Ngoại ngữ không nên phân biệt câu dễ khó, Văn cần phải “vừa say, vừa tỉnh”, Toán cần chủ động “dễ làm trước, khó làm sau”. Đó là những kinh nghiệm mà các giáo viên, giảng viên chia sẻ cùng sĩ tử trong chương trình “Bí quyết thi đại học” vừa được phát trên VTV6. Ngoại ngữ: Không nên phân biệt câu dễ khó Theo cô giáo Vũ Mỹ Lan, Trưởng bộ môn Tiếng Anh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM thì do đặc tính riêng đối với môn thi Tiếng Anh nên thí sinh không nên phân biệt câu dễ làm trước, khó làm sau mà nên làm trình tự từ đầu đến cuối. Việc thí sinh phân biệt câu khó dễ hay dẫn đến việc bỏ sót, khoanh sai đáp án từ câu này sang câu nọ Cô Lan cho rằng, môn Tiếng Anh thi theo hình trắc nghiệm nên đề không thể quá khó mà chủ yếu kiểm tra các kiến thức cơ bản. Chính vì thế nếu thí sinh quản lý quỹ thời gian tốt thì kết quả làm bài sẽ hiệu quả. Thí sinh không nên làm bài quá nhanh để quay lại làm lại lần hai bởi đối với môn thi này nếu thí sinh càng sửa nhiều thì càng không chính xác. Thí sinh chỉ cần tính toán làm sao để dư khoảng 10-15 phút để kiểm tra lại bài thi của mình như xem đã khoanh đáp án đúng quy định hay chưa, đã ghi đầy đủ thông tin trên giấy trả lời trắc nghiệm hay chưa… Để tránh việc mất thời gian trong việc tô lại đáp án, thí sinh nên sử dụng bút chì mềm. Về phân bố thời gian để làm bài cô Lan khuyên thí sinh chỉ dành 1-2 phút để làm các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp. Đối với phần đọc hiểu thì cần đọc lướt nhanh sau đó xem đề bài hỏi những gì. Do đặc tích là đọc hiểu chứ không phải đọc dịch nên thí sinh tránh việc đọc toàn bài để dịch và sau đó trả lời. Cách làm này rất mất thời gian và không hiệu quả. Thí sinh cũng không nên đặt câu hỏi trước sau đó mới quay lại bài đọc vì sẽ dẫn đến việc lẫn lộn giữa các nội dung. Môn Văn: Cần “vừa say, vừa tỉnh” Theo quan điểm của PGS.TS Lê Quang Hưng, trưởng bộ môn Việt Nam học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì đối với môn Văn thí sinh phải xác định làm hết và không bỏ sót câu nào. Việc thí sinh không đạt được kết quả cao ở môn thi này là do chưa chủ động bố trí thời gian làm bài. Khi nhận được đề thi thí sinh cần đọc để hiểu những yêu cầu từng câu và sau đó bố trí thời gian tương đối cho từng câu hỏi đó. Cũng theo thầy Hưng thì rất nhiều thí sinh thường hay có tâm lý “sa đà” vào những câu trúng tủ. Những câu trúng tủ thí sinh viết rất dài nên dẫn đến mất quỹ thời gian làm bài. Chính vì thế khi làm bài thi môn Văn, thí sinh phải vừa say, vừa tỉnh là như vậy. Về kinh nghiệm làm bài, thầy Hưng chia sẻ, ở câu 1 chiếm 2 điểm thì thí sinh chỉ cần viết 1 trang giấy là đủ. Đối với câu nghị luận thì nên có chính kiến riêng và chỉ cần viết từ 2-3 trang là phù hợp. Đối với câu 5 điểm (câu 3), thí sinh cần bố trí một thời gian làm bài tương xứng vì đây là câu phải viết dài và nhiều điểm. Thường thí bố trí khoảng một nữa tổng thời gian làm bài là phù hợp. Đối với câu này, thí sinh nên dành thời gian vạch dàn ý trên giấy nháp sau đó bám vào và phát triển để thành một bài luận hoàn chỉnh. Môn Toán: Dễ làm trước, khó làm sau Chia sẻ về cách làm bài môn Toán, Th.S Toán học Phan Văn Danh - khoa Toán Trường ĐH Sư phạm Huế cho rằng thí sinh nên tuân thủ nguyên tắc dễ làm trước, khó làm sau. Khi nhận đề thi thí sinh cần đọc kỹ đề. Tốt nhất là nên đọc 3 lần: lần 1 đọc lướt toàn bộ câu hỏi, lần 2 đọc gạch chân các ý quan trọng trong đề, lần 3 đọc để làm bài. Cũng theo thầy Danh thì khi thi môn Toán, thí sinh cần xác định không cần đạt điểm 10 mà chỉ cần đạt điểm cao nhất có thể. Đối với môn Toán thì thường có 7 câu 10 ý, chính vì thế thời gian làm mỗi câu là từ 15-17 phút. Để có thể còn quỹ thời gian làm các câu khó hơn thì thí sinh nên chọn câu nào có khoảng thời gian làm bài dưới 10 phút làm trước. Thí sinh cũng nên dành khoảng 20-30 phút để kiểm tra toàn bộ bài làm của mình. Trong đề thi các câu được coi là dễ đó chính là câu tích phân, hình học giải tích - không gian. Câu khó bao gồm câu số 5 và câu 2 ý 2. Sau khi nhận định được câu khó, dễ thí sinh nên kẻ trên giấy nháp thành hai cột. Cột bên trái là câu hỏi, cột bên phải là thời gian dự kiến làm bài theo trình tự từ dễ đến khó. Nếu trong quá trình làm bài hết thời gian dự kiến thì thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác. Khi bỏ qua như vậy thì không nên bỏ trống khoảng trống trên giấy làm bài để tránh những rắc rối như nghi đánh dấu bài Khi chấm thi, các thầy sẽ đọc bài làm và khi đọc sang trang khác thấy câu hỏi đó tiếp tục được thí sinh trình bày thì các thầy sẽ vẫn chấm bình thường. Thầy Danh cũng cho biết, đối với môn Toán thì nên dùng các kiến thức trong chương trình sách giáo khoa để giải, nếu dùng kiến thức ngoài thì cần phải chứng minh lại trước khi sử dụng. Toán là một “trợ thủ” đắc lực! Không như một số teens vẫn nghĩ thi khối D chỉ cần tập trung ôn luyện nhiều cho Ngoại ngữ và Văn mà lơ là Toán vì tin rằng Toán khối D không quá khó.Hơn nữa với những teens thi D mà yếu Toán thì việc ngó ngàng đến môn này dường như là một “gánh nặng” và rất dễ nản. Thật ra thì đúng là Toán khối D không lắc léo và phức tạp như khối A,B nhưng dạo qua những đề Toán những năm gần đây thì đề Toán khối D vẫn khiến cho sĩ tử lao đao như thường nếu như không dành nhiều thời gian luyện tập.Đòi hỏi của đề thi Đại Học là sự cẩn thận,nhanh nhẹn và nắm được vần đề của dạng toán được đưa ra. Và bạn chỉ thật sự có được điều này khi làm bài tập nhiều và tự hệ thống kiến thức cho mình. Nếu như Ngoại ngữ là ăn thua từng câu trắc nghiệm,Văn là tùy thuộc vào cảm nhận và khả năng thâu tóm kiến thức và diễn đạt của mỗi người thì Toán chính là trợ thủ đắc lực cho hai môn kia trong việc “kéo” điểm của bạn lên cao. Vì thế đừng lơ là “trợ thủ” này nhé ! Có nên học thêm Văn ? T.Vy(THPT.LTV) đã đặt ra câu hỏi như thế khi cô nàng đang phân vân vì đã vào HK2 rồi và bạn bè đang lũ lượt kéo nhau đi học thêm Văn để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Đây không chỉ là câu hỏi của riêng Vy mà của nhiều teens khác nữa.Lời khuyên của một số nhân đi trước cho thấy nếu cảm thấy việc học thêm là không “quá” cần thiết đối với bản thân thì bạn hoàn toàn có thể tự học Văn ở nhà. Như kinh nghiệm của L.H (ĐH KHXHNV) thì cô bạn hoàn toàn không mất một giờ nào ở lớp học thêm Văn nào mà vẫn đạt được 8 điểm Văn khối D ngon lành trong kì thi 2008 vừa rồi.Bí quyết của H. là tự hệ thống lại kiến thức mình đã học và tham khảo qua bạn bè, thầy cô.Trong thời gian ôn thi,H. luôn giữ liên lạc với bạn bè đi học thêm Văn mượn tập vở,theo dõi các nội dung ôn tập đăng tải trên các báo và liên lạc với cô giáo dạy Văn trên lớp của mình khi thắc mắc điều gì đó.Thêm một cách nữa là cô bạn cũng hay theo dõi các chương trình ôn thi ĐH môn Văn trên VTV2 và chăm chú để ý các ý hay để bổ sung vào dàn ý của riêng mình.Dành nhiều thời gian ở trong thư viện để nghiên cứu các sách ôn tập cũng là một đề xuất của H. cho những bạn ôn thi Văn. Nếu cảm thấy không an tâm thì teens có thể đến lớp học thêm Văn.Nhưng hãy sử dụng thời gian đó một cách hiệu quả và chủ động.