Dạy con cách tự vệ Cần dạy trẻ cách đối phó đứng đắn khi bị bắt nạt. Mẹ ơi, hôm nay con bị bạn đánh vào đầu đau điếng. Bố ơi,bạn Nam xô con vào tường làm trán con sưng vù; bạn Khánh hôm nào cũng đấm vào ngực con đây là những tình huống mà khi đến tuổi đi học, trẻ sẽ gặp thường xuyên. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng có cách xử lý vấn đề rắc rối của con một cách hợp lý "Hãy đánh lại nếu như con bị đánh" Hôm nào đi học về, bé Cũn cúng thút thít mách với bố mẹ bị bạn này, bạn kia đánh. Biết con mình vốn nhút nhát hay bị bắt nạt, chị Minh không khỏi sốt ruột. Nhiều lần thấy con bị bầm dập vì bạn ở lớp nghịch ngợm xô ngã, chị Minh chỉ muốn túm ngay lấy cậu bạn kia đánh cho một trận nên thân. Nhưng nghĩ đó là chuyện trẻ con, chị đành dằn lòng lại tìm cách dạy con cách phòng thân. Thấy con cái mình bị bắt nạt, cha mẹ nào cũng xót nhưng hãy bình tĩnh để dạy bé cách tự bảo vệ mình Hôm ấy, bé Cún đi học về chỉ cho mẹ vết bầm tím ở bụng vì bị cậu bạn đá bạn chiều. Chị Minh đi tìm mua hẳn một cây thước to bảo con gái bỏ vào cặp sách, nếu bạn nào có bắt nạt đánh con thì hãy dùng cây thước này quật lại thật mạnh vào người bạn ấy. Chị bảo con không nên sợ bạn mà cứ dũng cảm đánh lại nếu như có bạn nào vô cớ đến đánh mình. Dạy con hôm trước, hôm sau bé Cún đi học về vui vẻ mách mẹ: - Hôm nay, bạn Khánh dùng bút đâm vào lưng con, con đã nghe lời mẹ lấy cây thước ra đánh vào người bạn ấy mấy cái thật mạnh. Bạn ấy bị đau nên sợ không dám trêu con nữa. Vui mừng trước thành quả đầu tiên của con gái, chị Minh lại tiếp tục cổ vũ con hãy làm như vậy nếu có bất kỳ bạn nào dám bắt nạt. Từ đó, bé Cún có vẻ mạnh mẽ hơn, cây thước trở thành vũ khí bất ly thân của cô bé mỗi khi đến trường. Giờ đây, bé Cún không còn cảnh chiều chiều về nhà mách bố mẹ bị bạn đánh và những vết bầm tím cũng không còn xuất hiện nhiều trên cơ thể Cún như trước đây. Bố biến thành hiệp sĩ bất đắc dĩ Không giống như chị Minh, anh Hùng không mua vũ khí cho con tự vệ mỗi khi bị đánh. Lần nào con gái về nhà mách bị bạn trai này đánh, bạn kia lấy bút chì, bạn khác làm hỏng sách vở là anh Hùng cứ dùng cách tự mình xuất chiêu. Hễ con gái bảo là bị bạn này bắt nạt là y như rằng hôm sau anh theo con gái vào tận lớp học, bảo con chỉ rõ từng bạn đã trêu trọc con rồi ra tay trừng phạt. Một là đánh đít thật đau, hai là cầm tai kéo đỏ rực lên cho chừa, ba là dọa mang ra đồn công an bắt tạm giam. Thấy anh làm dữ, mấy đứa trẻ khiếp vía chẳng dám ho he đụng chạm đến con gái anh thêm lần nào nữa. Tố cô giáo Nhìn thấy con trai mẻ một chiếc răng, tay chân bầm tím vì bị bạn đánh trong giờ ra chơi. Không cần tìm hiểu sự tình thế nào, ngay sáng hôm sau, chị Tuyết tìm đến Ban giám hiệu nhà trường tố cô giáo chủ nhiệm không làm tròn trách nhiệm đối với học sinh. Chị còn gây sức ép với nhà trường nếu không kiểm điểm đến nơi đến chốn, chị sẽ viết đơn lên báo chí phản ảnh sự việc. Vốn là trường tư thục, việc giữ gìn hình ảnh thầy cô giáo cũng như chất lượng giảng dạy rất quan trọng nên dù muốn hay không nhà trường cũng đành phải có kết quả họp kiểm điểm cô giáo chủ nhiệm thông báo lại với phụ huynh học sinh. ồn: Images. Chỉ khổ cô giáo chủ nhiệm, dù phân tích sự việc hôm ấy phần lỗi thuộc về con trai chị Tuyết nhưng cô vẫn là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Số là hôm ấy trong giờ ra chơi, con trai chị Tuyết cùng các bạn nam chơi trò đá cầu. Vì chơi dở làm cả đội thua nặng nên con trai chị bị cả đội loại ra không cho đá nữa. Tức giận, cậu bé đã nhảy vào đánh mấy bạn có ý kiến loại cậu ra. Vì bênh vực cho bạn nên tất cả hùa vào đánh lại con trai chị. Kết quả cậu bé bị đánh một trận tơi bời vì chơi xấu với bạn bè. Khi biết được sự việc, cô giáo chủ nhiệm chạy ra can ngăn thì sự việc đã rồi. Việc chỉ có thế nhưng chị Tuyết vẫn đòi hỏi nhà trường phải có hình thức kỷ luật thích đáng đối với cô giáo thay vì kiểm điểm lại con trai mình. Chuyện trẻ con biến thành chiến tranh của người lớn Không chịu được vết bầm tím ở mặt con trai do chiếc thước gỗ của bé Cún gây nên, mẹ bé Nam gọi điện đến nhà chị Minh cảnh báo nếu bé Cún vi phạm lại một lần nữa thì chị sẽ không nương tay. Thay vì tìm hiểu sự việc để nhắc nhở con cái thì nay lập tức cuộc chiến giữa hai bà mẹ được châm ngòi. Chị Minh bảo nếu bé Nam tiếp tục trêu chọc bé Cún thì chị vẫn cứ bảo con đánh bạn cho chừa; có như thế bé Nam mới hiểu được nỗi xót xa khi con mình bị bắt nạt hàng ngày. Mẹ bé Nam thì chỉ cho rằng trẻ con hiếu động trêu chọc nhau là lẽ thường tình, chị Minh không nên trang bị vũ khí và bày cách cho con đánh lại bạn ở những chỗ nguy hiểm như vậy. Lời qua tiếng lại, hai bà mẹ trở thành kình địch của nhau và cấm tiệt con đến lớp không được chơi với bạn. Thế là bỗng nhiên hai đứa trẻ trở thành kẻ thù không đội trời chung dù ở lớp chúng được cô giáo sắp xếp cho ngồi học cùng một bàn. Với anh Hùng, chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi một trong những đứa trẻ bị anh đánh đít, bẹo tai ấy về mách lại với bố mẹ. Không chứng kiến cảnh anh Hùng phạt con mình thế nào nhưng nghe đến việc bố bạn nọ đến lớp đánh đập con đã khiến bị phụ huynh này nóng mặt. Hôm đó anh đèo con đến trường rồi tìm gặp anh Hùng to tiếng ngay trước cổng. Người này nói người nọ không có quyền được đánh con mình. Hậu quả là bảo vệ phải ra can thiệp không thì trận ẩu đả giữa hai người đàn ông có nguy cơ xảy ra ác liệt. Và những đứa trẻ theo đó cũng bị bố mẹ cấm đến gần nhau mỗi khi đến trường. Xin được kể lại câu chuyện của vợ chồng chị Hạnh khi giải quyết vấn đề con bạn bạn bắt nạt ở trường để kết thúc vấn đề này. Năm nhay, chị Hạnh có cô con gái đang học lớp 1. Thỉnh thoảng về cháu cũng mách với bố mẹ hôm bị bạn này đánh, hôm bị bạn làm rách sách vở, làm hỏng bút, bôi bẩn mực vào áo quần Một lần thấy con gái sưng hết cả má kể lại chuyện bị bạn vô cớ trêu chọc rồi đấm vào mặt, xót con chị Hạnh bảo nếu lần sau bạn có đánh con một cái thì con cũng quay lại đánh trả bạn giống như bạn đã đánh mình. Khi nghe vợ nói vậy, chồng chị quay sang ôn tồn bảo lại con gái: - Bố không đồng ý con đánh lại bạn giống như mẹ đã nói. Nếu con sai mà bị bạn đánh thì đó là lỗi của con, nhưng nếu con không làm gì mà bạn cố tình đánh con thì trước hết con phải báo cô giáo. Cô giáo sẽ trừng phạt bạn ấy, còn nếu cô giáo không trừng phạt mà bỏ qua để sau đó bạn ấy lại tiếp tục đánh con thì hãy nói với bố. Bố sẽ có cách can thiệp. Hôm sau, anh theo con gái đến trường và tìm cách gặp một số bạn đã trêu chọc con gái mình trước đó. Anh nhẹ nhàng gọi tất cả lại và bảo: - Tại sao các cháu lại đánh bạn đau như thế, bác không đồng ý như thế đâu. Nếu các cháu còn tiếp tục, bác sẽ mách cô giáo và bảo lại với bố mẹ các cháu biết. Đánh nhau là một việc làm xấu các cháu có biết không? Mấy đứa trẻ nghe anh phân tích đã ngoan ngoãn vâng dạ và hứa từ nay không tái phạm lại chuyện ấy nữa. Cùng với động tác đó, anh tìm số điện thoại gọi đến nhà nhẹ nhàng nói chuyện, góp ý với phụ huynh. Cả hai bên đồng ý sẽ tìm cách nhắc nhở con mình. Với cách làm đó, họ đã làm cho các con hiểu ra và chung sống hòa bình với nhau. Trẻ gây chiến với nhau là điều không thể tránh khỏi, chỉ có điều làm thế nào để trẻ hiểu được tác hại của nó và dừng lại là điều mà các bậc phụ huynh cần làm. Tuy nhiên, các bậc bố mẹ không nên vì xót con trong chốc lát để rồi có những hành động phản cảm; chẳng những không giúp cho những đứa trẻ chấm dứt việc trêu chọc, bắt nạt bạn mà còn gây nên những mối thâm thù giữa người lớn với nhau. . Dạy con cách tự vệ Cần dạy trẻ cách đối phó đứng đắn khi bị bắt nạt. Mẹ ơi, hôm nay con bị bạn đánh vào đầu đau điếng. Bố ơi,bạn Nam xô con vào tường làm trán con sưng vù;. con, chị đành dằn lòng lại tìm cách dạy con cách phòng thân. Thấy con cái mình bị bắt nạt, cha mẹ nào cũng xót nhưng hãy bình tĩnh để dạy bé cách tự bảo vệ mình Hôm ấy, bé Cún đi học về chỉ. khí cho con tự vệ mỗi khi bị đánh. Lần nào con gái về nhà mách bị bạn trai này đánh, bạn kia lấy bút chì, bạn khác làm hỏng sách vở là anh Hùng cứ dùng cách tự mình xuất chiêu. Hễ con gái