1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn coi thi, chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2010-2011

9 666 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 146 KB

Nội dung

Bài thi và phiếu thu bài của mỗi phòng thi cho vào túi bài thi túi số 1, niêm phong tại phòng hội đồng, giám thị 1 và 2 ghi đầy đủ những thông tin trên bìa và túi đựng bài thi chú ý ghi

Trang 1

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /SGD&ĐT-KT&KĐ Đà Lạt, ngày tháng 6 năm 2010

V/v: Hướng dẫn coi thi, chấm thi

tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2010-2011.

Kính gởi: - Các phòng giáo dục và đào tạo;

- Các trường trung học phổ thông;

- Ông (Bà) Chủ tịch các hội đồng coi thi;

- Ông (Bà) Chủ tịch hội đồng chấm thi.

Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, vào trường Chuyên Thăng Long Đà Lạt, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã có Công văn số 255/

SGDĐT-KTKĐ, ngày 26 tháng 3 năm 2010 về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các lớp đầu cấp

năm học 2010-2011, Công văn số 522/ SGD&ĐT-KT&KĐ, ngày 31 tháng 5 năm

2010 về việc Hướng dẫn về lập danh sách phòng thi Để kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

THPT tiến hành tốt, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn về coi thi, chấm thi như sau:

I LỊCH THI, THỜI GIAN LÀM BÀI THI:

Giờ giao

đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu làm bài

25/06/2010 SÁNG

Môn chuyên, chia ra:

Hoá học, tiếng Anh 120 phút 8 giờ 20 8 giờ 25 Các môn khác 150 phút 8 giờ 20 8 giờ 25 Vào lớp 10 THPT: môn Ngữ văn, môn Toán theo hình thức tự luận; môn tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm Các môn chuyên theo hình thức tự luận

II HƯỚNG DẪN COI THI

1 Tổ chức coi thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Quy chế

2009) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định và nghiệp vụ coi thi được thực hiện theo Công văn số 395 / SGDĐT–KTKĐCLGD, ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Sở

DỰ THẢO

Trang 2

Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 (phần IV, kèm theo Công văn này)

2 Hội đồng coi thi các môn chuyên tại trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt

yêu cầu thí sinh ghi đầy đủ số báo danh của kỳ thi vào lớp 10 THPT đại trà trên bảng GT-GĐ để thuận lợi trong việc chiết xuất điểm

3 Các hội đồng coi thi không tổ chức kiểm tra hồ sơ; việc kiểm tra hồ sơ thí sinh

được giao cho hiệu trưởng các trường THPT chịu trách nhiệm, trường thành lập các

tổ kiểm tra hồ sơ, đặc biệt chú ý kiểm tra rà soát kỹ các diện ưu tiên, khuyến khích trước khi thông báo kết quả trúng tuyển

4 Tại phòng hội đồng có 01 máy photocopy Trước mỗi buổi thi, máy photocopy

phải được niêm phong, khi mở niêm phong để sử dụng trong trường hợp thiếu đề thi thì có sự chứng kiến của thanh tra, sau khi phôto xong tiến hành niêm phong máy; niêm phong và mở niêm phong đều có biên bản

Đặt tại phòng Hội đồng coi thi có một máy vi tính và một máy in để phục in ấn

biểu mẫu, văn bản, thống kê khi cần thiết Trong giờ thi, máy không được kết nối internet, khi sử dụng có sự chứng kiến của thanh tra và khi dùng xong tiến hành niêm phong máy; có biên bản niêm phong và mở niêm phong

Các máy tính và máy photo ở các vị trí khác ngoài phòng Hội đồng coi thi không được sử dụng trong giờ thi.

