Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
366,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA VĂN- XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NHẬP MÔN VIỆT NAM HỌC Đề tài: Anh(chị) hãy chứng minh luận điểm khoa học “Đông Nam Á là một thực thể văn hoá chứ không phải là vung ngoại vi tiếp giáp của hai nền văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ”. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 1.Trần Thị Ngọc Cảnh 2.Nguyễn Thị Đậm 3. Nguyễn Thị Thuý Đạt 4. Nguyễn Thế Điển 5.Ma Khánh Chi 6. Vi Văn Châu Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2010 1 Đề tài: Anh(chị) hãy chứng minh luận điểm khoa học: “Đông Nam Á là một thực thể văn hóa chứ không phải là vùng ngoại vi tiếp giáp của hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ”. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực Đông Nam Á trước kia được người Trung Quốc gọi là Nam Phương, người Nhật gọi là Nan Yo, người Ả Rập gọi là Qumr,…Như vậy ngay từ xa xưa thế giới đã biết đến Đông Nam Á và người ta hiểu rõ giá trị của khu vực này xét về mặt tài nguyên và giá trị vị trí của nó trên ngoại thương quốc tế khi coi Đông Nam Á là “ ngã tư đường” “ hành lang” hay “cầu nối’’ thế giới Đông Á với Tây Á và địa Trung Hải. Tuy nhiên, đúng như nhiều tác giả đã nhận xét cho đến tận cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí, lịch sử, văn hoá, chính trị riêng biệt. Cách nhận thức mới về tính cách khu vực quân sự . Đúng như Sanech Chamarik nói “ Cái gọi là nghiên cứu Đông Nam Á chỉ đơn giản là một bộ phận của chiến lược chính trị và quân sự toàn bộ”… Trong quá trình phát triển, văn hoá Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và Phương tây. Trong vấn đề thuộc về nhận thức cũng như cách tiếp cận văn hoá Đông Nam Á, nhiều học giả Phương Tây một thời đã coi Đông Nam Á không phải là một thực thể văn hoá mà là vùng ngoại vi tiếp giáp của hai nền văn minh lớn ở châu Á đó là Trung Hoa và Ấn Độ. Nhận thức này thống trị gần hai thế kỉ và họ coi đây là vùng tiếp giáp, là vùng Ấn Độ hoá và Trung Hoa hoá. 2 Ngày nay, Đông Nam Á đang thực hiện bước vào một giai đoạn mới là thời kì phát triển mạnh mẽ của ý thức khu vực từ bên trong, từ chính bản thân các nước Đông Nam Á. Và từ xa xưa Đông Nam Á đã là một khu vực văn hoá thống nhất với một nền văn hoá bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển rực rỡ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trước tiên để hiểu thực thể văn hóa Đông Nam Á trong mối quan hệ với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ cần phải xét khái niệm thực thể và thực thể văn hóa. *) Khái niệm về thực thể : là một sự vật có sự tồn tại độc lập. Ví dụ: Con người là một thực thể xã hội. *) Khái niệm về thực thể văn hoá: là nền văn hoá riêng biệt, nó có chủ thể văn hoá riêng biệt, có không gian văn hoá. Có vùng văn hoá, cư dân có những hoạt động, sinh hoạt văn hoá riêng biệt của khu vực đó. Thực thể riêng biệt đó dù được xét trong mối quan hệ với bất kì nền văn hóa nào cũng thể hiện được những đặc trưng văn hóa riêng biệt và khu biệt với những khu vực văn hóa khác. 1. Khu vực địa lí Đông Nam Á tiền sử Ngày nay, bằng các cứ liệu của các bộ môn khác nhau, nghành khoa học nhân văn thế giới đã dần dần hoạch định được một khu vực lịch sử văn hoá Đông Nam Á bên cạnh những nền văn minh lớn khác ở châu Á. Nền văn minh ấy từng trải rộng lên phía bắc tận bờ nam sông Dương Tử, phía Tây gồm một phần Đông Bắc Ấn Độ (vùng Assam) và phía đông và phía nam là 3 cả một thế giới bán đảo và đảo nằm cạnh châu đại dương thậm chí tới tận Hawai và Madagacar (châu phi). Địa bàn phân bố của khu vực văn hoá Đông Nam Á này trải rộng hơn nhiều so với cái các nhà địa lý học hiện đại gọi là Đông Nam Á. 2. Những thành tựu chung của lớp văn hoá bản địa Đông Nam Á tiền sử. Cùng sinh ra và lớn nên trên một khu vực địa lý, cư dân cổ đại Đông Nam Á đã tạo ra một nền văn hoá bản địa có nguồn gốc chung, mang tính thống nhất cho toàn vùng. Đó là nền văn hoá đặc sắc với nghề nồng nghiệp lúa nước là chủ đạo. Nền văn minh ấy phát triển liên tục trong lịch sử và là một phức thể văn hoá lúa nước với ba yếu tố văn hoá núi - văn hoá châu thổ - văn hoá biển (Theo GS.TS Phạm Đức Dương, 1993 ). Hay như lời của GS. Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Thổ nhận xét “Đó là nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển. nửa đồi núi nửa rừng, với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp…nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hoá xóm làng”. Các nhà khoa học đã khẳng định Đông Nam Á là một trong 5 trung tâm xuất hiện cây trồng. Là một trong những trung tâm phát sinh cây trồng sớm nhất của nhân loại. Bước vào thời đại đá mới, một thành tựu khác của văn minh tiền sử là nghề luyện kim đồng mà tiêu biểu là đồ đồng Đông Sơn. Ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn vượt ra ngoài khu vực theo nghiên cứu mới đây, đồng đã tồn tại ít nhất từ thiên nhiên kỉ thứ 3 TCN. ( Trần Ngọc Thêm, 1996). 4 => Tóm lại, ngay từ buổi bình minh của lịch sử Đông Nam Á đã trở thành một khu vực đáng chú ý với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và nghề luyện đồng nổi tiếng thế giới. Đó là kết quả sáng tạo của rất nhiều dân tộc lớn nhỏ đã sáng tạo nên suốt chiều dài lịch sử ngàn năm của mình, cái thế giới đó được gọi là Đông Nam Á. Những thành tựu trên chính là nền tảng cơ sở rất vững chắc cho sự phát triẻn của văn hoá Đông Nam Á trong các thế kỉ sau này. 3. Định vị văn hóa Đông Nam Á *) Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Một nền văn hóa chịu chi phối đáng kể của hoàn cảnh địa lí khí hậu. Đông Nam Á là xứ nóng thời tiết nóng ẩm mưa nhiều tạo ra các con sông lớn với những đồng bằng trù phú. Đông Nam Á thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Trong ứng xử với môi trường tự nhiên: Nghề trồng trọt buộc nhừng cư dân nông nghiệp phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết quả và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình cùng thiên nhiên. Về tổ chức cộng đồng: Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á được nhiều học giả phương Tây gọi là “ xứ sở mẫu hệ” (Le pays du Matriariat ) cho đến tận bây giờ ở một số dân tộc ít có sự giao lưu với văn hóa Trung Hoa vai trò của người phụ nữ rất lớn. Ví như một số dân tộc ở Việt Nam như: Chàm, Êđê, Giarai, Chru,…, người phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở nhà vợ con cái đặt tên theo họ mẹ, cũng không phải ngẫu nhiên mà người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc là mê phum, mê sóc (mê = mẹ ) bất kể đó à đàn ông hay đàn bà. 5 Trong ứng xử với môi trường xã hội: Tư duy tổng hợp và phong cách sinh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận. Ở Đông Nam Á ít có chiến tranh tôn giáo, các tôn giáo trên thế giới từ Nho giáo, Đạo giáo đến Phật giáo, Thiên chúa giáo… đều dễ tiếp nhận. Cư dân nông nghiệp còn mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó. =>Đó là những của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và đó cũng là lí do người ta gọi Đông Nam Á là cái nôi của nền văn hóa lúa nước. *) Chủ thể văn hóa Vị trí cửa một nền văn hóa trong xã hội được xác định bởi thời gian văn hóa, không gian văn hóa và chủ thể văn hóa. *) Thời gian văn hóa được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa là do thời điểm hình thành dân tộc tức chủ thể văn hóa quy định. Về nguồn gốc cư dân nông nghiệp Đông Nam Á – chủ thể của nền văn hóa đã có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Gần đây căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành phân bố chủng tộc trên thế giới. Có thể nói chủ thể văn hóa Đông Nam Á ra đời trong phạm vi trung tâm hình thành loài người phía Đông và trung tâm hình thành đại chủng phương Nam. “ Ngay từ buổi bình minh của lich sử Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam. *)Không gian văn hóa: Có lẽ vì văn hóa có tính lịch sử (yếu tố thời gian ) cho nên không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ. 