kĩ thuật trồng nấm 3!

5 253 1
kĩ thuật trồng nấm 3!

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm III Hiện nay có 2 cách trồng nấm rơm đó là trồng ngoài trời và trồng trong nhà. Mùa mưa thì có thể tận dụng diện tích trong nhà để trồng nấm rơm cũng cho năng suất cao. Mùa khô có thể trồng nấm ngoài trời. Qui trình trồng nấm rơm có thể tóm lược như sau: * Trồng nấm rơm ngoài trời: - Chọn điểm trồng: nền cao ráo, sạch sẽ, gần nguồn nước tưới, cuốc thành từng luống có chiều rộng 60-70cm, đánh rãnh thoát nước. Rải vôi trên nền với liều lượng 200g cho 30m2 nền. Tốt nhất nên chọn nơi trước đó chưa trồng nấm hoặc đã trồng cách 1 vụ và có xử lý nền kỹ để loại bỏ mầm bệnh. - Nguyên liệu: chọn rơm không bị mốc, không bị nhiễm các bệnh đốm vằn, cháy lá. - Xử lý nguyên liệu: ủ rơm bằng nước vôi có pH 12-13 trong 3-5 ngày, đảo lại ủ tiếp 3-4 ngày nữa. Nhiệt độ khi ủ rơm phải luôn đảm bảo đạt trên 70oC, ẩm độ 85- 90%. Nếu rơm quá ẩm thì trong lúc đảo rơm có thể banh ra hong gió hoặc rơm khô quá thì có thể tưới thêm nước. - Chất luống: chất rơm thành từng luống rộng 30-35cm, cao 25-30cm, rải meo thành hàng ở giữa luống. Phủ thêm 1 lớp rơm ủ khoảng 5cm trên bề mặt luống. Sau cùng dùng rơm khô phủ bên ngoài làm áo rơm dày khoảng 5-10cm. Khoảng cách giữa 2 luống tốt nhất vừa lọt bàn chân đi để luống này che nắng cho luống kia và giữ độ ẩm tốt. - Chăm sóc mô nấm: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển tốt. Nên tưới nấm vào chiều mát hoặc sáng sớm, tránh tưới buổi trưa nấm sẽ bị dộp. Sau khi chất mô nấm kể từ ngày thứ 6 trở đi, mỗi ngày đảo lớp rơm áo 1 lần để sợi nấm không thể phát triển ra lớp áo mô. Đến ngày thứ 8-9 bắt đầu xuất hiện nấm con, tưới nhẹ nhàng 2-3 lần trong ngày với lượng nước vừa đủ ẩm, 5-7 ngày sau sẽ thu hoạch đợt nấm đầu tiên. Như vậy thời gian từ khi chất giồng nấm rơm đến khi thu hoạch nấm lần đầu mất khoảng 15-17 ngày. * Trồng nấm rơm trong nhà: Cách chọn nguyên liệu và ủ rơm cũng tương tự như trồng nấm ngoài trời. Khi ủ rơm xong tiến hành ép thành bánh rơm bằng dụng cụ ép, trung bình mỗi bánh rơm có trọng lượng khoảng 4,5kg. Kết hợp cấy meo giống vào bánh rơm với khoảng cách 10x10cm. Bánh rơm sau khi ép được gói kín lại bằng tấm ni-lông trắng và đem ra phơi nắng từ 3-4 giờ để cung cấp nhiệt cho bánh rơm (khoảng 38oC), đem vào nơi thoáng mát. Sau khi ủ 5 ngày, chuyển bánh rơm vào nhà trồng nấm, mở tấm ni-lông và xếp các bánh rơm lên giá đỡ, mỗi bánh cách nhau 3-4cm tạo sự thông thoáng giữa các tầng kệ. Đến ngày thứ 6 sau khi cấy meo, tiến hành tưới đón nấm bằng cách dùng một số dinh dưỡng vi lượng hòa nước phun sương trên bề mặt mô nấm. Không phun thành giọt lớn, tốt nhất nên dùng bình phun và tiến hành vào buổi sáng lúc có nắng nhẹ hoặc chiều mát. Đến ngày thứ 10-12 là có thể thu hoạch đợt nấm đầu tiên, nấm có thể mọc cả mặt trên và mặt dưới của bánh rơm. Thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn so với khi trồng nấm ngoài trời. Cần lưu ý nên thu hết chân nấm để không gây thối và lây nhiễm cho các tai nấm nhỏ sau này và tiến hành thu 1 lần hết cả đám nấm. Nguồn: http://www.tvu.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=6&t=520 I. Chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng: 1. Nguyên liệu: Rơm rạ: Rơm rạ phơi khô, không bị mốc, đánh đống, bảo quản dùng dần. Nếu rơm rạ đã bị mốc, có màu đen, vụn nát do phơi không được nắng, bị thấm nước mưa nhiều ngày thì không nên dùng để trồng nấm vì năng suất thấp 2. Meo giống : Giống nấm rơm được cấy trên cơ chất chủ yếu rơm rạ, bao bì đựng thường là túi nilon, nhưng phải đảm bảo ỵêu cầu chất lượng như sau: -Không bị nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài tơ nấm thường mảnh, trong suốt, mọc thẳng, nhánh phân bố đều như lông chim, mật độ tương đối dày, không có màu xanh, đen vàng… không có các vùng loang lỗ (bình thường meo nấm bảo quản 7- 10 ngày ) -Meo giống có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại… và kém chất lượng. 3. Nhà trại: Khi thiết kế nhà trại yêu cầu đảm bảo yếu tố sau: - Có hệ thống cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát càng tốt, độ ẩm cao. - Trước, sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh khu vực nuôi trồng và trong nhà: có thể xông (đốt) bột lưu huỳnh hay phun foocmon tỷ lệ 0.5% trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm một tuần. - Kiểu nhà: thường hình chữ A + Diện tích: 24 m2 (6 x 4m) Hình ảnh + Vật liệu: tầm vông, cột kèo, xuyên, trụ đỡ, tận dụng bằng các loại cây nhỏ có chiều dài 2-4 m, đường kính 10-15 cm. + Nilon trắng (dày): khoảng 120 m2. + Sau khi dựng sườn trại xong, ta dùng nilon lợp mái và bao kín xung quanh vách, phủ lá dừa hay lá chuối khô, cỏ tranh… lên trên mái sao cho chỉ còn 30% ánh sáng trực tiếp. 4. Các dụng cụ khác: Hộp ép rơm: Hình ảnh Dụng cụ tưới: bình ô doa, bình xịt Các dụng cụ: nhiệt kế, xô, chậu… II. Kỹ thuật trồng nấm rơm: Chu kỳ sinh trưởng của nấm rơm rất nhanh. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày. Những ngày đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn ghim), 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt bắp, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh. 1. Xử lý nguyên liệu: - Làm ẩm rơm: Rơm rạ được làm ẩm bằng cách ngâm vào nước vôi có nồng độ 5%, để tăng năng suất và chất lượng nấm nên hoà vào nước một lượng phân vô cơ không quá 0,4% theo tỷ lệ: 1 Urea + 1 Lân + 1 Cám gạo hoặc sử dụng phân hữu cơ Sài Gòn, Komix với tỷ lệ 2%. - Ủ rơm: Sau khi rơm được làm ẩm, đánh đống ủ 2-3 ngày đảo 1 lần, ủ tiếp 2-3 ngày nữa là được (thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày). Sau 6-7 ngày đảo rơm lại thấy khô phun thêm nước, nếu thấy rơm đủ ẩm ( khi vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt là tốt ), rơm có màu vàng là đạt yêu cầu. 2. Đóng gói: Sau khi đảo rơm được 3 ngày thì tiến hành đưa rơm đóng gói, công đoạn này gồm các bước: -Cho rơm vào khuôn hộp ép chặt. -Cấy meo giống 2 đầu. -Gói lại bằng nilon trắng. -Cột chặt bằng dây nilon, sau khi đóng gói cục rơm có kích thước (15x18x20 cm). 3. Ủ tơ và đưa vào trại: Sau khi đóng gói cần ủ tơ bằng cách: chất các gói rơm thành đống hình khối có chiều cao không quá 4 lớp, ngoài cùng đậy nilon hoặc bạt: (nhiệt độ khoảng 35-38oC râm mát ) thời gian ủ 2-3 ngày. Sau khi ủ tơ 4 ngày, tháo dây gỡ nilon và chuyển các cục rơm vào các kệ của trại nấm. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống: - Sau 3 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần tưới nhẹ xung quanh vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô. - Khi rơm đưa vào trại nấm được 4–5 ngày, tơ nấm đã kết thành nút nấm (nấm bằng hạt nút nhỏ). - Sau khi đưa vào trại nấm 7 ngày ta tiến hành thu hoạch. - Cần chú ý tưới nước đủ ẩm cho mô nấm: nếu nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 đợt/ngày(lượng nước 1 lần tưới 0.1 lít/mô/ngày). Nếu tưới nước quá ẩm thì nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc nhỏ. 4. Cách thu hài nấm rơm: Kể từ khi trồng đến khi thu hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày. Nấm ra rộ vào ngày 12 – 15. Sau 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái trong 3-4 ngày thì kết thúc 1 đợt nuôi trồng ( tổng thời gian 25-30 ngày ). Khi thu nấm cần lưu ý: Hái nấm vào lúc 5-6 giờ sáng và chiếu tối là tốt nhất, thu vào giai đoạn nấm hình trứng. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để nấm dày và tiên thụ nhanh trong 3-4 giờ ( muốn để qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10-15o C ) 5. Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình trồng nấm rơm thường có một số sâu hại nấm: - Nấm dại (nấm mực): loại nấm này không gây hại nấm rơm nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, cần điều chỉnh ẩm độ tránh không để ẩm độ nguyên liệu cao. - Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen…): loại này nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, vệ sinh môi trường, nhà nuôi không đảm bảo. Xịt thuốc phòng trừ không có hiệu quả nên phòng ngừa trước là chính (sử dụng thuốc Benlate C 1%, Zineb 7% ). - Côn trùng phá hại: Chuột, gián, kiến, mối, bọ chét, mạt gà. . Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm III Hiện nay có 2 cách trồng nấm rơm đó là trồng ngoài trời và trồng trong nhà. Mùa mưa thì có thể tận dụng diện tích trong nhà để trồng nấm rơm cũng cho. cũng cho năng suất cao. Mùa khô có thể trồng nấm ngoài trời. Qui trình trồng nấm rơm có thể tóm lược như sau: * Trồng nấm rơm ngoài trời: - Chọn điểm trồng: nền cao ráo, sạch sẽ, gần nguồn nước. vào trại nấm được 4–5 ngày, tơ nấm đã kết thành nút nấm (nấm bằng hạt nút nhỏ). - Sau khi đưa vào trại nấm 7 ngày ta tiến hành thu hoạch. - Cần chú ý tưới nước đủ ẩm cho mô nấm: nếu nấm ra mật

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan