Quản trị nhân sự là một nghệ thuật Bạn mới được tuyển dụng vào một công ty với chức vụ quản trị nhân sự và cảm thấy rất hứng thú. Tuy nhiên, chắc hẳn đôi lúc bạn cũng băn khoăn về bản chất công việc mình đang làm? Quản trị nhân sự có lẽ là một ngành quản trị khá đặc biệt trong mọi công ty vì đối tượng hướng tới là con người, những sinh vật biết suy nghĩ và có tâm hồn. Vậy điều gì tạo nên sự đặc biệt đó? Quản trị nhân sự có phải là khoa học? Laurie Ruettimann của Trung tâm tư vấn HR Punk Rock đã nêu ra ý kiến của mình: “Tôi đã cùng với các đồng nghiệp trong lĩnh vực nhân sự quyết định rằng HR không phải là một ngành khoa học.” Thật sự, quản trị nhân sự liên quan nhiều hơn đến nghệ thuật. Khi bạn giải quyết vấn đề con người, sự vật sự việc không chỉ là trắng và đen. Bạn không thể chắc chắn điều gì đúng, điều gì sai trong công tác nhân sự. Đôi khi vấn đề đó đúng với người này nhưng lại không đúng với người khác. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không nên hành động như một nhà khoa học. Vậy khoa học là gì? Theo nghĩa đơn giản nhất, nhà khoa học là người tiến hành các thí nghiệm và ghi chép các kết quả. Khoa học là việc sử dụng các dữ liệu thay cho các suy đoán. Khoa học cũng có nghĩa là tuân theo một quá trình cho phép bạn định lượng những mối quan hệ nhân quả. Nếu bạn tin rằng vai trò quan trọng nhất của các chuyên gia quản trị nhân sự chính là điều tiết hành vi của nhân viên sao cho phù hợp với mục đích công ty, tại sao bạn không thử nghiệm áp dụng các quy tắc khoa học xã hội như tâm lý học và nhân loại học vào ngành nghệ thuật thú vị này. Ví dụ như, hầu hết các dữ liệu đã chỉ ra một chân lý: khi mức thưởng phạt của công ty gắn liền với kết quả làm việc cá nhân, nó sẽ rất hiệu quả trong việc ảnh hưởng đến hành vi nhân viên. Ngược lại, nếu mức này gắn với kết quả làm việc của toàn công ty, sẽ thật khó để khiến nhân viên làm theo những điều bạn cần. Chỉ đối với những doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp, khi các cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của công ty, chân lý trên mới có sự ngoại lệ. Thông thường, đối với hầu hết mọi người, họ luôn cảm thấy kết quả làm việc của toàn thể công ty là ngoài tầm kiểm soát. Nếu bạn đang thiết kế một kế hoạch khen thưởng nhằm mục đích thúc đẩy các nhân viên làm việc vì thành công của công ty, chắc hẳn bạn rất muốn biết chân lý đó, đúng không? Sử dụng phương pháp khoa học Bạn là một nhà quản lý nhân sự và đang dự định đưa ra một chương trình quản lý nhân viên mới. Bằng cách nào bạn có thể chứng minh rằng 6 tháng dài phát triển chương trình xứng đáng với thời gian và tiền bạc mà công ty bỏ ra? Tương tự như vậy, bằng cách nào bạn có thể chứng minh tính hiệu quả của chương trình đó? Một lời gợi ý được đưa ra từ phía các chuyên gia nhân sự. Bạn nên giám sát tình hình công việc trước khi tiến hành chương trình, rồi định lượng lại lần nữa sau khi tiến hành. Nếu kết quả thể hiện sự tiến bộ hay thay đổi tích cực, kế hoạch bạn vạch ra có thể đã thành công. Trong trường hợp ngược lại, bạn đã thất bại. Bạn có thể chuyển đổi một vài chiến lược và thử lại lần nữa. Hãy đoán xem, đó chính là phương pháp mang tính khoa học. Đó chính là khoa học mà bạn đang cần quan tâm. Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, rất nhiều ẩn số có thể ảnh hưởng đến hành vi và kết quả đạt được. Có thể đôi lúc bạn băn khoăn khi nghĩ rằng bạn chỉ có thể dùng tình cảm để làm công việc này. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể dùng “cái đầu” của mình. Bạn có thể là một “nhà khoa học” trong lĩnh vực nghệ thuật đầy quyến rũ này. Vậy bạn chọn phương pháp nào, nghệ thuật, khoa học, hay cả hai? Theo www.vnhrm.com – Biên dịch từ nguồn RenegadeHR . Quản trị nhân sự là một nghệ thuật Bạn mới được tuyển dụng vào một công ty với chức vụ quản trị nhân sự và cảm thấy rất hứng thú. Tuy nhiên, chắc. rằng HR không phải là một ngành khoa học.” Thật sự, quản trị nhân sự liên quan nhiều hơn đến nghệ thuật. Khi bạn giải quyết vấn đề con người, sự vật sự việc không chỉ là trắng và đen. Bạn. đang làm? Quản trị nhân sự có lẽ là một ngành quản trị khá đặc biệt trong mọi công ty vì đối tượng hướng tới là con người, những sinh vật biết suy nghĩ và có tâm hồn. Vậy điều gì tạo nên sự