CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh biện pháp thi công dự án nạo vét rạch, sông , hồ (Trang 26 - 31)

1. Quản lý chất lượng:

Để đảm bảo chất lượng công trình cần có nhiều yếu tố tạo nên một công trình chất lượng cao bao gồm chất lượng vật tư, biện pháp thi công công tác giám sát. Hiểu được sự quan trọng của công việc này nhà thầu chúng tôi xem đây là tiêu chí của doanh nghiệp và luôn tuân thủ các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy định của hồ sơ mời thầu và các cơ quan chức năng ban hành.

1.1-Tiêu chuẩn, yêu cầu và biện pháp thi công:

Trong quá trình thi công nhà thầu chúng tôi luôn tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành được cho phép áp dụng, cụ thể:

1.2-Quản lý kỹ thuật

STT T

TÊN TIÊU CHUẨN MÃ HIỆU

1 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi – Các

quy định chủ yếu về thiết kế (vận dụng) 05:2012/BNNPTNTQCVN 04- 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nội dung hồ sơ báo cáo

kinh tế kỹ thuật và dự án đầu tư (vận dụng) 01:2010/BNNPTNTQCVN 04- 4 Tiêu chuẩn Quốc gia – Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội

địa TCVN 5664:2009 5 Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn tuyến và trạm quản lý đường

thủy nội địa – yêu cầu chung 01:2014/CĐTNĐTCCS 6 Lồng đường thủy nội địa – tiêu chuẩn thiết kế TCCS

03:2010/CĐTNĐ 7 Công trình chỉnh trị luồng đường thủy nội địa – Tiêu chuẩn

thiết kế. 04:2010/CĐTNĐTCCS 8 Quản lý, bảo trì đường thủy nội địa TCCS

01:2010/CĐTNĐ 9 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác nạo vét TCCS

02:2015/CHHVN 10 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995 11 Quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng TCVN 5308-1991 12 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức

thi công TCVN 4252:2012 13 Quy trình xây dựng – Tổ chức thi công TCVN 4055:2012 14 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội

địa Việt Nam 39:2011/BGTVTQCVN Khi thành lập tại Ban chỉ huy công trường, chúng tôi có thành lập một tổ giám sát kỹ thuật để trợ giúp Chỉ huy trưởng về mặt kỹ thuật, nhiệm vụ của tổ giám sát là:

tổng thể. Thực hiện công tác thi công đúng đồ án thiết kế, đúng quy phạm quy định.

- Trường hợp có sự sai khác so với đồ án thiết kế, tổ giám sát có trách nhiệm xin ý kiến thiết kế, tư vấn giám sát, chủ đầu tư để tìm ra biện pháp giải quyết nhanh gọn và hữu hiệu.

1.3-Kiểm tra chất lượng công trình các hạng mục

Chất lượng công trình là yêu cầu cốt lõi, việc đánh giá chất lượng công trình là đánh giá chất lượng quá trình thi công của nhà thầu.

Căn cứ vào tài liệu: Nhật ký công trường, nhật ký thí nghiệm, biên bản kỹ thuật các giai đoạn chuyển tiếp, kết quả thí nghiệm…trong suốt quá trình thi công công trình, cùng với sự giám sát thi công bên A để đánh giá chất lượng thi công của công trình.

Nhà thầu cùng chủ đầu tư, giám sát A thực hiện tốt các quy định, quy trình quy phạm thi công, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình. Ngay từ giai đoạn thi công đầu đến giai đoạn thi công cuối cùng không để bộ phận nào, kết cấu nào chất lượng kém mà giai đoạn cuối mới phát hiện.

Trong quá trình thi công nhà thầu và TVGS, chủ đầu tư phải có bàn bạc thống nhất về mọi vấn đề kỹ thuật cũng như biện pháp tổ chức thi công nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của công trình.

Tất cả các hạng mục nếu sau này thi công tiếp sẽ bị che khuất phải được nghiệm thu rồi mới được thi công hạng mục tiếp theo.

- Cần kiểm tra lại tim tuyến, mốc cọc sau đó phải thi công thêm các mốc cao độ, tim tuyến để phục vụ kiểm tra công trình sau này.

