1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Cơ chế “một cửa” doc

5 200 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76 KB

Nội dung

“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Theo qui chế này, cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cụ thể là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các sở, ban, văn phòng HĐND và UBND); UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBND xã, phường, thị trấn. Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc sau: thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân; nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. Cơ chế “một cửa” được thực hiện trong các lĩnh vực sau: tại tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư: phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội. Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội. Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực. Ngoài các lĩnh vực này, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế “một cửa”. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, ngay trong quí II/2006, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải chấn chỉnh, khắc phục những lệch lạc, bất cập, yếu kém trong việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cơ sở. Việc chấn chỉnh sẽ tập trung chủ yếu vào mở rộng các lĩnh vực áp dụng cơ chế này; rà soát, hợp lý hóa và hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quy trình tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính; bảo đảm liên thông giữa các cơ quan, tiến tới liên thông giữa các cấp hành chính. Đồng thời, loại bỏ những khâu, thủ tục, giấy tờ bất hợp lý, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cho chính ngay các cơ quan nhà nước; giảm thời gian giải quyết công việc cũng như bảo đảm tính thống nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, các tỉnh cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp nhận và xử lý công việc; phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị; công khai hóa các thủ tục hành chính Theo yêu cầu của Thủ tướng, đến trước tháng 8/2006, Bộ Nội vụ phải tiến hành sơ kết, đánh giá toàn diện tình hình và kết quả thực hiện cơ chế “một cửa” ở địa phương và báo cáo Thủ tướng; đồng thời nghiên cứu, trình Thủ tướng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Thực tế, cơ chế một cửa là một giải pháp hiệu quả của cải cách hành chính nhưng do chưa được thực hiện đầy đủ và thống nhất về bản chất nên đã xảy ra không ít bất cập. Thậm chí qua một khảo sát được công bố vào cuối năm 2005 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã cho thấy, trong một số trường hợp "một cửa" đã trở thành rào cản cản đặc biệt cho công tác đăng ký kinh doanh. Vì vậy, việc chấn chỉnh thực hiện cơ chế một cửa là cần thiết để công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả trong thực tiễn. 1. Khái niệm “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả lại kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. 2. Mục đích và Nguyên tắc 2.1. Mục đích Trước đây, tổ chức, công dân phải đi làm nhiều lần, đến một hoặc nhiều cơ quan để liên hệ giải quyết công việc của mình. Nay với cơ chế “một cửa”, tổ chức công dân chi phải đến liên hệ tại một nơi, việc phối hợp giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Mục đích của cơ chế “một cửa” như sau: Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tai cơ quan hành chính nhà nước. Góp phần chống tệ qan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng công vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân. Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sơ đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. 2.2. Nguyên tắc Việc áp dụng thực hiện cơ chế “Một cửa” cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Việc phối hợp các bộ phận có liên quan trong bộ máy công quyền nhằm giải công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng,thuận tiện,đúng thời gian cho tổ chức, công dân. 2.3. Các lĩnh vực áp dụng cơ chế “một cửa”: Theo quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ), cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các lĩnh vực sau đây: Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phê duyệt cấc dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội. Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội. Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực Từ những thực tế đã và đang diễn ra khi áp dụng mô hình “một cửa” thời gian qua, có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc trong thực hiện cơ chế “một cửa” tại TPHCM: Thứ nhất, xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các quan hệ hành chính (quan hệ về thủ tục hành chính, quan hệ công việc) và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp. Thứ hai, xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan hệ hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau. Thứ ba, xác định và xây dựng hệ thống chuẩn hóa về văn bản, hồ sơ, tính pháp lý kèm theo, xác nhận về chuyên môn, chuyên ngành, định mức và tiêu chuẩn cần phải tuân thủ cần thiết cho từng khâu, từng công đoạn thuộc quy trình. Khi các quy định về pháp lý đối với chức năng, thẩm quyền và thủ tục cho việc thực hiện quan hệ hành chính đã được xác định rõ ràng, đầy đủ thì công việc của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ rất thuận lợi trong việc thiết lập và bảo đảm sự vận hành các quy trình theo cơ chế “một cửa”. Thứ tư, một trong những vấn đề được chú trọng trong nền hành chính hiện đại là sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Hệ thống công nghệ thông tin sẽ tham gia, hỗ trợ cho việc liên kết, phối hợp giữa các khâu tác nghiệp, giữa các cơ quan, đơn vị chức năng cùng tham gia xử lý và giải quyết. Quy trình thực hiện cơ chế “một cửa” * Về nguyên tắc “một cửa” thực chất là quy trình giải quyết công việc hành chính - từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu trả kết quả - thông qua một bộ phận làm việc duy nhất tại trụ sở cơ quan hành chính. Mọi khâu liên quan khác do các đơn vị chức năng của cơ quan hành chính thực hiện theo quy trình khép kín trong nội bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một nơi thuộc cơ quan hành chính nhà nước, đó là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. * Nếu hồ sơ cần phải được bổ sung thủ tục, thì chậm nhất sau 2 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ) cơ quan chủ trì phải thông báo bằng văn bản, để người đứng tên hồ sơ kịp bổ sung (không được yêu cầu bổ sung quá 1 lần). Trường hợp hồ sơ có liên quan đến trách nhiệm giải quyết của các cơ quan nhà nước khác, cơ quan chủ trì phải chủ động phối hợp để giải quyết, thay vì người dân hoặc doanh nghiệp phải liên hệ từng nơi để được giải quyết như trước đây, song thời gian giải quyết phải bảo đảm đúng ngày hẹn ghi trong biên nhận. Trường hợp hồ sơ không thể giải quyết đúng hẹn, cơ quan chủ trì giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho người dân và doanh nghiệp biết, trong đó nói rõ lý do và hẹn lại ngày trả kết quả Theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 93/2007/NĐ-TTg, ngày 22-6-2007, của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện cơ chế "một cửa", "cơ chế một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo những nguyên tắc sau: 1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. 2. Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. 3. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 4. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cánhân. 5. Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế "một cửa" cho thấy đã có bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, được đông đảo nhân dân đồng tình, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao. Cụ thể là: - Về cung cách giao tiếp, người dân được tiếp đón niềm nở, thân thiện, hướng dẫn nhiệt tình, thấu đáo; đặc biệt là được giao hẹn bằng phiếu hẹn trả hồ sơ. - Về nội dung, người dân được công khai các quy định thống nhất về hồ sơ, trình tự và thời gian giải quyết thủ tục cho từng loại công việc cụ thể; nếu không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết tại bộ phận "một cửa" thì được tư vấn đầy đủ để thực hiện tại các cơ quan hành chính khác. - Về chi phí, người dân được công khai các loại phí, lệ phí phải nộp, không phải thêm một khoản nào khác ngoài quy định của Nhà nước; đặc biệt là tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại liên hệ vì đã có thời gian cụ thể do bộ phận "một cửa" giao kết tại phiếu hẹn. Vì vậy, có thể nói rằng, cho đến nay, việc thực hiện cơ chế "một cửa" là biện pháp hữu hiệu để cải cách thủ tục hành chính nhằm giải tỏa những bức xúc kể trên của người dân, góp phần đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. . quả thực hiện cơ chế “một cửa” ở địa phương và báo cáo Thủ tướng; đồng thời nghiên cứu, trình Thủ tướng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành. triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cơ sở. Việc chấn chỉnh sẽ tập trung chủ yếu vào mở rộng các lĩnh vực áp dụng cơ chế này; rà soát, hợp. quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ), cơ chế “một cửa” được áp dụng trong

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w