Nguyên liệu Nắm rơm có thể trồng trên rơm, rạ, bông phế thải, thân lõi ngô, bèo lục bình phơi khô, bã rong riềng, mùn cưa, bã mía… Chủ yếu ta dùng rơm.. Đủ 4 ngày, phá đống ủ để đưa rơm
Trang 1Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm I
1 Đặc điểm tổng quát
Nấm rơm là loại nấm quen thuộc của nhân dân vùng Đông Nam Á, trong
đó có Việt Nam Tên khoa học của nó là Volvariella Volvacea
Nấm rơm rất dể trồng, sớm cho thu hoạch cho nên vòng quay nhanh Tuy nhiên, muốn đạt năng suất cao, phải chú ý tới giống tốt và kỹ thuật chăm sóc chu đáo
2 Thời vụ
Nấm rơm thích ứng với nhiệt độ 30-35 độ C Thời vụ trồng nấm rơm ở phía Bắc từ 15/4-15/9 Đối với các tỉnh phía Nam, từ Đà Nẳng trở vào có thể trồng nấm rơm quanh năm Khi trồng cũng nên tính toán để có thu hoạch nấm vào ngày rằm, ngày ăn chay của bà con
3 Nguyên liệu
Nắm rơm có thể trồng trên rơm, rạ, bông phế thải, thân lõi ngô, bèo lục bình phơi khô, bã rong riềng, mùn cưa, bã mía… Chủ yếu ta dùng rơm Rơm phải phơi thật khô, đánh thành cây rơm để giử làm dần Cầm nắm rơm thấy khô, vàng thơm là tốt
4 Cách trồng
a, xử lý nguyên liệu
thể ngâm cho 1 tạ rơm khô ), ngâm như vậy tròng vòng 30 phút rồi vớt rơm ra
Nến không có dụng cụ hố để ngâm rơm, ta có thể xử lý rơm trên sân Trải rơm thành từng lớp trên mặt sân gạch Mỗi lớp khoản 10 cm, rắc vôi bột lên mặt mỗi lớp rơm, cứ 1 tạ rơm dùng khoản 1kg voi bột Sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước lên trên đống rơm Vôi sẽ được hoà vào trong rơm Đảo đống rơm cho vôi và nước thắm điều vào rơm Tiếp tục tưới nước cho rơm trong vòng 60 phút
Rơm vớt từ hố ra hoạc đã sử lý ngay trên sân sẽ được đem đi ủ, đánh chúng thành đống ( cao khoản 1,5 m ) và ủ chúng trong 3 đến 4 ngày Nên có một tấm nilon đậy lên trên đóng rơm ủ Sau 2 ngày, đống ủ sẽ nóng lên Rơm được mềm ra Nhiều vi sinh vật trong rơm sẽ bị tiêu diệt Đảo đống ủ cho điều rồi lại ủ tiếp
Đủ 4 ngày, phá đống ủ để đưa rơm đi đóng mô và cấy giống
b, Cách đóng mô và cấy giống
- chọn chỗ thoáng mát và có nền dể thoát nước, sạch sẽ để làm chổ trồng nấm rơm Tốt nhất nên làm trong các nhà hiện bỏ không ( như chồng trại, nhà kho v.v…)
Nếu làm ở ngoài trời thì cần chuẩn bị một tấm nilông để đậy khi gặp mưa to
- Dùng gỗ tạp đóng một khung gỗ theo khối hình thang mà rỗng mặt trên
và mặt dưới ( như kiểu khuôn đúc gạch nhưng lớn hơn )
Mặt trên 45 x 100 cm
Mặt dưới 50 x 120 cm
Chiều cao của khuôn 40 cm
Trang 2Ở hai đầu của khuôn gỗ nên có 2 gờ để thuận lơi khi nhấc lên.
