1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Chương 1. Nhập môn giải phẫu học docx

4 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 234,79 KB

Nội dung

Chương 1. Nhập môn giải phẫu học NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC Mục tiêu học tập: 1. Biết được phạm vi nghiên cứu của môn học. 2. Biết được các nguyên tắc đặt tên và danh từ giải phẫu học. I. Định nghĩa và lịch sử Giải phẫu họcmôn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Nghiên cứu cấu trúc từng cơ quan và mối liên quan giữa giải phẫu và chức năng của cơ quan bộ phận đó. Giải phẫu học là một môn khoa học cơ sở không những cho y học mà còn cho các ngành sinh học khác. Lịch sử nghiên cứu giải phẫu có từ rất lâu. Trong quá trình phát triển đó đã xuất hiện những nhà giải phẫu học nổi tiếng như: Hippocrate (460 – 377 TCN), cha đẻ của y học tây phương, đã đưa ra thuyết cấu tạo về con người là thuyết thể dịch “các cơ quan được tạo thành từ các thành phần là máu, khí, mật vàng và mật đen, các cơ quan có cấu tạo khác nhau là do tỷ lệ các thành phần trên khác nhau). André Vésalius (1514 – 1519) được xem là cha đẻ của giải phẫu học hiện đại với tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica”. Với phương pháp nghiên cứu giải phẫu là quan sát trực tiếp trên việc phẫu tích xác. Sau đó giải phẫu học không ngừng phát triển cho đến ngày hôm nay, nhờ các công trình nghiên cứu của nhiều nhà giải phẫu học nổi tiếng. II. Nội dung và phạm vi của giải phẫu học Tùy theo mục đích nghiên cứu giải phẫu học được chia thành những ngành chính. 1. Giải phẫu y học Là ngành giải phẫu nghiên cứu cấu trúc và mối liên quan của các cơ quan và bộ phận cơ thể người, phục vụ cho các môn khác của y học để đào tạo nên các người làm nghề y. 2. Giải phẫu mỹ thuật Là ngành giải phẫu chú trọng đến việc nghiên cứu giải phẫu bề mặt con người phục vụ cho việc đào tạo của các trường mỹ thuật. 3. Giải phẫu học thể dục thể thao Nghiên cứu về hình thái, đặc biệt là cơ quan vận động cũng như sự thay đổi hình thái khi vận động. Phục vụ cho các trường thể dục thể thao. 4. Giải phẫu học nhân chủng Nghiên cứu đặc điểm các quần thể người còn sống cũng như các di cốt khảo cổ để tìm hiểu quá trình phát triển của loài người. 5. Giải phẫu học nhân trắc Đo đạc các kích thước của cơ thể để tìm ra các tỷ lệ mối liên quan của các phần nhằm tạo ra các công cụ phục vụ đời sống và lao động, hay mối liên quan của các loại hình với bệnh tật. 6. Giải phẫu học so sánh 2 Nghiên cứu so sánh từ động vật thấp đến cao để tìm ra quy luật tiến hóa của động vật thành loài người. III. Tư thế giải phẫu Việc xác định đúng tư thế giải phẫu rất quan trọng trong việc đặt tên và mô tả. Tư thế giải phẫu là tư thế “người sống, đứng thẳng, chi trên thả dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng ra trước”. IV. Các mặt phẳng quy chiếu Đó là ba mặt phẳng trong không gian 1 Mặt phẳng ngang Là mặt phẳng thẳng góc với trục của cơ thể, chia cơ thể thành phần trên và phần dưới. 2. Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng từ trước ra sau chia cơ thể ra làm hai phần: phải và trái. Mặt phẳng đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng. 3. Mặt phẳng đứng ngang Là mặt phẳng thẳng góc hai mặt phẳng trên chia cơ thể làm hai phần: trước - sau. Mặt phẳng này song song với mặt trước của cơ thể. Hình 1.1. Các mặt phẳng quy chiếu A. Mặt phẳng đứng dọc B. Mặt phẳng ngang C. Mặt phẳng đứng ngang 3 V. Các tính từ giải phẫu học 1. Trước- sau Trước còn gọi là bụng, sau là lưng. Tuy nhiên, lòng bàn chân được xem là mặt bụng của bàn chân. 2. Gần – xa