1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bí quyết làm bài thi khối A

9 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

Bí quyết 'ăn điểm' khối A Cập nhật lúc :8:03 AM, 02/07/2010 Các thầy giáo giàu kinh nghiệm lưu ý thí sinh rằng, cần tuân thủ chiến lược làm bài “dễ trước, khó sau” với môn toán, quyết phần tự chọn môn vật lý ngay từ khâu ôn tập và nắm chắc lý thuyết môn hóa học. Để có tinh thần tốt nhất trong đợt thi đầu tiên (khối A: toán, lý, hóa), thầy Nguyễn Phú Cường, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam, lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản. Toán: Tuân thủ phương pháp làm bài “dễ trước, khó sau” Thầy Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng, tư vấn: Trước khi làm bài thi môn toán, thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định làm bài trên barem điểm theo năng lực của mình (điểm 10, điểm 9, điểm 8…). Trên barem điểm đã chọn, sắp xếp lại thứ tự từ câu dễ, câu trung bình và câu khó. Thí sinh nên tuân thủ chiến lược làm bài này bởi câu dễ làm sai, không đạt được điểm tối đa thì khả năng trượt ĐH rất lớn. Với toán tích phân, thầy Phương cho rằng, đề thi chủ yếu ra theo dạng đổi biến số của lượng giác; tích phân từng phần; ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích. Thí sinh cần nắm vững các đặc trưng của nó như: đổi biến số thì phải đổi cận, đổi vi phân, đổi hàm số. Tích phân từng phần thì nắm vững công thức, ứng dụng thì phải biết kỹ năng vẽ hình và ứng dụng công thức hợp lý. Về phương trình lượng giác, thí sinh nên chú ý sử dụng công thức hạ bậc, góc nhân đôi, góc nhân ba, biến đổi tích thành tổng, biến đổi tổng thành tích để đặt thừa số chung. Kinh nghiệm về mặt ra đề thi cho thấy, người sáng tác đề thi đều lấy các biểu thức lượng giác bậc thấp nhân với nhau, rồi khai triển để làm biến đổi hình thức ban đầu. Nhiều thí sinh bỏ qua các câu hỏi phụ vì cho rằng rất “lạ”. Thầy Phương cho biết, các câu hỏi phụ đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức hơn, có thể thí sinh không hiểu đầu bài, hoặc không chuyển được ngôn ngữ của đề bài sang các mệnh đề toán học. Đó là khâu yếu của học sinh. Lý: Quyết phần tự chọn ngay từ khâu ôn tập Theo thầy Ngô Văn Thành, Tổ trưởng Tổ Vật lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), trong cấu trúc đề thi ĐH, các phần Cơ và Điện chiếm tỉ lệ số câu hỏi nhiều gấp rưỡi phần kiến thức còn lại (Quang sóng, Quang Lượng tử, Hạt nhân nguyên tử, Từ vi mô đến vĩ mô) nên cần dành thời gian ôn tập phù hợp cho hai phần này. Thầy Thành lưu ý thí sinh chỉ làm phần chung và một phần tự chọn. Thí sinh cần quyết định chọn phần tự chọn của chương trình cơ bản hay nâng cao ngay khi ôn tập chứ không nên chờ đến lúc đọc đề thi. Làm ngay các câu lý thuyết, câu bài tập đơn giản, dễ; các câu phức tạp, khó nên lướt qua rồi sau cùng sẽ quay lại giải quyết nếu còn thời gian. Làm xong câu nào phải trả lời trực tiếp (tô đen) ngay vào bảng trả lời, không nên đánh dấu thẳng vào đề bài rồi đến khi làm hết bài mới điền (tô đen) vào bảng trả lời. Loại suy là một phương pháp quan trọng khi làm trắc nghiệm, cần chú ý dùng cách này để có thể loại bớt các phương án gây nhiễu và giúp chọn nhanh được đáp án đúng. Giải bài tập trắc nghiệm không nhất thiết phải giải như một bài tập bình thường, trong