ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – MÔN HÓA HỌC – NĂM HỌC 2010 – 2011 PHẦN BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LY 1. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. HCl, H 2 SO 4 , KNO 3 B. HNO 3 , MgCO 3 , HF C. HCl, Ba(OH) 2 , CH 3 COOH D. NaCl, H 2 S, (NH 4 ) 2 SO 4 2. Dung dịch CuSO 4 dẫn được điện là do dung dịch này có chứa: A. Cation Cu + và Anion SO 4 - . B. Anion Cu 2+ và cation SO 4 2- . C. Anion Cu + và cation SO 4 - . D. Cation Cu 2+ và Anion SO 4 2- . 3. Khi hoà tan axit CH 3 COOH vào trong nước, ta được dd chứa các thành phần: A. CH 3 COO - , CH 3 COOH. B. H + , CH 3 COO - , CH 3 COOH. C. H + , CH 3 COO D. H + , CH 3 COOH. 4. Dung dịch axit có khoảng pH là: A. pH > 7. B. pH = 7. C. pH < 7. D. pH = 8,3 5. Màu của quỳ tím có màu xanh khi: A. pH ≥ 8. B. pH ≤ 6. C. pH ≈ 7. D. Không xác định được. 6. pH của dd A chứa HCl 10 -4 M là: A. 12 B. 10 C. 4 D. 2 7. Dung X chứa a mol Zn 2+ ; b mol Na + , c mol NO 3 - và d mol SO 4 2- . Biểu thức đúng là: A. a + 2b = c + d B. 2a + b = c + d . C. 2a + b = c + 2d D. a + 2b = c + 2d . 8. Chất điện li yếu là: A. HCl B. H 2 S C. KI D. HNO 3 9. Chất không điện li là A. HCl B. CH 3 COONa C. NH 4 Cl D. C 2 H 5 OH 10. Phương trình điện li nào sau đây đúng? A. NaCl →Na 2+ + Cl - B. C 2 H 5 OH → C 2 H 5 + + OH - C. Ca(OH) 2 →Ca 2+ + 2 OH - D. Tất cả đều đúng 11. Chọn biểu thức đúng A. [H + ] . [OH - ] =1 B. [H + ].[OH - ] = 10 -14 C. [H + ] + [OH - ] = 0 D. [H + ].[OH - ] = 10 -7 12. Trộn dd NaOH với dd NaHSO 4 theo tỉ lệ số mol 1:1. Sau phản ứng thu được dd có giá trị bao nhiêu? A. pH =7 B. pH>7 C. pH<7 D. pH =14 13. Dung dịch X có chứa Na + , Mg 2+ , Ca 2+ , Ba 2+ , Cl - . Để có thể thu được dd chỉ có NaCl từ dd X, cần thêm vào X hoá chất nào dưới đây? A. Na 2 CO 3 B. K 2 CO 3 C. NaOH D. AgNO 3 14. Một dung dịch có chứa [OH - ] = 1,0.10 -11 ( mol/l). Dung dịch này có môi trường: A. Bazơ. B. Axit. C. Trung tính. D. Chưa xác định được vì không biết [ H + ]. 15. Dung dịch muối nào sau đây có môi trường trung tính? A. NH 4 Cl B. Na 2 CO 3 C. NaCl D. ZnCl 2 16. Cho các dd sau: NH 4 NO 3 (1), KCl (2), K 2 CO 3 (3), CH 3 COONa (4), NaHSO 4 (5). Các dung dịch có pH < 7 là: A. (2), (3) B. (3), (4) C. (4), (5) D. (1), (5) 17. Một dd có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na + , 0,02 mol Mg 2+ , 0,015 mol SO 4 2- , x mol Cl − . X có giá tri? A. 0,020 B. 0,015 C. 0,035 D. 0,010 18. Dãy các dung dịch làm đỏ quì tím là: A. NaHSO 4 ; Na 2 SO 4 ; Na 2 S. B. Na 2 S; Na 2 CO 3 ; Na 2 SO 3 . C. NaHSO 4 ; Na 2 CO 3 ; Na 2 SO 3 . D. FeSO 4 ; NH 4 NO 3 ; NaHSO 4 . 19. Hợp chất nào không phải là chất lưỡng tính? A. Al(OH) 3 . B. Zn(OH)) 2 . C. Pb(OH) 2. D. Ca(OH) 2 . 20. Trong số các dd: Na 2 CO 3 , KCl, CH 3 COONa, NH 4 Cl, NaHSO 4 , KHCO 3 , dãy những dd có pH > 7 là A. Na 2 CO 3 , NH 4 Cl, KCl B. KCl, CH 3 COONa, KHCO 3 . C. Na 2 CO 3 , CH 3 COONa, KHCO 3 . D. CH 3 COONa, NH 4 Cl, NaHSO 4 . 