Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 69)

Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của xã Sơn Cẩm tăng cao do địa phương có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân chăm lo sản xuất buôn bán hướng tới thị trường hàng hóa, ngành công nghiệp và nghề phụ từng bước phát triển. Địa phương chăm lo cho phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nên môi trường ở đây đang từng bước bị ô nhiễm.

Nguồn nước sinh hoạt mà các HGĐ sử dụng trên địa bàn xã Sơn Cẩm chủ yếu là nước máy, tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, một số HGĐ

sử dụng nước giếng khoan, số ít HGĐ sử dụng thiết bị lọc nhưng còn áp dụng phương pháp lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao.

Về nguồn nước thải của các HGĐ sau quá trình sử dụng thường được thải ra cống thải chung của xã bằng cống thải có nắp đậy, nhưng cũng có các HGĐ thải nước thải bằng cống thải lộ thiên ra vườn, ra sông suối sau nhà…Từ đó gây ảnh hưởng tới mỹ quan chung, gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí đặc biệt làkhi nhiệt độ lên cao.

Rác thải của xã chủ yếu là nguồn rác từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ…lượng rác trung bình thải ra của mỗi HGĐ không nhiều nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém, ngoài các HGĐ được thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ thì vẫn có nhiều hộ có thói quen đổ rác tùy nơi nên môi trường không tránh khỏi bị ô nhiễm.

Đánh giá về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về các vấn đề môi trường, mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều.

Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của Ô nhiễm môi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, tuy nhiên nếu người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên và làm cán bộ công chức nhànước sẽ có cái nhìn về môi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại.

Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và chính quyền cơ sở. Việc tiếp nhận thông tin về môi trườngcó khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội.

Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng. Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để.

Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp xã để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn….

Việc tổ chức các chương trình chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp xóm, và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi trường rất ít trong các cuộc họp này nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường.

Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Nhận thức của người dân chưa cao, sự hiểu biết, nắm bắt về luật pháp, các thông tư, nghị định còn hạn chế.

4.5.2. Đề xuất giải pháp

Từ những kết quả thu thập được và các đánh giá nêu trên, em mạnh dạn đưa ra các đề xuất sau đây để nâng cao nhận thức của người dân cũng như các giải pháp về quản lý cũng như tuyên truyền giáo dục về Môi trường như sau:

- Đề xuất với cơ quan cấp trên nên có hoạt động quan trắc môi trường khu vực xã để có kết luận chính xác về hiện trạng môi trường nơi đây để có các giải pháp cụ thể ngăn ngừa ONMT và các tác động của ONMT đến cuộc sống của người dân.

- Thành lập đội quản lý môi trường của các xóm, thường xuyên kiểm tra ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và thường xuyên tổ chức họp các xóm để lắng nghe ý kiến của người dân về các vấn đề môi trường.

- Địa phương nên đầu tư thùng rác ở những nơi tập trung đông dân cư như các khu chợ, các cơ quan nhà nước… Nếu trang bị được thùng rác để phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ thì càng tốt.

- Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường của khu phố như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường….Tập hợp người dân trong xãtham gia đầy đủ và nhiệt tình.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về BVMT, muốn dần dần xóa bỏ được tập quán, thói quen không hợp vệ sinh của người dân cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, giáo dục cho mọi lứa tuổi từ trẻ em khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Về hình thức dẫn nước thải của các HGĐ có 65,0% số hộ sử dụng cống thải có nắp đậy còn lại 35,0% số hộ sử dụng cống thải lộ thiên và không có cống thải, họ có thói quen xả nước thải ra sông hoặc vườn,ao gần nhà.

Vấn đề rác thải, hiện nay rác thải của người dân chủ yếu là từ sinh hoạt, dịch vụ. Lượng rác trung bình thải ra hằng ngày của mỗi hộ gia đình không nhiều có 73,4% số HGĐ đổ rác theo hợp đồng dịch vụ và đa số những HGĐ này nằm ở khu vực trung tâm, dọc đường quốc lộ 3 của xã . Còn lại 20% HGĐ có hố rác riêng, 3,3% đổ ra bãi rác chung của xóm và 3,3% số hộ còn đổ rác tùy nơi.

100% các hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại và phù hợp điều kiện đảm bảo vệ sinh.

Sự hiểu biết của người dân về các khái niệm môi trường là khá tốt. 96,7% biết về khái niệm môi trường là gì? 98,3% biết hoặc hiểu gần đúng về khái niệm ô nhiễm môi trường. nhưng tỷ lệ người dân biết về khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ còn hạn chế (chiếm 71,7%) đây là những người có trình độ nhận thức từ trung học phổ thông trở xuống

Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài, báo, tivi (61,7%) ngoài ra cũng từ các nguồn khác nhưng không đáng kể. So sánh giữa nam và nữ thì người dân là nam có nhiều nguồn tiếp nhận hơn nữ giới.

Đa số người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác bừa bãi. Sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác chủ

yếu là rất quan trọng và quan trọng. Mức độ đánh giá có sự thay đổi theo giới tính, nghề nghiệp.

Mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường được nhóm Nữ quan tâm hơn nhóm Nam.

Đa số người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác bừa bãi. Sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác chủ yếu là rất quan trọng và quan trọng. Mức độ đánh giá có sự thay đổi theo giới tính, nghề nghiệp.

Các nhóm nghề nghiệp có thu nhập và nhóm học sinh sinh viên đều đánh giá việc phân loại rác là quan trong và rất quan trọng, trong khi đó nhóm người về hưu già yếu tỏ ra không quan tâm lắm.

Bằng việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn, phân tích và so sánh theo giới tính, theo trình độ học vấn và theo nghề nghiệp tôi nhận thấy rằng người dân có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ nhận thức về môi trường càng nhiều. Bên cạnh đó những đối tượng còn lại ở một số khía cạnh khác của môi trường, gần gũi với họ thì họ cũng có nhận thức đúng đắn. Mong rằng chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực này trong tương lai để xã Sơn Cẩmphát triển một cách bền vững.

5.2. Kiến nghị

Xã Sơn Cẩm nên nhanh chóng hoàn thành hệ thống thoát nước, tăng thêm thùng rác ở nơi đông tập trung đông dân cư

Công ty thu gom và xử lý rác nên có các hoạt động cụ thể như thường xuyên phun các chế phẩm sinh học vào rác thải trước khi đem đến bãi xử lý rác để hạn chế ô nhiễm cho khu vực phường.

Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường như những hoạt động bằng cách mở các cuộc phun thuốc diệt muỗi, ruồi, bọ miễn phí cho nhân dân.

Mở các buổi sinh hoạt khu phố để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân, trong các buổi sinh hoạt đó đưa ra các trò chơi, hình ảnh… về môi trường giúp người dân dễ dàng hiểu được về môi trường nói chung cũng như giữ gìn bảo vệ môi trường sống của họ nói riêng.

Đoàn thanh niên xã và chi đoàn các xóm cũng nên có nhiều buổi tình nguyện thu gom rác thải, thu dọn đường xóm, phát quang bụi rậm, khơi thông kênh mương cống máng… Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.

Tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu được tác hại của ô nhiễm môi trường, tầm quan trong của việc bảo vệ môi trường và biến nhận thức đó thành những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.

Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định, phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Để người dân tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Hiện nay vấn đề quản lý môi trường tại phường còn nhiều bất cập.Vì vậy cần phải hình thành bộ phận quản lý môi trường ở cấp phường. Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên & Môi trường, (2001), Báo cáo tổng kết Chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

2. Bộ Y Tế, (2011), Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh.

3. Lê Văn Khoa, (2000), sách “Khoa học môi trường”, Nhà xuất bản Giáo Dục.

4. Lê Văn Khoa và nhóm cộng sự ở Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, (2011), đề tài nghiên cứu, khảo sát “Nhận thức của người dân tại TPHCM về tác hại của biến đổi khí hậu - BĐKH”.

5. Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học Trường Đại học Bình Dương (2009),

“Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phương Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.

6. Phòng Tài nguyên và Môi trường xã Sơn Cẩm, (2018), “Đề án sắp xếp, sáp nhập xóm thuộc xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên”

7. Phòng Tài nguyên và Môi trường xã Sơn Cẩm, (2017), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”

8. Quốc hội nước CHXHCNVN, (2014), Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13

9. Võ Quý, “ Một số vấn đề về Môi trường toàn cầu”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011

10.Hoàng Thái Sơn, trường Đại học Y dược Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ học “Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.

11.Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh

12.Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm Hùng Việt “Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông”, Viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM, 2010

13.Từ điển Bách khoa Việt Nam 14. Từ điển Bách khoa toàn thư

Tài liệu Internet:

15. http://gdtd.vn 16. http://nld.com.vn

17. http://timkiem.chinhphu.vn 18. http://yeumoitruong.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: mẫu phiếu điều tra tìm hiểu sự hiểu biết của người dân vềmôi trường PHIẾU ĐIỀU TRA

TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VÈ MÔI TRƯỜNG

Người phng vấn: Nguyn Th Yến

Lớp: 47 KHMT N01, Khoa Môi trường, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thi gian phng vấn: Ngày…tháng…năm 20..

Kính thưa ông bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học

của sinh viên, hiện nay tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi

trường ở khu vực xã Sơn Cẩm – TP. Thái Nguyên.

Tôi kính mong ông bà tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách trả lời các

câu hỏi mà tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên

cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn hoàn toàn ngẫu nhiên.

Sự tham gia của ông/bà vào việc khảo sát sẽ giúp tôi trong việc học tập và

nghiên cứu thành công !

Xin chân thành cảm ơn !

Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đềdưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của ông/bà).

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀNGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1. Họ và tên………..….Tuổi:…………

2. Địa chỉ: Xóm………, xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên.

3. Sốđiện thoại liên lạc:……….

4. Số nhân khẩu trong gia đình:…………người.

5. Sốngười hiện đang lao động (có thu nhập):…………người.

6. Giới tính:

7. Trình độ học vấn: Mù chữ ฀ Biết đọc, biết viết ฀Tiểu học ฀ Trung học cơ sở ฀ Trung học phổ thông ฀ Trung cấp, cao đẳng ฀ Đại học hoặc trên đại học 8. Nghề nghiệp Nông nghiệp ฀ Buôn bán ฀ Cán bộ, viên chức nhà nước

Học sinh, sinh viên

Vềhưu/già yếu không làm việc ฀ Nghề tự do

Nghề khác

Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

2.1. Hiện trạng môi trường tại xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên

(1)Vấn đề sử dụng nước sinh hot tại địa phương

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)