nhiều trường hợp chỉ cần tìm ra một dữ kiện trong nhiều dữ kiện đáp án đòi hỏi rồi dựa vào dữ kiện tìm được này có thể loại suy từ các phương án để tìm đáp án đúng. Không để trống, trả lời sót một câu nào, khi sắp hết giờ làm bài phải trả lời tất cả các câu hỏi, dù không chắc chắn đáp án. Hóa: Nắm chắc lý thuyết Thầy Lê Anh Lực, giáo viên Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Sài Gòn tri thức, nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là các em phải nắm chắc được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi nhận được đề thi, các em nên đọc lướt qua đề và làm những câu hỏi trong khả năng của mình trước, tuyệt đối không nên làm lần lượt từ trên xuống. Đề thi ĐH, CĐ môn hóa học thường chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi tính toán. Đối với loại câu hỏi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài và lướt qua phần đáp án A, B, C, D. Nếu có kiến thức về câu hỏi đó, chắc chắn các em sẽ loại trừ được 1-2 đáp án sai. Đối với loại câu hỏi tính toán, cần đọc kỹ đề, nhận định đúng dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài tập đó. Các định luật (định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…) và các quy …) giúp ích rất nhiều cho các em đốiαtắc (quy tắc đường chéo, quy tắc với loại câu hỏi này. Cần lưu ý viết và cân bằng phản ứng chính xác. Các em cần lập một chiến lược làm bài thi cho riêng mình (phụ thuộc vào kỳ vọng đạt bao nhiêu điểm của mỗi em). Ví dụ, muốn đạt 6 điểm thì nên tập trung vào những câu hỏi lý thuyết, những câu hỏi tính toán đơn giản. Không nên quá sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi này khi còn thời gian. M.Lâm - T.Trúc - T.Nga http://www.baodatviet.vn/Home/giaoduc/Bi-quyet-an-diem-khoi-A/20107/101022.datviet Những lưu ý cho thí sinh thi đợt 1 03/07/2010 0:29 Bắt buộc phải đến làm thủ tục dự thi Theo ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, dù không phải nộp lệ phí dự thi trong ngày làm thủ tục dự thi như những năm trước nhưng TS vẫn bắt buộc phải có mặt để biết địa điểm thi, phòng thi và nghe phổ biến quy chế thi, kiểm tra lại thông tin cá nhân và đề nghị điều chỉnh, bổ sung nếu có nhầm lẫn, sai sót. Khi đến làm thủ tục dự thi, những TS bị mất giấy báo thi phải mang theo phiếu đăng ký dự thi số 2 để thông báo cho Hội đồng thi cấp lại giấy báo thi. Dự kiến, số lượng TS xin cấp lại giấy báo thi sẽ khá nhiều. Theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, chỉ tính riêng tại Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT ở TP.HCM, đã có khoảng 300 giấy báo thi của TS bị bưu điện làm thất lạc. Mặc dù các nhân viên nơi này khi gửi giấy báo thi đều ghi trên phong bì rằng đây là thư báo kỳ thi ĐH-CĐ năm 2010. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 của Bộ GD-ĐT khuyên: “Nếu vì một lý do không may nào đó mà TS thiếu giấy báo thi, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, giấy chứng minh nhân dân thì ngay tại phòng thi TS cần phải hỏi cán bộ coi thi để được hướng dẫn cụ thể”. Cẩn trọng với bài thi trắc nghiệm Đợt đầu tiên có 2 môn Lý, Hóa thi theo phương pháp trắc nghiệm. Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, để làm bài trắc nghiệm, TS cần mang bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen, gọt bút chì, tẩy vào phòng thi. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn; ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, TS tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu Trả lời trắc nghiệm (TLTN). Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm. TS cần đọc kỹ và trọn vẹn nội dung câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn để chọn phương án đúng. Sau đó dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái trong phiếu TLTN. Làm đến câu hỏi nào TS dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu TLTN. TS nên tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu TLTN vì dễ bị thiếu thời gian. Ngoài ra, cần tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu vì trong trường hợp này máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm. Vũ Thơ - T.S.Gia http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201027/20100703002927.aspx Thứ Bảy, 03/07/2010, 07:00 (GMT+7) Đề thi ra như thế nào? TT - Với kinh nghiệm nhiều năm theo dõi tuyển sinh, các giáo viên sẽ chia sẻ với thí sinh những vấn đề liên quan đến đề thi các môn khối A. Môn toán: một số dạng toán thường xuất hiện Theo cấu trúc đề thi, chúng ta thấy có một số dạng toán sau thường xuất hiện trong đề thi. Phần chung: Câu I: 1. Khảo sát hàm số và vẽ đồ thị: đề thi yêu cầu khảo sát một trong ba hàm số: bậc ba, trùng phương và nhất biến. Trong đó, nếu khối A cho hàm nhất biến, thì khối B và D sẽ cho hai hàm số còn lại. 2. Bài toán ứng dụng đạo hàm, thường ra thi nhiều nhất là các bài toán cực trị, tiếp tuyến, sự tương giao và dùng đồ thị biện luận số nghiệm phương trình. Ở câu II, phần giải phương trình lượng giác, thường gặp nhất là yêu cầu giải một phương trình mà sau khi biến đổi có thể đặt nhân tử chung để đưa về việc giải các phương trình cơ bản hoặc phương trình cổ điển. Thỉnh thoảng cho phương trình có điều kiện giải bằng cách đặt ẩn phụ. Phần giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số, các bài toán đều được giải bằng cách đặt ẩn phụ. Ở câu III, bài toán tích phân: khối D chủ yếu dùng phương pháp tích phân từng phần, trong khi khối A và B sử dụng phương pháp đổi biến để tính. Thỉnh thoảng ở khối A yêu cầu tính diện tích một hình phẳng hoặc thể tích một vật thể tròn xoay. Câu IV: Bài toán hình học không gian: thường cho khối chóp hoặc khối lăng trụ. Dạng toán này thường được giải bằng phương pháp hình học thuần túy hoặc đưa hệ trục tọa độ vào để chuyển thành bài toán hình giải tích trong không gian. Câu V: Bài toán bất đẳng thức: đây là câu khó nhất trong đề thi, học sinh nên bỏ qua và sẽ quay lại bài này sau khi đã giải quyết những bài toán khác nếu còn thời gian. GV HOÀNG HỮU VINH Môn vật lý: lý thuyết từ 40-50% Ở đề thi môn vật lý, tỉ lệ câu hỏi lý thuyết hằng năm vẫn dao động từ 40-45%, bài tập từ 55-60%. Đề thi luôn có ở tất cả chín chương sách giáo khoa lớp 12 và phân bố đều trong các đề mục của mỗi chương. Ví dụ chương V có cả bài tập mạch điện xoay chiều và máy phát điện xoay chiều. Những năm gần đây, yêu cầu bài tập cũng cao hơn về kết hợp hệ thức độc lập liên hệ giữa ly độ, tốc độ với gia tốc tức thời, định luật bảo toàn năng lượng. Từ biểu thức tốc độ suy ngược về phương trình dao động hoặc từ suất điện động nắm đặc trưng của từ thông. Đề thi có thể đòi hỏi viết nhanh phương trình