- Đặt khuôn vào chỗ định làm nấm rơm Dùng rơm đã được ủ trải thành từng lớp, lèn thật chặt, có thể đứng cả người vào để dận rơm xuống
- Cứ mỗi lớp rơm dầy độ 10 cm rắc một lớp giống xung quanh Chính giửa trải thêm một lớp cám mỏng để mồi cho giống phát triển nhanh Cũng có thê vê gióng thành những viên nhỏ bằng ngón tây rồi vùi vào trong rơm theo một đường vòng quanh mặt của lớp rơm Mỗi viên cách nhau 5-7cm và cách mép ngoài cũng
độ 5cm Sau đó, lại rắc lên mặt 1 lớp cám mỏng
Sau 1 lớp, lại cho tiếp rơm vào, lại nén rơm và cấy giống Cứ làm như vậy cho hết chiều cao của khuôn ( khoản 4 lớp ) Phía trên cùng rắc thêm một ít giống rồi phủ thêm một lớp rơm làm mũ cho nó
- Nắm vào 2 gờ ở hai đầu khuôn, nhẹ nhàn nhấc khuôn ra Lúc đó, còn lại nguyên một khuôn rơm đã cấy giống Đặt khuôn gỗ vào chỗ khác để tiếp tục làm khuôn mới Lưu ý, các khuôn nên cách nhau 30-40cm để còn lối đi lại và chăm sóc
5 Chăm sóc và thu hái
- Nếu để mô nấm ở ngoài trời, cần phủ lên phía trên mô 1 lớp rơm độ 5-7cm để che nắng, che mưa Nếu trong nhà thì không cần lớp rơm đó
- Trong 4-5 ngày đầu, ta không tưới nước Bản thân rơm còn ẩm Nếu tưới nhiều nước thì giống sẽ bị thối và chết
- Từ ngày thứ 5 nên phun ẩm mỗi ngày 2 lần với một lượng rất ít (100ml/mô/ngày)
Nếu trời mưa, độ ẩm không khí cao thì không phải phun ẩm nữa
- Tới ngày thứ 12-13, nấm bắt đầu mọc ra, cần tăng lượng nước để phun
ẩm lên gấp đôi ( 200 ml/mô/ngày )
- Nấm sẽ lớn rất nhanh Lúc đầu to bằng hạt ngô Sau đó lớn lên bằng quả táo ta Lúc này bắt đầu hái nấm có thể hái tỉa hoặc hái cả cụm
Riêng ở nấm rơm khi còn nhỏ, tai nấm được bao trong một lớp vỏ, lúc trưởng thành, chúng tự xé rách vỏ để vương mũ nẩm ra Nhưng ở trạng thái này nấm ăn rất dai, không ngon Vì vậy, ta phải thu hoạch nấm khi chưa nứt bao hoặc mới chớm nứt bao
- Dùng dao cắt sạch “gốc” và cắt bổ phần bao nấm bọc phía ngoài Lúc đó thu hoạch được nấm rơm ngon lành
- Nấm rơm thu hoạch đến đâu ăn ngay đến đó Nếu muốn giử lại phải bỏ vào túi nilông, không buộc miệng túi, và cất giử trong tủ lạnh hoặc các phòng lạnh ( 2-6 độ C) tối đa giử được 3 ngày
Ở các cơ sở thu mua xuất khẩu người ta sẽ ngâm nấm rơm vào muối nồng độ cao
để bảo quản
- Đợt 1 nấm mọc ra liên tục trong 3-4 ngày.Hết đợt nấm đó, ngừng tưới
ẩm Khoản 5-7 ngày sau, nấm lại ra đợt 2 Lúc này, ta lại tiếp tục tưới ( với liều lượng như đợt trước ) và thu hái nấm
Trang 3- Nấm chỉ sử dụng 10-15% lượng senlulô của rơm Vì vậy, sau lần thu đợt
2, kết thúc công việc: phá đống rơm ra, tãi mỏng để phơi khô Rơm đó cỏ thể dùng
để đun nấu hoặc giử khô tới mùa đông để làm tiếp nấm sò
Chú ý: giống nấm không giử được lâu, ta phải làm ngay khi lấy về, nếu để lâu, giống sẽ già và hỏng