Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
227 KB
Nội dung
CÂU HỎI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC 2 CHƯƠNG MỞ ĐẦU Tìm hiểu vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn CM Việt Nam? Vì sao trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta cần phải kiên trì chủ nghĩa Mác- Lê nin Đối với Cách mạng Việt Nam, Chủ nghĩa Mác- Lê nin là kim chỉ nam, là nền tảng của tư tưởng, hành động của Đảng, là ngọn đèn soi sáng cho con đường dẫn đến thắng lợi của dân tộc ta. Trước khi chủ nghĩa Mác- Lênin xuất hiện ở Việt Nam. những phong trào giải phóng dân tộc như: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học đều thất bại. Nhưng kể từ khi HCM đem chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của nước Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật, năm 1945, dưới sự lãnh đạo của HCM và Đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946. Sau đó, Hoa Kỳ hậu thuẫn chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm, kết cục là Mỹ đã rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được kí kết vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ” trong đó khẳng định: “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và của CM Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là 1 quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta. Như ánh sáng mặt trời xua tan bóng tối, trong “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Lênin đã chỉ cho nhân dân ta thấy rõ: Trong thời đại ngày nay, muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đưa loài người tiến lên chủ nghĩa xã hội chỉ có thể giành được thắng lợi bằng sự kết hợp thành một trào lưu chung cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản tất cả các nước với cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc. Và sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa chỉ có thể đi đến thắng lợi triệt để khi nó trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Nhờ vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống đấu tranh oanh liệt của dân tộc, Đảng ta đã đề ra cương lĩnh đúng đắn qua các thời kỳ, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vững vàng vượt qua phong ba bão táp để cập bến vinh quang. Từ thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn đã đạt được, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước 3 Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng HCM. Chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê nin mới có thể vạch rõ hướng đi đúng cho con người đi lên XHCN ở Việt Nam. Chính chủ nghĩa Mác- Lê nin đã làm thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam, nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Đến nay, công cuộc đổi mới đất nước đã trải qua 20 năm. Trong quá trình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng định hướng chính trị, toàn dân là đội quân chủ lực của sự nghiệp đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục Kết quả của công cuộc đổi mới đã đưa lại cho dân tộc ta một xu thế mới, một lực mới để cùng cộng đồng quốc tế bước vào thế kỷ XXI, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong hàng loạt các nhân tố tạo nên sự thành công của đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng của triết học Mác - Lênin. Nguyên tắc bất di, bất dịch trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đổi mới tư duy lý luận nói riêng ở nước ta là giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền tảng tư tưởng của Đảng, của dân tộc, là nguyên tắc và phương pháp luận của sự nghiệp đổi mới. Các nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận trong học thuyết mácxít, trong hệ thống quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các lãnh tụ của Đảng, các nhà khoa học, các nhà lý luận nhận thức lại và lựa chọn để vận dụng sáng tạo vào điều kiện mới. Trong hoàn cảnh hiện tại, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển cùng thế giới. Mặc dù thế giới có nhiều biến đổi, nhưng thời đại hiện nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; các mâu thuẫn cơ bản của thời đại không thay đổi, nhưng chúng đã có nhiều đặc trưng mới. Do vậy, việc Việt Nam lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đúng xu thế của thời đại, nhưng phải chấp nhận những thử thách chưa từng có. Đặc biệt, khi tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng đã thay đổi, bắt buộc phải thiết lập các quan hệ phù hợp, tổ chức lại lực lượng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Chính vì vậy, giữ vững chủ nghĩa Mác Lênin là con đường đúng đắn để bảo vệ và xây dựng đất nước. CHƯƠNG1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 4 Câu 1: Những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Từ đó phân tích sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác-Lênin, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật. Trong đó, Lê- Nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại phản ánh và được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.Còn ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người thông qua lao động mà ngôn ngữ. Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: Tình cảm yêu thương, tâm trạng, cảm súc, ý trí, tập quán, truyền thống, thói quen quan điểm, tư tưởng, lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng Vật chất và ý thức có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, ý thức là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất, do vật chất quyết định. Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý thức, thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức của con người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan. Nhưng ý thức có tính độc lập tương đối, có vai trò tác động trở lại đối với sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. • Vật chất quyết định ý thức bởi vì bộ não con người là dạng vật chất có tổ chức cao nhất và chỉ có duy nhất ở con người. Đó là cơ quan phản ánh cho ra đời ý thức- là 1 dạng biểu hiện của vật chất. Bộ não của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Vật chất quyết định nội dung phản ánh của ý thức. Bởi vì ý thức bao giờ cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo trong phản ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh. Hơn nữa, tự thân ý thức không thể gây ra sự biến đổi nào trong đời sống hiện thực. Vật chất quyết định nguồn gốc ra đời của ý thức: nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. Đồng thời, vật chất cũng quyết định sự biến đổi của ý thức: ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, thế giới vật chất, bản thân nó không thể gây ra sự biến đổi trong đời sống hiện thực. Nhưng thế giới vật chất thì luôn vận động và biến đổi không ngừng (vận động là phương thức tồn tại của vật chất), vì vậy khi nó thay đổi dẫn tới làm cho ý thức cũng thay đổi theo. 5 • Ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có tính độc lập tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại. Vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua lao động thực tiễn của con người. Bởi vì thông qua lao động của con người khi tác động vào thế giới khách quan đã làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những quy luật từ đó con người có thể nhận thức được dễ dàng hơn các sự vật hiện tượng trong thế giới đó. Đồng thời, trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, thế giới khách quan đã được cải biến đi thông qua cơ quan cảm giác thông qua lăng kính chủ quan của con người. Với những tri thức mà ý thức mang lại cho con người có thể xác định phương hướng mục đích trong nhận thức và thực tiễn của mình. Đồng thời biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất, cung cấp cho con người động lực vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được mục đích đề ra. Ý thức tác động trở lại vật chất theo 2 chiều hướng. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì sẽ cung cấp cho con người những tri thức đúng đắn, giúp cho con người đạt được mục đích. Ngược lại, nếu ý thức không phản ánh đầy đủ thế giới khách quan thì tri thức mang lại là sai lầm, nó sẽ làm cho con người xây dựng những phương hướng, mục đích sai lầm Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan. Đồng thời, phải thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người trong việc hóa tính tích cực sáng tạo của ý thức. • Sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí: Bệnh chủ quan duy ý chí thực chất là khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm quan. Đó là trào lưu tư tưởng không xuất phát từ thực tại khách quan, không tôn trọng thế giới khách quan, không lấy thực tiễn khách quan làm cơ sở, tiền đề cho việc đề ra chủ trương, hoạch định đường lối, chính sách. Bệnh chủ quan duy ý chí cho rằng tư tưởng và ý chí của con người có thể quyết định tất cả. Bệnh chủ quan duy ý chí là 1 sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy vừa mắc phải chủ nghĩa chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ quan chỉ thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, hiện thực khách quan. Thực chất của căn bệnh này là trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, người ta tuyệt đối hóa nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển. Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách mạng và sự cụ thể hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật, nếu bị sự can thiệp, áp đặt của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước mà trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của nó khó có thể lường trước được. Bệnh chủ quan duy ý chí còn dẫn đến tệ mệnh lệnh hành chính, hình thức chủ nghĩa, bệnh gia trưởng độc đoán chuyên quyền, ban phát đặc ân, tệ sùng bái cá nhân, tham ô, lãng phí, coi thường người lao động 6 Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền sản xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới, chúng ta đã không có được một đường lối, chính sách phát triển kinh tế thận trọng và khoa học dẫn đường. Trong khi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước chưa phù hợp, chúng ta đã chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cụ thể là đã nóng vội xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, áp dụng nền kinh tế tập trung.Việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp đổi mới của nước ta. Đối với Liên Xô và Trung Quốc, có những hình thức áp dụng đối với những đất nước này có thể được coi là hiệu quả. Nhưng đối với tình hình nước ta bấy giờ, việc áp dụng không đúng cách lại gây ra hệ quả trái ngược thậm chí còn làm tình trạng trở nên yếu kém hơn. Việc đẩy mạnh quá mức xây dựng công nghiệp nặng, chưa coi trọng nền công ngiệp trí thức làm đất nước ta khó hội nhập cùng thế giới. Khoa học- kĩ thuật từng ngày đổi thay và phát triển rất nhanh chóng. Nếu không bắt kịp với xu hướng dẫn đến tình trạng lạc hâu, thụt lùi dần. Chỉ khi thay đổi mục tiêu và đề ra phương hướng kịp thời trong Hội nghị trung ương 8 khóa V (tháng 6/1985) đã chỉ ra con đường phù hợp, đó là “công nghiệp hóa” nhưng phải gắn liền với “hiện đại hóa”. Ngoài ra những vấn đề như cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ, còn nhiều điều thiếu sót. Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật, là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan; biểu hiện trong 1 số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xa rời hiện thực khách quan. Là căn bệnh không chỉ do yếu kém về trình độ nhận thức, trình độ lý luận mà còn là sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu kéo dài, đến lượt nó, bệnh chủ quan duy ý chí trở thành một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị đình đốn, sa sút. Do vậy, quá trình khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí phải là sự kết hợp giữa việc nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lý luận, trong đó bao hàm cả việc nắm vững phép biện chứng duy vật với việc đẩy mạnh đổi mới và phát triển kinh tế. Đồng thời trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Câu 2: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức hãy làm rõ vai trò của tri thức với hoạt động thực tiễn. Ý thức chính là sự nhận thức về thế giới quan thông qua bộ óc của con người. Trong thực tiễn, con người có những hoạt nhằm cải tạo thế giới phục vụ cho nhu cầu sống của mình, đồng thời cũng trong quá trình đó mà con người có ý thức. Ý thức là 1 hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp, bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí. Trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. 7 Tri thức là hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới. Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên. Con người càng tích lũy được nhiều tri thức thì ý thức thật càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn. Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên. Tri thức chính là cái mở đầu cho hoạt động thực tiễn của con người. Chỉ khi có tri thức, con người mới xác định được hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn. Trong bất cứ hoàn cảnh, công việc nào, không chỉ trong khoa học mà ngay cả đời sống, con người cũng cần phải có tri thức. Tri thức ở đây không phải là những gì quá to lớn hay đặc biệt, mà chính là những hiểu biết, những điều mà chúng ta được học hàng ngày. Đó có thể là những quy tắc xử xự, những lễ nghĩa mà từ bé chúng ta được dậy bảo. Cũng là những kiến thức trong sách vở mà chúng ta rèn luyện và học tập. Là những điều mà ta tích lũy được khi học hỏi trong cuộc sống hàng ngày Tóm lại, tri thức là một thế giới, là một khoảng không bất tận mà không ai có thể nắm bắt hết được. Từng ngày, từng giờ, việc khám phá của con người trong thế giới đấy lại càng được mở rộng, những kiến thức từ đó cũng nhân lên. Chính vì vậy, việc tích lũy tri thức là một điều quan trọng. Nhưng chỉ học hỏi thôi chưa đủ. Việc vận dụng ra sao những tri thức đấy ra sao trong thực tiễn lại càng quan trọng hơn. Bởi vì, chỉ khi được vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn mới có thể hiểu được cặn kẽ, thấu hiểu 1 cách sâu sắc kiến thức đó. Đồng thời, trong quá trình thực tiễn có thể tìm ra những thiếu sót, và từ đó lấp đầy lỗ hổng kiến thức của chúng ta. Ngày nay vai trò của tri thức rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vai trò của nó thể hiện ở việc khoa học trở thành điểm xuất phát, ra đời những ngành sản xuất mới, công nghệ mới, vật liệu mới. Khoa học đã trở thành yếu tố tri thức không thể thiếu được của con người, giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc có năng suất và chất lượng tốt hơn. Không chỉ về khoa học kĩ thuật , các tri thức về khoa học tự nhiên như thiên văn, xã hội, lịch sử, đã mở ra cho nhân loại nhiều hiểu biết mới sâu rộng hơn về thế giới. Tóm lại, khoa học không chỉ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người mà còn giúp cho con người có đầu óc tư duy sáng tạo, tầm nhìn sâu rộng, có sự tác động làm thay đổi thế giới quan. Chính vì vậy, việc nắm bắt và học hỏi tri thức lại càng trở nên thực sự quan trọng hơn nữa trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay- xây dựng và phát triển theo con đường “ công nghiệp hóa- hiện đại hóa” 8 CHƯƠNG 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Câu 1: Làm rõ luận điểm của HCM: “ Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” ( Hồ Chí Minh,1995, tập8, tr.496). Lý luận và thực tiễn có mối liên hệ biện chứng qua lại với nhau. Lênin đã khẳng định “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Chủ nghĩa Mác coi lý luận và thực tiễn liên hệ với nhau không thể tách rời. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhận thức, nó chính là cơ sở mục đích, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý, và do đó cũng là của lý luận. Mọi tri thức, lí luận con người có được xét cho cùng đều xuất phát từ thực tiễn. Ngày nay, khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mối quan hệ này cũng không thay đổi. Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại hình ảnh về thế giới với những đặc trưng, bản chất của nó.Lực lượng sản xuất vẫn tồn tại với tư cách là đối tượng của khoa học, còn khoa học vẫn là hình thức hoạt động của con người, là sự phản ánh hiện thực. Lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và trên cơ sở cải tạo thực tiễn xã hội. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư tưởng, lý luận mới có thể cải tạo thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức chúng không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức. Lý luận hoành thành chức năng của xã hội khôgn phải ở ngoài khuôn khổ cảu thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội. “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn nù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Như vậy thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận để soi đướng, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm. Còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn, và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn và lý luận cần đến nhau, nương tựa nhau, hậu thuẫn và bổ sung cho nhau. Lý luận có vai trò quan trọng đối với thực tiễn, lý luận như “kim chỉ nam” , chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì trong công việc người ta chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong thực tiễn. “Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” . “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất và cũng thể vận dụng được lý luận để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát với thực tế, không phù hợp với thực tiễn. 9 Tuy nhiên, lý luận phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Lý luận cũng như cái tên để bắn.Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên” “ Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù được xem hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một hòm đựng sách”. Người đã so sánh một cách sáng tạo về lý luận và thực tiễn với những hình ảnh cụ thể. Đúng vậy, nếu không biết cách vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã học hỏi được thì chẳng khác nào những thứ đó là vô dụng. Thời gian học tập, nghiên cứu của chúng ta liệu có nên để lãng phí một cách vô ích như vậy? Do đó, khi đã có kiến thức thì nên vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn, có như vậy chúng ta mới có thể hiểu được cặn kẽ, thấu hiểu một cách sâu sắc vấn đề. Đồng thời, trong quá trình vận dụng có thể tìm ra những thiếu sót để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của chúng ta. Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn còn biểu hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận. Để tìm hiểu xem tư duy con người có đạt đến trình độ chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic. Nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào thực tiễn. Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận. Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay chệch hướng. Như vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đúng. Chính vì vậy, trong bất cứ công việc nào, dù lớn hay bé, cũng cần phải biết áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo lý luận, kiến thức vào thực tiễn thì mới có thể thành công được. Câu 2: Tìm hiểu mâu thuẫn cơ bản ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đầu tiên là cải tạo những thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa theo hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa 10 [...]... tiễn, thì học chẳng để làm gì cả .Học mà không hành thì vô ích Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học Sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng ở lứa tuổi nào cũng phải học Học ở nhà trường, gia đình, xã hội Học thầy, học bạn, học ở... một cách tinh tế giữa học và hành.Hành động sẽ mang lại thành công cho chúng ta,và việc học là chỗ dựa, là cơ sở cho hành.Thực tiễn là cơ sở của lý thuyết và chính lý thuyết soi sáng lại cho thực tiễn Là học sinh, sinh viên ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chơi.Không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà... là bao la, việc học không bao giờ là đủ Từ khi mới sinh ra, chúng ta được học ăn, học nói Sau này lớn hơn thì học lễ nghi, chữ nghĩa Kiến thức của nhân loại là vô cùng tận, không có ai có thể nắm bắt hết được Do đó, học là việc của cả một đời người Học mọi nơi mọi lúc, học không ngừng nghỉ Nhưng học thế nào để có kiến thức thật sự, có ích cho bản thân, cuộc sống thì phải nhờ tới “hành” .Học thuộc khía... thuyết , lí luận Còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống.Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập Bác Hồ từng nói “lý luận phải đi chung với thực tiễn nếu không lý luận có... đúng đắn Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, là nhìn nhận và tiếp nhận những cái sẵn có .Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu Học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ Học là cả... vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm Chính vì vật cần phải xác định một cách đúng đắn, không được chủ quan 12 Câu 3: Là học sinh, sinh viên, anh (chị) đã làm gì để thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành”? Từ xưa tới nay học là việc không thể xem thường, nhưng hành cũng không thể bỏ qua, chỉ khi biết kết hợp dung hòa giữa chúng thì ta mới có thể thành công Nguyên lý giáo dục học đi đôi... học bạn, học ở mọi nơi mọi chốn ,“đi một ngày đàng học một sàng khôn” Trong tình hình đất nước đang trên đà phát triển thì việc lại càng được xem trọng.Người ta coi trọng kiến thức, bằng cấp.Đó cũng là lí do vì sao mà lối học vẹt, học vì điểm lại ngày càng phổ biển trong học đường thiếu thực hành nên kĩ năng sống và các vấn đề cơ bản cuộc sống mà học sinh lại không biết, và hầu như là lúng túng trước... tế, của toàn xã hội Câu 5: Phân tích luận điểm của C.Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toan tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11) Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hêghen và các nhà triết học tiền bối trước Mác... nếu không lý luận có hay đến mấy cũng sẽ trở thành lý luận suông” Chỉ khi thực hành thì việc học mới có giá trị, mới phát huy được hết những lợi ích của nó Có hành thì chúng ta có thể kiểm chứng lại lý thuyết và chỉnh sửa những điều chưa đúng, và hơn thế nữa đó còn là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta tích lũy những kinh nghiệm sống cho bản thân mà việc học không thể cung cấp cho ta được.Một khi đã nắm vững... đổi thế giới tự nhiên Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn . cần phải học. Sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học. Học ở nhà trường, gia đình, xã hội. Học thầy, học bạn, học ở mọi. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận. cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chơi.Không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí