Dạy con cách tự vệ Cha mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh để bao bọc, giúp đỡ con vượt qua những mối nguy hiểm. Trang bị cho con những hiểu biết đúng đắn và cách xử trí thật bình tĩnh, khôn ngoan là việc mà cha mẹ có thể làm để giúp con mình biết cách tự bảo vệ bản thân chúng. 1. Bị bắt nạt Những đứa bé chập chững bước vào môi trường học đường hoàn toàn xa lạ rất dễ bị bắt nạt. Có 3 dạng bắt nạt thông thường: bắt nạt bằng hành động (gồm cấu, véo, giật tóc, cắn…), bắt nạt bằng lời nói (bị chê bai, bị gắn cho biệt danh xấu) và bắt nạt bằng cách tẩy chay. Trẻ cho thể chịu một trong ba dạng hoặc có trẻ phải hứng chịu cả ba dạng bắt nạt trên. Cấp mầm non, những kiểu bắt nạt ở trẻ thường chỉ quanh quẩn ở việc giành đồ chơi, giành bút tập sách hoặc do bản tính nóng nảy của kẻ bắt nạt (bạn chơi của trẻ). Ở trẻ lớn hơn, việc bị bắt nạt thường do thói ganh ghét và hiếu thắng. Khi bị bắt nạt, tùy mức độ, tùy dạng thức, bé sẽ trở nên lo lắng, tự ti, sợ hãi, thu mình lại, kết quả học tập có thể bị giảm sút, xa lánh mọi người… Trẻ nào càng nhút nhát thì tâm lý càng hoảng loạn hơn, có những phản ứng tiêu cực như ngấm ngầm trả thù…. Nếu không được cha mẹ quan tâm và giúp đỡ kịp thời, trẻ sẽ mang nặng nỗi mặc cảm bị ức hiếp, khó hòa nhập với xã hội. Hướng xử lý: Cha mẹ cần phải bình tĩnh xem xét nguyên nhân dẫn đến tình trạng con bị bắt nạt, nếu vì “xót con” mà dạy trẻ cách trả thù là tuyệt đối không nên. Cũng không nên cách ly con và thẳng tay trừng phạt bạn chơi – kẻ bắt nạt con. Trước tiên, cha mẹ cần hỏi han và lắng nghe con trình bày, sau đó cần xác minh thông tin đó có chính xác không thông qua giáo viên hoặc vài người bạn khác của con, Không được phê phán con, cũng không a-dua theo con một cách máy móc. Dạy cho con biết cách ứng xử nhẹ nhàng nhưng cương quyết để bạn chơi không dám tái diễn trò bắt nạt. Trường hợp căng thẳng, cha mẹ nên trực tiếp “đàm phán” với kẻ bắt nạt hoặc nhờ sự can thiệp của giáo viên. 2. Đi lạc Ở lứa tuổi nhỏ và cấp mầm non, đi lạc là trường hợp ít xảy ra với trẻ nhưng một khi đã xảy ra thường khiến cha mẹ lo lắng nhất. Trẻ có thể lạc bất cứ nơi đâu: siêu thị, nhà sách, chợ hoặc thảo cầm viên, công viên, khu du lịch…. Hoặc những dịp đi xem bắn pháo hoa ngày lễ, Tết… Hướng xử lý: khi trẻ đã biết nói và có khả năng ghi nhớ tốt (thường từ 2,5 tuổi trở lên), cha mẹ nên dạy bé nói và ghi nhớ tên bé (cả tên thật và tên thường gọi ở nhà), tên cha, tên mẹ, số điện thoại của cha mẹ. Cha mẹ nên thường xuyên cho bé “trả bài” để chắc chắn rằng bé đã thuộc lòng và có thể phản ứng tốt trong trường hợp bị lạc (do sợ hãi nhiều bé không nói được tên mình, tên cha mẹ, số điện thoại). Tập cho bé tính dạn dĩ, khi đi ra ngoài, nên cho bé mặc đồ sáng để dễ tìm thấy, cẩn thận hơn, có thể ghi tên bé lên cổ áo. Dạy bé khi nào không thấy cha mẹ thì phải ở yên một chỗ, không được đi theo người lạ trừ những người có thể giúp đỡ bé như bảo vệ siêu thị, hoặc các chú công an, các anh chị thanh niên tình nguyện Dạy bé cách nhờ vả những người này gọi điện thoại cho cha mẹ giúp bé. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ có thể đi lạc trên đường từ trường về nhà hoặc lạc khi cùng lớp đi chơi, dã ngoại, picnic… Cũng có thể vì tò mò, trẻ muốn một mình khám phá thêm những con đường khác ngoài con đường quen thuộc từ nhà đến trường. Hướng xử lý: Hãy đưa con đi học và tập cho trẻ ghi nhớ đường đi cẩn thận, ví dụ trên đường có những hàng quán tên gì, nhà sách nào, đến ngã tư thì quẹo trái, quẹo phải hay đi thẳng thì đến trường. Dặn con phải ghi nhớ địa chỉ nhà chính xác, số nhà, đường nào, phường quận nào… để khi đi lạc có thể hỏi thăm người lớn. Dặn con tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có nhã ý đưa trẻ về nhà mà phải gọi điện cho ba mẹ hoặc người thân, thông báo chỗ mình đang ở để người nhà đến đón. 3. Bị trấn lột, lừa đảo chiếm đoạt tài sản Những trẻ đeo nhiều nữ trang bằng vàng sẽ là mồi ngon của kẻ gian. Thậm trí khi kẻ gian ra tay, dù trẻ chỉ có vài chục ngàn trong người cũng có thể bị chúng tìm cách dụ dỗ trấn lột. Thủ đoạn của đối tượng này thường giống nhau: gạ chuyện, sau đó trở trẻ đi uống nước, rồi lừa trẻ uống thuốc mê hoặc dùng lời ngon tiếng ngọt dụ trẻ cởi nữ trang đưa chúng. Hướng xử lý: Tuyệt đối không cho con đeo nữ trang bằng vàng và mang nhiều tiền khi đi học. Cha mẹ hoặc người thân nên trực tiếp mang tiền học phí đi nộp. Dạy con không nên tin lời và đi theo người lạ. Nếu có người lạ dụ dỗ, phải tìm cách báo ngay cho cô chủ nhiệm hoặc bảo vệ trường biết hoặc hô hoán cho những người xung quanh biết để can thiệp. 4. Bị hỏa hoạn Hỏa hoạn là những tình huống nguy hiểm hiếm khi xảy ra nhưng lại là những tai nạn dễ gây chết người nhất ở trẻ. Hỏa hoạn đôi khi do sự cố ngoài ý muốn, nhưng cũng có khi do chính trẻ bắt chước người lớn mồi lửa, nấu thức ăn, nướng thịt… và bất cẩn gây cháy lớn. Khi bị hỏa hoạn, trẻ có thể bị bỏng, nặng nhất là chết cháy, chết ngạt. Hướng xử lý: Để tránh hỏa hoạn, cha mẹ không nên để những vật dễ cháy gần tầm tay trẻ như diêm quẹt, bật gas, cồn, dầu lửa, xăng… Ngoài ra, cha mẹ cần phải dạy con những điều sau: - Dạy con biết cách sử dụng đồ điện và bếp gas chính xác, an toàn. Không cho trẻ nhỏ chơi lửa và nghịch các đồ điện. Dạy trẻ một số biển báo cháy và những đồ điện nguy hiểm không được tự ý sử dụng. - Chỉ cho trẻ đường thoát hiểm an toàn trong siêu thị, nhà cao tầng, chung cư, rạp chiếu phim và những nơi công cộng khác. Bạn nên thường xuyên đưa ra tình huống nhà bị cháy và tập cho con cách thoát ra ngoài an toàn càng sớm càng tốt thay vì chờ sự ứng cứu của người lớn. - Với những trẻ lớn hơn, nên cung cấp số điện thoại báo cháy và bắt tre phải thuộc, ngoài ra cũng cần có thêm vài số điện thoại của người thân cận để trẻ gọi cầu cứu. - Dặn con khi có cháy không được núp trong gầm bàn, gầm giường hoặc các chỗ kín khác vì như thế dễ bị ngạt và ngất xỉu. - Dạy trẻ không cố mở nắm cửa bằng tay, trẻ có thể bị bỏng do sức nóng của lửa, nên lấy khăn hoặc chăn màn ịn vào nắm cửa để mở. Tìm nước lạnh để tạt ướt khu vực mình đang đứng để chặn ngọn lửa là điều cần thiết nhất mà trẻ có thể làm được. - Khi thấy cháy, không được chạy lên chỗ cao hơn mà phải chạy xuống thấp để tìm lối ra. - Nếu cháy trong nhà, trẻ không biết chạy vào đâu thì có thể vào buồng tắm, dùng khăn ước chặm các khe cửa, xả nước đầy bồn tắm, ngâm mình vào đó, gọi điện thoại và chờ cứu hộ. . Dạy con cách tự vệ Cha mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh để bao bọc, giúp đỡ con vượt qua những mối nguy hiểm. Trang bị cho con những hiểu biết đúng đắn và cách xử trí. dẫn đến tình trạng con bị bắt nạt, nếu vì “xót con mà dạy trẻ cách trả thù là tuyệt đối không nên. Cũng không nên cách ly con và thẳng tay trừng phạt bạn chơi – kẻ bắt nạt con. Trước tiên,. Ngoài ra, cha mẹ cần phải dạy con những điều sau: - Dạy con biết cách sử dụng đồ điện và bếp gas chính xác, an toàn. Không cho trẻ nhỏ chơi lửa và nghịch các đồ điện. Dạy trẻ một số biển báo