1 BẢN TIN TUẦN 0 7 / 0 3 - 1 1 / 0 3 / 2 0 1 1 TIÊU ðIM • Nhn ñnh th trng • Tin vĩ mô • Câu chuyn kinh t trong tun (1)Cn phi dch chuyn mô hình tăng trng ñ s dng hiu qu ngun vn ñu t công (2)Trn lãi sut NHẬN ðỊNH THỊ TRƯỜNG Tuần qua, VN-Index tiếp tục giằng co tại ngưỡng hỗ trợ 460 ñiểm, tương ứng với mức ñiều chỉnh giảm 61,8% theo Fibonaci Retracement. Khối lượng giao dịch trong mỗi phiên ñều rất thấp, thể hiện lực cung cầu ñều ở mức yếu. Thị trường ñã có phiên kiểm thử nguồn cung trong 2 phiên ñầu tuần nhưng suy yếu ngay sau ñó khi cả bên mua và bên bán dường như không sẵn sàng. Như vậy, vùng hỗ trợ 460 ñiểm vẫn ñang có những tác dụng nhất ñịnh về mặt tâm lý, hạn chế ñà rơi của VN-Index. Về mặt kỹ thuật, khả năng phục hồi tại ngưỡng này vẫn còn bỏ ngỏ, một số cổ cổ phiếu lớn có dấu hiệu phân kỳ KBC, PVF, GMD, có thể tạo ñộng lực cho thị trường chung. Tuy nhiên, chặng ñường khó khăn còn dài và sự phục hồi nếu diễn ra trong tuần sau cũng sẽ không nhiều. Chúng tôi vẫn giữ quan ñiểm là vùng 460-480 có thể là vùng dừng chân tạm thời của VN-Index. Các khó khăn vĩ mô của năm 2011 là không hề nhỏ, nếu không muốn nói là còn khó hơn so với các năm trước do nội lực kinh tế ngày càng yếu, dư ñịa chính sách không có nhiều. Thông tư 02/2011/TT-NHNN mới ban hành yêu cầu giữ lãi suất huy ñộng không vượt quá 14% cho thấy, lạm phát năm nay xảy ra trong bối cảnh lãi suất vốn ñã rất cao, không thể dùng chính sách tiền tệ như những năm trước ñể chống lại lạm phát. Nếu ñi theo cách cũ sẽ ñứt ñà tăng trưởng của nền kinh tế, gây khó khăn thực sự cho sản xuất kinh doanh. Khi chính sách kinh tế không có nhiều ñất, các biện pháp hành chính sẽ ñược thực thi quyết liệt hơn, có thể giải quyết ñược vấn ñề nhưng cũng có thể gây sốc cho nhiều lĩnh vực. ðây là giai ñoạn bất ổn của nền kinh tế, các chính sách mới ñược ñưa ra tạo ra ñược niềm tin và tất nhiên cũng cần có thời gian ñể phát huy tác dụng. Trước mắt, thị trường chứng khoán vẫn ñang trong xu hướng xuống và các phiên phục hồi chỉ mang tính chất kỹ thuật. 2 KINH TẾ VĨ MÔ Kinh tế thế giới EU và Eurozone nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 Ủy ban châu Âu nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực EU và Eurozone, nhưng cảnh báo lạm phát cũng sẽ cao hơn. Theo dự báo kinh tế mới nhất, nền kinh tế khu vực ñồng Euro sẽ tăng trưởng 1,6% và kinh tế của Liên minh châu Âu tăng 1,8% trong năm nay. Cả hai dự báo này ñều tăng 0,1 ñiểm phần trăm so với ước tính năm ngoái. Do việc tăng giá năng lượng và hàng hóa, dự báo lạm phát ñược ñiều chỉnh lên ñến 2,2% trong khu vực ñồng Euro, tăng từ 1,8% trước ñó. ðối với cả năm 2011, lạm phát sẽ gần nhưng dưới 2%, ñúng như mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu. ðối với khu vực EU, tỷ lệ lạm phát sẽ trung bình năm 2011 sẽ ở khoảng 2,5%. Dự báo kinh tế này ñược thực hiện dựa trên dữ liệu từ Pháp, ðức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh, ñại diện cho 79% GDP của EU và 83% GDP của khu vực ñồng Euro. Kinh tế Việt Nam 10 nhiệm vụ kiểm soát tốc ñộ tăng trưởng tín dụng, ñiều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng Ngày 01/03/2011, Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ñã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt ñộng ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, bảo ñảm an sinh xã hội. Chỉ thị này nhằm thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc ñộ tăng tín dụng dưới 20% và tốc ñộ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% -16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý. TCTD phải kiểm soát tốc ñộ tăng trưởng tín dụng, ñồng thời ñiều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng thông qua 10 nhiệm vụ sau: Th nht, giao kế hoạch kinh doanh cho từng chi nhánh và các ñơn vị trực thuộc phù hợp với tốc ñộ tăng trưởng tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. Th hai, thực hiện cấp tín dụng theo ñúng quy ñịnh của pháp luật về tín dụng; ñảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt ñộng kinh doanh theo quy ñịnh của NHNN; không ñể thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán; vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Th ba, thực hiện giảm tốc ñộ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất ñộng sản, chứng khoán; ñến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối ña là 22% và ñến 31/12/2011, tỷ trọng này tối ña là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện ñược tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung ñối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt ñộng kinh doanh trong 06 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. ðến 30/06/2011, nếu tốc ñộ tăng tín dụng có thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy ñịnh của pháp luật ñể kiểm soát tín dụng. Th t, cho vay bằng ngoại tệ theo ñúng quy ñịnh của pháp luật, ñảm bảo khả năng thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng 3 không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành. Th năm, thực hiện huy ñộng và cho vay bằng vàng theo quy ñịnh tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010; giảm mạnh huy ñộng và cho vay bằng vàng, phù hợp với chủ trương của NHNN tiếp tục hạn chế việc huy ñộng và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng trong thời gian tới. Th sáu, tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn ñịnh lãi suất huy ñộng vốn bằng ñồng Việt Nam và ñô la Mỹ theo quy ñịnh của NHNN; công bố công khai lãi suất huy ñộng và cho vay trên website và tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng. Th by, ấn ñịnh tỷ giá mua, bán của ñồng Việt Nam ñối với ñô la Mỹ theo ñúng quy ñịnh tại Quyết ñịnh số 230/ Qð-NHNN ngày 11/02/2011 của Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống của tổ chức tín dụng (biên ñộ +_1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng); chủ ñộng hoàn thiện quy ñịnh nội bộ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ. Th tám, thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro tín dụng theo ñúng quy ñịnh của pháp luật. Không ñược thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu như cho vay ñể trả nợ cũ,không chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay ñối với khoản vay không có khả năng thu hồi nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn không ñúng ñối tượng, chuyển ñổi ñồng tiền nợ vay không ñảm bảo khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ không ñúng quy ñịnh của pháp luật, cho vay ñể thanh toán các khoản nợ vay không có hiệu quả của các tổ chức tín dụng khác, Th chín, thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy ñịnh của NHNN. Cui cùng, giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc thực hiện quy ñịnh của pháp luật và quy ñịnh nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng. TCTD không ñược huy ñộng lãi suất VND vượt quá 14%/năm Ngày 03/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ñã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy ñịnh mức lãi suất huy ñộng vốn tối ña bằng ñồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau ñây gọi là tổ chức tín dụng – TCTD). Theo ñó, TCTD ấn ñịnh lãi suất huy ñộng vốn bằng ñồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá) của các tổ chức (trừ TCTD) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/ năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn ñịnh lãi suất huy ñộng vốn bằng ñồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy ñộng vốn tối ña này áp dụng ñối với phương thức trả lãi cuối kỳ; ñối với các phương thức trả lãi khác, phải ñược quy ñổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy ñộng vốn tối ña. ðồng thời, NHNN yêu cầu, TCTD niêm yết công khai lãi suất huy ñộng vốn bằng ñồng Việt Nam tại các ñịa ñiểm huy ñộng vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) theo quy ñịnh của NHNN. Nghiêm cấm TCTD thực hiện khuyến mại huy ñộng vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không ñúng với quy ñịnh của pháp luật và Thông tư này. Nguồn: Tổng hợp 4 CÂU CHUYỆN KINH TẾ TRONG TUẦN Cần phải dịch chuyển mô hình tăng trưởng ñể sử dụng