5 Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức thi tuyển sinh có trách nhiệm chính

và cùng với các trường đặt hội đồng coi thi để thi tuyển sinh vào trường mình chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, biểu mẫu ấn phẩm thi, kinh phí phục vụ hội đồng coi thi

6 Lưu ý những điểm khi tiến hành coi thi như sau:

6.1 Khi thu bài, bài thi xếp theo thứ tự SBD từ nhỏ đến lớn theo từng thí sinh,

bài làm cuả mỗi thí sinh được lồng vào nhau (thí dụ phòng thi có 20 thí sinh thi có 20 xấp bài thi; phòng thi có 10 thí sinh có 10 xấp bài thi)

6.2 Giám thị ghi số thứ tự bài thi tương ứng với số thứ tự của danh sách

phòng thi vào chỗ đầu phách của giấy thi ở ô Số tờ của mỗi bài thi, nếu thí sinh vắng

thi thì bỏ qua số thứ tự của bài thi đó Lưu ý về cách viết số thứ tự bài thi như sau: khi bài thi số thứ tự 11 có 3 tờ; ghi là 11a, 11b, 11c không được ghi là 11A, 11B, 11C hoặc mẫu tự nào khác Phòng thi có 24 thí sinh dự thi, vắng 2 thí sinh cuối cùng, bài thi cuối cùng ghi 22a 22b, 22c (nếu học sinh này làm 3 tờ) Nếu phòng thi có 24 thí sinh, vắng thí sinh có số thứ tự 10 thì số thứ tự bài thi của thí sinh thứ 11 ghi là 11,

số thứ tự bài thi của thí sinh cuối cùng vẫn là 24

6.3 Bài thi của từng phòng thi được để trong bìa bọc bài thi (sơ mi) Bài thi và

phiếu thu bài của mỗi phòng thi cho vào túi bài thi (túi số 1), niêm phong tại phòng hội đồng, giám thị 1 và 2 ghi đầy đủ những thông tin trên bìa và túi đựng bài thi (chú

ý ghi đúng số bài, số tờ giấy thi), chỗ niêm phong có chữ ký của 2 giám thị và người nhận bài thi (lãnh đạo hoặc thư ký)

Trang 3

Lãnh đạo hội đồng niêm phong các túi số 1 của từng buổi thi thành gói, gọi là túi số 2 Tại chỗ niêm phong túi số 2 có chữ ký của: lãnh đạo hội đồng (01 người), thư ký và 02 giám thị đại diện rồi đóng dấu giáp lai Trên nhãn niêm gói bài thi ghi đầy đủ các thông tin cần thiết (theo mẫu)

6.4 Hướng dẫn thí sinh về cách viết số tờ của tờ giấy thi (giấy thi theo mẫu

giấy thi cũ (phách ngang): Thí sinh làm bài 3 tờ, ghi chữ là “ba” không được ghi chữ in “BA” Khi thu bài, giám thị phải có trách nhiệm kiểm tra số tờ bài làm của

thí sinh và con số thí sinh ghi ở ô số tờ trên giấy thi, nếu phát hiện sai lệch phải yêu cầu thí sinh điều chỉnh ngay khi nộp bài

7 Về nghiệp vụ để tiến hành buổi thi các môn thi trắc nghiệm

Về nghiệp vụ tiến hành buổi thi các môn thi trắc nghiệm: thực hiện theo

Hướng dẫn về thi trắc nghiệm, phụ lục 3 của Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp năm

2010 (từ trang 18 đến trang 19) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 395 /

SGDĐT–KTKĐCLGD, ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về

việc Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 (mục 8, phần

IV, kèm theo Công văn này)

Lưu ý một số nội dung chính như sau:

7.1 Phiếu thu bài thi các môn trắc nghiệm, cột “số tờ” được thay bằng cột “mã

đề thi” Trước khi đến giờ làm bài, giám thị cho học sinh ghi mã đề và khi thu phiếu

TLTN mới cho học sinh ký vào Phiếu thu bài (xác nhận thí sinh đã nộp bài), cho 1 tờ

phiếu thu bài thi vào bì đựng bài thi trước khi niêm phong tại phòng hội đồng

7.2 Chủ tịch Hội đồng coi thi quyết định phương án sắp xếp chỗ ngồi của thí

sinh từng buổi thi như các môn tự luận

Khi phát đề thi trắc nghiệm, giám thị giữ nguyên thứ tự các đề thi trong túi đề, lần lượt phát cho thí sinh theo hàng ngang: hàng thứ nhất từ trái sang phải, hàng thứ hai từ phải sang trái, lặp lại cho đến thí sinh cuối cùng, đặt đề thi ngay chỗ thí sinh vắng và phát tiếp Đảm bảo cho hai thí sinh ngồi cạnh nhau trên cùng một hàng ngang không có cùng một mã đề thi