Đừng để rơi vào trạng thái “đọc-chép” rồi ỷ y vào những dàn ý được thầy cô cung cấp sẵn,teens nhé ! Tự tin thi một khối D duy nhất, liệu có ổn ? Có những teens thi D và lực học ở khối A không khá lắm nên chỉ muốn chuyên tâm thi một khối.Nhưng thường các bạn lại gặp phải một lực cản tâm lý là :”Thi hai khối cho an toàn.Lỡ rớt khối D thì còn khối A!”. Nhưng nếu đã chọn khối D và khối A của bạn chỉ nằm ở tầm trung bình thì chọn tập trung ôn thi cho một khối D duy nhất cũng không có gì đáng bàn cãi.Trên thực tế với tâm lý vớt vát,một số teens D cũng hồ hởi đi thi khối A cho có nhưng kết quả thường thấp không đủ yêu cầu.Tập trung cho một khối D duy nhất có thể giúp bạn giảm được gánh nặng phải vác trọng trách cả hai khối và chuyên tâm tập trung vào khối phù hợp với mình. Hơn nữa,khối A thi trước.Nếu chẳng may kết quả không được như ý thì cũng ảnh hưởng phần nào tới tâm lý của teens trước khi bước vào trận chiến chính thức của mình ở mặt trận khối D. Teens hoàn toàn có thể tạo thêm một cơ hội cho mình ở kì thi cao đẳng.Còn nếu cảm thấy muốn thử sức và tin vào khả năng của mình ,bạn hoàn toàn có thể đăng ki thi 2 khối mà không phải lăn tăn gì cả ! Kết lại… Những kinh nghiệm này được đúc kết từ những nhân thi khối D ở những kì thi trước và giờ đây họ đang tiếp tục chặng đường Đại Học của mình sau khi vượt qua được kì thi Đại học một cách suôn sẻ.Và gửi lời chúc đến teens 12 chuẩn bị thi D nói riêng và teens 12 sắp thi Đại học nói chung nhiều may mắn và tự tin trong những kì thi sắp tới nhé ! Khối D cần phải thực sự tập trungHọc cùng lớp với Diệu Ngân, Nguyễn Khánh Vân là thủ khoa khối D của lớp. Thông minh, nhiệt tình và năng động là những nhận xét của bạn bè dành cho Vân. Ngoài bảng thành tích học tập đáng nể, Vân còn là cộng tác viên của chương trình VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.Về việc ôn thi đại học, Vân cho rằng: Không phải cứ học ngày học đêm là thi đỗ Đại học. Thi khối D cũng như các khối khác là phải học thật tốt cả ba môn thi nhưng phải tập trung giành điểm vào môn thế mạnh của mình.Trong kỳ thi 2003, Khánh Vân mạnh hơn ở môn Văn và Tiếng Anh nhưng Toán mới là môn Vân đạt điểm cao nhất. Đó là điều bất ngờ và nguyên nhân chính là đặc thù của từng môn học. Vì Văn và Tiếng Anh là những môn phụ thuộc khá nhiều vào đề tài và cảm hứng của mình.Rất nhiều bạn ôn thi Đại học ngay từ khi bắt đầu vào lớp 10. Bản thân Vân chỉ bắt đầu khi vào lớp 12. Đây là lý do Vân có kết quả thi Tốt nghiệp rất ổn. Với riêng Vân, chăm chỉ không phải là yếu tố dẫn tới thành công. Điều quan trọng là bạn phải thật sự có hứng thú với môn thi mà mình lựa chọn và dành cho nó niềm đam mê học hành.