Dạy trẻ cách tư duy Trẻ con thường đặt ra rất nhiều câu hỏi mà trong số đó có nhiều câu hỏi ngộ nghĩnh, ngây thơ.. Người lớn đôi khi thường bỏ qua các câu hỏi đó.. Các bậc cha mẹ không n
Trang 1Dạy trẻ cách tư duy
Trẻ con thường đặt ra rất nhiều câu hỏi mà trong số đó có nhiều câu hỏi ngộ nghĩnh, ngây thơ Người lớn đôi khi thường bỏ qua các câu hỏi đó Các bậc cha mẹ không nên như vậy bởi đó chính là những dấu hiệu cho thấy sự phá triển trí não của trẻ và chứng tỏ trẻ càng
tư duy, não càng hoạt động nhiều
Đó chính là cách giáo dục của tiến sĩ giáo dục Oscar Brenifier được thể
hiện qua bộ sách “Tư duy cùng bé” trong hội thảo “Dạy con tư duy cách
nào” được tổ chức ngày 15.3 vừa qua tại Hà Nội
Hãy đối thoại với trẻ
Hàng ngày, trẻ thắc mắc và đặt đủ mọi loại câu hỏi về cuộc sống, sự vật,
sự việc, mọi người xung quanh và về chính mình Các câu hỏi này thể
hiện quá trình khám phá và nhận biết bản thân và thế giới, đồng thời
phản ánh trình độ ngôn ngữ, tư duy và nhận thức ở từng lứa tuổi Trước
Trang 2những câu hỏi đó, người lớn thường ứng xử ra sao? Trả lời ngay hay tỏ
ra bận rộn với công việc vì không có thời gian nói chuyện với con?
Nếu người lớn phản ứng như thế thì hệ quả sẽ khiến tính chủ động của
trẻ bị hạn chế, tạo cho trẻ thói quen thụ động chờ đợi giải pháp có sẵn, từ
bên ngoài, ảnh hưởng đến tính cách và năng lực của trẻ khi đến tuổi
Theo các nhà tâm lý-giáo dục học, quá trình phát triển tư duy độc lập và
chủ động ở trẻ cần được bắt đầu từ sớm, nhưng trước tiên cần sự thay
đổi về quan niệm và thái độ của người lớn (bố mẹ, thầy cô) Trong quá
trình đó, người lớn cần khuyến khích trẻ tin tưởng vào năng lực tư duy
của bản thân, dám bày tỏ ý kiến, tranh luận… Theo tinh thần này, đối
thoại là một phương cách lý tưởng, với điều kiện trẻ phải được tôn trọng,
được coi là một chủ thể độc lập
Đó cũng là phương pháp tiếp cận và thực hành trong giáo dục nhằm thúc
đẩy khả năng tư duy của tiến sĩ Oscar Brenifier Với cách thức này, tiến
Trang 3sĩ Oscar thúc đẩy trẻ tư duy, động não, với các thao tác đặt câu hỏi
ngược trở lại, đặt câu hỏi qua lại lẫn nhau, lập luận, phê bình…
Từ đó, trẻ học cách phân tích, đối chiếu đánh giá, nghi vấn, đồng thời
xây dựng và bảo vệ các nguyên tắc do chính trẻ đề ra Điều này giúp trẻ
tiếp nhận và làm chủ kiến thức, thông tin một cách có chọn lọc, chủ
động và sáng tạo và trưởng thành tự tin hơn
Trẻ em cần được đối thoại với người lớn để tăng cường khả năng tư duy
Trẻ cần có tư duy phản biện
Trang 4Tiến sĩ Oscar Brenifier cho biết, phương pháp giáo dục truyền thống xưa
nay là thầy cô giảng, trò nghe, chăm chú ghi chép cần được thay đổi
Thay vào đó là cần sự trao đổi, thảo luận và đặt ra các giả thuyết, các
câu hỏi để tranh luận Như vậy, não của học sinh sẽ linh hoạt hơn, tư duy
nhiều hơn Vì vậy, tại các nước có nền giáo dục phát triển, ngay từ bậc
học tiểu học, giáo viên đã tạo cơ hội cho học sinh đưa ra các ý kiến của
mình một cách tự tin, không hề e sợ Khi giảng theo phương pháp này,
các vấn đề sẽ được đào sâu, học sinh sẽ hiểu kĩ hơn
Với bộ sách “Tư duy cùng bé”, các vấn đề được thảo luận bắt đầu từ
những điều khởi đầu như đạo đức, kiến thức, hạnh phúc, những điều tốt
hoặc xấu… Sách dành cho cả các em nhỏ, phụ huynh học sinh và giáo
viên Với rất nhiều câu hỏi logic được đưa ra, bộ sách dạy trẻ tư duy
phản biện Trẻ em ngày nay cần có kĩ năng học tư duy phản biện, lật lại
vấn đề mà chúng còn thắc mắc Như thế trẻ sẽ chủ động hơn trong việc
tiếp nhận những điều tốt và loại bỏ những điều xấu
Vì thế, trong thời đại ngày nay, dạy trẻ không cần chỉ truyền tải thông
Trang 5tin mà cần dạy chúng cách suy nghĩ, cách tư duy Hãy tạo khoảng cách
gần gũi với các em, tạo không gian mở và quan tâm hơn nữa Đó chính
là chìa khóa tiếp cận thế giới tâm lý của các em nhỏ
Đàm Anh