7.3 Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được

xem đề thi khi giám thị chưa cho phép Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên kiểm tra tổng thể: số mã đề của các trang in phải như nhau, đủ số câu/1 mã đề, có bị mất nét - mất chữ không nếu đầy đủ, rõ ràng … thì thí sinh ghi mã đề thi vào phiếu trả lời trắc nghiệm (chú ý: giám thị phải nhắc nhở thí sinh tô ô có số thứ tự tương ứng với con số ghi phía trên mỗi cột) Nếu có những chi tiết bất thường phải báo ngay cho giám thị xử lý Giám thị yêu cầu từng thí sinh ghi

mã đề thi của mình vào 02 danh sách thí sinh nộp bài nhưng tuyệt đối không được ký tên vào danh sách này vì lúc này thí sinh chưa nộp bài

- Giám thị thu đề thi của những thí sinh vắng mặt, cùng với đề dư để bàn giao cho thư ký hội đồng chuyển về lãnh đạo hội đồng bảo quản theo quy định

- Giám thị không thu phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài Khi hết giờ làm bài, giám thị yêu cầu thí sinh ngồi tại chỗ, đặt bút xuống và tiến hành thu

Trang 4

phiếu trả lời trắc nghiệm Thu phiếu TLTN (không thu đề thi) của học sinh nào thì

cho thí sinh đó ký vào danh sách nộp bài (02 bản), kiểm tra đủ số phiếu TLTN tương ứng với số thí sinh dự thi của phòng thi, rồi cho thí sinh ra khỏi phòng thi

7.4 Không cho thí sinh ra ngoài trong suốt thời gian làm bài, trường hợp quá

cần thiết phải ra ngoài thì phải báo cho giám thị ngoài phòng thi để xử lý Giám thị trong phòng thi phải thu lại đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi cho thí sinh

ra ngoài

7.5 Khi thu bài thi, giám thị xếp phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí

sinh) theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, không xếp theo mã đề thi, bảo đảm đủ số phiếu theo số thí sinh dự thi Toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm và một phiếu thu bài (đã ghi mã đề thi và chữ ký thí sinh) bỏ vào túi bài thi (không dùng bìa bọc bài thi như bài thi tự luận) để nộp cho lãnh đạo hội đồng coi thi, rồi cùng niêm phong và ký tên Một phiếu thu bài còn lại để bên ngoài túi bài thi đóng thành tập, xếp theo thứ tự theo phòng thi từ số nhỏ đến số lớn của hội đồng, niêm phong giao về hội đồng chấm thi

7.6 Hội đồng coi thi cần chuẩn bị giấy gói hoặc thùng cacton để đựng bài thi

trắc nghiệm và kéo để cắt các túi đề tại phòng thi

7.7 Nếu không có sự cố bất thường về đề thi hoặc các vấn đề nghiêm trọng, các hội đồng coi thi không phải thực hiện báo cáo nhanh về tổ trực thi của Sở trong 3 buổi thi.

III VIỆC GIAO NHẬN BÀI THI, HỒ SƠ GIỮA HĐ COI THI VÀ HĐ CHẤM THI

1 Hồ sơ coi thi nộp về hội đồng chấm: Ngoài việc đóng gói niêm phong bài thi, để

thuận lợi khi giao nhận hồ sơ và bài thi về hội đồng chấm, đề nghị các hội đồng coi thi sắp xếp và đóng gói hồ sơ theo thứ tự và quy định từ mục III.2 đến III.4

2 Bài thi (Ghi nhãn theo quy định)

Các túi đựng bài thi TÚI SỐ 2 (tất cả có 3 túi)

- Hai túi số 2 của các môn thi tự luận (gồm có 2 gói: 01 gói môn Ngữ văn, 01 gói môn Toán)

- Túi số 2 của môn thi trắc nghiệm (01 gói môn Anh Văn)