“Bí quyết” của Vân là một ngày chỉ dành 4 tiếng để học, thời gian đến trường và tham gia hoạt động ngoại khoá rất nhiều. Và để giảm stress trong những ngày học thi, Vân thường nghe nhạc. Ấn tượng nhất của Vân trong lần thi Đại học là có rất nhiều người bạn cùng khoá đã ngất xỉu vì học nhiều quá. Như thế thì đâu có hiệu quả. Bạn tập trung trong 30 phút chắc chắn sẽ hiệu quả hơn ngồi 4 tiếng Kinh nghiệm ôn thi: Để đạt điểm cao khối D. Để đạt điểm cao khi thi khối D với cả 3 môn Toán – Văn – Tiếng Anh là mong muốn của tất cả các thí sinh. Sau đây là chia sẻ kinh nghiệm ôn thi của một thủ khoa khối D khoa kinh tế. Bạn Nguyễn Mạnh Toàn, thủ khoa khối D khoa kinh tế (nay là Trường ĐH Kinh tế - luật) ĐH Quốc gia TP.HCM kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2009, nói về phương pháp ôn thi của mình: - Ở ba môn thi, để dễ nhớ, mình chuẩn bị những tờ giấy và lấy bút màu ghi lên đó nội dung kiến thức cơ bản cần nắm của từng môn, từng chương, từng bài học cụ thể, các vấn đề quan trọng không thể thiếu trong việc hệ thống kiến thức của từng môn. Sau đó, mình dán những tờ giấy đó lên tường, lên cửa, lên bàn học, để ngày nào cũng nhìn thấy và có thể đọc nhanh qua để kích thích trí nhớ về các nội dung mà mình đã học. Nhờ đó mình hệ thống được các kiến thức quan trọng. Khối D: bám nội dung quan trọng của từng môn * Ở môn ngữ văn, khi ôn tập nhiều bạn vẫn sử dụng văn mẫu để bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc sử dụng văn mẫu như thế nào trong bài thi để nó không là "con dao hai lưỡi"? * Bạn đã phân chia thời gian ôn tập như thế nào để đạt hiệu quả cao? - Năm trước, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, mình dành hai ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị tinh thần cho “cuộc chiến” mới. Sau đó, mình đã phân chia thời gian ôn tập như thế này: Ngoài những buổi luyện thi trên lớp thì quãng thời gian còn lại phân chia: Sáng học toán, chiều học ngữ văn và tối học Anh văn. Cứ thế đều đều cho đến những ngày giáp thi. Trong thời gian ôn tập nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khi luyện đề một môn nào đó nếu thấy mệt thì nên nghỉ một tì để lấy lại tinh thần. Không nên học liên tục cho đến ngày thi, Trước kỳ thi nên nghỉ ngơi vài ngày vì lúc đó học thêm sẽ làm kiến thức rối thêm. Có ba từ mình muốn nhắn gửi đến các bạn sắp vượt vũ môn kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới: Cẩn thận, bình tĩnh và tự tin. - Mình nghĩ các bạn không nên lạm dụng quá nhiều sách văn mẫu. Đúng là nếu không cẩn thận, văn mẫu sẽ biến thành "con dao hai lưỡi": một mặt nó bổ sung nhiều kiến thức bên ngoài sách giáo khoa cho bài văn phong phú, nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho ta dễ bị phụ thuộc vào chính nó. Văn là sáng tạo và chỉ nên sử dụng các sách văn mẫu để tìm hiểu thêm về tác phẩm, nhưng khi làm bài phải triển khai theo ý của mình chứ đừng nên chép nguyên văn. Ở môn học này, mình đã hệ thống bài học theo từng giai đoạn văn học cụ thể. Nắm rõ hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung cốt truyện Mỗi bài, mình soạn ra những vấn đề cần nắm bắt như nội dung, nghệ thuật. Cần chú ý dẫn chứng văn học là một trong những yếu tố làm cho bài viết trở nên sinh động nên phải nhớ các dẫn chứng, lời thoại nhân vật, lời bình của các nhà văn khác về tác phẩm càng nhiều càng tốt và vận dụng trong các trường hợp cụ thể. Kinh nghiệm của mình khi làm bài thi môn ngữ văn là làm hai câu nghị luận văn học trước, sau đó mới làm câu nghị