Bí quyết làm bài thi đại học khối A của hai thủ khoa năm 2012 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, b...
Trang 1Môn toán: Có thể bỏ qua câu bất đẳng thức
Đó là chia sẻ của Lê Đức Duẩn, thủ khoa đại học Dược 2012 (toán: 9,5 điểm; lý: 9,75 điểm và hóa: 9,75 điểm), tuyển đặc cách vào Học viện Quân y
Theo Duẩn, gần đến ngày thi không nên đi vào làm đề toán mà đi theo chuyên đề toán Các thí sinh (TS) nên chuẩn bị kỹ về đồ dùng học tập như máy tính, bút bi, bút chì, com-pa, thước kẻ, tẩy, đặc biệt không mang và sử dụng bút xóa… Nhất định phải thật cẩn thận trong khâu chuẩn bị đồ dùng học tập vì nếu thiếu bất cứ dụng cụ nào khi vào phòng thi cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý
Lê Đức Duẩn, chàng trai nổi tiếng nhà nghèo học giỏi - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vào phòng thi, phải giữ được tâm lý thoải mái, không nặng nề, áp lực “Khi nhận được đề thi, tôi hát
thầm với bản thân bài hát Đường đến vinh quang, hít một hơi thật sâu rồi mới đặt bút làm bài Các thí
sinh thử làm thế xem sao, cũng tự tin rất nhiều đấy", Duẩn chia sẻ
Duẩn bật mí với các thí sinh, nên xem trước một lượt toàn bộ đề thi, đánh giá câu dễ câu khó rồi mới đặt bút làm Riêng các câu như câu 1 về đồ thị và bài toán liên quan là một câu không khó, vì thế các TS nên lưu ý và làm trước Các câu khác cũng thế, nếu có lực học khá sẽ làm được nhanh chóng khoảng 6 điểm của đề thi (6 ý nhỏ/10 ý)
“Bất đẳng thức thường là một câu khó nhất đề thi, nên nếu quá bế tắc mà không thể tìm ra cách giải đối với bài tập này, các bạn nên bỏ qua và dành thời gian quay lại soát bài, vì môn toán rất cần sự trình bày,
lý luận một cách khoa học, rõ ràng, nếu không cẩn thận rất dễ bị trừ điểm trình bày”, Duẩn mách nước cho các TS
Môn lý: Hãy chú ý các câu về điện xoay chiều
Đó là lưu ý của Dương Công Tráng, thủ khoa 2012 ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội (toán: 8,5 điểm; lý: 10 điểm và hóa: 10 điểm) dành cho các TS
Tráng khuyên khi những ngày thi sắp đến gần, TS không nên dành quá nhiều thời gian để học bài vì kiến thức thì đã tích lũy một cách chắc chắn và đầy đủ trong suốt 3 năm học, các TS chỉ nên ôn lại một cách nhẹ nhàng, kết hợp luyện một số đề
Trang 2Dương Công Tráng (trái) - Ảnh: nhân vật cung cấp
“Đặc thù của vật lý trong đề thi ĐH là chương trình chỉ gói gọn trong lớp 12 (gần như không có kiến thức của lớp 10 và lớp 11) nên việc ôn tập cũng trở nên thuận lợi hơn Các chương của vật lý tách nhau ra một cách độc lập, có bạn chỉ giỏi chương này mà lại kém chương kia Mỗi chương của vật lý cũng đòi hỏi một
sự tư duy và cách học khác nhau
Chương Điện Xoay chiều thì cần có tư duy hình học tốt, chương Dao động cơ lại cần sự liên tưởng trừu tượng tốt, chương Hạt nhân và lượng tử tương đối dễ, tuy nhiên nhiều bạn vì tâm lý coi nhẹ phần dễ mà
lơ là làm bài tập, dẫn đến mất điểm ở những bài tập đơn giản…", Tráng chia sẻ
Các câu về lý thuyết môn lý không khó, nên làm trước, các câu về điện xoay chiều thường dài và phức tạp, nên làm sau cùng Có thể linh hoạt sử dụng phương pháp loại trừ, Tráng nhắc thêm
Môn hóa: Xem xét thế mạnh của mình là vô cơ hay hữu cơ
Đó cũng là chia sẻ của Dương Công Tráng, điểm 10 tuyệt đối môn hóa năm 2012 Riêng với môn hóa, chia làm 2 phần rõ rệt là vô cơ và hữu cơ Vì thế, các TS nên xem thế mạnh của mình là gì để làm trước phần đó
"Lý thuyết môn hóa rất phức tạp và lắt léo nên khi làm, các bạn cần tinh ý, linh hoạt không rất dễ bị đề
“lừa” và bị sai sót Bài tập môn Hóa không quá khó, vì thế cần tính toán một cách cẩn thận Ngày thi đến gần, các TS nên tranh thủ đọc kỹ lý thuyết một lượt, đặc biệt là phần trong SGK Ngoài ra, các bạn cần ăn uống ngủ nghỉ điều độ, thoải mái tinh thần để có được trạng thái tốt nhất trước khi thi”, Tráng chia sẻ
Theo Thanhnien