21. Pb 2+ + S 2- → PbS , là phương trình ion rút gọn của phản ứng: A. Pb(NO 3 ) 2 + FeS → Fe(NO 3 ) 2 +PbS. B. Pb(NO 3 ) 2 + Na 2 S → 2NaNO 3 +PbS. A. Pb(NO 3 ) 2 + CuS → Cu(NO 3 ) 2 +PbS. D. Tất cả đều đúng. 22. Phương trình phân tử của phương trình ion rút gọn: H + + OH - → H 2 O. A. Tất cả (1), (2), (3) đều đúng. B. HCl + NaOH → NaCl + H 2 O (1). C. 2HCl+ Ba(OH) 2 → BaCl 2 + 2H 2 O (2). D. HNO 3 + NaOH → NaNO 3 + H 2 O (3). Biên soạn: Trần văn Trung Trang 1 23. Nhỏ dung dung dịch axít Clohidric dư vào dung dịch Kalicacbonat, ta được phương trinh ion rút gọn như sau: A. HCl + K + → H + + KCl. B. 2H + + CO 3 2- → CO 2 ↑ + H 2 O. C. 2H + + K 2 CO 3 → 2K + + CO 2 ↑ + H 2 O. D. 2H + +2Cl - + 2K + + CO 3 2- → 2K + + 2Cl - + CO 2 ↑ + H 2 O. 24. Dung dịch NaOH có pH=11. Pha loãng dd 10 lần bằng nước thì dd mới pH bằng? A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 25. Sắp xếp các dd sau: saccarozơ (1), bariclorua (2), axit axetic (3), theo thứ tự tăng dần độ dẫn điện như sau: A. (2), (3), (1). B. (1), (3), (2). C. (1), (2), (3). D. (3), (1), (2). 26. Có 4 lọ đưng các dd riêng biệt mất nhãn: AlCl 3 , NaNO 3 , K 2 CO 3 , NH 4 NO 3 . Có thể dùng dung dịch nào dưới đây làm thuốc thử để phân biệt các dd trên? A. NaOH B. H 2 SO 4 C. Ba(OH) 2 D. AgNO 3 27. Hoà tan 4,9 g H 2 SO 4 vào nước để được 10 lít dd A (xem như H 2 SO 4 điện li hoàn toàn) . dd A có pH bằng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 28. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Zn(NO 3 ) 2 , hiện tượng quan sát được là: A. Có hiện tượng kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. B. Có kết tủa trắng. C. Có hiện tượng sủi bọt khí. B. Kết tủa màu xanh xuất hiện. CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO 29. Ở nhiệt độ thường nitơ trơ về mặt hóa học là do: A. Phân tử N 2 có liên kết ba bền B. Nitơ là chất khí C. Nitơ là phi kim D. Nitơ là khí hiếm 30. Do nitơ có cấu tạo 5 electron lớp ngoài cùng và có độ âm điện chưa phải lớn nhất nên khi ở nhiệt độ cao nitơ có các tính chất hóa học như sau: A. Axit và bazơ B. Oxi hóa mạnh C. Khử mạnh D. Khử và oxi hóa 31. Hợp chất của nitơ với kim loại có tên gọi chung là gì: A. Muối nitrit B. Muối nitrua C. Muối nitrat D. Muối amoni 32. Phát biểu nào sau đây đúng? A. HNO 3 (loãng) không tác dụng với Fe, Al B. Muối nitrat không có tính oxi hóa trong môi trường axit C. HNO 3 là axit có tính oxi hóa mạnh D. NO 2 là chất khí không màu 33. Phân nào sau đây được xếp vào nhóm phân lân? A. NH 4 Cl B. K 2 CO 3 C. KNO 3 D. Ca(H 2 PO 4 ) 2 34. Hàm lượng dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm của: A. K 2 O B. P 2 O 5 C. K D. KOH 35. Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm của: A. P B. P 2 O 5 C. P 2 O 3 D. H 3 PO 4 36. Hàm lượng dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm của: A. NO B. N 2 O 3 C. N D. N 2 O 5 37. Khi P cháy trong oxi dư thì thu được: A. P 2 O 3 B. P 2 O 5 C. PO 5 D. PO 2 38. Chất nào sau đây tan trong nước tạo ra dung dịch bazơ yếu? A. NH 3 B. N 2 C. NO 2 D. H 2 39. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hầu hết các muối nitrat đều tan B. Ag 3 PO 4 là chất kết tủa màu vàng C. HNO 3 là axit kém bền ngoài ánh sáng D. NO là khí có màu nâu đỏ 40. Khi P cháy trong không khí trong điều kiện thiếu oxi thường thu được: A. P 2 O 5 B. PO C. P 2 O 3 D. PO 2 41. Phân nào sau đây được xếp vào nhóm phân đạm? A. NH 4 Cl B. Ca(H 2 PO 4 ) 2 C. KCl D. KH 2 PO 4 42. Khí amoniac không có khả năng nào sau đây? A. Thể hiện tính oxi hóa B. Thể hiện tính khử mạnh C. Tạo được phức D. Hóa xanh giấy quỳ ẩm 43. Khí amoniac không có tính chất nào sau đây? A. Là khí không màu B. Dễ tan trong nước C. Là một axit D. Có mùi khai 44. Muối amoni là muối chứa ion: A. NO 3 - B. NO 2 - C. NH 4 + D. H 2 PO 4 - 45. Muối nitrat là muối chứa ion: A. NH 4 + B. NO 2 - C. H 2 PO 4 - D. NO 3 - Biên soạn: Trần văn Trung Trang 2 46. Muối photphat là muối chứa ion: A. PO 4 3- B. NO 3 - C. NH 4 + D. NO 2 - 47. Dung dịch NH 3 làm phenolphtalein chuyển màu: A. Tím B. Hồng C. Vàng D. Xanh 48. Phân đạm nào sau đây có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất? A. Amoni nitrat B. Urê C, Amoni sunfat D. Natri nitrat 49. Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây? A. Hiđro B. Liti C. Oxi D. Nhôm 50. Khi có sấm sét và mưa giông, quá trình nào sau đây xảy ra? A. N 2 NH 3 NO 2 HNO 3 B. N 2 NO 2 HNO 3 C. N 2 NO NO 2 HNO 3 D. P P 2 O 5 H 3 PO 4 51. Cho phản ứng: “NH 3 + Cl 2 t 0 A + N 2 ”. A là chất nào sau đây? A. HCl B. H 2 C. NH 3 Cl 2 D. NCl 5 52. Cho phản ứng: “2NH 3 + 3CuO t 0 3A + N 2 + 3H 2 O”. A là chất nào sau đây? A. Cu(OH) 2 B. Cu C. Cu(NH 3 ) 2 D. [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 53. Chất nào sau đây tan trong nước tạo ra dung dịch axit? A. NH 3 B. NO 2 C. N 2 D. H 2 54. Khi tác dụng với chất nào sau đây amoniac thể hiện tính khử? A. HCl B. ZnCl 2 C. CuO D. NH 4 HSO 4 55. Đun nóng hỗn hợp dung dịch “NH 4 Cl + NaOH” ta sẽ nhận được khí gì thoát ra? A. NO 2 B. N 2 C. NH 3 D. H 2 56. HNO 3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây? A. CuO B. ZnO C. MgO D. FeO 57. HNO 3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với chất nào sau đây? A. FeO, Fe 2 O 3 B. Cu, Fe C. C, P D. CuO, NaOH 58. Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Muối nitrat có tính oxi hóa trong môi trường axit B. Muối nitrat tan rất tốt C. Tất cả các muối photphat đều tan tốt D. Axit nitric có tính oxi hóa mạnh 59. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về axit nitric? A. Luôn luôn tác dung được với Fe, Al B. Có tính oxi hóa mạnh C. Tác dụng được với kim loại sau H (trừ Au, Pt) D. Tác dụng với nhiều phi kim 60. Sản phẩm của phản ứng “FeO + HNO 3 (đặc) ” ngoài H 2 O còn có: A. Fe(NO 3 ) 3 và NO B. Fe(NO 3 ) 2 và NO 2 C. Fe(NO 3 ) 3 và NO 2 D. Fe(NO 3 ) 2 61. Sản phẩm của phản ứng “Fe 2 O 3 + HNO 3 (đặc) ” ngoài H 2 O còn có: A. Fe(NO 3 ) 3 và NO 2 B. Fe(NO 3 ) 3 C. Fe(NO 3 ) 2 và NO 2 D. Fe(NO 3 ) 3 và NO 62. Sản phẩm của phản ứng “CuO + HNO 3 (loãng) ” ngoài Cu(NO 3 ) 2 còn có: A. NO B. H 2 O và NO C. H 2 O và NO 2 D. H 2 O 63. Nhiệt phân đến khối lượng không đổi muối AgNO 3 thì nhận được chất nào sau đây? A. Ag, NO 2 , O 2 B. AgNO 2 , O 2 C. Ag 2 O, O 2 D. Ag 2 O, O 2 , NO 2 64. Nhiệt phân đến khối lượng không đổi muối Fe(NO 3 ) 3 thì nhận được chất nào sau đây? A. FeO, O 2 B. Fe, NO 2 , O 2 C. Fe 2 O 3 , NO 2 , O 2 D. Fe(NO 2 ), O 2 65. Nhiệt phân đến khối lượng không đổi muối NaNO 3 thì nhận được chất nào sau đây? A. Na 2 O, O 2 B. Na, NO 2 , O 2 C. Na 2 O, O 2 , NO 2 D. NaNO 2 , O 2 66. Nguyên tố nào sau đây có khả năng phát quang trong bóng tối? A. Nitơ B. Photpho (trắng) C. Silic D. Cacbon 67. Nhiệt phân đến khối lượng không đổi muối Cu(NO 3 ) 2 thì nhận được chất nào sau đây? A. Cu, NO 2 , O 2 B. Cu(NO 2 ), O 2 C. CuO, O 2 , NO 2 D. CuO, O 2 68. Trộn 0,2 mol H 3 PO 4 với 0,4 mol NaOH , sau phản ứng thu được những muối nào? A. NaH 2 PO 4 B. NaH 2 PO 4 và Na 2 HPO 4 C. Na 2 HPO 4 D. Na 2 HPO 4 và Na 3 PO 4 69. Nhiệt phân muối NH 4 NO 3 ta nhận được khí gì? A. N 2 O B. N 2 C. NO 2 D. O 2 70. Nhiệt phân muối NH 4 NO 2 ta nhận được khí gì? Biên soạn: Trần văn Trung Trang 3 A. NO 2 B. N 2 C. O 2 D. N 2 O 71. Phản ứng “NH 4 Cl + NaOH” có phương trình ion thu gọn là: A. Na + + Cl - NaCl B. H + + Cl - HCl C. NH 4 + + OH - NH 3 + H 2 O D. H + + OH - H 2 O 72. Phương trình: “Ca + HNO 3 loãng Ca(NO 3 ) 2 + NH 4 NO 3 + H 2 O có hệ số cân bằng lần lượt là: A. 4-10-4-5 BO. 4-10-4-1-3 C. 2-5-2-1 D. 4-2-4-1-1 73. Phương trình: “Al + HNO 3 loãng Al(NO 3 ) 3 + NH 4 NO 3 + H 2 O”, tỉ lệ mol giữa Al và HNO 3 là: A. 4:10 B. 1:5 C. 4:15 D. 1:4 74. Trộn 200 ml dd H 3 PO 4 1M với 200 ml dd NaOH 1,5 M, sau phản ứng thu được những muối nào? A. Na 2 HPO 4 B. NaH 2 PO 4 C. NaH 2 PO 4 và Na 2 HPO 4 D. Na 2 HPO 4 và Na 3 PO 4 75. Phân urê (NH 2 ) 2 CO có bao nhiêu phần trăm nitơ về khối lượng? A. 44,55% B. 46,67% C. 23,3% D. 93,3% 76. Phân amoni sunfat (NH 4 ) 2 SO 4 có bao nhiêu phần trăm Nitơ về khối lượng? A. 10,6% B. 23,3% C. 21,21% D. 93,3% 77. Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch axit nitric loãng thì thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (ở đktc). R là kim loại nào? A. Cu B. Zn C. Hg D. Mg 78. Cho lượng vừa đủ AgNO 3 tác dụng với 200 ml dung dịch Na 3 PO 4 0,5M, phản ứng kết thúc thì thu được bao nhiêu gam chất kết tủa? A. 20,95 B. 209,5 C. 41,9 D. kết quả khác 79. Dẫn NH 3 từ từ cho tới dư vào dung dịch ZnSO 4 ban đầu thu được chất kết tủa A, sau đó chất A lại tan ra thành chất B. A, B lần lượt là: A. [Zn(NH 3 ) 4 ](OH) 2 và Zn(OH) 2 B. Zn(OH) 2 và (NH 3 ) 2 SO 4 C. Zn(OH) 2 và ZnSO 4 D. Zn(OH) 2 và [Zn(NH 3 ) 4 ](OH) 2 80. Dẫn NH 3 từ từ cho tới dư vào dung dịch MgSO 4 ta sẽ quan sát được hiện tượng gì? A. Kết tủa rồi tan B. Thoát khí màu nâu C. Kết tủa keo trắng D. Kết tủa xanh lam CHƯƠNG 3: CÁC BON-SILIC 81. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử cacbon là A. 2s 2 2p 2 B. 3s 2 3p 2 C. 2s 2 2p 3 D. 3s 2 3p 4 82. Cacbon có tính chất hoá học nào sau đây: A. Chỉ có tính oxi hóa B. chỉ có tính khử C. Có tính oxi hóa và tính khử D. tính axit và tính bazơ. 83. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử silic Si (Z=14) là A. 2s 2 2p 2 B, 3s 2 3p 2 C. 2s 2 2p 3 D.3s 2 3p 4 84. Silic có tính chất hoá học nào sau đây: A. Chỉ có tính oxi hóa B. Chỉ có tính khử C. Có tính oxi hóa và tính khử D. Có tính axit và tính bazơ. 85. Trong hợp chất Si có thể có các số oxi hóa nào: A. -4,-2, 0, +2, +4. B. -4, +2, +4. C. -4, 0, +2, +4. D. -4, +4. 86. Trong hợp chất Si có số oxi hóa đặc trưng nào sau đây: A. -4, +2, +4. B. -4,-2, 0, +2, +4. C. -4, 0, +2, +4. D. -4, +4. 87. Kim cương có kiểu mạng tinh thể gì? A. Nguyên tử B. Phân tử C. Ion D. Cộng hóa trị 88. Cho hơi nước qua cacbon nóng đỏ thu được những khí nào? A. CO 2 và H 2 B. CO và CO 2 C. CO và H 2 D. CO và H 2 O 89. Ngoài khả năng tạo liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử của nguyên tố khác, các nguyên tử nguyên tố nào trong nhóm cacbon còn có thể liên kết với nhau thành mạch: A. Silic. B. Cacbon. C. Gemani. D. Tất cả đều đúng 90. Loại than nào được dùng làm chất độn khi lưu hoá cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày ? A. Than muội. B. Than cốc. C. Than gỗ. D. Than chì. 91. Chọn nhận xét không đúng: Các muối A. hidrocacbonat bị nhiệt phân tạo cacbonat trung hòa B. cacbonat kim loại kiềm, trong nước bị thủy phân C. hidrocacbonat đều tác dụng được với axit hoặc bazơ D. cacbonat trung hòa đều bị nhiệt phân 92. Điều khẳng định nào sau đây đúng nhất khi nói về thủy tinh pha lê : A. Chứa nhiều SiO 2 B. Chứa nhiều chì oxit. Biên soạn: Trần văn Trung Trang 4 C. Công thức dạng oxit là: Na 2 O.CaO.6SiO 2 D. Công thức dạng oxit là: K 2 O.CaO.6SiO 2 93. Than muội được điều chế bằng cách : A. Nung than chì ở 3000 0 C dưới áp suất 70 000 – 100 000 atm. B. Nung than cốc ở 2500 0 C – 3000 0 C trong lò điện, không có không khí. C. Nung than mỡ ở 1000 0 C – 1250 0 C trong lò điện, không có không khí. D. Nhiệt phân metan có xúc tác. 94. Trong phòng thí nghiệm, CO được điều chế bằng phản ứng : A. HCOOH 2 4 H SO ®Æc → CO + H 2 O B. 2C + O 2 0 t → 2CO C. C + H 2 O 0 t → CO + H 2 D. 2CH 4 + 3O 2 0 t → 2CO + 4H 2 O 95. Nước đá khô là : A. NH 3 rắn. B. CO 2 rắn. C. CF 2 Cl 2 rắn. D. F 2 O rắn. 96. Sođa là chất nào sau đây? A. NaHCO 3 B. NH 4 HCO 3 C. Na 2 CO 3 D. (NH 4 ) 2 CO 3 97. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng: A. (NH 4 ) 2 CO 3 0 t → NH 3 + NH 4 CO 3. B. Na 2 CO 3 0 t → Na 2 O + CO 2 . C. NH 4 CO 3 0 t → NH 3 + CO 2 + H 2 O. D. Ca(HCO 3 ) 2 0 t → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O. 98. Thuốc muối nabica để chữa bệnh đau dạ dày chứa muối: A. Na 2 CO 3 B. NaHCO 3 C. (NH 4 ) 2 CO 3 D. NH 4 HCO 3 99. Muối nào có tính chất lưỡng tính? A. NaHCO 3 B. NaHSO 4 C. Na 2 CO 3 D. Na 2 SO 4 100. Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là A. Oxi. B. Silic. C. Cacbon. D. Sắt. 101. “Thuỷ tinh lỏng” là: A. silic đioxit nóng chảy. B. dung dịch bão hoà của axit silixic. C. dung dịch đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 D. thạch anh nóng chảy. 102. Thành phần hoá học của thuỷ tinh thường được biểu diễn gần đúng bằng công thức: A. Na 2 O.CaO.6SiO 2 B. SiO 2 .CaO.6Na 2 O C. CaO.Na 2 O.6SiO 2 D. CaO.2SiO 2 .6Na 2 O 103. Phương trình phản ứng nào sau đây viết không đúng? A. SiO 2 + NaOH → Na 2 SiO 3 + H 2 O. B. 2C + O 2 → 2CO. C. Si + 2NaOH + H 2 O → Na 2 SiO 3 + 2H 2 D. NaHCO 3 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O. 104. Cho 0,3 mol CO 2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Chất tan trong dung dịch thu được là A. NaHCO 3; CO 2 dư. B. Na 2 CO 3. C. NaHCO 3 ; Na 2 CO 3. D. Na 2 CO 3 ; NaOH dư. 105. Cho 18 g hỗn hợp gồm Si và SiO 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thì thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng Si và SiO 2 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 16,8g và 1,2g B. 8,4g và 9,6g C. 4,2g và 13,8g D. 12,6g và 5,4g PHẦN II TỰLUẬN: 1. Cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3, dd ZnCl 2 2. Hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn chứa riêng sau: a. Na 2 CO 3 , K 2 SO 4 , Ba(NO 3 ) 2 , KCl b. NaOH, HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 c. HCl, HNO 3 , NaCl, K 2 SO 4 d. KHCO 3 , Na 2 SO 4 , Mg(NO 3 ) 2 , BaCl 2 e. Na 3 PO 4 , NH 4 NO 3 , NaNO 3 , KCl 3. Hãy tính khối lượng các chất có trong dd sau phản ứng trong các trường hợp sau: (cho phản ứng hoàn toàn) a. Trộn 300 ml dd natri hiđroxit 1M với 300 ml dd axit photphoric 0,75M. b. Trộn 200 ml dung dịch natri hiđroxit 2M với 200 ml dung dịch axit photphoric 0,75M. c. Trộn 0,20 mol dung dịch kali hiđroxit với 41,81 ml dung dịch axit photphoric 15% (d = 1,25 g/ml). d. Cho 20,16 g kali hiđroxit tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch axit photphoric 2M. e. Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO 2 (đktc) trong 300 ml dung dịch natri hiđroxit 3M. 4. Đun nóng m gam hỗn hợp hai muối natri nitrat và đồng (II) nitrat đến khối lượng không đổi thì thu được 183,5 gam chất rắn và 72,8 lít hỗn hợp khí (đktc) a. Xác định m? b. Tính thể tích oxi thu được ở quá trình trên? Biên soạn: Trần văn Trung Trang 5 5. Nhiệt phân hoàn toàn 198,8 gam hỗn hợp hai muối sắt (III) nitrat và bạc nitrat thì thu được 96,8 gam chất rắn và V lít hỗn hợp khí thoát ra (đktc) a. Xác định hàm lượng % về khối lượng của sắt (III) nitrat có trong hỗn đầu. b. Tính