- Kiểm tra diện tích bãi trữ; kiểm tra sự ổn định của bờ bao các bãi trữ.

- Kiểm tra cao trình, cao độ, mặt cát các thiết kế trong suốt quá trình xáng cạp làm việc. - Kiểm tra các thiết bị thi công, các phụ tùng của xáng cạp, máy bơm hút, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn trong lao động, không xảy ra sự cố.

- Kiểm tra công tác an toàn và công tác đảm bảo môi trường của Nhà thầu.

1.4-Biện pháp bảo quản thiết bị, công trình khi tạm dừng thi công, khi mưa bão:

Trong quá trình thi công công trình tạm dừng thi công hoặc khi mưa bão, nhà thầu chúng tôi sẽ có biện pháp bảo quản thiết bị như sau:

- Tất cả các loại máy móc, thiết bị thi công trên công trường phải được che đậy cẩn thận, tránh để nước mưa tạt vào làm gỉ sét hoặc hư hỏng máy.

- Các thiết bị sử dụng điện, phải được rút điện ra, thu gọn dây lại và che đậy.

- Thu dọn vật tư gọn gang, cát, đá phải chất đống, theo từng loại, xi măng phải kê cao chân bằng ván khuôn, cây chống mới được xếp lên.

- Phải dùng bạt để che đậy cẩn thận, đặc biệt là xi măng, nhằm tránh tình trạng bị mưa tạt ướt xi măng, làm giảm chất lượng xi măng; cát, đá, các vật liệu khác thì phải che chắn tránh bụi, đất, lá cây lẫn vào.

- Khi tiến hành thi công lại, phải kiểm tra tất cả các loại vật liệu, thiết bị trước khi đưa và sử dụng, nhằm loại bỏ những vật tư bị hỏng, dơ bẩn, hay xi măng đã chết còn đưa vào sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Máy móc thiết bị phải lau chùi, châm thêm dầu, nhớt, chạy thử mới được hoạt động chính thức.

1.5-Biện pháp sửa chữa hư hỏng và bảo quản công trình:

- Sau khi công trình được bàn giao cho Đơn vị quản lý và Chủ đầu tư Nhà thầu chúng tôi phải có trách nhiệm bảo hành theo quy định hiện hành. Trong quá trình đưa công trình vào sử

dụng, mọi trường hợp hư hỏng chúng tôi sẽ bố trí một bộ phận thi công đến sửa chữa kịp thời ngay. Đảm bảo công trình phục vụ không bị gián đoạn.

- Nếu có những trường hợp có thể xảy ra hư hỏng mà trong quá trình phục vụ vận hành mà đơn vị thiết kế không lường trước được ứng với lượng phát sinh không lớn Nhà thầu chúng tôi sẽ tự bỏ chi phí xử lý ngay đối với các hạng mục công trình này.

- Sau khi hết thời gian bảo hành Nhà thầu chúng tôi sẽ cử cán bộ phụ trách đi kiểm tra toàn bộ công trình với Đơn vị quản lý một lần nữa, nếu có hư hỏng nhỏ Nhà thầu chúng tôi sẽ sửa chữa hoàn thiện ngay theo đúng yêu cầu của quy phạm về xây dựng, rồi mới tiến hành mời Chủ đầu tư và Đơn vị quản lý công trình để bàn giao công trình sau một năm đưa vào hoạt động. 1.6-Công tác nghiệm thu – đảm bảo chất lượng – hoàn thiện – vệ sinh công trình – ghi nhật ký – Bảo hành công trình – Sửa chữa hư hỏng và bảo quản công trình:

Quy trình quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh quyết toán:

Để theo dõi quá trình thi công và chỉ đạo tiến độ, chất lượng chúng tôi có quy định quản lý, lập các hồ sơ thi công và nghiệm thu như sau:

a. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật – hoàn công:

- Bản vẽ thiết kế do Chủ đầu tư giao cho Nhà thầu lưu làm bản gốc, khi thi công công trình chúng tôi phô tô thêm 2 đến 3 bộ phục vụ cho việc chỉ đạo thi công.

