Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công:

Một phần của tài liệu Thuyết minh biện pháp thi công dự án nạo vét rạch, sông , hồ (Trang 37 - 41)

V. KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG ĐIỆN VÀ PHÒNG HỎA

b. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công:

Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động liên quan đến chất thải:

Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến bui và khí thải:

Khí thải của các thiết bị thi công nạo vét (máy dào gầu dây và xói hút bùn) vả các phương tiện vận chuyển (tàu kéo, ca nô) không lớn. Mặt khác do khu vực nạo vét nằm ở khu vực rạch, thông thoáng, có gió mạnh nên khả năng phát tán và ô nhiễm do khí thải từ thiết bị, phương tiện thi công và mùi hôi của bùn nạo vét sẽ dễ dàng bị pha loãng và nhanh chóng phát tán vào môi trường không khí.

Tuy nhiên, do thời gian thi công nạo vét diễn ra trong giai đoạn 60 ngày, công nhân sẽ chịu tác động trực tiếp của khí thải, tiếng ồn, mùi hôi.. .Do vậy, để khắc phục các ô nhiễm do khí thải và tiếng ồn từ hoạt động nạo vét, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:

- Bố trí tuyến đường vận chuyển và đi lại hợp lý. Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đàm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật. - Trang bị và yêu cầu công nhân sử dụng thiết bị chống ô nhiễm không khí (ồn,mùi…) - Hạn chế thi công trong những thời điểm khô nóng có sự hoạt động của gió mạnh; - Dùng bạt che phủ sà lan vận chuyển bùn nạo vét.

- Bảo đảm an toàn, không để rò rỉ bùn khi vận chuyển bùn đáy đến bãi đỗ bùn.

Biện pháp giảm thiểu khi thải phát sinh tại vị trí đổ bùn

Để hạn chế mùi, khí thải tại bãi đổ bùn, sẽ tiến hành phun chế phẩm EM để giảm mùi. Ngoài ra, xung quanh có hành lang cây xanh để giảm mùi do bùn nạo vét.

Biên pháp giảm thiểu tác động của nước thải

Trong quá trình thi công dự án, lượng nước thải không lớn, tuy nhiên để khống chế giảm thiểu tác động đến môi trường nước, cần áp dụng một số giải pháp sau:

Đối với nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt của công nhân được chứa trên tàu, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các phương tiện thủy nội địa, sau thời gian thi công sẽ được đơn vị thi công vận chuyển đến đon vị có chức năng xử lý

Đối với nước thải từ tàu thuyền, sà lan:

- Các phương tiện vận chuyền trước khi lưu thông sẽ được kiểm tra chặt chẽ trước khi cho vận hành.

- Sử dụng máy móc thiết bị mới, hạn chế việc rò rỉ dầu của máy móc.

- Áp dụng các biện pháp hạn chế lượng nhiên liệu (dầu mỡ khó tan...) rò ri xuống kênh.

- Tiến hành vệ sinh, thu gom dầu mỡ rơi vãi, thu gom chất thải rắn trên xả lan, tàu thuyền trước khi dùng nước vệ sinh, nước dằn tàu. Không dùng nước để vệ sinh xà lan, tàu thuyền khi chưa thu gom dầu mỡ rơi vãi trên xà lan, tàu thuyền.

- Hạn chế số lần vệ sinh xà lan, tàu thuyền bằng nước. Ưu tiên thu gom vệ sinh bằng chổi giẻ lau, chỉ dội nước sàn làu, xà lan khi cần thiết.

- Nước thải do tàu thuyền sẽ được tiến hành thu gom theo đúng quy định.

Đối với hoạt động nạo vét:

- Ngăn chứa nước bùn trên sà lan phải được làm kín, an toàn.

- Hạn chế lượng bùn nạo vét rơi xuống kênh gây tăng độ đục của nước.

Giảm thiểu tác động đến nguồn nước mặt do rò ri bùn từ bãi chứa:

Tại vị trí đổ bùn, bùn sẽ được hút từ sà lan lên bãi bằng hệ thống đường ống và thiết bị xói hút bùn qua bãi đổ; mặc dù theo các đánh giá bên trên thì tác động ô nhiễm gây ra ở khu vực bãi đổ bùn là không đáng kể, nhưng để hạn chế các tác động khách quan ngoài ý muốn, cần thực hiện:

- Khi đổ bùn phải thực hiện từ vị trí cuối bãi để quay ngược trở lại, tức là ở vị trí xa cửa tràn trước, có như vậy mới ngăn chặn được lượng bùn chưa kịp lắng trở lại kênh rạch.