dao động, sóng cơ học, dòng điện, điện áp, sóng điện từ rồi dùng nó phối hợp với định luật bảo toàn năng lượng để tìm đặc trưng của dao động điều hòa của con lắc hay khung dao động. Thí sinh cũng gặp các dạng bài toán tính số bụng, nút khi hai nguồn kết hợp ngược pha, lệch pha vuông góc. Với phần điện xoay chiều, thí sinh chú ý áp dụng định lý Viet trong bài toán công suất hoặc hình dạng giản đồ Fresnel trong bài toán cực đại về điện áp hiệu dụng. ThS NGUYỄN HỮU LỘC Môn hóa: chú ý công thức giải nhanh Các em cần tập trung ôn thật kỹ thêm những vấn đề sau đây mà đề thi thường hay ra: những vấn đề liên quan đến oxy hóa khử; dung dịch điện ly; vận tốc phản ứng, cân bằng hóa học (các câu hỏi về sự dịch chuyển cân bằng); các câu hỏi liên quan đến chương cấu tạo nguyên tử - bảng hệ thống tuần hoàn. Các bài toán của kim loại phản ứng với axit, kim loại phản ứng với muối; muối phản ứng với axit, oxit phản ứng với axit, phản ứng nhiệt luyện, kim loại phản ứng với H 2 O; kim loại phản ứng với hỗn hợp (Cl 2 , O 2 ). Trong phần này các em chú ý các công thức vận dụng định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng và các công thức sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng. Đối với nhóm bài kim loại phản ứng với axit, các em cần chú ý công thức giải nhanh các bài toán hỗn hợp kim loại phản ứng với HNO 3 ; H 2 SO 4 đặc sinh sản phẩm khử; các bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HCl hoặc H 2 SO 4 loãng; bài toán có Mg, Al phản ứng với HNO 3 sinh NH 4 NO 3 và các bài toán của Fe với HNO 3 ; H 2 SO 4 đặc tạo hỗn hợp muối. GV NGUYỄN TẤN TRUNG - M.G. ghi ___________________ Thay đổi bài làm phần tự chọn? Để tránh những lỗi thí sinh thường mắc phải trong lúc làm bài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thi, theo kinh nghiệm theo dõi chấm thi trắc nghiệm các kỳ thi tuyển sinh trước, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - tư vấn: thí sinh chỉ được làm bài thi trắc nghiệm bằng bút chì đen, không tô câu trả lời bằng bất cứ màu mực nào khác để đảm bảo máy quét có thể đọc chính xác các câu trả lời. Xung quanh quy định “thí sinh chỉ được làm một phần tự chọn, nếu làm cả hai phần sẽ bị coi là phạm quy”, ông Trần Văn Nghĩa cho biết thí sinh có thể thay đổi phần tự chọn của đề thi trong lúc làm bài, không bắt buộc đã chọn rồi thì chỉ được làm phần đó. Tuy nhiên, thí sinh phải đặc biệt lưu ý để không bị rơi vào tình trạng vô tình phạm quy do bị tính là làm cả hai phần tự chọn. Trong trường hợp muốn thay đổi, tùy theo đó là môn thi tự luận hay trắc nghiệm, thí sinh phải có cách xử lý bài làm phù hợp. Cụ thể, đối với môn thi trắc nghiệm (vật lý, hóa học ), do các câu trả lời sẽ điền trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút chì nên thí sinh muốn thay đổi lựa chọn đối với phần đề riêng thì chỉ cần tẩy sạch các câu trả lời cho phần đó rồi mới chuyển sang trả lời các câu mới. Nếu để sót còn có câu trả lời nào ở phần đã bỏ bị đánh dấu, bài làm vẫn bị coi là làm cả hai phần và phạm quy. Đối với môn thi tự luận như môn toán, phần bài làm bỏ đi cần lấy bút cùng màu mực với bài làm gạch ngang theo từng dòng kẻ đến hết phần cần bỏ, tuyệt đối không dùng bút xóa. Thí sinh cũng không được đóng khung rồi kẻ chéo phần bài làm muốn bỏ vì sẽ bị coi là có dấu hiệu đánh