hiệu quả nguồn vốn ñầu tư công Mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào ñầu tư công. Trong những năm qua, ñầu tư công có xu hướng tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với tổng ñầu tư toàn xã hội (năm 2007 chiếm 37,2%; năm 2008 chiếm 33,9%; năm 2009 chiếm 40,6%; năm 2010 chiếm 46,2%). ðầu tư công của Việt Nam hiện nay có ba nhóm chính là (1) tiền ngân sách, chiếm khoảng 50% tổng ñầu tư toàn xã hội, (2) tín dụng nhà nước chiếm hơn 9% và (3) tiền ñầu tư của chính doanh nghiệp. Có thể nói, ñầu tư công chủ yếu là vốn Nhà nước rót cho các tổng công ty, tập ñoàn ñể thực hiện các công trình lớn của nền kinh tế. Một thực tế tồn tại từ nhiều năm nay, ñó là khu vực Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng vốn không hiệu quả do có những ñồng vốn ñược sử dụng không phải vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng không phải là không có những nguyên nhân chủ quan như chiến lược kinh doanh thiếu bài bản, quản lý kém, tham nhũng, lãng phí Thêm vào ñó, việc thiếu sự giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn ñầu tư dẫn ñến các DNNN mở rộng quy mô ñầu tư, vay nợ lớn, ñầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, không thuộc ngành nghề kinh doanh chính, hoặc ñộc quyền chi phối thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ. Tình trạng sử dụng chưa hiệu quả vốn ñầu tư ở các DNNN ñã trở thành phổ biến và ñáng báo ñộng. ðể sử dụng hiệu quả nguồn vốn ñầu tư công, cần phải chuyển dịch mô hình tăng trưởng. Theo ñó, Việt Nam cần từ bỏ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn ñầu tư, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu. Cn xem xét li t trng ñu t Năm 2009, ñầu tư của Nhà nước cho kinh tế chiếm tới 77,1% tổng số vốn ñầu tư nhà nước. Năm cao nhất - 2002 chiếm 82,7%, năm thấp nhất - 2006 chiếm 73,9%. Trong khi ñầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp tới phát triển con người (như khoa học, giáo dục - ñào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng ñồng) từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm 2009 (năm cao nhất là 2003 - chiếm 19,7%, năm thấp nhất 2002 - chiếm 14,3%). Ở cấp ñộ ngành, chiếm trên dưới 40% tổng số vốn ñầu tư công là cho các ngành kết cấu hạ tầng như: ðiện, nước, vận tải, thông tin Trong khi ñó, một số ngành dù Việt Nam có thế mạnh như nông, lâm, thủy - hải sản lại bị giảm tỷ trọng ñầu tư. Tỷ lệ ñầu tư cho khoa học - công nghệ, giáo dục ñào tạo, y tế không có sự thay ñổi ñáng kể. Việc quá chú trọng ñầu tư nguồn lực cho kinh tế ñể tạo ra tăng trưởng ñã khiến ñầu tư cho các lĩnh vực xã hội, ñầu tư phát triển con người chưa tương xứng với yêu cầu thực tế ñòi hỏi. Thực tế cho thấy, sự phát triển của khoa học - công nghệ và xu thế phát triển kinh tế tri thức ñòi hỏi phải ñầu tư ngày càng nhiều hơn cho phát triển nguồn lực con người. Vì vậy, trong dài hạn, Chính phủ cần phải ñiều chỉnh cơ cấu này, cần xem việc ñầu tư cho khoa học công nghệ, cho nguồn lực con người là quan trọng ñể tạo ra bước ñột phá nhằm tăng tính cạnh tranh bằng tri thức. Tăng trng phi da vào năng sut lao ñng Trong khi phải chi nhiều cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì thước ño hiệu quả ñồng vốn (hay gọi là hệ số suất ñầu tư - ICOR) của Việt Nam lại có xu hướng giảm so với trước. Trong giai ñoạn 2000-2007, hệ số ICOR của toàn nền kinh tế là 5,2; có nghĩa là ñể tăng một ñồng GDP phải bỏ ra 5,2 ñồng vốn. Hệ số ICOR này là quá cao nếu so sánh với các nước ở trình ñộ phát triển tương ñương. Như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm 1950-1975, hệ số ICOR chỉ dao ñộng trong khoảng 1-2; Trung Quốc giai ñoạn 1991-2003 chỉ là 4,1. ðiều ñáng nói là hệ số ICOR của khu vực DNNN quá cao (7,8) ñã kéo lùi ICOR của toàn nền kinh tế. Trong khi, khu vực DN có vốn ñầu tư nước ngoài ñược ñánh giá là hiệu quả cao thì 5 hệ số ICOR cũng thuộc loại cao (5,2). Duy có khu vực kinh tế tư nhân ICOR là 3,2. Nguồn: Vnep.org Trần lãi suất Với mục tiêu thực hiện giải pháp ñiều hành chủ ñộng, linh hoạt, hiệu quả công cụ lãi suất ñồng thời