- Dùng lưới hoặc các bao cát chắn ngang cửa xả không để cho rác từ bãi chứa tràn ra ngoài và duy trì việc che chắn này trong suốt quá trình sử dụng. Sau đó, thu gom và chuyển rác lên bờ tập trung vào một hố chôn lấp hoặc xử lý cùng rác thải sinh hoạt.

- Vì công trình không có kinh phí đắp đê bao, nên phải tận dụng bờ bao, bờ thửa hiện có để làm bể chứa hoặc đắp thêm nhũng đoạn ngắn cục bộ để tạo thành bờ bao quanh bãi thải, tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gia cố bờ bao bằng cừ tràm và vi tre với mật độ đủ dày để hạn chế sự cố vỡ bờ bao.

- Vì bãi chứa bùn của dự án có diện tích không lớn nên sử dụng 01 ngăn làm ngăn chứa vừa làm ngăn lắng cùng với 01 hố thu nước. Sauk hi bơm hỗn hợp bùn – nước vào bãi chứa toàn bộ bùn nước dược giữ lại trong ngãn chứa. Khi độ dục trong nước giảm sẽ tạo rãnh đưa nước về các hố thu nước. Từ hố thu sẽ dào mương rãnh để nước sau khi láng thoát ra sông

- Ngoài ra, ở mỗi bể chứa có 1 dến 2 cửa xả đắp bằng bao tài cát trên nền cọc cừ tràm, chân cửa có bao tải chống xói lúc nước chảy tràn qua cửa. Miệng cửa phải đàm bào thoát được lượng nước tràn qua mặt.

ngay, đảm bào nước rò rỉ ra kênh rạch xung quanh.

- Phải dựng các biển báo và hàng rào xung quanh phạm vi khu vực bãi đổ để cảnh báo nguy hiểm nếu đi vào khu vực đó.

Hồ chứa nước

Hình 4-2 Mặt bằng bãi chứa bùn

Biên pháp giảm thiểu tác động cửa chất thải rắn;

Thực hiện đúng theo 70/2011/TT-BGTVT quy định việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các phương tiện thủy nội địa nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện này gây ra.

Chất thải rắn trong quá trình thực hiện dự án chủ yếu là bùn đáy, chất thải sinh hoạt của công nhân, cần tiến hành những hoạt động sau:

- Đối với chất thải sinh hoạt của công nhân: với lượng rác rất ít, bố trí thùng đựng rác các sà lan công trình, sau đó sẽ thu gom, tập kết về vị trí thuận lợi tạị vị trí này sẽ bố trí một thùng rác lớn để thu gom và giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vận chuyển và xử lý. Ngoài các giải pháp nêu trên cần tiến hành phổ biến nâng cao nhận thức về môi trường, cho công nhân ý thức trong việc sử dụng hợp lý các sản phẩm có chất thải ra môi trường. Nghiêm cấm công nhân vứt rác bừa bãi.

- Đối với bùn nạo vét: được tận dụng vào việc tôn tạo mặt bàng; sự lựa chọn vị trí đổ bùn để không ảnh hưởng đến môi trường đất, nước khu vực đổ bùn đáy.

- Đổi với chất thảỉ nguy hại như: gỉẻ lau dầu mỡ do quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Chất thải nguy hại sẽ được thu gom và chứa trong thùng nhựa đặt tại sà lan công trình. Đơn vị thi công sẽ hợp đồng với đơn vị cỏ chức năng thu gom chất thải nguy hại đến thu gom vận chuyển và xử lý theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại.

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

- Bố trí sắp xếp thi công hợp lý, tránh thi công vào những giờ cao điểm nhiều tàu thuyền qua lại.

- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị máy móc gây ra tiếng ồn và độ rung lớn đảm bảo các yêu cầu cân bằng thiết bị.

- Áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến nhằm đảm bảo khả năng chống ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung.

- Các máy móc thiết bị thi công phải đạt tiêu chuẩn quy định về tiếng ồn và độ rung. - Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho những thiết bị có mức ồn cao như xói hút bùn.

thiết bị đào gầu đây.... và động cơ tàu kéo đẩy sà lan

- Hướng dẫn, yêu cầu công nhân vận hành thiết bị đúng quy tắc.

- Trang bị và yêu cầu công nhân sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động chống ô nhiễm tiếng ồn (nút tai chống ồn...) nhằm phòng ngừa tai nạn lao động.

- Tuân thủ đầy đủ và đúng kỹ thuật các quy định an toàn tiếp nhận và vận chuyển bùn đáy.

Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường thủy sinh:

Qua các kết quả khảo sát hệ thủy sinh ở khu vực thực hiện dự án nạo vét cho thấy, hệ thủy sinh ở khu vực không có những loài có giá trị kinh tế cao, chỉ có một số loài tôm, cá thích nghi với môi trường nước trong khu vực, do đó hoạt động nạo vét không mang tính huỷ diệt các loài sinh vật hữu ích mà chỉ ảnh hưởng đến sự di tản và tái lập sự sống của chúng sau khi quá trình thi công nạo vét ổn định.

Để giảm thiểu tác động xấu đối với các loài thuỷ sinh và sớm phục hồi tính ổn định môi trường sống của chúng, chủ dự án sẽ áp dụng một vài biện pháp sau:

- Thông báo rộng rãi đến các hộ dân trong khu vực Dự án nắm bắt về các hoạt động thi công của dự án cũng như thời gian thi công và kết thúc công trình.

- Tiến hành thỏa thuận đền bù thỏa đáng cho các hộ dân đăng đáy phải dỡ bỏ trong khu vực thi công.

- Áp dụng đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước để hạn chế tác động đến các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

- Trong quá trình thi công nạo vét, chủ dự án sẽ thực hiện đúng theo tiến độ, áp dụng quy trình nạo vét thống nhất từ dầu tuyến đến cuối tuyến nạo vét, không thay đổi vị trí, phạm vi nạo vét.

- Không tiến hành nạo vét khu vực chưa qua khảo sát và vượt quá giới hạn cho phép. - Không để rò rỉ, rơi vãi dầu nhớt và các chất thải khác xuống nước trong suốt quá

trình thực hiện dự án.

Biên pháp giảm thiểu tác động đến cấu tạo địa chất đáy:

Nhằm hạ thấp tối đa các tác động không mong muốn cỏ khả năng xảy ra như; gây xói mòn đáy làm ảnh hưởng đến cấu tạo địa chất đáy của khu vực, khả năng gây xói lở đường bờ và các biến cố rạng nứt, sụp lở đất sau nạo vét,... đơn vị thi công sẽ thực hiện:

- Khảo sát kỹ địa hình, thủy văn của khu vực và của tuyến nạo vét trước khi lựa chọn vị trí cắm mốc, bề rộng đáy, độ sâu nạo vét và taluy mái nạo vét.

- Tuân thủ và thực hiện đúng theo thiết kế dự án.

- Lập kế hoạch thi công hợp lý và tổ chức giám sát thi công chặt chẽ.

Biện pháp gỉảm thiểu tác động trên tuyến nao vét và vận chuvển bùn nạo vét:

Đảm bảo các phương tiện phục vụ hoạt động nạo vét và vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành hàng hải.

Ngoài ra, để đáp ứng an toàn giao thông dường thủy cần tiến hành các biện pháp sau: - Tất cả các công nhân vận hành thiết bị đều được đào tạo chính quy có tay nghề bậc

thợ phù hợp với thiết bị điều khiển. Phải có chứng chỉ hành nghề cần thiết như: bằng thuyền trưởng, bằng tài công...theo các quy định hiện hành.

- Tiến hành tính toán khu vực neo đậu tàu thuyền, sà lan hợp lý.

- Thực hiện các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông đường thủy theo hướng dẫn của ngành hàng hải.

- Thực hiện các hướng dẫn về điều tiết giao thông thủy.

- Thông báo các thông tin về khu vực nạo vét cho chính quyền địa phương và công an đường thủy;

- Thiết lập hệ thống phao nổi, đèn, biển báo hiệu dọc khu vực thi công để thông báo phạm vi công trường thi công nạo vét trên mặt nước;

- Phân luồng các tuyến cho các tàu thuyền trong khu vực nhàm tránh va chạm với các phuơng tiện và hoạt động thi công.

Biện ph áp giảm thiể u tác động đến kinh t ế xã hôi:

- Thực hiện thuê nhân công địa phương thực hiện các công đoạn thi công thủ công - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương lập và triển khai phương án bảo vệ

người, máy móc, thiết bị trên công trường

- Nghiêm cấm công nhân trên phương tiện và công nhân tham gia thực hiện dự án tụ tập uống rượu ở khu vực công trường trong giờ làm việc

- Đăng ký tạm trú cho các công nhân vận hành tàu, thuyền, thiết bị thi công không sinh sống tại địa phương.

- Các công trình duy tu đều có đóng phí bảo hiểm công trình do đó nếu có thiệt hại gây ra do hoạt động của dự án, chủ đầu tư cam kết bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Thuyết minh biện pháp thi công dự án nạo vét rạch, sông , hồ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w