3 Hồ sơ, biên bản hội đồng coi thi

3.1 Biên bản hội đồng coi thi theo mẫu thống nhất (file kèm theo công văn này:

“BIEN BAN HOI DONG COI THI TN THPT 2010.doc”), sử dụng vi tính nhập thông tin trực tiếp vào các file đính kèm cho từng buổi thi và các diễn biến trong quá trình tổ chức thi Sau khi hội đồng coi thi tổng kết, các loại biên bản được đóng thành tập theo thứ tự quy định mục 3.2

3.2 Biên bản hội đồng coi thi được đóng thành tập theo thứ tự các loại sau:

3.2.1 Tờ bìa;

3.2.2 Danh sách thí sinh vắng thi (CT1); danh sách thí sinh vi phạm quy chế thi (CT2);

Trang 5

3.2.3.Tổng số bài thi của hội đồng (CT3);

3.2.4 Quyết định thành lập hội đồng coi thi và các Quyết định bổ sung (bản chính hoặc bản phôtô);

3.2.5 Biên bản họp lãnh đạo HĐCT;

3.2.6 Biên bản họp toàn thể HĐCT;

3.2.7 Biên bản diễn biến các buổi thi (3 biên bản cho 3 buổi thi);

3.2.8 Biên bản tổng kết HĐCT;

3.2.9 Các loại biên bản khác đóng kèm theo ở cuối tập của “Biên bản tổng kết HĐCT”:

- Biên bản Sự cố bất thường xảy ra trong khi tiến hành kỳ thi và hồ sơ liên quan;

- Biên bản người làm công tác thi, thí sinh vi phạm quy chế thi (nếu có);

Lưu ý:

a Khi lập từng biên bản, yêu cầu canh lề các trang hợp lý để dễ đọc, cỡ chữ tối thiểu là 14, font: Times New Roman (mẫu của Sở đã canh lề)

b Các mẫu thống nhất kèm theo: Biên bản chứng kiến bì đề thi (khi khai mạc), Biên bản mở bì đề thi chung các môn; Biên bản mở bì đựng đề từng môn.

c Lãnh đạo hội đồng coi thi và thư ký nghiên cứu, chuẩn bị các mẫu biên bản để thực hiện kịp thời, đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn qui định

d Nếu không thể sử dụng vi tính, có thể viết theo mẫu để hoàn thành biên bản

4 Sắp xếp và đánh số thứ tự các loại biên bản – hồ sơ nộp cho tổ nhận hồ sơ thi (hội đồng chấm thi) tại hội trường 2 Sở Giáo dục và Đào tạo:

4.1 Tập các loại biên bản qui định tại mục 3.2 nêu trên (đóng thành 02 tập; 01 tập - phòng Khảo thí; 01 tập - Hội đồng chấm thi)

4.2 Bì đựng các phiếu thu bài thi Trắc nghiệm;

4.3 Bì đựng các phiếu thu bài thi Tự luận;

4.4 Túi đựng các bảng ghi tên dự thi (có chữ ký thí sinh dự thi), trong đó có…….phòng x 02 tờ/phòng = ………

4.5 Bì đựng các loại biên bản và xếp theo thứ tự:

- Biên bản chứng kiến bì đề của 02 TS;

- 01 biên bản mở bì đề các môn;

- 03 tập biên bản mở bì đề từng môn;

- Biên bản kiểm tra các loại CSVC;

- Tập Biên bản giao nhận bì đựng đề thi mỗi môn giữa Lãnh đạo hội

đồng coi thi với giám thị (1 tập cho 3 buổi thi);

- Tập các biên bản giao – nhận đề thi dư tại phòng thi

4.6 Bì đựng Sơ đồ chỗ ngồi thí sinh các phòng thi do Chủ tịch quy định cho

mỗi buổi thi (3 tập cho 3 buổi thi, xếp theo thứ tự phòng thi từ nhỏ đến lớn).

4.7 Bì đựng Biên bản mở đề thi tại các phòng thi (3 tập cho 3 buổi thi)

4.8 Gói đựng đề thi dư các môn thi.

4.9 Bì đựng Biên bản mở đề dự phòng (nếu có).

4.10 Bì đựng tài liệu, chứng cứ thí sinh vi phạm Quy chế thi (nếu có).

Lưu ý :

Trang 6

a Các loại hồ sơ, biên bản được gói riêng và có nhãn cho từng loại, ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đánh số thứ tự và sắp xếp theo thứ tự qui định tại mục 4

b Các biên bản được được đóng vào cuối tập biên bản hội đồng coi thi:

- Sự cố bất thường xảy ra trong khi tiến hành kỳ thi và hồ sơ liên quan;

- Biên bản thí sinh vi phạm Quy chế thi (nếu có);

c Trước khi nộp các túi bài thi (túi số 2), tổ giao nhận bài thi sẽ nhận các loại biên bản cho hội đồng chấm thi và có giấy biên nhận nộp hồ sơ, sau đó mới tiến hành nhận các túi bài thi (túi số 2) khi đã có giấy biên nhận đã nộp đủ hồ sơ Do đó, Chủ tịch hội đồng coi thi cần chuẩn bị đầy đủ, kiểm tra kỹ việc đánh số thứ tự và sắp xếp hồ sơ, các loại biên bản như quy định trước khi nộp bài thi để không lập biên bản bổ sung hoặc làm lại nhãn các túi số 2

5 Chuyển bài thi về Hội đồng chấm

Chủ tịch hội đồng coi thi, trường THPT tổ chức thi tuyển sinh, phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo cùng trách nhiệm xây dựng kế họach chuẩn bị phương tiện

để chuyển bài thi về hội đồng chấm thi đảm bảo an toàn, nhanh chóng sau khi tổng kết hội đồng coi thi (Hội đồng chấm thi tổ chức nhận bài thi bắt đầu từ 13h 30 ngày 23/6/2010)

III HƯỚNG DẪN CHẤM THI

I Tổ chức các hội đồng chấm thi tuyển sinh

1.Toàn tỉnh thành lập một hội đồng chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Địa

điểm đặt tại trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt

2 Trong hội đồng chấm thi có thành lập tổ làm phách bài thi và tổ chấm bài trắc

nghiệm đặt tại hội trường Sở Giáo dục và Đào tạo

II Công tác chấm thi

1 Chuẩn bị cơ sở vật chất của Hội đồng chấm thi

Trước các phòng chấm thi phải có các bảng ghi Phòng chấm bộ môn - phòng chấm lần thứ nhất, phòng chấm lần thứ hai và phòng chấm thống nhất điểm và bảng quy định thời gian làm việc trong ngày

2 Trước khi tổ chấm thi phân công giám khảo chấm bài tự luận, toàn tổ tiến

hành chấm chung ít nhất 15 bài

3 Tiến hành chấm môn thi tự luận phải thực hiện nguyên tắc: Mỗi bài thi tự

luận phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách vào phiếu chấm cá nhân

Giám khảo thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy bỏ trống trong bài làm, không được ghi gì vào bài làm của thí sinh; điểm thành phần, điểm toàn bài và nhận xét được ghi vào phiếu chấm

Giám khảo thứ hai, ngoài việc ghi vào phiếu chấm cá nhân, phải ghi họ, tên vào ô quy định trên bài thi, ghi điểm thành phần vào lề bài thi, ngay cạnh ý được chấm

Trang 7

Sau khi mỗi bài đã được hai giám khảo chấm xong, Tổ trưởng tổ chấm thi giao lại cho hai giám khảo đó thống nhất rồi ghi điểm toàn bài vừa bằng chữ, vừa bằng số vào bài thi

Điểm của bài thi được ghi bằng mực đỏ; nếu có sự thay đổi điểm thì gạch chéo điểm đã cho và ghi điểm mới bằng cả số và chữ rồi hai giám khảo cùng ký tên để xác nhận việc sửa điểm

4 Phát bài cho giám khảo chấm lần thứ nhất theo quy trình: Lãnh đạo hội đồng

giao cho tổ trưởng và tổ trưởng trực tiếp giao cho giám khảo Giám khảo chấm bài lần thứ hai phải khác trường với giám khảo chấm lần thứ nhất

- Lãnh đạo hội đồng kiểm tra kỹ khi giao nhận bài thi, tuyệt đối không để mất

bài thi Khi phát hiện có sự thiếu bài thi, lãnh đạo hội đồng phụ trách bộ môn cần kiểm tra, rà soát để phát hiện sự nhầm lẫn

