1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot

24 535 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

Chuyên đề 3: ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU3.1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP3.1.1 Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp S

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN MARKETING NÔNG NGHIỆP - -

Chuyên đề 3:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên đề 3

ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU

MÔN : MAKETING NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP 3

3.1.1 Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp 3

3.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp .4

3.2 ƯỚC LƯỢNG CUNG 6

3.2.1 Cung thực tế 6

3.2.2 Cung trong tương lai 8

a Phân tích xu hướng theo thời gian 8

b Mô hình phản ứng cung 10

3.3 ƯỚC LƯỢNG CẦU 13

3.3.1 Cầu hiện tại 13

a Ước lượng tổng cầu thị trường 13

b Ước lượng cầu thị trường khu vực 13

3.3.2 Cầu trong tương lai 13

a Điều tra về ý kiến khách hàng và đánh giá nhu cầu 16

b Tham khảo ý kiến chuyên gia 16

c Thử nghiệm thị trường 17

d Sử dụng các tham số định chuẩn 18

e Phân tích chuỗi số thời gian 19

f Phương pháp hồi qui 21

g Hồi qui đa biến 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Đồ thị hàm tuyến tính thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo đường thẳng ……… 8Hình 2: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng % 9

Hình 3: Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm ……… 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Ước lượng tiềm năng thị trường ……… 16Bảng 2: So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng trung bình 19Bảng 3: Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai ……… 19Bảng 4: Các dạng hàm số thường dùng để ước lượng cầu và hệ số co dãn tương ứng 20

Trang 4

Chuyên đề 3: ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU3.1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP

3.1.1 Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

Song song với tiến trình chuyển biến từ thủ công lên hiện đại, sản xuất của xã hội loài người đã chuyển biến từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế

tự cấp tự túc và tiếp đến nền kinh tế hàng hóa Đó là quá trình tất yếu phù hợp với tính quy luật của sự vận động

Trong nền kinh tế tự nhiên sơ khai, công cụ sản xuất còn thô sơ, nguồn sống có được chủ yếu do săn bắt, hái lượm Sự phát triển cao hơn ở chế độ du canh, du cư đã mở đầu cho giai đoạn sản xuất kiểu tự cấp, tự túc Kinh tế tự cấp, tự túc đã ra đời, phát triển và đến nay vẫn còn tồn tại ở một số nơi Với sức sản xuất thấp kém, nhu cầu tiêu dùng hạn hẹp, con người ít cần đến những mối liên kết kinh tế ngoài việc không thể không làm là liên kết nhau để chống lại tác hại của thiên tai (hạn hán, lũ lụt, ) Mầm mống của sự trao đổi sản phẩm xuất phát từ việc mua bán sản phẩm dư thừa của nhau làm cho quy mô trao đổi nhỏ bé, chủng loại sản phẩm trao đổi nghèo nàn Sự trao đổi đó càng tuyệt nhiên không xuất phát từ giải quyết mối quan hệ cung cầu sản phẩm Tiến bộ về kỹ thuật và công cụ làm sản xuất phát triển hơn và lợi nhuận của người sản xuất cao hơn, trao đổi sản phẩm mở rộng hơn Quá trình chuyển hóa khách quan đó làm cho nền kinh tế chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa phát triển trước tiên ở lĩnh vực công nghiệp, đô thị và sau

đó lan dần đến nông nghiệp và nông thôn Quá trình phát triển của phân công lao động xã hội và sức sản xuất là hai vấn đề cơ bản tác động đến sản xuất hàng hóa

Trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa diễn ra chậm chạp hơn vì nông dân sản xuất phần lớn sản phẩm cho những nhu cầu tiêu dùng nội bộ Số sản

Trang 5

phẩm đem trao đổi chưa phải là sản phẩm hàng hóa của vùng hay ngành nông nghiệp vì chúng chưa thoát khỏi vùng đó hay ngành đó Chẳng hạn: hộ sản xuất lợn giống coi lợn bán làm giống là hàng hóa của mình nhưng con giống

đó vẫn chỉ được dùng cho các hộ chăn nuôi lợn thịt trong vùng (hoặc bán ra khỏi vùng cho hộ chăn nuôi lợn thịt ở vùng khác thì cũng chưa phải là sản phẩm hàng hóa của ngành) Cũng có những sản phẩm là hàng hóa của ngành nhưng không phải là hàng hóa của vùng Chẳng hạn như lạc nhân đem bán cho người ép dầu trong vùng thì sản phẩm đó chưa thoát khỏi vùng nhưng đã thoát khỏi ngành nông nghiệp Vì vậy, tỷ suất hàng hóa từng cá nhân, doanh nghiệp, vùng hay là toàn ngành mang tính độc lập tương đối Tỷ suất hàng hóa được tính bằng tỷ kệ phần trăm giữa bộ phận sản phẩm là hàng hóa trên tổng sản phẩm sản xuất ra

Những bộ phận sản phẩm đó thường tính trọn cho một chu kỳ sản xuất hay một năm nông lịch Đối với những sản phẩm sản xuất quanh năm, thường được tính theo năm dương lịch Vì vậy có thể có những sản phẩm dở dang (lợn đang nuôi béo, lợn giống chưa đến kỳ xuất chuồng )

Người ta có thể tính tỷ suất hàng hóa qua phép chia các sống lượng hiện vật hoặc giá trị Mỗi cách tính đều có ưu nhược điểm riêng Nếu kiên quan tới hiện vật, người ta chỉ tính được những sản phẩm chính Nếu liên quan đến giá trị, người ta phải tính theo giá trị danh nghĩa (hiện hành) hoặc giá trị trường thực tế (sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát)

3.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện

tự nhiên Điều kiện tự nhiên thường diễn biến phức tạp, có thể tạo nên những rủi ro cho quá trình sản xuất Vì vậy, cần nắm vững những quy luật diễn biến của điều kiện tự nhiên để lợi dụng những điều kiện thuân lợi và hạn chế khắc phục những bất lợi, đi đến cải biến tự nhiên trong điều kiện có thể

Trang 6

Năm trong vùng nhiệt đới, nông nghiệp nước ta có lợi thế tương đối trong việc sản xuất những đặc sản nhưng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của tự nhiên ( như hạn hán, úng lụt, sâu bệnh, dịch bệnh, bảo tố ) Lựa chọn sản phẩm hàng hóa trên cơ sở lợi thế tương đối là một vấn đề thiết thực với chúng ta hiện nay.

Chủ thể trong sản xuất nông nghiệp là các doanh nghiệp (Nhà nước, tập thể, tư nhân) và phần đông là các hộ nông dân Điều kiện sản xuất của các chủ thể đó ( nhất là hộ nông dân) còn non yếu Tiến hành sản xuất - kinh doanh trong điều kiện mới, các chủ thể sản xuất trong nông nghiệp gặp lúng túng Gần đây thì cơ chế quqnr lý mới trong nông nghiệp đã khơi dậy những tiềm năng sản xuất lâu nay còn ẩn náu Điều quan trong là phải tiếp tục hỗ trợ cho

họ trên nhiều lĩnh vực, giúp học có những quyết định đúng đắn trong hợp tác đầu tư, tổ chức sản xuất và ứng dụng công nghệ mới

 Yêu cầu của thị trường nông sản ngày càng lớn về số lượng, chủng loại, chất lượng vào hiệu quả Yêu cầu đó được thể hiện qua mục đích tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp Những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, tăng lên do sự tăng về dân số và mức sống Khi thu nhập tăng lên, những sản phẩm cao cấp (thịt cá, trứng, sữa, rau cao cấp, quả ) được

sư dụng nhiều hơn trong khi những sản phẩm rẻ tiền được sử dụng ít đi

 Những sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến ngày một tăng lên do yêu cầu phát triển của công nghiệp

 Những sản phẩm xuất khẩu được tăng lên do tăng cường quan hệ với nước ngoài

Thị trường nông sản được mở rộng là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất hàng hóa Thị trường được phát triển do kết quả của phân công lao động xã hội nhưng đồng thời tác động tích cực của nó đối với phân công lao động ngày càng trở nên rõ ràng và chi tiết hơn Thị trường phát triển đa dạng

Trang 7

đan xen với quy mô và mức đọ khác nhau vừa là yếu tố vừa là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển .[tài liệu 1, trang 20 – 24]

Chính sách vĩ mô ngày nay là yếu tố của môi trường sản xuất nông sản hàng hóa Trong nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, Nhà nước cần tác đông có hiệu quả để khắc phục những khuyết tật của thị trường Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự quản lý của Nhà nước là chiến lược phát triển kinh tế của nước ta Nhà nước điều khiển nền kinh tế thông qua một loạt chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách đối với miền núi và đồng bào thiểu số các chính sách đó tạo nên

sự vững tin của người sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp

3.2 ƯỚC LƯỢNG CUNG

3.2.1 Cung thực tế

Cung hàng hoá trong nông nghiệp là lượng một mặt hàng hay dịch vụ

mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá trong những thời điểm và địa điểm cụ thể, bao gồm khối lượng nông sản dự trữ và khối lượng nông sản sản xuất trong vụ Nếu các yếu tố khác không đổi, giá càng cao thì cung càng lớn và ngược lại Cung thực tế có thể được tính như sau:

Sản lượng sản xuất tại địa phương vào một năm cụ thể = diện tích gieo trồng thực tế/ diện tích thu hoạch * năng suất trung bình/ ha

Tổng cung = sản lượng sản xuất địa phương + tồn kho kỳ trước + nhập

Trang 8

Ví dụ: Tổng cung lúa ở Hậu Giang năm 2010:

Sản lượng sản xuất tại tỉnh: 215.880 tạ;

a Ước đoán về phạm vi thặng dư hoặc thiếu hụt so với tình hình bình thường Sản xuất bình thường của năm hiện tại có thể được xác định từ việc phân tích các ước lượng về tình hình sản xuất của các năm trước Từ đó ước tính về sản lượng năm nay có thể được tính toán từ các thông tin trên

Ví dụ: Diện tích gieo trồng tại Hậu Giang năm nay giảm đi do người dân chuyển sang dùng đất để xây dựng nhà cửa, làm đường, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn… Mặt khác một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến cây trồng ở Hậu Giang như: sâu bệnh, nước mặn xâm nhập… Từ đó, chúng ta có thể ước đoán được sản lượng và năng suất sẽ giảm đi so với năm trước đó

b Sử dụng số liệu theo xu hướng từ các năm trước trong trường hợp điều kiện phát triển cây trồng và việc cung ứng vật tư là bình thường cũng như không có những tác động khác ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng

Ví dụ: Diện tích gieo trồng lúa tại Sóc Trăng là không đổi qua các năm; thời tiết cũng không có thay đổi lớn, không có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vẫn cung cấp đầy đủ cho việc chăm sóc cây trồng Từ đó có thể ước đoán được năng suất và sản lượng

sẽ không thay đổi so với năm trước đó

Do cung sản phẩm thường muộn hơn so với thông tin thị trường, cung

về nông sản hàng hoá mang tính thời vụ cao, không ổn định như công nghiệp,

hệ thống thị trường chưa hoàn chỉnh, hiệu lực của cơ chế thị trường chưa cao

Trang 9

nên việc ước lượng về cung thực tế tương đối khó khăn và phải thu thập nhiều thông tin mới có thể tinh toán được

3.2.2 Cung trong tương lai

a Phân tích xu hướng theo thời gian

Trong quá trình phân tích, cac dạng hàm tương quan được xác định từ diễn biến thực tế của số liệu Các phương trình có thể được sử dụng là:

Mô hình dự báo theo phương trình hồi quy đường thẳng:

Y = a + btTrong đó: a,b là những tham số quy định vị trí của đường hồi quy Từ phương trình này, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a,b Nếu đặt thứ

tự thời gian t sao cho t∑ khác 0 ( t ∑=0), ta có các công thức tính tham số sau:

Trang 10

Xu hướng dạng hàm số mũ:

Y = aXb

Phương trình này có thể được chuyển sang dạng log:

Log Y = log a + b log X

Hình 2: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng

Trang 11

Hình 3: Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm

(Nguồn: www.vn.360plus.yahoo.com)

b Mô hình phản ứng cung

Mô hình phản ứng cung xác định quan hệ giữa lượng cung và các nhân

tố ảnh hưởng tới nó Mục tiêu ước lượng của mô hình là:

• Định lượng hóa tác động của các nhân tố;

• Ước lượng các tham số cụ thể;

• Dự báo dựa vào kết quả ước lượng

Trong thực tế, nhà sản xuất khi sản xuất ra sản phẩm thì cần xem xét lượng sản phẩm ra thị trường là bao nhiêu để đạt được tối đa hóa lợi nhuận Trong nông nghiệp, khi sản xuất có rất nhiều yếu tác động đến như: chi phí sản xuất, giá của sản phẩm tạo ra, trình độ khoa học kĩ thuật, thời tiết…

 Chi phí sản xuất: chi phí sản xuất của một mặt hàng cụ thể tăng khiến nông dân chuyển sang các mặt hàng khác có lãi cao hơn Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại

 Giá của sản phẩm tạo ra: nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và ngược lại với các sản phẩm có thể dự trữ được như ngũ

Trang 12

cốc, họ có thể tăng nguồn cung ngay lập tức bằng cách giảm tiêu thụ trong gia đình và xuất hàng ra khỏi kho dự trữ.

 Trình độ khoa học kĩ thuật: trình độ khoa học kĩ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra năng xuất cao, chất lượng tốt Góp phần tăng lượng cung ra thị trường, thúc đẩy sản xuất đối với nông dân

 Thời tiết: Điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất và thu hoạch tốt

vì vậy ảnh hưởng tích cực dến nguồn cung sản phẩm trong khi hạn hán và lũ lụt co hiệu ứng ngược lại Sâu bệnh cũng có tác động tiêu cực đến năng suất

và nguồn cung

Có 2 phương pháp ước lượng phản ứng cung: Trực tiếp và gián tiếp

 Phương pháp trực tiếp: Tất cả các biến số có khả năng tác động đến cung sản phẩm đều được đưa vào mô hình Thí dụ như mô hình sản xuất bắp

b1 b5: tham số ước lượng

t: thời điểm hiện tại

t-1: thời điểm trước đó

Phương trình (1) thể hiện các yếu tố tác động trực tiếp đến lượng cung bắp (Qt) Ở đây ta thấy đơn giá bắp (Pc

t-1), giá của sản phẩm cạnh tranh (Pa

t-1), đơn giá phân bón (Pf

t-1), công nghệ (T), lượng mưa (R) thay đổi theo những

Trang 13

tham số nhất định (b1…b5) dẫn đến lượng cung bắp (Qt) cũng thay đổi theo (Qt

tăng hay giam tùy thuộc vào các yếu tố) Điều này chứng tỏ rằng, khi ước lượng lượng cung bắp (Qt) thì cần chú ý đến sự biến động của các yếu tố nhằm giảm chi phí tối thiểu va đạt được lợi nhuận tối đa

 Phương pháp gián tiếp: các hàm diện tích và năng suất được ước lượng riêng biệt sau đó mới nhân với nhau để tính sản lượng cung ứng Thí dụ sản lượng bắp cung ứng có thể được ước lượng như sau:

Qt = f (At * Yt) (2)Trong đó:

b1 b9 : tham số ước lượng

t: thời điểm hiện tại

t-1: thời điểm trước

Lượng cung bắp (Qt) ở phương pháp này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như ở phương pháp trực tiếp nhưng được biểu thị bằng hàm đa thức Trong đó, hàm diện tích đất trồng bắp (At) được nhân với hàm năng suất bắp (Yt) Theo cách tính thông thường thì diện tích nhân với năng xuất sẽ bằng tổng sản pháp, vì vậy ta sẽ ước lượng được cung bắp (Qt)

Trang 14

3.3 ƯỚC LƯỢNG CẦU

3.3.1 Cầu hiện tại

a Ước lượng tổng cầu thị trường

Tổng cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sẽ được mua bởi một loại khách hàng nhất định tại một khu vực địa lý nhất định trong một thời gian nhất định ở một hoàn cảnh marketing nhất định dưới một mức

độ và phối hợp nhất định các nỗ lực marketing của ngành sản xuất sản phẩm

đó

Chúng ta có thể thấy rằng tổng cầu thị trường không phải là con số cố định, mà là một hàm số thay đổi theo những điều kiện riêng biệt Một trong những điều kiện đó có thể là mức độ và sự phối hợp các nỗ lực marketing của ngành, hoàn cảnh thực tế của thị trường hay thực trạng nền kinh tế

Có nhiều phương pháp để ước lượng tổng cầu thị trường, sau đây là hai phương pháp đơn giản và được áp dụng khá phổ biến

 Phương pháp tiêu chuẩn:

Q = n * q * pTrong đó:

Q là tổng cầu thị trường

n là số lượng người mua trong thị trường

q là số lượng mà một khách mua trung bình đã mua trong 1 năm

p là mức giá trung bình của một đơn vị sản phẩm

Như vậy, nếu có 40 triệu người mua áo sơ mi hàng năm, mỗi người mua trung bình là 5 chiếc áo sơ mi mỗi năm, với giá trung bình là 50 ngàn đồng, thì tổng nhu cầu thị trường về áo sơ mi là 10.000 tỉ đồng (40.000.000 x

5 x 50.000 )

Ngày đăng: 12/07/2014, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Đồ thị hàm tuyến tính  thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo  đường thẳng - Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot
Hình 1 Đồ thị hàm tuyến tính thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo đường thẳng (Trang 9)
Hình 2: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng - Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot
Hình 2 Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng (Trang 10)
Hình 3: Đồ thị  hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của   lượng cung sản phẩm - Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot
Hình 3 Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm (Trang 11)
Bảng 1: Ước lượng tiềm năng thị trường Thị trường Doanh thu - Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot
Bảng 1 Ước lượng tiềm năng thị trường Thị trường Doanh thu (Trang 16)
Bảng 2: So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng và - Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot
Bảng 2 So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng và (Trang 20)
Bảng 4: Các dạng hàm số thường dùng để ước lượng cầu - Báo cáo: Ước lượng cung cầu pot
Bảng 4 Các dạng hàm số thường dùng để ước lượng cầu (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w