dấu bài và bài thi sẽ bị xử lý riêng theo quy chế. THANH HÀ Ông Ngô Kim Khôi, Phó Ban chỉ đạo tuyển sinh: Những lưu ý trước “giờ G” TT - Nhiều băn khoăn của thí sinh trước khi bước vào phòng thi được ông Ngô Kim Khôi - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, phó ban chỉ đạo tuyển sinh 2010 - giải đáp. Ông Khôi nói: - Trên thực tế có không ít thí sinh còn đi làm thủ tục dự thi ở cả hai trường, đến sáng ngày thi mới có quyết định cuối cùng. Theo tôi, cách lựa chọn như vậy có thể ảnh hưởng đến tâm lý thi cử. Thí sinh nên có quyết định lựa chọn cuối cùng về trường/ngành dự thi chậm nhất là trước khi làm thủ tục dự thi để có mục đích phấn đấu rõ ràng, thoải mái về tâm lý, chủ động trong việc đi thi, góp phần làm bài thi đạt kết quả tốt nhất. * Nếu đã nộp nhiều hồ sơ vào các mã ngành khác nhau của cùng một trường, thí sinh được lựa chọn như thế nào? - Đối với mỗi hồ sơ đăng ký dự thi đã nộp, thí sinh sẽ nhận được một giấy báo và thẻ dự thi tương ứng với một số báo danh. Đối với những hồ sơ nộp vào các ngành khác nhau trong cùng một trường cũng vậy. Đến ngày làm thủ tục dự thi tương ứng với mỗi đợt thi, thí sinh có quyền lựa chọn và quyết định dự thi theo một trong các số báo danh đó, nhưng lưu ý thí sinh đã chọn một số báo danh nào thì chỉ sử dụng số báo danh đó để dự thi. Những số báo danh khác sẽ không còn giá trị. Sau này trường ĐH sẽ thực hiện xét tuyển cho thí sinh theo mã ngành tương ứng với số báo danh đã dự thi. * Rất nhiều thí sinh thắc mắc trong ngày đến làm thủ tục dự thi có được phép thay đổi mã ngành dự thi, khối thi hay không? - Trong ngày làm thủ tục dự thi, trừ những trường hợp bị sai sót hoặc nhầm lẫn được bổ sung, điều chỉnh theo quy định, các trường hợp còn lại không được thay đổi. * Khi đến làm thủ tục dự thi, thí sinh bắt buộc phải mang theo những giấy tờ gì? - Thí sinh đến làm thủ tục dự thi phải mang theo đầy đủ những loại giấy tờ sau: giấy báo dự thi, phiếu số 2 trong hồ sơ đăng ký dự thi, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tốt nghiệp (đối với HS vừa tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT năm 2010) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2009 trở về trước) cùng các loại giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có) Nếu bị mất một trong các loại giấy tờ, thí sinh sẽ phải làm cam đoan để hội đồng thi đối chiếu với hồ sơ gốc, tiến hành chụp hình tại chỗ , xem xét cho phép vào dự thi và sẽ tiến hành hậu kiểm sau này. Nếu phát hiện thí sinh gian lận để dự thi, kết quả thi sẽ bị hủy và thí sinh sẽ bị xử lý theo quy chế. Lịch thi tuyển sinh đợt 1 NGÀY BUỔI MÔN THI 3-7 Sáng từ 8g Làm thủ tục dự thi, xử lý sai sót 4-7 Sáng Toán Chiều Lý 5-7 Sáng Hóa Chiều dự trữ Thời gian làm bài môn toán 180 phút. Hai môn lý, hóa thời gian làm bài 90 phút/môn. Buổi sáng từ 7g-7g15 phát đề, 7g15 bắt đầu tính thời gian làm bài. Buổi chiều từ 14g-14g15 phát đề, từ 14g15 bắt đầu tính giờ làm bài. M.G. THANH HÀ thực hiện http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=387899&ChannelID=142 Kinh nghiệm mùa thi Môn toán: đừng bỏ qua khâu trung gian TT - Chỉ còn hơn mười ngày nữa, thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2010. Tuổi Trẻ sẽ lần lượt cung cấp cho các bạn những “bí quyết” để đạt kết quả cao nhất ở mỗi môn thi qua kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của các thầy cô giáo. Đối với bài thi môn toán, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, thí sinh cần phải bình tĩnh khi làm bài, giữ tình trạng sức khỏe lúc thi ổn định. Thiếu bình tĩnh đôi khi khiến chúng ta làm sai cả những phép tính rất đơn giản. Trước khi làm bài, các bạn hãy đọc đề thật kỹ, thế các dữ liệu chính xác, tránh trường hợp đề một đường làm một nẻo; phải nhớ điều kiện để hàm số xác định; hiểu chính xác yêu cầu của đề không đặt vấn đề sai. Các bạn chú ý không nên tính toán vội vàng mà phải giữ lại cả khâu trung gian trong quá trình làm bài. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) nhớ đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương. Một số thí sinh xác định sai miền giá trị của ẩn phụ nên kết luận sai. Cố gắng rèn luyện, học hỏi để có cách giải ngắn gọn, tránh chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. Đừng quên những trường hợp đặc biệt, ví dụ như trường hợp tham số m làm cho hàm số suy biến, trường hợp hệ số a của bất phương trình bậc 2 bằng 0. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, thí sinh phải cẩn thận khi lập bảng biến thiên vì bảng biến thiên sai sẽ dẫn đến vẽ đồ thị sai. Phải cẩn thận khi kết hợp nghiệm ở phần kết luận, vì có khi giải đúng nhưng kết hợp nghiệm sai. Rèn luyện cách đưa một bài toán lạ về một bài toán quen. Biết kết hợp nhiều vấn đề đã học để giải quyết cùng một bài toán. Trong những bài giải tích tổ hợp, các em phải học kỹ định nghĩa của hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp và phải thuộc công thức nhị thức Newton. Trong những bài hình học, các em phải vẽ hình rõ ràng và chính xác để tránh dẫn đến kết luận sai. Trong khi làm bài, các em phải tập trung toàn bộ tâm trí vào công việc của mình, đừng nghĩ đến đậu hay rớt, điểm cao hay điểm thấp vì bất cứ ý nghĩ (không đúng lúc) nào cũng làm tốn năng lượng và phân tâm. Nên làm nháp ngay trong tờ giấy thi, nếu đúng thì giữ nguyên, nếu sai thì gạch bỏ và làm lại. Giám khảo chỉ chấm đúng hay sai chứ không chấm hay hoặc dở, dơ hay sạch, đẹp hay xấu, dài hay ngắn. Thạc sĩ PHẠM HỒNG DANH (giảng viên chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) Môn vật lý: câu chắc đúng làm trước TT - Qua các đề thi trắc nghiệm vật lý THPT, CĐ và ĐH từ năm 2007 đến nay, có thể tạm đúc kết cách làm bài thi vật lý nhanh và hợp lý. Trước hết phải đọc tổng quát thật nhanh cả đề và tô sẵn những câu lý thuyết mà biết chắc chắn đúng. Những câu tìm phát biểu sai thì tô lên chữ sai để sau đó coi lại cho chắc. Sau đó nên làm lý thuyết trước (chiếm trên 40%). Những câu nào chưa suy luận được thì ghi chú lại ngoài rìa đề thi để làm lại sau. Phần bài tập vì có nhiều mã đề nên không như thi tự luận thường cho câu dễ trước, câu đúng sau. Do đó câu nào làm nhanh, chắc đúng thì làm trước, tô luôn trên đáp án. Các câu cần tính toán qua 2- 3 giai đoạn thì làm sau. Đừng mất tinh thần khi gặp 2-3 câu đầu tiên khó. Toán vật lý cần đơn vị, nhưng nếu nhìn thấy bốn đáp án có số hạng đầu khác nhau và tính toán chỉ có nhân chia (không lấy căn hay lũy thừa) thì đa số trường hợp đều không cần đổi đơn vị làm mất thì giờ. Về cấu trúc đề thi, phần nhiều câu nhất là phần dao động cơ học và phần dòng điện xoay chiều. Với phần dao động cơ học, học sinh thường vướng ở vấn đề thời gian đi từ điểm này đến điểm kia. Trừ một số trường hợp đặc biệt có thể học thuộc, nên chú ý phương pháp giải tổng quát dựa vào mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều. Với phần dòng điện xoay chiều, một số câu hơi khó có thể vẽ giản đồ và dùng kiến thức hình học đơn giản để giải. Các phần sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử, từ vi mô đến vĩ mô thường cho lý thuyết khá nhiều, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ sâu sắc các kiến thức trong sách giáo khoa. Phần bài tập sóng ánh sáng thường là giao thoa ánh sáng với những kiến thức quen thuộc như tìm số vân, vị trí vân trùng Phần bài tập hạt nhân nguyên tử chú ý đến năng lượng liên kết riêng, số hạt nhân phân rã trong hiện tượng phóng xạ, năng lượng phản ứng TRẦN QUANG PHÚ (giáo viên Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM) Môn hóa: chú ý vận dụng công thức riêng TT - Những ngày cuối cùng này, các em nên tập trung ôn tập các câu hỏi giáo khoa và các công thức giải toán. Hãy ôn kỹ các nội dung luôn có trong đề thi như các vấn đề về phản ứng oxy hóa khử, Al, Fe, các kim loại phân nhóm IA, IIA, các nhóm nguyên tố (C, H); (C, H, O), (C ,H, N); (C, H, O, N). Các em hãy kiểm tra lại kiến thức của mình và bổ sung ngay những nội dung còn thiếu đó bằng cách giải lại nghiêm túc các đề đã thi. Khi làm bài các em nên chia đề thành ba nhóm để giải: - Nhóm 1 là nhóm câu hỏi dễ lấy điểm. Các em hãy lấy điểm tuyệt đối ở nhóm câu này. Nhóm câu này chủ yếu là các câu hỏi giáo khoa. Các em nên đọc lại tất cả các câu hỏi loại này từ đề thi các năm 2007, 2008, 2009. Thời gian cho nhóm câu này khoảng 15 phút và các em có thể được chắc chắn trên 15 câu. - Nhóm 2 là nhóm câu quyết định kết quả thi. Để thi đậu, bắt buộc các em phải lấy được điểm trên 20 câu. Thời gian cho nhóm câu này khoảng 60 phút. Ở nhóm câu này đòi hỏi các em phải tập trung tư duy cao độ và phải vận dụng thật tốt các kỹ năng và kinh nghiêm giải toán. Các em nhớ ở nhóm câu này chủ yếu dùng công thức riêng để giải. Hãy đọc kỹ đề bài các em sẽ thấy được công thức giải đó. Các công thức giải này các em nên chuẩn bị sẵn từ các đề đã thi. - Nhóm 3 là nhóm câu chưa có hướng giải quyết. Nếu đã chuẩn bị kỹ thì nhóm câu này còn khoảng 6 đến 10 câu. Trước khi giải nên dành ít phút để thư giãn. Sau ít phút giải tỏa tâm lý, các em sẽ có hướng giải quyết ít nhất ba câu nữa. Những câu còn lại nên chọn các phương án trả lời đã chọn ít nhất, nếu may mắn có thể sẽ đúng ít nhất hai câu. NGUYỄN TẤN TRUNG (Trung tâm luyện thi đại học Vĩnh Viễn) http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ChannelID=224 . tính giờ làm bài. M.G. THANH HÀ thực hiện http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=387899&ChannelID=142 Kinh nghiệm m a thi Môn toán: đừng bỏ qua khâu trung gian TT -. dự thi. * Rất nhiều thí sinh thắc mắc trong ngày đến làm thủ tục dự thi có được phép thay đổi mã ngành dự thi, khối thi hay không? - Trong ngày làm thủ tục dự thi, trừ những trường hợp bị sai. H a Chiều dự trữ Thời gian làm bài môn toán 180 phút. Hai môn lý, h a thời gian làm bài 90 phút/môn. Buổi sáng từ 7g-7g15 phát đề, 7g15 bắt đầu tính thời gian làm bài. Buổi chiều từ 14g-14g15

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w