luận xã hội. Bởi với dạng câu hỏi nghị luận văn học thì kiến thức gói gọn trong tác phẩm, còn nghị luận xã hội kiến thức rất đa dạng nên sẽ dễ sa đà vào đề tài quá nhiều mà quên đi các câu hỏi khác trong đề thi. * Nhiều bạn cho rằng môn toán khối D nhẹ hơn toán khối A,B. Bạn có dành nhiều thời gian cho môn này? - Đề thi toán khối D nhìn thì có vẻ nhẹ hơn đề thi toán của những khối khác. Tuy nhiên đừng vì thế mà chủ quan. Phải tăng cường giải đề thi để tạo ra cho mình các kỹ năng trong việc đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất cho bài toán. Giải càng nhiều đề thi sẽ giúp bạn thích nghi hơn với cách ra đề cũng như các kỹ năng làm bài, phân chia thời gian một cách hợp lý để không lúng túng trước đề thi thật. Việc giải đề thi cũng là một cách để ôn tập kiến thức môn toán, khi đó mình sẽ hiểu được phần nào mình còn chưa vững để củng cố thêm. Việc ôn luyện môn toán cần có một quá trình dài, sĩ tử nên "lập trình" cho mình cách ôn tập toán ngay từ đầu. Nếu chỉ chờ đến thi mới học sẽ khó đem lại kết quả như mong muốn. Nên hệ thống lại các kiến thức đã học trải dài từ chương trình lớp 10 đến lớp 12. Trong mỗi chương nên vạch ra và phân loại các dạng bài, cách giải. Khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản thì hãy tiến hành làm một số bài tập nâng cao để có nhiều kinh nghiệm làm bài. Vào phòng thi, khi đọc xong đề cần xác định câu nào dễ và chắc chắn nhất thì sẽ ưu tiên làm trước. Không nên làm các câu khó ngay từ đầu vì nếu làm không được sẽ ảnh hưởng đến tâm lý làm bài. * Học cấp III ở Trường THPT An Nhơn (Bình Định), nơi bạn cho rằng "học tiếng Anh còn nhiều hạn chế". Bạn chia sẻ gì với những thí sinh gặp nhiều khó khăn trong điều kiện học tiếng Anh ở kỳ thi sắp tới? - Cần phải chăm, đó là cách chủ yếu trong việc luyện thi môn tiếng Anh của mình. Đặc thù của tiếng Anh là môn thi tổng quát, kiến thức trải rộng trong đời sống nên cần phải có một cách học thật hợp lý. Đối với từ vựng tiếng Anh, mình phải học liên tục. Ngoài những vốn từ cơ bản trong sách giáo khoa, mình trau dồi thêm các vốn từ bên ngoài. Môn học này cần chăm chỉ và siêng năng, phải kiên trì làm nhiều bài tập và các dạng đề thi thì mới nâng cao được kỹ năng làm bài. Đặc biệt, các kỹ năng đọc hiểu, ngữ pháp, từ vựng phải đầu tư nhiều thời gian để nâng cao. Nói chung, môn tiếng Anh càng làm bài tập nhiều càng tốt vì kiến thức văn phạm hay từ vựng đều rất đa dạng. Mình có kinh nghiệm thế này ở việc làm bài thi môn tiếng Anh: Sau khi đọc đề xong thì nên chọn các câu thuộc phần phát âm, ngữ pháp, từ vựng làm trước. Phần đọc hiểu là phần khó nhất trong đề thi, mất nhiều thời gian nhất để làm bài vì thế nên chọn phần này để giải quyết sau cùng . teens thi D và lực học ở khối A không khá lắm nên chỉ muốn chuyên tâm thi một khối. Nhưng thường các bạn lại gặp phải một lực cản tâm lý là : Thi hai khối cho an toàn.Lỡ rớt khối D thì còn khối. trúng tủ thí sinh viết rất d i nên d n đến mất quỹ thời gian làm bài. Chính vì thế khi làm bài thi môn Văn, thí sinh phải vừa say, vừa tỉnh là như vậy. Về kinh nghiệm làm bài, thầy Hưng chia sẻ,. hỏi, cột bên phải là thời gian d kiến làm bài theo trình tự từ d đến khó. Nếu trong quá trình làm bài hết thời gian d kiến thì thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác. Khi bỏ qua như