- Bản vẽ hoàn công: là bản vẽ thi công có thể hiện những phần sai khác hoặc không. b. Nhật ký thi công: nhật ký thi công là sổ ghi chép mọi hoạt động trên công trường trong ngày. Vì vậy sổ được ghi hằng ngày về điều kiện thời tiết, khí hậu, lực lượng công nhân viên và máy móc thiết bị tham gia thi công, các công việc tiến hành trong ngày cùng khối lượng hoàn thành.

Nhật ký thi công do CBKT trực tiếp ghi chép và cuối ngày đồng chí Trưởng BCH kiểm tra có ý kiến chỉ đạo trực tiếp.

c. Các biên bản nghiệm thu: biên bản nghiệm thu được lập theo biểu mẫu Chủ đầu tư quy định, trên cơ sở tuân thủ Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015.

d. Lập và lưu giữ các biên bản thí nghiệm và kết quả thí nghiệm: kết quả kiểm tra hiện trường,

các biên bản đo đạc, quan trắc công trình, các biên bản lấy mẫu thí nghiệm vật liệu, bê tông, đất đắp và các kết quả thí nghiệm kèm theo.

e. Lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán: hồ sơ hoàn công các công việc, hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành trước khi Ban nghiệm thu cơ sở nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu công trình hoàn thành. Lập phiếu đánh giá thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành theo các giai đoạn nghiệm thu.

f. Công tác nghiệm thu: trong quá trình thi công, mọi công việc thi công hoàn thành trước khi báo chủ đầu tư nghiệm thu, bộ phận quản lý chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra trước để sửa chữa, khắc phục tất cả những tồn tại hoặc những khiếm khuyết của công việc hoặc của hạng mục. Sau khi sửa chữa, khắc phục hoàn chỉnh mới tiến hành mời chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế nghiệm thu.

g. Công tác lưu giữ hồ sơ: sau khi chủ đầu tư nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, tất cả các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, hồ sơ thí nghiệm, hồ sơ thanh quyết toán được photo đủ số lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra nhà thầu sao lưu 1 bộ để lưu trữ phục vụ cho công tác sau khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Để công trình có chất lượng cao nhất, khi thi công. Nhà thầu tuyệt đối tuân thủ quy định, quy phạm của thi công và nghiệm thu. Mọi giai đoạn chuyển bước thi công đều phải tổ chức

nghiệm thu chuyển bước theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 theo các quy định của nhà nước hiện hành.

Nhà thầu cử 1 kỹ sư thủy lợi đã có nhiều năm kinh nghiệm thi công các công trình tương tự chuyên kiểm tra theo dõi chất lượng công trình.

- Chỉ sử dụng các vật tư, vật liệu đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn của các cơ quan chuyên môn hợp chuẩn.

- Bố trí lực lượng có tay nghề chuyên môn làm việc lâu năm để chịu trách nhiệm các công việc đòi hỏi kỹ năng, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Giao việc cụ thể trước khi thực hiện công việc có hướng dẫn chu đáo cho tổ nhóm thi công.

- Bố trí vật tư, thiết bị máy móc phù hợp với yêu cầu công nghệ.

- Chất lượng thi công xây lắp được đánh giá theo những kết quả thi công và tiêu chuẩn vi phạm nhà nước hiện hành.

- Trong phạm vi tổ chức xây lắp, công tác kiểm tra chất lượng xây lắp bao gồm: kiểm tra chất lượng vật liệu xây lắp, cấu kiện đưa vào công trình, chất lượng công tác xây lắp, kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình.

- Đối với việc kiểm tra nghiệm thu công việc cấp phối gồm tỷ lệ phối hợp vữa xi măng, vữa bê tông, cần kiểm tra vật liệu, cá, đá, xi măng, tỷ lệ nước/xi măng, độ sụt.

- Cấu kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật đưa về công trường đều phải qua kiểm tra. Khi kiểm tra phải xét đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật, bản thuyết minh và những tài liệu kỹ thuật khác.

- Chỉ huy công trường là người trực tiếp kiểm tra, quan sát, đối chiếu chất lượng cấu kiện và vật liệu xây dựng được đưa tới công trường và những yếu tố cơ bản về thi công, các điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn với mỗi sản phẩm.

- Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành, xác định tại chỗ sau khi hoàn thành một công việc sản xuất, một phần việc xây lắp hay công đoạn của quá trình đó. Phải phát hiện kịp thời những hư hỏng, sai lệch, xác định nguyên nhân, đồng thời phải kịp thời áp dụng biện pháp ngăn ngừa và sửa chữa những hư hỏng đó.

- Khi kiểm tra chất lượng cần phải kiểm tra việc thực hiện theo đúng quy trình công nghệ đã ghi trong thiết kế thi công và đối chiếu với kết quả những công việc đã thực hiện so với thiết kế của 2 vế thi công và các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của nhà nước.

- Nhà thầu có một bộ phận kiểm tra chất lượng các sản phẩm do công tác xây lắp làm ra. Chỉ huy thi công có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm xây lắp. Người công nhân trực tiếp sản xuất phải tự kiểm tra kết quả công việc của mình.

- Tham gia vào công tác kiểm tra chất lượng cần có bộ phận thí nghiệm công trường và đội kiểm tra chất lượng công trường. Nhà thầu sẽ thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thi công.

- Những công việc quan trọng đều phải kiểm tra chất lượng các sản phẩm do công tác xây lắp làm ra. Chỉ huy thi công có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm xây lắp. Người công nhân trực tiếp sản xuất phải tự kiểm tra kết quả công việc của mình. Công việc kiểm tra thực hiện theo sơ đồ sau:

Trực tiếp thi công → Tổ trưởng → Cán bộ kỹ thuật → Cán bộ quản lý chất lượng công trường → KCS Công ty → Giám sát A → Giám sát cộng đồng.

Khi kiểm tra chất lượng căn cứ vào những hướng dẫn ghi trong bản vẽ thiết kế thi công, hồ sơ mời thầu, các quy chuẩn quy phạm.

- Những tài liệu kiểm tra ghi rõ thòi gian và phương pháp kiểm tra.

- Bảng liệt kê các hạng mục công việc có sự kiểm tra của bộ phận thí nghiệm công trình và bộ phận trắc đạc công trình.

- Bảng liệt kê các bộ phận công trình khuất đòi hỏi được nghiệm thu và lập biên bản trước khi lấp kín.

- Công tác kiểm tra và nghiệm thu sẽ đánh giá chất lượng toàn bộ hoặc các bộ phận công trình đã xây dựng xong, cả bộ phận sản xuất kết cấu đặc biệt quan trọng của công trình. - Toàn bộ những bộ phận khuất của công trình đều được nghiệm thu và lập biên bản xác nhận

trước khi lấp kín hoặc thi công những phần công việc tiếp theo. Riêng những bộ phận công trình khuất được lập biên bản ngay sau khi hoàn thành công việc đó và có xác nhận của bộ phận kiểm tra chất lượng của nhà thầy và tư vấn giám sát của chủ đầu tư.

- Những công việc làm tiếp theo sau một thời gian gián đoạn dài thì việc tổ chức nghiệm thu và lập biên bản những bộ phận công trình khuất chỉ được tiến hành khi bắt đầu thi công lại. - Ngoài việc kiểm tra chất lượng trong nội bộ nhà thầu. Nhà thầu còn phải đáp ứng đầy đủ

các yêu cầu của cơ quan giám định của các cấp và cơ quan quản lý ngành thực hiện khi có yêu cầu kiểm tra chất lượng xây dựng.

- Sau khi đã hoàn thiện công trình nhà thầu hoàn thiện tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn công nộp cho chủ đầu tư các tài liệu hoàn công đã được thực hiện trong cả quá trình thi công và được thể hiện ở từng biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình. - Trong thời gian chờ chủ đầu tư và TVGS cho phép bàn giao hoàn thành công trình nhà thầu

có trách nhiệm làm vệ sinh tổng thể toàn bộ công trình đảm bảo mỹ quan của cả khu vực, đảm bảo môi trường trong sạch như khi ban đầu.

Một phần của tài liệu Thuyết minh biện pháp thi công dự án nạo vét rạch, sông , hồ (Trang 26 - 31)