Gần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc cơ thể. 3 . Ngoài – trong Ngoài là gần với bề mặt của cơ thể, trong gần với trung tâm của cơ thể. 4. Trên - dưới Trên là hướng về phía đầu còn gọi là đầu, dưới là hướng về phía chân còn gọi là đuôi. VI. Động tác giải phẫu học 1. Gấp - duỗi Ðộng tác xảy ra ở mặt phẳng đứng dọc. Gấp là động tác hướng về mặt bụng. Duỗi là động tác hướng về mặt lưng. 2. Dạng – Khép Ðộng tác xảy ra ở mặt phẳng đứng ngang. Khép là động tác hướng vào đường giữa. Dạng là động tác đưa ra xa đường giữa. 3. Xoay vào trong - xoay ra ngoài Ðộng tác xảy ra với trục đứng. Xoay vào trong là động tác hướng mặt bụng vào giữa. Xoay ra ngoài động tác chuyển mặt bụng ra xa. 4. Sấp - ngữa Ðộng tác của cẳng tay và bàn tay. Sấp là động tác quay vào trong của cẳng tay để lòng bàn tay có thể hướng ra sau. Ngữa là động tác quay ra ngoài, giữ lòng bày tay hướng ra trước. VII. Danh từ giải phẫu học Muốn giảng dạy, nghiên cứu tốt môn học, cần thiết phải có một hệ thống danh từ thống nhất. Đối với giải phẫu học cũng vậy, đã có nhiều hệ danh pháp. Hiện tại, bảng danh pháp PNA ra đời 1955 có khoảng 5000 danh từ giải phẫu học đang được sử dụng hầu hết trên thế giới là hệ danh pháp quốc tế. Việc đặt tên trong hệ danh pháp PNA dựa vào các nguyên tắc sau: - Mỗi phần cơ thể chỉ mang một tên gọi, trừ các trường hợp ngoại lệ, ví dụ: khẩu cái mềm còn gọi là màng khẩu cái. - Các từ dùng bằng ngôn ngữ la tinh, trừ trường hợp không có từ tương ứng trong tiếng la tinh, ví dụ: tĩnh mạch đơn (Vena Azygos, tiếng Hy lạp). - Mỗi từ dùng phải tượng hình, có ý nghĩa, càng ngắn, càng đơn giản càng tốt. Tính từ được dùng sắp đặt theo cách đối nghịch nhau ., chính và phụ, trên và dưới. - Không thay đổi những từ đã quen thuộc nếu chỉ vì lý do ngữ nguyên hay để mang tính uyên bác. - Loại bỏ những danh từ riêng mang tên các nhà giải phẫu học, ngoại trừ “gân Achille” vì Achille không phải là nhà giải phẫu học 4 Mỗi quốc gia có quyền dịch PNA sang ngôn ngữ của mình để tiện sử dụng. Ở Việt nam, cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về danh từ giải phẫu học bằng tiếng Việt. Tình hình sử dụng danh từ Giải phẫu ở nước ta rất phức tạp. Chịu ảnh hưởng của các nguồn sách tham khảo khác nhau nên danh từ có được không đồng nhất. Bộ sách giáo khoa đầu tiên của Giáo sư Ðỗ Xuân Hợp được dịch nguyên theo hệ danh từ Pháp. Các giáo trình của các trường ở miền Nam lại sử dụng cuốn Danh từ cơ thể học của Giáo sư Nguyễn Hữu (dịch từ danh pháp PNA) hay cuốn tự điển Danh từ Y học Pháp - Việt của Lê Khắc Quyến. Các danh từ được dùng lại khác xa với Danh từ Y học do Bộ Y tế xuất bản 1976. Năm 1983, Nguyễn Quang Quyền xuất bản cuốn “Danh từ giải phẫu học” và 1986 xuất bản tài liệu “Bài giảng Giải phẫu học”. Ðây là những tác phẩm đã tuân thủ triệt để danh pháp PNA và phần lớn danh từ của PNA đều có trong sách. Ðáng tiếc cho đến nay, hệ danh pháp này tuy đã được dùng trong các bộ môn Giải phẫu trong cả nước, nhưng vẫn chưa được dùng rộng rãi trong các bộ môn lâm sàng , gây khó khăn nhiều cho sinh viên và cán bộ ngành y. Hy vọng một bảng danh pháp giải phẫu tiếng Việt hoàn chỉnh được sử dụng rộng rãi trong các lãnh vực y học nước nhà. . Chương 1. Nhập môn giải phẫu học NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC Mục tiêu học tập: 1. Biết được phạm vi nghiên cứu của môn học. 2. Biết được các. và phạm vi của giải phẫu học Tùy theo mục đích nghiên cứu giải phẫu học được chia thành những ngành chính. 1. Giải phẫu y học Là ngành giải phẫu nghiên cứu

Ngày đăng: 25/12/2013, 05:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w