Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
144,42 KB
Nội dung
Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 25 MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT: 49 BÀI: HỘI VẬT I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc Kiến thức: - Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật và kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Kó năng: - Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm tự hào về truyền thống lễ hội Việt Nam. B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK). - Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn. II. Chuẩn bò: * GV: -Tranh minh họa bài học trong SGK. -Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: -SGK, vở. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng đàn. - Gv mời 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi: + Thuỷ làm gì để chuẩn bò vào phòng thi? + Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì? + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn? - Gv nhận xét bài. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu và ghi tựa bài: Trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoả mái, hấp dẫn cho mọi người. Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đén với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật. Hoạt động 1: Luyện đọc. Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễm cảm toàn bài. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghóa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. -Học sinh đọc thầm theo Gv. -Hs lắng nghe. -Hs xem tranh minh họa. -Hs đọc từng câu. -Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. + Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. + Gv mời Hs giải thích từ mới: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Năm nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. + Một Hs đọc cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? - Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Cách đánh của Quắm Đen và ông cản Ngũ có gì khác nhau? - Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 3. Thảo luận câu hỏi: + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? - Gv nhận xét, chốt lại: Ôâng Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước kia nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất đònh sẽ ngã và thua cuộc. - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 4 và 5. + Ôâng Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. Chọn một hoặc 2 đoạn -Hs đọc từng đoạn trước lớp. -5 Hs đọc 5 đoạn trong bài. -Hs giải thích các từ khó trong bài. -Hs đọc từng đoạn trong nhóm. -Đọc từng đoạn trứơc lớp. -Năm nhóm đọc ĐT 5 đoạn. -Một Hs đọc cả bài. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. -Hs đọc thầm đoạn 1. +Tiếng trống dồn dập ; người xem đông như nước chảy ; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông cản Ngủ ; chen lẫn nhau ; quây kín quanh sới vật ; trèo lên những cây cao để xem. . -Hs đọc thầm đoạn 2 +Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ôâng Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. -Hs thảo luận câu hỏi. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Hs nhận xét, chốt lại. -Hs đọc đoạn 4, 5. +Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ôâng nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng. +Ông Quắm Đen khoẻ nhưng thiếu kinh nghiệm. Cản Ngũ điềm đạm, giàu kinh nghiệm. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. -Hs thi đọc diễn cảm truyện. HS khá giỏi thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú và hướng dẫn hs đọc. - Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp. - Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài. - Một Hs đọc cả bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. Hoạt động 4: Kể chuyện. Mục tiêu: Hs dựa vào trí nhớ và các gợi ý kể lại câu chuyện. - Gv cho Hs quan sát các gợi ý và kể lại 5 đoạn của câu chuyện. - Gv mời từng cặp Hs tập kể 1 đoạn của câu chuyện. - Năm Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý. - Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. - Hs thi đọc 5 đoạn của bài. -Một Hs đọc cả bài. -Hs nhận xét. Quan sát, thực hành, trò chơi. -Hs quan sát các gợi ý. -Từng cặp hs kể chuyện. -5 Hs kể lại 5 đoạn câu chuyện. -Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. -Hs nhận xét. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. GDTT: Bồi dưỡng tình cảm tự hào về truyền thống lễ hội Việt Nam. 5. Dặn dò: Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bò bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên. -Nhận xét bài học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 25 MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT: 50 BÀI: HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc Kiến thức: - Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vò và bổ ích của hội đua voi. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Kó năng: - Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút. Thái độ: - Giáo dục HS biết yêu thích những ngày lễ hội của dân tộc. II. Chuẩn bò: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, vở. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Hội vật. - GV kiểm tra 2 Hs đọc bài: “Hội vật” + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? + Cánh quân của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? - GV nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu và ghi tựa bài: Các em thường được xem các cuộc đua thuyền, đua xe đạp, đua mô tô, đua ngựa,…Nhưng ở Tây Nguyên còn có hội đua voi. Bài hôm nay sẽ giới thiệu về một ngày hội đua voi như vậy. Hoạt động 1 : Luyện đọc. -Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhòp các câu, đoạn văn. Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Giọng đọc vui, sôi nổi. Nhòp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghóa từ. - Gv mời đọc từng câu. + Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài. + Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Giúp hs giải nghóa các từ ngữ trong SGK: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. -Học sinh lắng nghe. -Hs quan sát tranh. -Hs đọc từng câu. -Hs tiếp nối nhau đọc từng câu. -Hs đọc từng đoạn trước lớp. -Hs giải nghóa từ. -2 Hs tiếp nối đọc 2 đoạn trước lớp. -Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1. Trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bò cho cuộc đua ? - Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm. Câu hỏi: + Cuộc đua diễn ra như thế nào? + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghónh, dễ thương? - Gv nhận xét, chốt lại: +Cuộc đua diễn ra chiêng trống vừa nỗi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mòt. Những chàng man-gat gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. +Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, h vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cỗ vũ, khen ngợi chúng. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. Giúp các em củng cố lại bài. - Gv đọc diễn cảm đoạn 2 và hưỡng dẫn Hs đọc đoạn 2. - Gv yêu cầu 4 Hs thi đọc đoạn văn. - Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. -Hs đọc thầm đoạn 1. +Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặt đẹp, dáng vẻ rất bình tónh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất. -Hs đọc thầm đoạn 2. -Hs trao đổi theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. -Hs đọc. -4 Hs thi đọc đoạn văn. -2 Hs thi đọc cả bài. -Hs cả lớp nhận xét. HS khá giỏi thực hiện. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. GDTT: Giáo dục HS biết yêu thích những ngày lễ hội của dân tộc. 5. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bò bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử -Nhận xét bài cũ. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 26 MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT: 51 BÀI: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghóa: Chử Đồng Tử là người có hiểu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng và sự thể hiện lòng biết ơn đó. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Kó năng: - Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm nhớ ơn những người có công với đất nước. B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn. + HS khá, giỏi: Đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện. II. Chuẩn bò: II/ Chuẩn bò: * GV: -Tranh minh họa bài học trong SGK. -Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS:- SGK, vở. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Gv mời 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi: +Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bò cho cuộc đua. +Cuộc đua diễn ra như thế nào? +Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghónh, dễ thương? - Gv nhận xét bài. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu và ghi tựa bài: Ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vò thần,hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội,làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử –một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức mấy tháng mùa xuân. Hoạt động 1: Luyện đọc. Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghóa PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. -Học sinh đọc thầm theo Gv. -Hs lắng nghe. -Hs xem tranh minh họa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. + Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. + Đọc từng đoạn trước lớp. - Hs đọc ĐT cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ? - Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? + Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? - Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 3. Thảo luận câu hỏi: + Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? - Gv nhận xét, chốt lại: Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời, Chử Đồng Tử còn có nhiều lần giúp dân đánh giặc. . - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 4. + Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. -Hs đọc từng câu. -Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. -Hs đọc từng đoạn trước lớp. -4 Hs đọc 4 đoạn trong bài. -Hs đọc từng đoạn trong nhóm. -Đọc từng đoạn trứơc lớp. - Hs đọc ĐT cả bài. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. -Hs đọc thầm đoạn 1. +Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha còn mình đành ở không. -Hs đọc thầm đoạn 2 +Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ, hoảng hốt, bới cát vùi lên mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. +Công chúa cảm động khi biết tình cảm của Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng. -Hs thảo luận câu hỏi. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Hs nhận xét, chốt lại. -Hs đọc đoạn 4. +Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - Gv đọc diễn cảm đoạn 1, 2. và hướng dẫn hsđọc một số câu, đoạn văn ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng một số từ ngữ. - Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp. + Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. - Một Hs đọc cả bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: Hs dựa vào trí nhớ và các gợi ý kể lại câu chuyện. - Gv cho Hs quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn. - Gv mời từng cặp Hs phát biểu ý kiến. - Gv nhận xét, chốt lại: + Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó ; Tình cha con ; Ở hiền gặp lành. + Tranh 2: Truyền nghề cho dân ; Dạy dân trồng cấy ; Giúp dân. + Tranh 3: Tưởng nhớ ; Uống nước nhớ nguồn ; Lễ hội hằng năm. - 4 Hs tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh. -1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. -Hs thi đọc diễn cảm truyện. -Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài. -Một Hs đọc cả bài. -Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. -Hs quan sát các gợi ý. -Từng cặp hs phát biểu ý kiến. -4 Hs kể lại 4 đoạn câu chuyện. -1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. -Hs nhận xét. HS khá, giỏi: Đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. GDTT: Bồi dưỡng tình cảm nhớ ơn những người có công với đất nước. 5. Dặn dò: Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bò bài: Rước đèn ông sao. -Nhận xét bài học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 26 MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT: 52 BÀI: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc Kiến thức: - Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghóa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Kó năng: - Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút. Thái độ: - Giáo dục HS yêu ngày hội trẻ thơ. II. Chuẩn bò: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, vở. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 Hs đọc bài “ Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” và trả lời. +Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chữ rất nghèo khó? +Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? +Chữ Đồng Tử cùng Tiên Dung làm gì để giúp dân, nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ? - GV nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu và ghi tựa bài: Tết Trung thu, ngày 15 – 8 âm lòch (còn gọi là rằm tháng tám), là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy trăng rất sáng, rất tròn. Trẻ em Việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cỗ, rước đèn dưới trăng. Bài đọc hôm nay kể về ngày hội của bạn Tâm và các bạn thiếu nhi cùng xóm. -Gv ghi tụa bài: “Rước đèn ông sao” * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhòp các câu, đoạn văn. Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Giọng đọc vui, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghóa từ. + Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài. + Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. -Học sinh lắng nghe. -Hs quan sát tranh. -Hs đọc từng câu. -Hs đọc từng đoạn trước lớp. -2 Hs tiếp nối đọc. -Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. HS khá giỏi thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: + Nội dung trong bài tả cảnh gì? - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1. Trả lời câu hỏi: + Mâm cỗ Trung Thu của Tâm được bày như thế nào? - Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm. + Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? - Gv nhận xét, chốt lại: Cái đèn bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. + Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. Giúp các em củng cố lại bài. - Gv hưỡng dẫn Hs đọc đoạn 2. - Gv yêu cầu 4 Hs thi đọc đoạn văn. - Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. Đoạn 1: tả mâm cỗ của Tâm. Đoạn 2: tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui. Hs đọc thầm đoạn 1. +Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một quả chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt. -Hs đọc thầm đoạn 2. -Hs trao đổi theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. +Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “ tùng tùng tùng, dinh dinh !. . ” PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. -Hs đọc. -4 Hs thi đọc đoạn văn. -Hai Hs thi đọc cả bài. -Hs cả lớp nhận xét. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. GDTT: Giáo dục HS yêu ngày hội trẻ thơ. 5. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bò bài: Ôân tập. -Nhận xét bài cũ. Điều chỉnh bổ sung: [...]... Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài) -Hs tự chữ lỗi - Gv nhận xét bài viết của Hs * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi Giúp Hs biết tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch hoặc ưt/ưc -Một Hs đọc yêu cầu của đề bài + Bài tập 2b: -Hs làm bài cá nhân - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài -Hs lên bảng làm bài - Gv yêu cầu Hs làm bài cá... hoá (BT1) - Xác đònh được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? (BT2) - Trả lời đúng 2 – 3 câu hỏi Vì sao? Trong BT3 + HS khá, giỏi: Làm được toàn bộ bài tập 3 Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II Chuẩn bò: *GV: - Bảng lớp viết BT1 - Bảng phụ viết BT2 ; BT3 * HS: -Xem trước bài học, vở III Hoạt động dạy chủ yếu: 1 Ổn đònh lớp: Hát 2 Kiểm tra bài cũ: Từ ngữ về nghệ thuật Dấu phẩy - Gv... Ôâng Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông 4 Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài GDTT: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 5 Dặn dò: Về tập viết lại bài tập 3 vào vở Chuẩn bò : Từ ngữ về lễ hội Dấu phẩy -Nhận xét tiết học Điều chỉnh bổ sung: Ghi chú HS khá, giỏi: Làm được toàn bộ bài tập 3 Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN:... hội (BT1) - Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2) - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3a) + HS khá, giỏi: Làm được toàn bộ bài tập 3 Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II Chuẩn bò: *GV: - Bảng lớp viết BT1 -Bảng phụ viết BT2 &BT3 * HS: -Xem trước bài học III Hoạt động dạy chủ yếu: 1 Ổn đònh lớp: Hát 2 Kiểm tra bài cũ: Nhân hóa n cách đặt và TLCH “Vì sao?” - Gv... ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Q Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa 4 Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài GDTT: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 5 Dặn dò: Chuẩn bò : Ôn tập Nhận xét tiết học Điều chỉnh bổ sung: Hoạt động của học sinh Ghi chú PP: Luyện tập, thực hành -Hs đọc yêu cầu của đề bài -Hs cả lớp làm bài cá nhân -3 Hs lên bảng làm... được tác dụng của nhân hoá (BT1) - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2) - Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II Chuẩn bò: * GV: -Bảng lớp viết BT1 -Bảng phụ viết BT2; BT3 * HS: Xem trước bài học, vở III Hoạt động dạy chủ yếu: 1 Ổn đònh lớp: Hát 2 Kiểm tra bài cũ: Từ ngữ về lễ hội Dấu phẩy - Gv gọi 2 Hs... thống kó năng, kiến thức bài GV nhắc nhở hs chú ý các hiện tượng về nhân hoá sự vật, con vật khi đọc bài thơ Gv hỏi: Khi nào ta dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than? GDTT: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 5 Dặn dò: Chuẩn bò: Từ ngữ về thể thao, dấu phẩy Nhận xét tiết học Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 25 MÔN: TẬP VIẾT TIẾT: 25 BÀI: ÔN CHỮ HOA S I Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Viết... vào bảng con - Gv giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước -Hs đọc: tên riêng : Sầm Sơn ta -Một Hs nhắc lại - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con Luyện viết câu ứng dụng Gv mời Hs đọc câu ứng dụng -Hs viết trên bảng con Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai -Hs đọc câu ứng dụng: - Gv giải thích câu thơ: ca ngợi cảnh đẹp yên tónh,... biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm Kó năng: - Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ - Biết ngắt nhòp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ - Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/ phút Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích cùng vui chơi với bạn bè II Chuẩn bò: * GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK * HS: Xem trước bài học, SGK, vở III Hoạt động dạy chủ yếu: 1 Ổn đònh lớp: Hát 2... - Tốc độ viết có thể khoảng 65 chữ/15 phút Thái độ: - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở II Chuẩn bò: * GV: Bảng phụ viết BT2b * HS: vở, bút III Hoạt động dạy chủ yếu: 1 Ổn đònh lớp: Hát 2 Kiểm tra bài cũ: Tiếng đàn - Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng âm đầu s / x :sạch sẽ, xôn xao, … - Gv nhận xét từ viết của Hs 3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu và ghi tựa bài . các dấu câu, giữa các cụm từ. - Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/ phút. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm tự hào về truyền thống lễ hội Việt Nam. B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa. Hs. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập. Giúp Hs biết tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch hoặc ưt/ưc. + Bài tập 2b: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của. thể hiện điều gì? + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn? - Gv nhận xét bài. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới