THĂNG LONG TRỞ THÀNH HÀ NỘI… Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802), ngay sau khi lên ngôi vua ở kinh thành mới Huế, Gia Long đã cho một lực lượng quân sự lớn phối hợp cùng viên binh Pháp ra Bắc đánh chiếm thành Thăng Long. Tới năm Ất Sửu (1805) Gia Long cho triệt phá kinh thành Thăng Long với sự giúp đỡ của các kỹ sư và viện binh Pháp để thiết kế xây dựng lại theo kiểu thành Vauban của Pháp (1789), giống như thành Quy hay Bát Quái (Sài Gòn - 1790) trong thời kỳ Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đuổi chạy phải bỏ Phú Xuân vào Nam Bộ ẩn náu. Tới vua Minh Mệnh thứ 12 (1831) đã ra chiếu chỉ sáp nhập huyện Từ Liêm thuộc tỉnh Sơn Tây vào phủ Hoài Đức cùng với phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam lập thành tỉnh Hà Nội và sau đó, thành Hà Nội được xây dựng trên vòng đai Hoàng thành Thăng Long có từ đời nhà Lý (1010). Chiếu chỉ này còn thông báo cho dân chúng biết từ đây kinh đô “Thăng Long” không còn nữa mà đã được thành lập tại Phú Xuân (Huế). Năm Mậu Thân (1848) vua Tự Đức năm thứ I sai phá dỡ các cung điện trong thành Hà Nội (Thăng Long cũ) lấy đồ chạm trổ, mỹ thuật bằng gỗ quý đem vào Huế để trang trí nội thất cung điện ở đây. Do cõng rắn về cắn gà nhà của Nguyễn Ánh (1789) mà dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp năm 1858. Sau khi đã đánh chiếm Nam Kỳ, ngày 1 tháng 10 năm Quý Dậu (20/11/1873), quân xâm lược Pháp tiến ra Bắc hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương nhịn ăn chết, con trai là Phò mã Nguyễn Lâm tử trận) và lần thứ hai vào ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ 25/4/1882 (Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết). Ngày 19/7/1888 Tổng Thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành phố Hà Nội. Thành phố này được xếp vào loại thành phố cấp I (thành phố loại lớn). Lúc ấy, tổ chức hành chính của Thành phố Hà Nội giống với Thành phố Sài Gòn (thuộc địa của Pháp từ năm 1860) và Thành phố Hải Phòng. Ngày 1/10/1888 vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cho thực dân Pháp để trở thành thuộc địa và Toàn quyến Đông Dương Richard đã chuẩn y bằng Nghị định ngày 2/10/1888. Ngày 23/7/1893 tỉnh Hà Nội đã là tỉnh thuộc địa của thực dân Pháp. Tòa Đốc lý Hà Nội quyết định phá nội thành Thăng Long cũ và thành Vauban Hà Nội để mở rộng thành phố. Từ đây, thành phố Hà Nội thay thế cho kinh thành Thăng Long. Dân chúng có câu thơ hoài cảm như sau: Chót vót Thăng Long một cột cờ Kinh thành ngày trước, tỉnh bây giờ! Ngày 1/2/1894 (năm Giáp Ngọ) là ngày chính thức phá thành cũ, có hơn 500 công nhân làm việc phá dỡ do nhà thầu Auguste Bazin thực hiện. Từ năm 1894 đến năm 1897, trong vòng ba năm trời, toàn bộ thành Thăng Long cũ hầu như bị san bằng. Những viên gạch hầu hết sản xuất tại làng gốm Bát Tràng được dỡ ra còn nguyên cục được nhiều quan chức đem về xây nhà, còn đá ong, đá xanh chất đống nằm la liệt ở cửa Đông, lâu ngày cũng bị dân chúng chở đi hết. Như vậy, gần 900 năm (1010-1897), các cung điện huy hoàng của kinh đô “Thăng Long” qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê tới đầu Nguyễn, từ ngày ảm đạm ấy đã thực sự tàn tạ hết, biết bao công sức của các nghệ nhân và nhân dân lao động với mồ hôi xương máu của các triều đại phong kiến đã tiêu ma theo các công trình kiến trúc mới. Đó là một số công trình cai trị và những đường phố xa hoa để phục vụ quyền lợi của bọn cầm quyền thực dân xâm lược Pháp như: Phủ Toàn quyền, phủ Thống sứ, Tòa Đốc lý, ngân hàng Đông Dương, Tòa án, nhà tù Hỏa Lò, sở Đoan, sở Mỏ, sở Mật thám, sở Cảnh sát, nhà hát, nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy rượu, nhà ga xe lửa, cầu Doumer (Long Biên), các trường học tây v.v… Một danh nhân thời ấy đã ngậm ngùi cảm tác: Núi Tản, sông Lô vẫn núi sông Thăng Long đầu bạc mắt mòn trông Nghìn năm nhà lớn thành đường cái Một mảnh thành con lấp cố cung ! Như vậy, các vua thuộc triều đại phong kiến nhà Nguyễn như Gia Long (1805), Minh Mệnh (1831), Tự Đức (1848) và thực dân Pháp xâm lược (1893) đã góp phần triệt phá kinh thành Thăng Long. Ngày nay, các cuộc khai quật ở Hậu Lâu được ban ngành chức năng thực hiện đã có dịp đưa lên mặt đất trở lại nhiều di vật, kiến trúc, mỹ thuật xưa để làm sống lại “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”(Thơ Bà Huyện Thanh Quan). Nhờ đó mà Thăng Long – Hà Nội mới có Đại lễ kỷ niệm 1000 năm sắp diễn ra cuối năm 2010. Từ năm 1946 đến năm 1954, đế quốc Pháp tái chiếm Việt Nam lần thứ hai. Năm 1950 thủ đô Hà Nội bị địch tạm chiếm, sau những ngày đông đảo dân quân đã hy sinh và Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trước đó, trong những năm 1944-1945, quân Pháp và phát-xít Nhật đã gây ra nạn chết đói khủng khiếp ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, đã cướp đi mất 2 triệu đồng bào thân thương của dân tộc Việt Nam. Tuy sống trong vùng Hà Nội bị địch tạm chiếm nhưng mọi người dân đều hướng về cuộc kháng chiến chống Pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong lòng mong sớm có một ngày những bộ đội “Cụ Hồ” về giải phóng Hà Nội. Và ngày ấy đã đến: 8 giờ sáng ngày 10/10/1954 các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam gồm các đơn vị bộ binh theo đội hình diễu binh của Đại đoàn quân tiên phong (F.308) tiến vào nội thành Hà Nội họp quân bên hồ Hoàn Kiếm trung tâm Thủ đô giữa lúc lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió trên đỉnh cột cờ kinh thành Thăng Long cũ. Sau 8 năm bị thực dân Pháp chiếm đóng lần thứ hai, nhân dân và quân đội Thủ đô đã hoàn thành công cuộc giải phóng vẻ vang. Ngày 1/1/1955, sau mười năm tuyên ngôn độc lập, cũng tại quảng trường Ba Đình, diễn ra cuộc mít tinh của đồng bào Thủ đô Hà Nội chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trở về tôn vinh Thủ đô Hà Nội tại nơi có nền móng của kinh thành Thăng Long cũ. Nhưng phải đợi đến năm 1977 hiệp thương hai miền thống nhất đất nước, Quốc hội nước ta mới đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lấy bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao làm quốc ca và công nhận Hà Nội là thủ đô. Hà Nội đã trở thành trái tim cách mạng của cả nước, lịch sử dân tộc Việt Nam đã mở ra một trang mới với tên gọi hào hùng “Cách mạng tháng 8” và ngày Quốc khánh 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đọc bản tuyên ngôn độc lập đầy khí phách và vẻ vang của con cháu Hùng Vương với 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước mà trong đó, 1000 năm giành độc lập tự do từ kinh đô Thăng Long (1010) của nước Đại Việt tới thủ đô Hà Nội (2010) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sánh vai cùng năm châu thế giới. . Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành phố Hà Nội. Thành phố này được xếp vào loại thành phố cấp I (thành phố loại lớn). Lúc ấy, tổ chức hành chính của Thành phố Hà Nội giống với Thành phố Sài Gòn. 23/7/1893 tỉnh Hà Nội đã là tỉnh thuộc địa của thực dân Pháp. Tòa Đốc lý Hà Nội quyết định phá nội thành Thăng Long cũ và thành Vauban Hà Nội để mở rộng thành phố. Từ đây, thành phố Hà Nội thay thế. lập thành tỉnh Hà Nội và sau đó, thành Hà Nội được xây dựng trên vòng đai Hoàng thành Thăng Long có từ đời nhà Lý (1010). Chiếu chỉ này còn thông báo cho dân chúng biết từ đây kinh đô Thăng Long