tạo cơ sở pháp lý ñể xử lý ñối với tổ chức tín dụng vi phạm quy ñịnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lãi suất huy ñộng vốn tối ña bằng ñồng Việt Nam của các Tổ chức tín dụng (TCTD), ngày 03/03/2011, NHNN ñã ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy ñịnh trần lãi suất huy ñộng. Mức lãi suất trần là mức lãi suất cao nhất một tổ chức tài chính áp dụng ñể thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình - mức lãi suất trần huy ñộng, hoặc mức cao nhất mà tổ chức áp dụng ñối với các khoản vay nợ của người ñi vay - lãi suất trần cho vay. Trước ñó, vẫn có “trần 14%” nhưng chỉ là ñồng thuận giữa các NHTM với nhau, do VNBA ñứng ra thu xếp, vì ñồng thuận (không có quyền và chế tài) nên, một số NHTM có thể ñơn phương tăng lãi suất trực tiếp hoặc gián tiếp (qua chính sách khuyến mãi) mà SBV không thể xử phạt theo quy ñịnh (chỉ kiểm tra, cảnh cáo, khiển trách, …). Giờ ñây, NHNN ñã ñưa vào quản lý trần lãi suất bằng một Thông tư. ðây cũng là một trong rất nhiều giải pháp ổn ñịnh thị trường tiền tệ ñược tiến hành gần ñây. Theo quy ñịnh của Thông tư này, lãi suất huy ñộng vốn bằng ñồng Việt Nam bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu của các tổ chức, trừ tổ chức tín dụng và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm. ðây là một bước ñi dứt khoát và ñúng lúc, không chỉ ổn ñịnh mặt bằng lãi suất, mà quan trọng là tâm lý và niềm tin của thị trường, cũng như ñưa các Ngân hàng thương mại (NHTM) vào một khuôn khổ nhất ñịnh. Về mặt bằng lãi suất, chắc chắn sẽ giảm lãi suất cho vay vì huy ñộng giảm (bởi trước ñó, cho dù huy ñộng niêm yết ñúng trần 14% nhưng lãi suất thực có thể ñã ở mức 16 – 17%). ðiều hành bằng hành chính không phải là giải pháp ưu tiên trong tiến trình tiến tới nền kinh tế thị trường, tự do hóa lãi suất, tuy nhiên, trong những tình hình khó khăn, một sự can thiệp là cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, kiểm soát lạm phát ñang là mục tiêu hàng ñầu của chính sách kinh tế vĩ mô, mà nhất là chính sách tiền tệ, nên mức ñộ cung ứng tiền của NHNN ra nền kinh tế sẽ có những hạn chế nhất ñịnh. ðồng thời, chính sách tài khóa cũng có những hạn chế chi tiêu nhất ñịnh. Hơn nữa, thực tế hiện nay các thành viên trên thị trường tiền tệ, vẫn trong tình trạng "khát vốn", cạnh tranh giành giật thị trường. Vì vậy, Nếu không có quy ñịnh khống chế trần lãi suất huy ñộng thì một cuộc ñua lãi suất huy ñộng vốn rất có thể lại xảy ra, ảnh hưởng ñến hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Cần phải nhận thức rằng việc quy ñịnh “trần lãi suất” chỉ là giải pháp tình thế. ðể giải quyết tận gốc, tránh cuộc chạy ñưa lãi suất, cần phải nâng cao việc quản lý thanh khoản, cân ñối nguồn vốn cho vay và cơ cấu các khoản vay, nâng cao năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam. 6 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ ñể dùng cho mục ñích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục ñích gì, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết ñịnh ñầu tư. ART/ñối tác/nhà cung cấp dịch vụ của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống ñặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào ñó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin ñược cung cấp trên ñó. Phòng Phân tích và ðầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Tầng 2, tòa nhà CEO, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 84.4.39 368 368 Fax: 84.4.39 368 367 Website: www.artex.com.vn Email: info@artex.com.vn . năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam. 6 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ ñể dùng cho mục ñích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những. nào ñó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin ñược cung cấp trên ñó. Phòng Phân tích và ðầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Tầng 2, tòa nhà CEO, Phạm. chuyn mô hình tăng trng ñ s dng hiu qu ngun vn ñu t công (2)Trn lãi sut NHẬN ðỊNH THỊ TRƯỜNG Tuần qua, VN-Index tiếp tục giằng co tại ngưỡng hỗ trợ 460 ñiểm, tương