Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm IV I.XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU 1. Thu và trữ nguyên liệu: Nguyên liệu thu từ đồng ruộng về phải phơi khô, đánh đống thành cây để trữ làm lâu dài. Nên chọn rơm ở những đám ruộng sạch bệnh để giảm tối thiểu áp lực gây bệnh cho nấm sau này. 2. Xử lý nguyên liệu: a. Làm ướt nguyên liệu: Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi 1-2% tính theo trọng lượng rơm bằng các cách sau: - Đổ từ từ nước vôi đã gạn trong vào bể ngâm rơm rạ chìm trong vòng từ 15-20 phút vớt ra ủ đống. - Ngâm rơm rạ xuống ao, kênh, mương vớt lên bờ cứ 1 lớp rơm rạ 20-30cm lại tưới một lớp nước vôi (dùng ô doa để tưới). - Trải lớp rơm rạ ra sân bãi, phun trực tiếp bằng máy bơm trong nhiều giờ (kiểu mưa dầm) đến khi rơm rạ đủ ướt sẽ có màu nâu sẫm, lấy nước vôi tưới lên đợt cuối và ủ đống. b. Cách ủ đống: + Đánh đống: Khi nguyên liệu đã làm ướt bằng các cách trên, để tháo nước và chất đống theo các kiểu sau: - Ủ đống theo dạng hình nón. - Ủ theo khuôn dạng hình khối vuông (1,5 x 1,5 x 1,5m). + Đống ủ phải đảm bảo các điều kiện sau: - Đống ủ phải đủ lớn để tạo nhiệt bên trong (65-70oC). - Nền đáy phải thoát nước tốt. - Trời nóng quá, gió mạnh, quá lạnh phải cần che ngoài thành đống ủ một lớp rơm rạ khô để giữ nhiệt. - Nếu trời mưa to, ủ đống ngoài trời cần tạo mái đống ủ có hình mai rùa để tránh nước thấm sâu vào đống. c. Đảo đống: Để quá trình lên men trong đống được đều đặn ta cần phải đảo nguyên liệu sao cho lớp trên xuống dưới và bên trong ra ngoài. - Kiểm tra độ ẩm trong mỗi lần đảo. Nếu thấy nguyên liệu khô phải thêm nước và ướt quá phải tốc đống ủ phơi khô bớt và vào đống lại. - Cứ 3-4 ngày đảo 1 lần. Đối với nấm rơm chỉ cần ủ 6-8 ngày (tức chỉ khoảng 2 lần đảo). d. Điều kiện độ ẩm trước khi vào khuôn: Nguyên liệu đã được ủ 6-8 ngày phải kiểm tra độ ẩm lần cuối sau đó ủ thành đống dài và hôm sau có thể vô khuôn, cấy giống. II.CẤY GIỐNG . Cấy giống: Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc và tiết kiệm diện tích. Trải một lớp nguyên liệu vào khuôn dày 10-12cm, cấy 1 lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5cm. Tiếp tục làm như vậy đúng 3 lớp. Lớp thứ 4 trải đều meo giống khắp bề mặt, trên cùng phủ một lớp nguyên liệu dày 8-10cm. Lượng giống cấy cho 1 mô khoảng 200-250gam. Mỗi lớp cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khuôn. Khi trồng xong phủ tiếp một lớp nylon lên trên để giữ độ ẩm và nhiệt độ (khoảng 38oC). Nếu quá nóng trên 40oC phải mở lớp nylon để giảm nhiệt. Khoảng cách giữa 2 mô là 30-40cm. III. CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH 1.CHĂM SÓC: Chăm sóc mô nấm đã cấy theo 2 giai đoạn chính: - Giai đoạn ủ tơ, không cần tưới, giữ nhiệt độ khoảng 32-35oC (4-5 ngày). - Giai đoạn tưới đón quả thể: bắt đầu tưới nhẹ bằng bình phun sương, lượng nước vừa phải để khỏi bị thối nhũn do nước và khô héo do thiếu nước. Tuỳ theo điều kiện nuôi trồng trong nhà hay ngoài trời mà cách chăm sóc có khác nhau: a. Nếu trồng trong nhà: Sau 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày về sau quan sát thấy bề mặt bị khô cần phun nhẹ trực tiếp xung quanh. Chú ý phải tưới thật khéo, nếu tưới mạnh (hạt lớn) sẽ làm tổn thương sợi tơ nấm, ảnh hưởng đến năng suất sau này. Đến ngày thứ 7-8 xuất hiện nấm con và 3-4 ngày sau là có thể thu hoạch. Có thể tưới 2-3 lần/ngày và lượng nước trong một lần tưới là 0,1 lít/mô. b. Nếu trồng ngoài trời: Đống mô nấm ngoài trời thường bị các đợt mưa lớn, nắng lớn làm hư hỏng. Cần che phủ một lớp áo rơm rạ khô trên bề mặt để ánh nắng không trực tiếp chiếu vào mô. Kiểm tra thấy bề mặt mô bị khô là tưới nước trực tiếp lên lớp áo. Có thể tưới nhiều lần trong ngày, sao cho lớp ngoài của mô không bị mất nước. Tấm nylon sẽ được dở bỏ khi nấm con xuất hiện. Lúc này mô chỉ được che bởi lớp rơm rạ và chăm sóc mô nấm giống như kỹ thuật chăm sóc nấm trồng trong nhà. 2. THU HOẠCH: Khi thu hái nấm hết đợt 1 cần nhặt sạch tất cả gốc nấm và nấm nhỏ còn sót lại. Dùng nylon phủ lên cho đến khi nụ nấm xuất hiện thì dở bỏ. Ngừng 3-4 ngày sau đó tưới nước như ban đầu. Nấm sẽ ra đợt 2. Hái nấm nên hái ở giai đoạn hình trứng là tốt nhất, đảm bảo chất lượng và sản lượng cao. Trường hợp nấm mọc thành cụm, nên tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm. Khi hái tránh trường hợp làm đứt chân nấm, cũng tránh trường hợp nhổ cả gốc rơm rạ theo gây chết nấm con. . sẽ được dở bỏ khi nấm con xuất hiện. Lúc này mô chỉ được che bởi lớp rơm rạ và chăm sóc mô nấm giống như kỹ thuật chăm sóc nấm trồng trong nhà. 2. THU HOẠCH: Khi thu hái nấm hết đợt 1 cần. nhặt sạch tất cả gốc nấm và nấm nhỏ còn sót lại. Dùng nylon phủ lên cho đến khi nụ nấm xuất hiện thì dở bỏ. Ngừng 3-4 ngày sau đó tưới nước như ban đầu. Nấm sẽ ra đợt 2. Hái nấm nên hái ở giai. Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm IV I.XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU 1. Thu và trữ nguyên liệu: Nguyên liệu thu từ đồng ruộng về