giá trị V thu được 6. Đun nóng hỗn hợp hai muối kali nitrat và kẽm nitrat một thời gian thì thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc) đồng thời khối lượng hỗn hợp rắn sau khi đun giảm đi 6,2 gam. a. Khối lượng giảm đi là khối lượng của chất nào? tại sao? b. Tinh khối lượng mỗi muối đã bị nhiệt phân 7. Cho 1,3 gam hỗn hợp nhôm và kẽm tác dụng với dung dịch axit nitric đặc nguôi (dư). Khi phản ứng kết thúc thấy có 0,224 lít khí có màu nâu đỏ thoát ra (ở đktc). a. Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng dung dịch axit nitric 63 % đã phản ứng. 8. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với dung dịch axit nitric đặc nguội (dư) thì thu được 6,72 lít khí NO 2 thoát ra (ở đktc), còn nếu cho tác dụng với dung dịch axit clohiđric thì thu được 8,96 lit khí (đktc) a. Tìm giá trị của m? b. Xác đinh hàm lượng % của đồng có trong hợp kim trên 9. Hòa tan hòa toàn 4,4 gam hỗn hợp sắt và sắt (III) oxit vừa đủ trong 500 ml dung dịch axit nitric loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít (ở đktc) khí không màu thoát ra (khí này dễ hóa nâu ngoài không khí) a. Khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Xác định nồng độ mol/l của dd axit nitric đã dùng. 10. Hòa tan hoàn toàn 35,7 gam hỗn hợp nhôm và kẽm trong dung dịch axit nitric đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 53,76 lít khí có màu nâu đỏ thoát ra (ở đktc). a. Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch sau phản ứng. 11. Viết phương trình phản ứng dưới dạng (phân tử, ion, ion rut gọn) khi trộn từng cặp sau lại với nhau: a/ Dung dịch natri hidro cacbonat (NaHCO 3 ) với dung dịch axit clohidric (HCl). b/ Dung dịch bạc nitrat (AgNO 3 ) với dung dịch kali sunfua (K 2 S) 12. Trộn lẫn 100ml dd BaCl 2 0,2M với 400 ml dd FeSO 4 0,1M. (Coi như sự điện li của BaSO 4 không đáng kể). a/ Tính nồng độ của các ion có trong dung dịch b/ Tính khối lượng kết tủa thu được. 13. Trộn 5 ml dd NaOH 0,1M với 10ml dd HCl 0,02M được dd A. Tính pH của dung dịch A. 14. Cho 200ml dung dịch AlCl 3 1M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,75M, lượng kết tủa thu được lớn nhất. Tính giá trị của V? 15. Cho 200ml dung dịch AlCl 3 1,5 M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được 15,6 gam kết tủa. Tính giá trị của V? Biên soạn: Trần văn Trung Trang 6 . ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – MÔN HÓA HỌC – NĂM HỌC 2010 – 2011 PHẦN BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LY 1. Nhóm chất nào sau đây. phải lớn nhất nên khi ở nhiệt độ cao nitơ có các tính chất hóa học như sau: A. Axit và bazơ B. Oxi hóa mạnh C. Khử mạnh D. Khử và oxi hóa 31. Hợp chất của nitơ với kim loại có tên gọi chung là. nào sau đây: A. Chỉ có tính oxi hóa B. Chỉ có tính khử C. Có tính oxi hóa và tính khử D. Có tính axit và tính bazơ. 85. Trong hợp chất Si có thể có các số oxi hóa nào: A. -4,-2, 0, +2, +4. B.