1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM pptx

10 19,6K 576

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 137,27 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm. 1. Khái niệm Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh. Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" 2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm -Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. - Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. - Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. - Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất. 3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm 3.1.Ưu điểm -Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. -Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung : Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. 3.2. Nhược điểm -Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho học sinh. -Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn. -Trong nhóm có thể có 1 số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm. -Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò. 4. Yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm - Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên. - Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn sống của người thầy. - Lớp học được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh. - Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm , một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm. - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại 1 vài người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. - Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1 đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày. -Phương pháp tiến hành: Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm gồm 3 bước a.Làm việc chung của cả lớp. -Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. -Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian. -Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1 giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu. b. Làm việc theo nhóm : -Phân công trong nhóm. -Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm. -Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. -Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. c. Thảo luận tổng kết trước lớp : -Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung . -Giáo viên nhận xét , bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung. Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Ví dụ Minh hoạ a/. Trong hình đã có bao nhiêu cặp đường thẳng song song với nhau ? b/ Tứ giác BDEF là hình gì ? c/ So sánh các tỷ số Và cho nhận xét về mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của hai tam giác ADE và ABC. Xác định nhiệm vụ nhận thức. Ta phải xác định xem đề bài yêu cầu gì ?. Dựa vào đâu để chứng minh cặp đoạn thẳng song song? Từ đó xác định xem tứ giác BDEF là hình gì ? Cuối cùng so sánh các tỉ số và nêu nhận xét hay phân tích đa thức thành nhân tử : 5x3 + 10x2y - 5xy2 1/ Làm việc chung của cả lớp : Xác định nhiệm vụ nhận thức : Ta có thể dùng phương pháp nào để phân tích ? Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đt nt thì bài toán mới hoàn chỉnh. b/ Chia nhóm giao nhiệm vụ , phát phiếu học tập. c/ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. 2/ Làm việc theo nhóm : a/ Phân công trong nhóm : Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. b/ Trao đổi y kiến, thảo luận trong nhóm thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm. c/ Báo cáo kết quả thảo luận : 3/. Thảo luận tổng kết trước lớp : a/.Đại diện nhóm trình bày trước lớp . b/ Thảo luận chung : Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trọng tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất. c/ Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra đáp án đúng Tổng kết. IV. Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm Bảng nhóm ( phiếu học tập) cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương phap dạy học theo nhóm : 1. Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn thành trong thời gian quy định. -Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn thành có chỗ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh. Bảng nhóm : có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh. . Yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm - Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy. của các nhóm đưa ra đáp án đúng Tổng kết. IV. Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm Bảng nhóm ( phiếu học tập) cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương phap dạy học theo nhóm :. cách học sinh. Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập"

Ngày đăng: 12/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w