1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Địa điểm du lịch Hà Nội : Đình Tây Đằng và chùa Tây Phương potx

5 538 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 157,34 KB

Nội dung

Địa điểm du lịch Hà Nội : Đình Tây Đằng và chùa Tây Phương Đình Tây Đằng (Hà Nội) – tinh hoa kiến trúc của người Việt Đình Tây Đằng được dựng từ thế kỷ 16 với những rường, cột trụ, vì nóc…, thể hiện tinh hoa sáng tạo người Việt một thời. Đình Tây Đằng, Quảng Oai Tây Đằng đứng đầu trong chuỗi đình của đất Quảng Oai, gồm những làng cổ tọa lạc trên các quả đồi đá ong, một vùng của xứ Đoài xưa, nay thuộc Thủ đô Hà Nội. Đình được dựng từ thế kỷ 16, vào loại cổ nhất Việt Nam. Hơn thế, ngoài đình chùa, trong di sản văn hóa vật thể của người Việt, chưa phát hiện được công trình nào làm từ gỗ còn nguyên vẹn mà có niên đại xa xưa hơn. Ngôi đình có bố cục nguyên thủy: mặt nằng hình chữ nhật, năm gian, nơi thờ trên gác lửng ở gian giữa. Tả mạc, hữu mạc, chuôi vồ xây thêm vào các đời sau. Cấu trúc gỗ đình đặc trưng bởi bộ vì nóc làm theo kiểu “giá chiêng” với con rường trên cong vồng, có hai trụ hai bên với ván bưng hình lá đề chạm đôi phượng. Vì nóc kiểu này chỉ có thể thấy ở một vài kiến trúc có niên đại rất xưa như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bối Khê và chùa Mui (Hà Nội), chùa Thái Lạc (Hải Dương). Thăm Tây Đằng, du khách có thể bị thu hút, mê hoặc bởi hàng chục, trăm hình thái rồng được chạm khắc và đục đẽo thành tượng tròn, đặt ở các ván bưng, bức cốn, giữ vai trò đầu dư, con sơn. Chưa một ngôi đình, đền nào khác có một sự thiên biến văn hóa hình rồng đến thế. Thân rồng gầy rộc, con ngươi mắt vượt ra ngoài quỹ đạo, miệng há rộng mà không phát thành âm. Nó nhìn như xói vào cõi lòng… Đến ngôi đình 500 năm tuổi này, du khách còn bắt gặp một thủ pháp bài trí hiếm thấy trong di sản kiến trúc Việt Nam: một dải trang trí gồm tượng các tiên nữ cười ở dạnh con sơn, được kết nối bằng riềm hoa văn đặt cài dưới mái. Các tiên nữ thổi sáo, tiêu, gảy đàn đáy, đàn nguyệt… Hình hoa sen, đặc biệt hình hoa cúc cùng các mô típ hoa văn xoáy tròn, chạm trên các bảy hiên, đường nét rất tinh túy. Ngôi đình làng, vốn nghèo và hẻo lánh, nhưng tạo sự vương vấn sang trọng, quý phái. Đình Tây Đằng còn hiện hữu những bức chạm mô tả và vĩnh cửu hóa cảnh sinh hoạt đời thường: gánh con đi chợ, đốn củi, cày bằng voi, săn hổ, chèo thuyền, con trai ghẹo gái làng, uống rượu… Ngôn ngữ thể hiện cảnh đời của các nghệ sĩ dân gian gần gũi với ngôn ngữ thể hiện của các họa sĩ thế kỷ 20. Chạm trên ván gió đình Tây Đằng là chú voi tung cả bốn chân, vòi, đuôi và toét miệng cươi, cảm giác chú bay như làn gió, quên mất trọng lượng bản thân. Những thân cột, xà, đầu dư, kẻ bảy đình Tây Đằng tồn tại vượt qua các cửa ải sinh tử: sự mục nát, sự hủy hoại trong bão lũ và trong ngọn lửa, tàn phá và sự tham lam của người đời. Những khúc, mảng gỗ vô giác ấy bảo lưu cả một kho tàng sáng tạo, tình người và khát vọng, làm nhân chứng một thời. Viếng thăm chùa Tây Phương – Hà Nội Chùa Tây Phương cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, nay được gọi là đại lộ Thăng Long; tiếp đó chạy về hướng đi Thạch Thất; chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ đi xe máy, chúng ta đã có mặt tại chùa Tây Phương – ngôi chùa cổ nổi tiếng với bộ tượng 18 vị la hán. Chùa Tây Phương (còn gọi là Sùng Phúc tự) nằm trên ngọn núi Tây Phương, hình cong như lưỡi câu, nên gọi là “Câu lậu” thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo những người am hiểu, chùa Tây Phương là nơi bảo tồn nhiều pho tượng phật thể hiện tinh hoa tuyệt vời của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam và là minh chứng của một nền văn hoá có từ lâu đời. Một số sử liệu chép rằng đây là ngôi chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Con đường dẫn vào chùa thanh vắng và thoáng đãng, khung cảnh xanh ngắt, chúng ta bước vào với cảm giác như lọt thỏm giữa khoảng không gian tĩnh mịch lạ thường. Lối đi lên chùa có 239 bậc cấp làm bằng đá ong, hai bên là những rặng tre thẳng cao vút, những dải đất nhuốm một màu bạc trắng. Đến nay, chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông (1607-1662) chùa được xây dựng 3 gian: thượng điện, hậu cung và hành lang 20 gian. Sau đó, Tây Đô Vương Trịnh Tạc (1657-1682) cho xây lại chùa và tam quan. Dưới thời Tây Sơn, năm 1794 chùa được đại trùng tu và có diện mạo kiến trúc như hiện nay. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam với ba toà cất dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau, gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Mỗi nếp đều được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần không trát vữa, tạo cảm giác thô mộc gần gũi, các cửa sổ đều hình tròn với biểu tượng sắc không của đạo phật. Các cột gỗ trong ba nếp: bái đường chính điện và hậu cung đều kê trên những tảng đá xanh khắc hình cánh sen. Các mái đều lợp ngói hai lớp: mái trên in hình lá đề, lớp dưới lót hình vuông sơn ngũ sắc xếp đều trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông ngay ngắn. Các góc mái của ba toà bái đường, chính điện, hậu cung đều cong trên có gắn tứ linh bằng sành nung. Mỗi toà đều có kiến trúc riêng nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng. Mái chùa có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp. Tuy nhiên, du khách vãn cảnh chùa đều bị hấp dẫn bởi hệ thống tượng pháp nơi đây. Trong chùa có 62 pho tượng gỗ theo kiểu tượng tròn được đánh giá cao về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta; gồm tượng la hán, tượng tổ, kim cương, hộ pháp; hầu hết các tượng đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Các bộ tượng gồm Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), tượng Di đà tam tôn, tượng Tuyết sơn miêu tả đức phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca diếp đứng hầu; tượng đức phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai, người mập mạp ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát lên sự hoan hỉ, đại lượng; tượng Văn Thù Bồ Tát; tượng phổ hiền Bồ Tát; tượng Bát bộ Kim cương… Tuy nhiên, bộ tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường thượng điện đã thực sự cuốn hút du khách. Qua sự tỉ mỉ của người thuyết minh, tâm tư của từng pho tượng dần hiện lên trước mắt du khách… có pho thì đứng, có pho thì ngồi, pho có vẻ mặt hân hoan tươi tắn, có pho như đang phân bua thì thầm trò chuyện cùng ai, pho thì giương mắt mày nhíu xệch, pho lại có vẻ mặt trầm tư khắc khổ. Ngoài khuôn viên chùa Tây Phương, những bậc cấp bằng đá ong còn đưa bạn đến thăm chùa Thanh Am và chùa Quan Âm. Bắt gặp trên đường xuống là những nếp nhà xây bằng đá ong để trần, những khung cảnh và khoảng sân thoáng rộng, tĩnh lặng mang lại cho du khách cảm giác như đang lọt vào một ngôi làng cổ của nhiều năm về trước. Trên đường trở về, những vần thơ của Huy Cận viết về bộ tượng la hán ở chùa Tây Phương sau chuyến thăm chùa vào năm 1960 như còn văng vẳng đâu đây… khiến chúng ta liên tưởng những nếp hằn rõ trên khuôn mặt của từng pho tượng mà chợt thấy chút bâng khuâng Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau… . Địa điểm du lịch Hà Nội : Đình Tây Đằng và chùa Tây Phương Đình Tây Đằng (Hà Nội) – tinh hoa kiến trúc của người Việt Đình Tây Đằng được dựng từ thế kỷ 16 với. ở một vài kiến trúc có niên đại rất xưa như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bối Khê và chùa Mui (Hà Nội) , chùa Thái Lạc (Hải Dương). Thăm Tây Đằng, du khách có thể bị thu hút, mê hoặc bởi hàng chục,. tạo, tình người và khát vọng, làm nhân chứng một thời. Viếng thăm chùa Tây Phương – Hà Nội Chùa Tây Phương cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, nay được

Ngày đăng: 11/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w