1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp chỉ đạo CT chuyên cần,học tập

3 221 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 70 KB

Nội dung

PHÒNG GD ĐT CÀNG LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN AN “A” Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHUYÊN CẦN HỌC TẬP Họ và tên: Bùi Thanh Tùng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân An “A” I/ Nguyên nhân dẫn đến sáng kiến kinh nghiệm - Qua làm công tác quản lí nhiều năm thường xuyên duyệt hồ sơ giáo viên các loáp chủ nhiệm, tôi phát hiện vấn đề nghỉ học của học sinh trong từng tháng, từng giai đoạn, giữa kì, học kì giữa các lớp với nhau, có lớp nghỉ rất nhiều, có lớp nghỉ rất ít. Từ đó tôi đặt vấn đề công tác chủ nhiệm của giáo viên đối với sự chuyên cần học tập của học sinh từng lớp. Từ công tác chuyên cần học tập của học sinh nó có mối quan hệ với chất lượng học tập của học sinh.Nếu lớp nào học sinh có số buổi nghỉ học ít thì chất lượng lớp đó tốt hơn. Từ nguyên nhân trên ngay từ đầu năm tôi đã chỉ đạogiáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện một số biện pháp như sau: II/ Cách thực hiện đề tài: - Biện pháp thứ nhất: Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải xây dựng nội qui của lớp mình trong đó có tiêu chí thi đua vấn đề nghỉ học có phép hay không phép đều phải trừ điểm thi đua giữa các tổ, nhằm để học sinh trong từngtổ động viên nhau nhắc nhở bạn mình không nghỉ học khi lý do khôngchính đáng sẽ làm ảnh hưởng cả tổ. Và cứ cuối mỗi tuần vào tiết sinh hoạt lớp tổ trưởng sẽ báo cáo, giáo viên theo dõi xếp hạng cho từng tổ. - Biện pháp thứ hai: Giáo viên dạy phải để ý các em nghỉ học để thường xuyên gọi kiểm tra bài cũ, như vậy học sinhđó khó hoàn thành được bài học tất nhiên điểm thấp cũng sẽ ảnh hưởng chung đến tổ. Nhưng đều quan trọng hơn là để chính bản thân em đó thấy được sự quan trọng khi mình nghỉ học thì đã bỏ lỡ mất đi kiến thức mà giáo viên đã dạy qua rồi giúp các em nhận thức thấy được sự cần thiết phải đi học đầy đủ mới nắm được nội dung yêu cầu cần đạt của từng bài học. - Biện pháp thứ ba: Sau mỗi giai đoạn học tập giữa kì, học kì hay cả năm học giáo viên chủ nhiệm cần tổng kết số ngày nghỉ học của học sinh lớp mình từ đó có hình thứckhen thưởng hay tuyên dương đối với các em thực hiện tốt như không nghỉ học ngày nào trong suốt giai đoạn mà mình tổng kết. - Biện pháp thứ tư: Đây cũng là một biện pháp cũng không kém phần quan trọng là các cuộc họp phụ huynh học sinh, giáo viênchủ nhiệm cần có biện pháp tạo mối liên hệ với phụ huynh một cách chặt chẽ trong quản lí học sinh các ngày nghỉ học phải có phụ huynh xin phép hoặc viết giấy phép có chữ ký của phụ huynh đã đăng ký với giáo viên chủ nhiệm hay liên hệ với phụ huynh qua đăng ký số điện thoại để tránh tình trạng học sinh nghỉ học không biết rõ lý do. - Biện pháp thứ năm: Ban giám hiệu chúng tôi kiểm tra sĩ số lớp bất thường chỉ nhìn vào góc bảng bên ngoài để biết số học sinh có mặt ở từng buổi học bắt buộc giáo viên phải ghi và kết hợp với số theo dõi học sinh. Quy định giữa kì báo cáo thống kê chuyên cần của từng lớp theo công thức sau: Tổng số buổi học = Số học sinh x Số buổi học Số buổi thực học = Tổng số buổi học – Tổng số buổi nghỉ Số buổi thực học Tỉ lệ chuyên cần = x 100 Tổng số buổi học III/ Kết quả năm học 2009 – 2010 Khối lớp TSHS Tỉ lệ chuyên cần Số HS không nghỉ Tỉ lệ 1 106 99.4 32 30.2 2 68 99.4 26 38.2 3 79 99.3 22 27.9 4 89 99.3 24 26.9 5 64 99.4 25 39.1 Tổng cộng 406 99.37 129 31.8 Cả trường tỉ lệ chuyên cần so với năm học 2008 – 2009 vượt 1,2% IV/ Bài học kinh nghiệm - Đối với giáo viên cần quan tâm các em học sinh hơn nữa phải coi sự có mặt của các em ở lớp là một điều quan trọng, khi vắng em nào phải nắm được lý do thông báo cho cả lớp biết để chia sẻ có quan tâm các em cảmthấy thích đến trường vì đến trườngcó được niềm vui từ bạn bè, từ thầy, cô giáo. - Khi học sinh nghỉ học rồi vàolớp giáo viên biết hỏi thăm thời gian nghỉ ở nhà làm gì?, tạo điều kiện cho học sinh đó bù lại kiến thức đã học qua. - Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa vui chơi hơn nữa để các em có điều kiện thể hiện tài năng của mình đúng nghĩa với trường học thân thiện học sinh tích cực. Tân An, ngày 19 tháng 5 năm 2010 Người viết Bùi Thanh Tùng SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÀ VINH PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN AN “A” **☺☺** TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHUYÊN CẦN HỌC TẬP Người thực hiện: Bùi Thanh Tùng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân An “A” Năm học: 2009 - 2010 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM . TH TÂN AN “A” Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHUYÊN CẦN HỌC TẬP Họ và tên: Bùi Thanh Tùng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường. Từ nguyên nhân trên ngay từ đầu năm tôi đã chỉ đạogiáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện một số biện pháp như sau: II/ Cách thực hiện đề tài: - Biện pháp thứ nhất: Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp. đoạn mà mình tổng kết. - Biện pháp thứ tư: Đây cũng là một biện pháp cũng không kém phần quan trọng là các cuộc họp phụ huynh học sinh, giáo viênchủ nhiệm cần có biện pháp tạo mối liên hệ với

Ngày đăng: 11/07/2014, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w