- Trong quá trình chấm, phiếu chấm cá nhân của 2 giám khảo được kẹp với phiếu chấm thống nhất của từng cặp giám khảo lần lượt theo các ngày chấm từ ngày đầu đến ngày kết thúc công việc chấm bài thi

- Sau khi chấm xong mỗi xấp bài, Lãnh đạo hội đồng, tổ trưởng phải kiểm tra

kỹ để sắp xếp bài thi theo thứ tự từ số phách nhỏ đến lớn và không thiếu số phách nào

so với khi giao nhận bài thi

5 Sau khi các tổ bộ môn chấm được khoảng 1/10 tổng số bài thi, Chủ tịch hội

đồng triệu tập phiên họp ban lãnh đạo, thư ký với tổ trưởng, tổ phó chấm thi nhận định tình hình chấm thi, tiến độ chấm giữa các môn, rút kinh nghiệm, bổ sung, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai sót… hết sức tránh việc chấm không đều tay khi chấm quá chặt, khi chấm quá rộng, hoặc chấm còn qua loa tắc trách của giám khảo

Để thực hiện tốt phiên họp này, lãnh đạo hội đồng, tổ trưởng cần lấy ý kiến của thanh tra chấm thi và nhất thiết phải kiểm tra lại một số bài thi đã chấm xong

6 Chủ tịch Hội đồng chấm thi yêu cầu giám khảo lưu ý các việc sau:

- Ghi điểm bài thi bằng số và bằng chữ phải chính xác, không được khác nhau (thí

dụ điểm bằng số ghi “3”, điểm bằng chữ ghi “ba” điểm); đặc biệt là giữa điểm trên bài

và trên phiếu chấm thống nhất phải trùng khớp nhau

- Bài thi ghi điểm thập phân: 0,0 ; 0,25 ; 0,5 ; 0,75

- Giám khảo ký, ghi họ tên tại ô quy định trên bài thi;

- Điểm từng phần trên bài thi cần phải ghi đầy đủ

- Trong suốt tiến trình chấm thi, giám khảo không được mang phiếu chấm cá nhân

ra khỏi phòng thi hoặc mang về nhà

Lưu ý: Phải cài đặt chương trình chấm bài thi trắc nghiệm để có điểm lẻ

0,25 ; 0,75

7 Lãnh đạo hội đồng, tổ trưởng lưu ý về trật tự, nề nếp trong phòng chấm thi:

nghiêm cấm việc giám khảo trao đổi, đi lại, xem bài khi giám khảo khác đang chấm bài thi, thực hiện nghiêm túc giờ làm việc trong ngày theo quy định

Trang 8

8 Tổ tin học căn cứ điểm trên bài thi để nhập điểm, in kết quả để kiểm dò trên

phiếu thống nhất của 2 giám khảo, nếu có sai lệch tìm nguyên nhân có biện pháp hạn

chế sai sót

9 Tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm là lãnh đạo Hội đồng chấm thi, các

thành viên là cán bộ kỹ thuật, thanh tra và giám sát Quy trình xử lý, chấm bài thi trắc nghiệm phải được giám sát trực tiếp và liên tục, khi có đủ các thành phần mới được tiến hành chấm

10 Vào phách bài thi và kiểm dò với bảng Ghi tên ghi điểm, tỷ lệ phần trăm

kiểm dò theo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở

11 Các công việc sau khi hoàn tất công tác chấm thi:

a) Gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo biên bản tổng kết hội đồng chấm thi và

biên bản của tổ chấm thi cùng biểu mẫu số M5 về báo cáo kết quả chấm thi

b) Sau tổng kết, Hội đồng chấm thi gửi ngay các bảng GTGĐ về cho các

trường THPT tổ chức thi tuyển để thông báo điểm thi, khi học sinh phát hiện sai sót

về điểm ưu tiên khuyến khích - học sinh làm đơn trình bày, gởi về trường THPT đăng

ký dự thi theo nguyện vọng 1

c) Các trường THPT thành lập hội đồng xét tuyển sinh của trường để có kế

hoạch xét tuyển sinh theo quy định

d) Trường THPT thông báo điều kiện phúc khảo (như điều kiện phúc khảo thi

TN THPT Quy chế 05), thu nhận đơn, lập danh sách, bảng GTGĐ, học bạ của học sinh xin phúc khảo (bảng photo có công chứng của cấp xã trở lên); gửi về Sở bảng GTGĐ phúc khảo, học bạ (bản sao) chậm nhất là sau 7 ngày kể từ ngày thông báo kết quả Bảng GTGĐ phúc khảo được lập thành 2 bản gửi về Sở Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về điều kiện phúc khảo của thí sinh khi nhận đơn

