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay

Để có thể biết được những ứng dụng cụ thể của kỹ thuật số trong đời sống, chúng ta hãy đi tìm hiểu về chiếc đồng hồ số một vật dụng hằng ngày đơn giản nhưng rất cần thiết Đồng hồ là một thiết bị mà hầu như bất cứ ai cũng phải dùng tới nó Một chiếc đồng hồ cơ, xem giờ bằng cách nhìn vào kim chỉ ở vạch chia thời gian sẽ gây khó khăn cho người sử dụng Nhưng đối với đồng hồ số, thời gian được hiển thị rõ ràng bằng các chữ số sẽ dễ dàng sử dụng hơn

Bởi vậy, sau đây em xin thiết kế một mạch đồng hồ số dùng IC74LS90 , đây là IC rất thông dụng trong kỹ thuật số

Trong đề tài nàycũng còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý của thầy giáo

và các bạn để đề tài được tốt hơn!!!

Trang 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Hệ giải mã

Xây dựng hệ giải mã cho led 7 đoạn anode chung

* Bảng chân lý:

Giải mã led

7 đoạn

a D

A B

C

b c d e f g a

Trang 3

*Các hiển thị tương ứng của LED 7 đoạn với lần lượt các đầu vào:

*Sơ đồ logic

* Phương trình logic:

a DC BA CA= +

( )

b C BA CB A C B= + = ⊕A

c CB A=

( )

d CBA C B A CBA C BA C B= + + = + ⊕A

e C B A= +

f =BA CB DCA+ +

g DC B CBA= +

Trong bài ta sẽ sử dụng IC7447 để giải mã cho LED 7 đoạn

2 Hệ Đếm

2.1Khái niệm:

Hệ đếm nối tiếp: xung đếm chỉ đưa vào một FF

Hệ đếm song song: xung đếm được đưa vào tất cả các phần tử đếm

Để thành lập một hệ đếm ta sử dụng JK- FF Nếu có n FF thì thành lập được hệ đếm có dung lượng tối đa là 2n

VD: 2FF thành lập hệ đếm 4

Trang 4

3FF thành lập hệ dếm 8.

4FF thành lập hệ đếm 16

Hệ đếm: đếm nối tiếp, đếm song song

* Xét hệ đếm nối tiếp 3bit:

2.2 Hệ đếm bất kỳ:

Gọi: N là số trạng thái của 1 hệ đếm bất kỳ

n là số bit đếm

Ta có: 2n−1 <N < 2n

VD: thành lập hệ đếm 6 đếm lên

Ta có: 2 2 < < 6 2 3 => sử dụng 3FF

* Bảng trạng thái:

Số Q3 Q2 Q1

5 1 0 1 Xoá bit nhớ về

000

Trang 5

1 1 0

2.3 Ghép các hệ đếm:

Nếu có hai hệ đếm N & M, ta có thể ghép nối tiếp thành hệ đếm có N*M thạng thái

* Nguyên tắc ghép:

- Đặt xung clock vào bộ đếm M

- Lấy tín hiệu từ bit có trọng số cao nhất của bộ đếm M làm xung clock cho

bộ đếm N

VD: Hệ đếm 10 ghép với hệ đếm 6 thành hệ đếm 60

Trong bài ta sẽ sử dụng IC7490 để thực hiện các hệ đếm

4

A A3 A2 A1

Đếm 10

3

B B2 B1

Đếm 6

Trang 6

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH

I Sơ đồ khối:

Khối tạo xung Khối đếm Khối giải mã Khối hiển thị

* Nhiệm vụ các khối:

Khối tạo xung: tạo xung vuông với tần số 1Hz

Khối đếm: Gồm các IC7490 được ghép nối với nhau để tạo thành các hệ đếm phù hợp

Khối giải mã: Gồm các IC7447 để giải mã BCD để đưa ra khối hiển thị

Khối hiển thị: Hiển thị tín hiệu sau giải mã qua LED 7 đoạn

II Hoạt động của từng khối:

1 Khối tạo xung:

Ta dùng IC7400(cổng NAND) để tạo ra xung đầu vào cho bộ đếm

Cấu tạo

Khối tạo

xung dùng

IC7400

Mạch đếm giây dùng IC74LS90

Mạch giải mã BCD dùng IC74LS47

Hiển thị giây qua led

7 đoạn

Mạch đếm phút dùng IC74LS90

Mạch giải mã BCD dùng IC74LS47

Hiển thị phút qua led

7 đoạn

Mạch đếm giờ dùng IC74LS90

Mạch giải mã BCD dùng IC74LS47

Hiển thị giờ qua led 7 đoạn

Trang 7

Chân vào Chân ra

Chân 7 nối đất, chân 14 nối nguồn

Mạch tạo xung

2 Khối đếm

2.1.IC 74LS90

2.1.1.Hình dạng

Bốn chân thiết lập: MR1, MR2, MS1, MS2

Khi đặt MR1 = MR2 = 1 ( ở mức cao) thì bộ đếm được xoá về 0 và các đầu

ra ở mức thấp

MS1, MS2 là chân thiết lập trạng thái cao của đầu ra: Q A =Q D = 1, 0

Q =Q = .

NC chân bỏ trống

IC 7490 gồm 2 bộ chia là chia 2 và chia 5:

- Bộ chia 2 do Input CKA điều khiển đầu ra Q A

- Bộ chia 5 do Input CKB điều khiển đầu ra Q B, Q C, Q D

- Đầu vào CKA, CKB tích cực ở sườn âm

Trang 8

- Để tạo thành bộ đếm 10 ta nối đầu ra Q A vào chân CKB để tạo xung kích cho bộ đếm 5 Q A, Q B, Q C, Q D là các đầu ra

2.1.2 Sơ đồ logic và bảng trạng thái

Hình: Bảng trạng thái của IC 7490.

Trang 9

Hình: Sơ dồ đầu ra Q A , Q B , Q C , Q D

3 Khối giải mã

3.1 IC 74LS47

3.1.1 Khái niệm

Mạch giải là mạch có chức năng ngược lại với mạch mã hoá Mục đích sử dụng phổ biến nhất của mạch giải mã là làm sáng tỏ các đèn để hiển thị kết quả ở dạng chữ số Do có nhiều loại đèn hiển thị và có nhiều loại mã số khác nhau nên

có nhiều mạch giải mã khác nhau

Ví dụ: giải mã 4 đường sang 10 đường, giải mã BCD sang thập phân… IC74LS47 là loại IC giải mã BCD sang led 7 đoạn Mạch giải mã BCD sang led 7 đoạn là mạch giải mã phức tạp vì mạch phải cho nhiều ngõ ra lên cao hoặc xuống thấp (tuỳ vào loại đèn led là anode chung hay cathode chung) để làm các đèn cần thiết sáng nên các số hoặc ký tự IC 74LS47 là loại IC tác động ở mức thấp có ngõ ra cực thu để hở và khả năng nhận dòng đủ cao để đưa vào trực tiếp các đèn led 7 đoạn loại anod chung

3.1.2 Hình dạng và sơ đồ chân:

Trang 10

Chân 1: BCD B Input.

Chân 2: BCD C Input

Chân 3: Lamp Test

Chân 4: RB Output

Chân 5: RB Input

Chân 6: BCD D Input

Chân 7: BCD A Input

Chân 8: GND

Chân 9: 7-Segment e Output

Chân 10: 7-Segment d Output

Chân 11: 7-Segment c Output

Chân 12: 7-Segment b Output

Chân 13: 7-Segment f Output

Chân 14: 7-Segment g Output

Chân 15: 7-Segment a Output

Chân 16: Vcc

3.1.3 Sơ đồ logic và Bảng trạng thái:

Trang 11

* Nguyên lý hoạt động:

IC 74LS47 là IC tác động mức thấp nên các ngõ ra mức 1 là tắt, mức

0 là sáng, tương ứng với các thanh a, b, c, d, e, f, g của led 7 đoạn loại anode chung, trạng thái ngõ ra cũng tương ứng với các số thập phân (các số từ 10 đến 15 không được dùng tới)

Ngõ vào xoá BI được để không hay nối lên mức 1 cho hoạt động giải

mã bình thường Nếu nối lên mức 0 thì các ngõ ra đều tắt bất chấp trạng thái ngõ ra

Ngõ vào RBI được để không hay nối lên mức 1 dùng để xoá số 0 (số 0 thừa phía sau số thập phân hay số 0 trước số có nghĩa) Khi RBI và các ngõ vào

D, C, B, A ở mức 0 nhưng ngõ vào LT ở mức 1 thì các ngõ ra đều tắt và ngõ vào xoá RBO xuống mức thấp

Khi ngõ vào BI/RBO nối lên mức 1 và LT ở mức 0 thì ngõ ra đều sáng

Kết quả là khi mã số nhị phân 4 bit vào có giá trị thập phân từ 0 đến

15 đèn led hiển thị lên các số như ở hình bên dưới Chú ý là khi mã số nhị phân vào là 1111= 1510 thì đèn led tắt

Trang 12

4 Khối hiển thị:

Hiển thị dùng led 7 đoạn loại anode chung do đầu ra của IC 7447 có mức tích cực là mức 0 ( mức thấp)

Ở loại anode chung ( anode của đèn được nối lên +5V, đoạn náo sáng

ta nối đầu cathode của đoạn đó xuống mức thấp thông qua điện trở để hạn dòng

Chân 3, 8 là Vcc_được nối lại với nhau

Trang 13

III Thiết kế mạch

1 Sơ đồ nguyên lý:

Trang 14

2 Nguyên lý hoạt động:

Xung kích được tạo ra từ mạch tạo xung và xung này được đưa tới chân CKA của IC 74LS90 đếm giây Ngõ ra của IC7490 ở các chân Q A, Q B, Q C,

D

Q được đưa đến ngõ vào của IC giải mã 74LS47

Đối với hai IC đếm giây (IC1 và IC2): Ta nối chân Qa vào chân CKB của IC1 để thành bộ đếm 10,xung CLK từ bộ tạo xung được cấp cho IC1 qua đầu vài CKA, IC1 này đếm giá trị của 9 xung ( led hiển thị số 9), sau khi đếm hết giá trị của 9 xung thì cấp cho IC 2 một xung đếm Khi đó, IC1 đếm

về 0 và IC2 đếm lên 1, ta sẽ có số 10 Sau đó IC1 tiếp tục đếm từ 0 đến 9 và tiếp tục cấp xung cho IC2 tăng lên 2, 3,… Khi IC1 đếm đếm 9 và IC2 đếm đến 5 chuyển sang 6 thì khi đó 2 bit C ,B của IC2 sẽ ở mức 1 và ta sẽ cho 2 đầu ra này vào 2 chân MR1,MR2 của 2 IC 7490 để reset cả hai IC trở về 0 Đồng thời đầu ra Qc của IC2 này được nối với chân CKA của IC đếm phút.Khi Qc đang ở trạng thái 1 khi đếm số 5 sẽ reset về 0,như vậy xung này

sẽ kích vào đầu vào CKA của IC3 để đếm 1 đơn vị tương ứng với 1 phút

Đối với IC đếm phút (IC3 và IC4): Khi IC3 nhận được xung từ nó lại đếm giống như IC1 đếm giây , tương tự IC4 giống IC 2.Như vậy 2 IC 3 và 4

sẽ đếm đến giá trị 59 Vì lấy xung từ IC đếm giây nên khi mạch đếm giây đếm đến 59 thì mạch đếm phút mới nhận được một xung Khi cả IC đếm giây và đếm phút đều đếm đến giá trị 59 thì tất cả 4 IC cũng được reset về 0, đồng thời IC4 đếm phút cấp cho IC5 là IC đếm giờ một xung

Đối với IC đếm giờ (IC5 và IC6): Khi IC5 nhận được một xung thì nó cũng bắt đầu đếm lên Khi IC5 đếm đến 9 thì cấp xung cho IC6 đếm, khi hai

IC đếm giờ đếm đến 23 và tại thời điểm sang 24 là lúc cả hai IC được reset

Vì số nhị phân tương ứng của 2 là DCBA = 0010, của 4 là DCBA = 0100 nên ngõ ra B của IC đếm giờ ( đếm hàng chục) và ngõ ra C của IC đếm giờ (đếm hàng đơn vị) được đưa vào 2 chân MR1,MR2 của 2 IC đếm giờ để thực hiện reset về 0.Như vậy khi mạch đang ở trạng thái 23:59:59, nếu nhận thêm 1 xung CLK từ bộ tạo xung thì ta có trạng thái tiếp theo sẽ là 00:00:00

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w