Hiện trạng môi trường xã Sơn Cẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 50)

4.3.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương

Thực trạng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của người dân trên địa bàn xã Sơn Cẩmđược thể hiện qua bảng và biểu đồ sau.

Bảng 4.5: Nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Sơn Cẩm STT Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Nước máy 56 93,3

2 Giếng khoan 4 6,7

3 Giếng đào 0 0,0

4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 0 0,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)

Hình 4.3: Nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.

0.93% 0.07%

Nước máy Giếng khoan Giếng đào

Qua bảng 4.5 ta thấy: ta thấy nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Sơn Cẩm chủ yếu là nước máy có 56 hộ chiếm 93,3% , được cung cấp bởi Công ty nước sạch Thái Nguyên. Không có hộ gia đình nào sử dụng nguồn nước ao hồ, sông suối phục vụ cho sinh hoạt. Chỉ còn có rất ít hộ để lại giếng khoan (4/60 hộ chiếm 6,7 %) để phục vụ tưới tiêu vườn tạp chứ không sử dụng chính cho sinh hoạt.

Bảng 4.6: Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

STT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Không mùi 60 100

2 Có mùi 0 0,0

3 Có vị 0 0,0

4 Khác 0 0,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)

+ Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của địa phương: Hầu hết là sử dụng nước máy.

+ Số hộ sử dụng nước sinh hoạt qua hệ thống lọc : Có 8/60 hộ chiếm 15%. Nhưng đa số hệ thống lọc đều đơn giản , lọc qua bể lắng hoặc sử dụng bình lọc bán trên thị trường không đủ đảm bảo tiêu chuẩn. Còn lại là các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem sử dụng luôn.

Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt không có vấn đề khác lạ, lượng Clo trong nguồn nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

4.3.2. Vấn đề nước thải tại địa phương

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).

Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau.

Bảng 4.7: Tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải

STT Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Cống thải có nắp đậy 39 65,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Cống thải lộ thiên 12 20,0

3 Không có cống thải 9 15,0

4 Loại khác 0 0,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)

Hình 4.4: Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng các loại cống thải

Qua bảng 4.7 và hình 4.2 ta thấy:

65,0% 20,0% 15,0% Cống thải có nắp đậy Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác

+ Đa số các HGĐ đã sử dụng cống thải có nắp đậy chiếm 65,0%, cống thải có lộ thiên chiếm 20,0 %. Đa số hệ thống cống thải của các gia đình sử dụng chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy chỉ là nước tắm, nước nhà bếp và nước giặt nhưng cũng ảnh hưởng đến nguồn nước thải. + Số HGĐ không có cống thải và không sử dụng cống thải vẫn còn nhiều, và tập trung ở các xóm Cao Sơn 1, Cao Sơn 2. Nguyên nhân là do các xóm này nằm ở ven sông Đu chảy qua xã nên nước thải được thải trực tiếp ra sông, đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông hiện nay.

Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) các nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các HGĐ TT Nguồn tiếp nhận nước thải Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cống thải chung 29 48,3 2 Thải vào ao hồ…. 13 21,7 3 Bể chứa 0 0,0 4 Bể tự hoại 8 13,3 5 Ngấm xuống đất 10 16,7 6 Nơi khác 0 0,0 Tổng 60 100,0

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018)

+ Xã Sơn Cẩm đã có cống thải, có nguồn tiếp nhận nước thải để xử lý chung nên đã giảm đáng kể ô nhiễm môi trường, số HGĐ thải nước thải vào cống thải chung của xã chiếm 48,3% ( tập chung ở các khu đông dân cư, gần mặt đường lớn như Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8). Số HGĐ sử dụng các bể tự hoại để chứa nước thải sinh hoạt là không nhiều, chiếm 13,3%. Tuy nhiên, số HGĐ thải nước thải ra ngoài môi trường còn lớn, chiếm 38,4%; như đã nói ở trên, các HGĐ nằm ở ven sông Đu thải nước thải ra sông hoặc ngấm trực tiếp xuống đất (đối với các HGĐ có diện tích đất vườn quanh nhà rộng, cách mặt đường như xóm Hiệp Lực), điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt của địa phương, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm.

+ Khu vực dân cư sử dụng cống thải chung hợp vệ sinh chiếm 60%. Một bộ phận dân cư khác còn sử dụng cống thải chung với hệ thống thoát nước mưa thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên: ao, hồ, sông, suối. Hầu như không có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải.

4.3.3. Vấn đề rác thải tại địa phương

Với 14154 hộ gia đình thì lượng rác thải thải ra hàng ngày của xã Sơn Cẩm là khá lớn bao gồm rác thải do sinh hoạt và các nghề phụ như buôn bán và dịch vụ.

Bảng 4.9: Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình trong một ngày Lượng rác

thải/hộ/ngày < 5kg 5-10kg 10-20kg >20kg

Số hộ 36 22 2 0

Phần trăm (%) 60 36,7 3,3 0,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018)

Từ bảng 4.9 ta có nhận xét sau: 60% số hộ dân cho biết lượng rác thải trung bình 1 ngày của gia đình họ là dưới 5 kg. Số hộ có lượng rác thải trung bình 1 ngày từ 5 – 10 kg là 36,7%. Còn lại 1 số ít chiếm 3,3% cho biết gia đình họ thải từ 10– 20 kg rác trung bình một ngày.

Khi hỏi người dân về các loại chất thải sinh hoạt của gia đình có được tái sử dụng không thì có 58,3% người dân nói rằng chất thải của gia đình họ không được tái sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có các hộ gia đình biết tận dụng các loại chất thải như giấy, chai lọ... Loại này được người dân tái dùng làm chất đốt và vật dụng đựng nước hoặc bán cho người thu mua. Tỉ lệ này chiếm 41,7%.

Bảng 4.10. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác

STT Hình thức đổ rác Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Hố rác riêng 8 13,3

2 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0

3 Đổ rác tuỳ nơi 0 0

4 Được thu gom rác theo hợp đồng 52 86,7

5 Tổng 60 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.5: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác

Từ bảng 4.11 và hình 4.3 ta có nhận xét sau: Đa số rác thải được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 52/60 hộ (chiếm 86,7%). Số hộ có hố rác riêng là 8/60 hộ (chiếm 13,3%).

Việc thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ: Theo đánh giá của người dân được phỏng vấn tình hình thu gom rác thải của xã hiện nay là khá tốt (54/60 chiếm 90%, số hộ dân đánh giá rất tốt chiếm 4/60 chiếm 6,7%, còn lại là những hộ cảm thấy khó trả lời chiếm 3,3%), bởi vì chỉ có 7000 đồng/người/ tháng mà các hộ gia đình sẽ được mang đi xử lý hết trong ngày. Các công nhân thu gom rác 1 lần/ ngày. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ tập chung đổ rác thành đống làm mất vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe và làm mất mỹ quan chung của xã.

4.3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường

Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hố rác riêng Đổ rác ở bãi rác chung

Đổ rác tuỳ nơi Được thu gom rác theo hợp

đồng 13.3

0 0

có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loăng quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ HGĐ sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.11: Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh Kiểu nhà

vệ sinh Tự hoại Hố xí hai ngăn Hố xí đất Không có

Số lượng 60 0 0 0

Tỉ lệ 100,0 0,0 0,0 0,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018)

Từ bảng 4.12 ta thấy 100% các hộ dân sử dụng nhà vệ sinh tự hoại hợp vệ sinh đạt (QCVN 01: 2011/BYT) Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011.

Bảng 4.12: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh STT Nguồn tiếpnhận Số hộ gia

đình Tỷ lệ %

1 Cống thải chung 0 0,0

2 Ngấm xuống đất 0 0,0

3 Ao làng 0 0,0

4 Bể tự hoại 60 100,0

5 Nơi khác (sông, suối) 0 0,0

6 Tổng 60 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018)

Từ bảng 4.13 ta thấy 100% các hộ dân sử dụng bể tự hoại để chứa nước thải từ nhà vệ sinh phù hợp với (QCVN 01 : 2011/BYT) Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011

=> Điều này cho thấy người dân đã có ý thức hơn rất nhiều về nơi tiếp nhận nước thải và không gây mất vệ sinh môi trường.

4.3.5. Sức khoẻ và môi trường

Qua quá trình tìm hiểu em thấy trên địa bàn của xã Sơn cẩm chưa xảy ra sự cố môi trường nên người dân ở đây chưa phải gánh chịu hậu quả về sự cố môi trường.

Có 20 người được phỏng vấn (chiếm 33,3 %) cho biết trong gia đình có người thường xuyên bị mắc bệnh về đường hô hấp (cảm cúm...). Còn lại 40 người được phỏng vấn ( chiếm 66,7%) nói rằng trong gia đình không mắc các bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo em, đa số người dân xã Sơn Cẩm đã nắm được tầm quan trọng của vệ sinh môi trường với sức khỏe bản thân. Nhưng đa số họ cũng chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của Y tế.

4.4. Nhận thức của người dân về môi trường

Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng dựa vào các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

Môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Thế nào là nước sạch? Rác vô cơ, hữu cơ là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?...Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy là đơn giản nhưng tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau và tỷ lệ biết cũng khác nhau tùy theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau:

Bảng 4.13. Tỷ lệ hiểu biết của người dân về các khía cạnh môi trường STT Các khái niệm môi trường Tỷ lệ biết Tỷ lệ không biết

1 Môi trường là gì 58 2

2 Thế nào là ô nhiễm môi trường 59 1

3 Rác hữu cơ là gì, vô cơ là gì 43 17

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9/2018) Qua bảng 4.13 ta thấy:

- Khái niệm về môi trường: 58/60 người dân được phỏng vấn biết về khái niệm này (chiếm 96,7%). 3,3% số người được phỏng vấn không biết về khái niệm này, những người này thuộc nhóm có trình độ học vấn biết đọc, viết.

- Khái niệm về ô nhiễm môi trường: 59/60 người dân được phỏng vấn biết hoặc hiểu gần đúng về khái niệm này (chiếm 98,3%). 0,7% số người được phỏng vấn không biết về khái niệm này, những người này thuộc nhóm có trình độ học vấn biết đọc, viết.

- Khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ: 43/60 người dân được phỏng vấn biết về khái niệm này (chiếm 71,7%). Khái niệm này làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân khi mà có 17/60 người được phỏng vấn chiếm 28,3% chưa nêu được thành phần của rác vô cơ và hữu cơ .

Nhìn chung người dân đã có nhận thức nhất định về các khái niêm môi trường và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó số lượng người dân biết về các khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ còn hạn chế.

Bảng 4.14. Thành phần của chất thải rắn thể hiện qua bảng sau đây Rác thải hữu cơ Rác thải vô cơ

Giấy Thuỷ tinh

Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp

Nhựa Nhôm Hàng dệt Các kim loại khác Cao su Tro, các chất bẩn Da Đất cát, gạch ngói vỡ Gỗ Thực phẩm Cành cây, cỏ, lá (Nguồn: ISWM)

Các khái niệm nêu trên đều là khái niệm về Môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, số người dân hiểu và nhận biết được chưa được đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Người dân càng có trình độ cao thì hiểu biết càng chính xác. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn xã.

4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người

Chúng ta đã biết ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên, một nguyên nhân rất quan trọng đó là ý thức của con người. Con người tác động vào môi trường, làm biến đổi các tính chất, các quá trình của tự nhiên, do đó con người phải chịu các tác động mà ô nhiễm môi trường mang lại. Biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra như Hiện tượng mưa axit, màu sắc, mùi vị của nước sinh hoạt bị biến đổi. Ô nhiễm môi trường cũng gây cho con người các loại bệnh tật như các bệnh về hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh về da…. Tuy nhiên, trên địa bàn xã Sơn Cẩm không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Tôi đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra kết quảdưới đây

Bảng 4.15: Nhận thức của người dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra theo trình độ học vấn

STT Trình độ học vấn Các biểu hiện của ô nhiễm môi trường Tổng

Biết Không biết

1 Tiểu học Tỉ lệ %SL 66,7 2 33,3 1 100,0 3

2 Trung học cơ sở Tỉ lệ %SL 100,0 15 0,0 0 100,0 15 3 Trung học phổ thông Tỉ lệ %SL 100,0 13 0,0 0 100,0 13

4 Trung cấp/cao đẳng Tỉ lệ % SL 17 0 17

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 50)