Điều kiện phúc khảo bài thi: Mọi thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 9 từ 1,0 điểm trở lên

e) Sở Giáo dục và Đào tạo ủy quyền cho trường THPT Chuyên Thăng Long

nơi đặt hội đồng chấm thi ra quyết định thành lập tổ lấy bài thi xin phúc khảo (thành

phần như thành phần trong hội đồng xét tuyển sinh của trường) để gửi bài thi về Sở.

IV TỔ CHỨC GIAO NHẬN ĐỀ THI

Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ giao đề thi cho các phòng giáo dục và đào tạo tại các phòng giáo dục và đào tạo vào ngày 21/6/2010 Các phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm giao đề thi cho các hội đồng coi thi tại các trường đặt hội đồng coi thi trên địa bàn (huyện, thành phố), việc tiến hành giao nhận đề thi chậm nhất trước 15 giờ cùng ngày

Riêng Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Lạt nhận đề thi tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Trang 9

V LỊCH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN:

1 Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh: căn cứ Công văn số 255/

SGDĐT-KTKĐ ngày 26 tháng 3 năm 2010 về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm

học 2010-2011 Công văn số 522/ SGD&ĐT-KT&KĐ, ngày 31 tháng 5 năm 2010 về

việc Hướng dẫn về lập danh sách phòng thi,

2 Lịch Coi thi - chấm thi:

2.1 Lịch coi thi:

+ Ngày 21/6/2010:

- Từ 8h00 lãnh đạo HĐ coi thi làm việc; đơn vị làm hồ sơ thi, bảng

GT-GĐ, bàn giao toàn bộ hồ sơ thi cho lãnh đạo hội đồng coi thi (có biên bản bàn giao)

- Buổi chiều: 13h30 họp toàn thể hội đồng coi thi

- Sở GD&ĐT giao đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT (xem phần IV)

+ Ngày 22/6 ; 23/6/2010 : coi thi TS lớp 10 THPT;

23/6: các hội đồng coi nộp bài thi, hồ sơ coi thi tại Sở GDĐT cho hội đồng chấm thi

+ Ngày 24/6: Buổi sáng: 8h00 họp lãnh đạo hội đồng coi thi TS vào trường Chuyên Thăng Long Đà Lạt

Buổi chiều : 13h30 họp toàn thể hội đồng coi thi

+ Ngày 25/6: Thi môn chuyên tại trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt Buổi chiều: hội đồng coi thi môn chuyên nộp bài thi, hồ sơ coi thi cho hội đồng chấm thi tại trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt

2.3 Lịch chấm thi:

- Chiều ngày 23/06/2010: Họp lãnh đạo HĐ chấm thi, thư ký, tổ xử lý bài thi trắc nghiệm và tổ phách và phân công nhận bài thi, hồ sơ coi thi tại Sở GDĐT

- Ngày 24/6/2010:

Sáng: họp lãnh đạo Hội đồng chấm thi với tổ trưởng, phó tổ trưởng Các

tổ trưởng nghiên cứu đề thi, hướng dẫn chấm và chuẩn bị các biểu mẫu

- Ngày 25/6/2010

+ 6h15: Sở GD&ĐT giao đề thi chuyên tại trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt

+ Buổi chiều : 13h30 họp toàn thể hội đồng chấm thi

- Từ ngày 26/6/2010 đến ngày 03/7/2010: tiến hành công việc chấm thi

Sở GD&ĐT yêu cầu phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông, chủ tịch các hội đồng coi thi, chủ tịch hội đồng chấm thi thực hiện nghiêm túc công văn này

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- Như trên (để thực hiện).

- UBND Huyện , thị xã, thành phố (để phối hợp)

- Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh

- Các phòng CM Sở

- Lưu VP, KT&KĐ

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w