6 Đông Nam Á là khu vực cư trú của người Inđônêxia thuộc địa. Ta có thể hình dung không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo từ sao công nguyên khu vực Đông Nam Á có phần thu hẹp lại do phần phía nam sông Dương Tử đã bị chính sách bành trướng và đồng hóa của Trung Hoa dần thâu tóm. Mặc dù vậy, cho đến bây giờ vùng này còn giữ được không ít nét trong số hàng loạt những đặc điểm chung của khu vực văn hóa Đông Nam Á mà G.coedes (1948 ) đã liệt kê như sau: “Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền. Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của người phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo mô hình tưới nước ruộng. Về phương diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần đất, đặt đền thờ ở những chỗ cao… Về phương diện thần thoại đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển giữa loài phi cầm với loài thủy tộc. Về phương diện ngôn ngữ: dùng những ngôn ngữ đơn âm với năng lực dồi dào về phát triển từ…” Đây chính là mối quan hệ tạo nên sự thống nhất cao độ của vùng văn hóa Đông Nam Á mà nói như thành ngữ của người inđônêxia là “bhinneka tunggal ika” ( thống nhất trong đa dạng). 4. Đặc trưng văn hóa Đông Nam Á Như chúng ta đã biết, Đông Nam Á hiện đại bao gồm 11 nước. Tuy nhiên Đông Nam Á tiền sử là một không gian văn hóa rộng lớn, bao hàm cả vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và một phần Ấn Độ hiện nay. Với một tổng thể địa lý rộng lớn và quá trình hình thành lâu đời, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo mang trong nó nhiều thành tố như: Ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán… 7 Tất cả những thành tố đó đã trở thành bản sắc không thể hòa lẫn của khu vực Đông Nam Á. 4.1.Ngôn ngữ - chữ viết Ngôn ngữ Đông Nam Á hiện đại là tổng hòa của rất nhiều những ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của ngôn ngữ Đông Nam Á được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện. Có thể có một ngôn ngữ tồn tại ở rất nhiều quốc gia như tiếng Thái không chỉ có ở Thái Lan mà còn ở Lào, Việt Nam, Myanma, hay ở bất kì quốc gia Đông Nam Á nào cũng có hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Điển hình như tại Inđônêxia có tới hơn 200 ngôn ngữ đang được sử dụng. Tuy nhiên không phải bởi thế mà ngôn ngữ không có tính thống nhất. Đó chính là “ bức tranh đa dạng trong sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn chúng” ( PGS. Mai Ngọc Chừ - văn hóa Đông Nam Á.NXB ĐHQG Hà Nội) Ngày nay, dựa vào phương pháp so sánh - lịch sử, các nhà khoa học đã quy ước ngôn ngữ Đông Nam Á về một số họ ngôn ngữ: *) Ngữ hệ Nam – Đảo (Austranesia ) Ngữ hệ này gồm 4 nhóm : Melanesia, Polynesia, Micronesia và Indonesia. Ngữ hệ Nam đảo phân bố khá rộng, đến tận Australia, các đảo Nam Thái Bình Dương và còn được gọi là Mã lai – đa đảo. *) Ngữ hệ Nam Á: Phân bố chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar, gồm các ngôn ngữ : Thái (Xiêm ), Lào, Tày – Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố y, Lụ, La Ha. *) Ngữ hệ Hán – Tạng chia thành hai nhóm: ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Tạng – Miến, phân bố ở nhiều nước trong khu vực. 8 Tất cả những ngôn ngữ hệ trên tạo thành hệ thống ngôn ngữ “ thống nhất trong đa dạng” với các đặc điểm riêng biệt về cách sử dụng phụ tố, âm vị học… và sự phong phú của các đại từ nhân xưng góp phần tạo nên một đặc trưng văn hóa riêng biệt cho Đông Nam Á Cùng với ngôn ngữ, chữ viết cũng là thành tố văn hóa tạo nên sự khác biệt cho ĐNA với kho tàng chữ phạn, chữ Khmer cổ, chữ Thái cổ và chữ Miến điện đã ra đời và tiếp thu sự ảnh hưởng từ rất lâu. 4.2. Về tín ngưỡng bản địa Xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á có chung những yếu tố tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái linh hồn người đã mất… Cư dân Đông Nam Á luôn tin vào thuyết vạn vật hữu linh, người ta coi linh hồn biết tất cả những gì mà con người đang làm và linh hồn có thể giúp đỡ họ mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi nhất là những lúc con người ở vào tình thế nguy nan. Vì vậy, việc thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận của con người , kèm theo đó cư dân bản địa ĐNA còn thờ cả những vị thần mà họ coi là có vai trò quy định đến cộng đồng như thần núi, thần rừng, thần lửa… Dùng bùa ngải để bảo vệ mình tránh những linh hồn ác độc. 4. 3. Về tôn giáo Đông Nam Á là bức tranh đa sắc màu về tôn giáo bởi trong quá trình phát triển lịch sử, ở đây đã hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng của cả phương Đông lẫn phương Tây. Những tôn giáo chính ở Đông Nam Á là: Phật giáo, Bàlamôn, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và Kitôgiáo. Nét đáng chú ý ở Đông Nam Á là mỗi quốc gia thường có không phải một mà nhiều tôn giáo khác nhau. Một số nước, có một tôn giáo chính 9 được coi là quốc giáo như: Phật giáo ở Campuchia, Thái Lan, Hồi giáo ở Malaysia, Brunei. Mặt khác ở Đông Nam Á, các hệ ý thức khác nhau đã hòa đồng vào nhau bắt nguồn từ tính dễ thích nghi, tính cởi mở và uyển chuyển ở bản thân con người Đông Nam Á. 4.4. Về lễ tết – lễ hội Có thể nói rằng Đông Nam Á là nơi của những lễ hội và lễ tất bởi số lượng lễ hôi được tổ chức hàng năm ở khu vực này quá nhiều. Không ai có thể đưa ra một bảng đầy đủ tất cả các lễ hội ở khu vực Đông Nam Á. Đó chính là một nét riêng biệt của vùng đất kì thú này. Tất cả những lễ hội được tổ chức với những nội dung mục đích khác nhau về đời sông tâm linh song chúng đều có điểm chung là phần lớn đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung mang tính khu vực: đó là nền sản xuất nông nghiệp lúa nước. Đặc trưng này tạo nên tính thống nhất của lễ hội. Lễ tết trong văn hóa khu vực. Phổ biến nhất ở Đông Nam Á phải nói đến các lễ hội nông nghiệp mà quan trọng nhất là những lễ hội liên quan đến cây lúa. Đây chính la một điểm riêng biệt, độc đáo của phong tục lễ hội Đông Nam Á so với nhiều vùng khác trên thế giới. Tuy nhiên mỗi lễ hội, ngôn ngữ của một vùng, một nước lại có hình thức tổ chức khác nhau, mang sắc thái tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, phải nói đến thời gian, địa điểm tổ chức các lễ hội của người dân Đông Nam Á cũng hết sức đặc biệt, bất là tháng nào,mùa nào trong năm cũng có thể tổ chức lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội linh hoạt, gắn với những noi sản xuất nông nghiệp của người dân như: trên cánh đồng, ngoài bờ sông, trên đê…. Đó là một nét văn hóa độc đáo, khá thú vị trong lễ hội của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á. 10 [...]... triển trong thời đại hội nhập Khu vực Đông Nam Á nói chung nhất định sẽ có những bước phát triển dài trong tương lai không xa.Đông Nam Á sẽ nhất định sẽ trở thành khu vực phát triển của thế giới 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Văn hoá Đông Nam Á- Mai Ngọc Chừ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2.Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á- Phạm Đức Dương, NXB Khoa học xã hội 3.Cơ sở văn hoá Việt Nam- Trần Quốc Vượng,... tộc Đông Nam Á cũng hết sức phong phú, đa dạng như: múa tập thể, rối nước, vũ kịch… Mỗi hình thức biểu diễn lại mang lại một phong cách riêng như: tính tập thể, tính dân gian, tính tôn giáo, tính nhân văn Tuy vậy, chúng thống nhất với nhau giúp cho nghệ thuật biểu diễn của cư dân mang đậm màu sắc Đông Nam Á 5 So sánh Đông Nam Á với Trung Hoa và Ấn Độ 5.1 Về tổ chức gia đình xã hội Ở Đông Nam Á, gia... của phụ nữ là khố của nam giới vẫn được dùng ở hầu hết trong các tộc người thiểu số ở Đông Nam Á Ngoài yếu tố trang phục, văn hóa Đông Nam Á còn nổi bật