cuộc thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" 02/11/2009 00:00 I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI 1. Cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. 2. Người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. II. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI A. Cấp Trung ương: 1. Giải tập thể: Được trao cho địa phương và đơn vị tổ chức cuộc thi tích cực và có hiệu quả nhất; có nhiều bài dự thi nhất; có nhiều người đoạt giải và những đơn vị công tác ở những địa bàn đặc biệt, bao gồm: - 01 giải Đặc biệt, trị giá 20.000.000 đồng/giải. - 03 giải Nhất, trị giá 10.000.000 đồng/giải - 05 giải Nhì, trị giá 7.000.000 đồng/giải -10 giải Ba, trị giá 5.000.000 đồng/giải - 20 giải Khuyến khích, trị giá 2.000.000 đồng/giải 2. Giải cá nhân - 01 giải Đặc biệt, trị giá 10.000.000 đồng/giải - 03 giải Nhất, trị giá 7.000.000 đồng/giải - 10 giải Nhì, trị giá 5.000.000đồng/giải - 20 giải Ba, trị giá 2.000.000 đồng/giải - 50 giải Khuyến khích, trị giá 1.000.000 đồng/giải Tất cả các tập thể, cá nhân đoạt giải ngoài phần thưởng, còn được tặng Bằng chứng nhận của Ban chỉ đạo cuộc thi cấp Trung ương. B. Giải thưởng cấp địa phương do BCĐ, BTC cuộc thi ở cấp địa phương quyết định. III. THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN BÀI DỰ THI 1. Nơi nhận - Các tầng lớp nhân dân và thanh thiếu niên của mỗi địa phương, đơn vị, gửi bài dự thi về Ban tổ chức cuộc thi cấp mình. Địa chỉ: Văn phòng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh, thành phố và tương đương (thuộc địa bàn đơn vị người dự thi đang sinh sống, học tập, công tác). - Người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam gửi bài dự thi như sau: Nếu bằng văn bản thì gửi về Thường trực Ban tổ chức cuộc thi theo địa chỉ: Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 62 Bà Triệu, Hà Nội. Nếu bằng thư điện tử thì gửi về địa chỉ: vanthu@hanoimoi.com.vn 2.Thời hạn - Thời hạn cuối cùng nhận bài dự thi tại cấp tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc (sau đây gội tắt là cấp tỉnh) là ngày 31/5/2010 (tính theo dấu bưu điện). - Thời hạn cuối cùng nhận bài dự thi cấp Trung ương là ngày 31/7/2010 (tỉnh theo dấu bưu điện). IV. YÊU CẦU VỀ BÀI DỰ THI - Bài dự thi chỉ sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt, hình thức viết tay hoặc đánh máy vi tính rõ ràng, sạch sẽ; bài dự thi ghi rõ: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email (nếu là bài gửi qua Email đối với người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam) và đặc điểm bản thân (nếu cần thiết) - Câu hỏi trả lời cần ngắn gọn, súc tích. Tranh, ảnh và các tài liệu minh họa cho bài dự thi phải phù hợp với câu trả lời. - Cách thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm như sau: Đồng ý với phương án nào thì khoanh tròn vào phương án đó. - Bài dự thi gửi qua đường bưu điện (phải dán tem), ngoài phong bì ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng", địa chỉ nơi gửi, nơi nhận. - Bài dự thi không hợp lệ, gồm: + Bài thi không đúng nội dung yêu cầu; + Bài thi bằng Photocopy; + Bài viết bằng các loại mực không rõ ràng; + Bài thi trả lời không đủ 100% số lượng câu hỏi; (Ngoài ra, quá trình chấm bài xuất hiện các vấn đề không hợp lệ khác, Ban tổ chức cuộc thi sẽ hội ý, xem xét và quyết định). Ban Tổ chức cuộc thi cấp TƯ sẽ cung cấp những thông tin cần thiết làm tài liệu tham khảo cho người dự thi nghiên cứu, trả lời câu hỏi. Thông tin đăng tải trên các báo: Hànộimới, Tiền Phong, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam, Thiếu niên Tiền Phong, Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ Thủ đô và một số báo chí khác. BAN TỔ CHỨC CUỘC THI Câu hỏi cuộc thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành biểu tượng của Văn hiến - Anh hùng - Vì hòa bình, là niềm tự hào lớn lao của mỗi người dân đất Việt. Để hướng tới thời khắc lịch sử đặc biệt Thủ đô tròn 1.000 năm tuổi, trân trọng kính mời đồng chí, đồng bào và các bạn tham dự Cuộc thi tìm hiểu với chủ đề: "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng", câu hỏi như sau: Phần I: 12 câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi. c. Có núi cao sông dài. d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào? a. Thành Đại La. b. Thành Cổ Loa. c. Thành cổ Sơn Tây. d. Thành cổ Hà Nội. Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì? a. Nhị Khê. b. Thủ Lệ. c. Hạ Lôi. d. Đường Lâm. Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào? a. Núi Cung. b. Núi Nùng. c. Núi Khán. d. Núi Sưa. Câu 5: Những công trình nào trong "Tứ đại khí" nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng Long? a. Tháp Báo Thiên b. Chuông Quy Điền c. Tượng Quỳnh Lâm. d. Vạc Phổ Minh Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê? a. Khuê Văn Các. b. Đại Bái Đường. c. Nhà Thái Học. d. Bia Tiến Sỹ. Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào? a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất. b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới. c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài. d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ. Câu 8: Ngày 10 - 10 - 1954, đại quân ta tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào? a. Ô Quan Chưởng. b. Ô Cầu Giấy. c. Ô Cầu Dền. d. Ô Chợ Dừa. Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"? a. Phủ Chủ tịch. b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn). c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). d. Quảng trường Ba Đình. Câu 10: Trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào? a. Năm 1968. b. Năm 1972. c. Năm 1973. d. Năm 1975. Câu 11: Cùng với biểu tượng "Vòng người nắm tay nhảy múa", vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào? a. Thành phố của những giá trị nhân loại. b.Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp. c. Thành phố Vì hòa bình. d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới. Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào? a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. b. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" c. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô. d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội. Phần II: Câu hỏi tự luận Bạn viết một bài không quá 1.000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng ) của bạn về những câu mở đầu trong bài hát "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi: "Đây Hồ Gươm, Hồng hà, hồ Tây/Đây lắng hồn núi sông ngàn năm " . Nơi nhận - Các tầng lớp nhân dân và thanh thi u niên của mỗi địa phương, đơn vị, gửi bài dự thi về Ban tổ chức cuộc thi cấp mình. Địa chỉ: Văn phòng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh,. cuộc thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" 02/11/2009 00:00 I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI 1. Cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thi u niên, học sinh,. không hợp lệ khác, Ban tổ chức cuộc thi sẽ hội ý, xem xét và quyết định). Ban Tổ chức cuộc thi cấp TƯ sẽ cung cấp những thông tin cần thi t làm tài liệu tham khảo cho người dự thi nghiên cứu, trả