bởi những phong tục tập quán truyền thống ít nơi nào có được như các yếu tố: ẩm thực, hôn nhân, tang lễ đặc biệt là tập tục ăn trầu, cưa và nhuộm răng đen của bộ phận lớn dân cư trước đây 4.6 Về kiến trúc nhà cửa Khu vực Đông Nam Á có một kiến trúc... biệt nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á có một đặc điểm chung với khác với nghệ thuật tạo hình phương Tây đó là tính “biếu trưng”, “ ước lệ”, “cách điệu” thể hiện những khát vọng lớn lao của người nghệ sĩ 4.8 Nghệ thuật biểu diễn Nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á luông mang một nét đặc sắc của cư dân nông nghiệp lúa nước Trước hết là nhạc cụ, trong hệ thống nhạc cụ cổ truyền Đông Nam Á ta thường bắt gặp ba... phong tục tập quán Phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng bởi sự đa dạng sắc tộc của vùng đất này Mỗi dân tộc, mỗi tộc người có những phòg tục tập quán, lỗi sống khác nhau Tuy nhiên, trong sự đa dạng ấy vẫn có những nét chung xuất phát từ cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á vốn hình thành từ rất lâu đời Trước hết là điểm chung về trang phục: Người phụ nữ Đông Nam Á sử dụng váy chính là đồ mặc đặc trưng... hiểu như trên chúng ta thấy rõ rằng Đông Nam Á là một khu vực văn hoá địa lí, lịch sử thống nhất Đồng thời khẳng định “Đông Nam Á là một thực thể văn hoá chứ không phải là vùng ngoại vi tiếp giáp của hai nền văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ” Với tư cách là một khu vực văn hoá riêng biệt có tính khu biệt với hai nền văn hoá lớn cận kề là Ấn Độ và Trung Hoa, văn hoá Đông Nam Á đã tạo ra được một bản sắc riêng... phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật, những ngôi nhàsàn dần được thay thế bởi những ngôi biệt thự, nhà hộp theo lối kiến trúc phương Tây Tuy nhiên người Đông Nam Á lại có xu hướng thiết kế 11 những ngôi nhà ở bằng những chất liệu hiện đại mà vẫn giữ được kiểu kiến trúc truyền thống Hình 1: nhà sàn 4.7 Về nghệ thuât tạo hình (hội họa và điêu khắc ) Nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á luôn phát triển mạnh... NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2.Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á- Phạm Đức Dương, NXB Khoa học xã hội 3.Cơ sở văn hoá Việt Nam- Trần Quốc Vượng, NXB Giáo dục 4.Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm- Trần Quốc Vượng, NXB Văn học 5.Website: www.google.com.vn 17 ... gia đình hạt nhân tức là gia đình một vợ một chồng và con cái chưa trưởng thành của họ 13 Nếu như ở Trung Hoa quan hệ huyết thống gia đình của họ là rất lâu đời thì ở Đông Nam Á quan hệ huyết thống không lâu đời.Việc hôn nhân ở Đông Nam Á không bị ràng buộc nghiệt ngã đến chín đời mà con cô con cậu có thể lấy nhau được Mặc dù, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa Trung Hoa với chế độ phụ hệ nhưng vai trò... Nam Á đều đã giành được độc lập và đang bước vào thời kì phát triển kinh tế, xây dựng xã hội giàu mạnh, tiên tiến, hiện đại.Có được những thành tựu ấy một trong những lí do quan trọng là vì khu vực này xa xưa đã là một trung tâm văn hoá đặc sắc mà cho đến ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện phát huy sức mạnh vốn có của mình Văn hoá sẽ là điều kiện thúc đẩy các quốc gia Đông Nam . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA VĂN- XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NHẬP MÔN VIỆT NAM HỌC Đề tài: Anh(chị) hãy chứng minh luận điểm khoa học “Đông Nam Á là một thực thể văn hoá. KHẢO 1.Văn hoá Đông Nam Á- Mai Ngọc Chừ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2.Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á- Phạm Đức Dương, NXB Khoa học xã hội. 3.Cơ sở văn hoá Việt Nam- Trần Quốc Vượng,. Indonesia. Ngữ hệ Nam đảo phân bố khá rộng, đến tận Australia, các đảo Nam Thái Bình Dương và còn được gọi là Mã lai – đa đảo. *) Ngữ hệ Nam Á: Phân bố chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar,