CÂU HỎI THẢO LUẬN TRIẾT HỌCCÂU 1: * Quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn: Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận nhận thức là một nội dung cơ bản của phép biện chứng; đó là lý luận
Trang 1CÂU HỎI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC
CÂU 1:
* Quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn:
Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận nhận thức là một nội dung cơ bản của phép biện chứng; đó là lý luận nhận thức duy vật biện chứng, tức học thuyết về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đường và quy luật chung của quá trình con người nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con người,
a Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
Khác với các hoạt động khác hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình Đó là hoạt động đặc trưng và bản chất của con người Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính sáng tạo, có mục đích và tính lịch sử - xã hội
Các hình thức cơ bản của thực tiễn
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức, song có ba hình thức cơ bản là:
Hoạt động sản xuất vật chất: Là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn Đây là hoạt động
mà con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển con người và xã hội
Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằn cải biến những quan hệ chính trị xã hội Thúc đẩy xã hội phát triển
Hoạt động khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu Hoạt động này có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội
Mỗi hình thức hoạt động thực tiễn có chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, trong đó hoạt động sản xuất vật chất là quan trọng nhất, quyết định các hoạt động thực tiễn khác
b Nhận thức và các trình độ nhận thức
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thếgiới khách quan vào
bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó
Quan niệm trên đây về nhận thức xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ýthức con người và con người có thể nhận thức được thế giới khách quan ấy
Trang 2Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan; coi nhận thức
là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái con người chưa nhận thức được
Ba là, khẳng định sự phản ánh là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo và đi từ thấp đến cao (chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, chưa toàn diện sâu sắc đến toàn diện sâu sắc )
Các trình độ nhận thức
Nhận thức là một quá trình với các trình độ nhận thức khác nhau, đó cũng là quá trình đi từ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận; từ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học
Nhận thức kinh nghiệm: Là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm bao gồm cả tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học Hạn chế của nhận thức kinh nghiệm là chỉ dừng lại ở sự mô tả sự vật
do đó chỉ đem lại những hiểu biết về các mặt riêng rẽ, bề ngoài, rời rạc, chưa phản ánh được bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng
Nhận thức lý luận: Là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận
Nhận thức lý luận không hình thành một cách tự phát, trực tiếp do đó nó có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý phục vụ cho hoạt động thực tiễn
Nhận thức thông thường: là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người
Nhận thức thông thường phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và với sắc thái khác nhau của sự vật do đó mang tính phong phú, nhiều vẻ, gắn liền với quan niệm sống hàng ngày Vì thế nó có vai trò chi phối thường xuyên hoạt động của con người trong xã hội
Nhận thức khoa học: là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu
Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, vừa có tính trừu tượng, khái quát, hệ thống dưới hình thức các khái niệm, các phạm trù và quy luật khoa học Để nhận thức khoa học, con người phải sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và được diễn đạt bằng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học Nhận thức khoa học có vai trò to lớn trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Trang 3Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về chất của quá trình nhận thức nhằm đạt tới các tri thức chân thực
Giữa chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau: nhận thức thông thường là cơ sở cho nhận thức khoa học ngược lại khi đã đạt đến trình độ nhận thức khoa học nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, làm cho nhận thức thông thường phát triển
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, quy định, tác động qua lại với nhau, trong đó:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn của chân lý; sự hình thành và phát của lý luận xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; lý luận phải được kiểm nghiệm, được bổ sung và phát triển trong thực tiễn
Vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức Chính trong quá trình cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển Thực tế lịch sử cho thấy, con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn Trong quá trình này, con người sử dụng các công cụ, phương tiện tác động vào các sự vật, hiện tượng, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính và tính qui luật, nhờ đó mà con người có được những hiểu biết về thế giới khách quan Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượg hóa, khái quát hóa để xây dựng thành lý luận Do đó, có thể nói, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không
có lý luận Những tri thức mà chúng ta có được cho đến hôm nay hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn
Quá trình cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn cũng chính là quá trình hoàn thiện bản thân con người Thông qua thực tiễn, con người phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của
mình Ph.Ăngghen viết: “Từ trước đến nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ Hai môn ấy một mặt chỉ biết tự nhiên mặt khác chỉ biết có tư tưởng Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất
và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người phát đã phát triển song song với việc người ta người đã học cải biến tự nhiên”
Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển, được nâng cao dần cho đến lúc có lý luận, khoa học Nhưng bản thân lý luận không có mục đích tự thân Lý luận khoa học ra đời vì chúng cần thiết cho hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội Hay nói một cách khác, thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận Lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng Lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn
Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt
ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu đó Chẳng hạn, đó là những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên ở nước ta, về kinh tế
Trang 4thị trường, về hoàn chỉnh hệ thống quan điểm đổi mới, Qua việc làm sáng tỏ những vấn đề trên, chắc chắn lý luận sẽ góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới đất nước
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý C Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”
Chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận được tri thức đạt được là đúng hay sai, là chân lý hay sai lầm Thực tiễn sẽ nghiêm khắc chứng minh chân lý, bác bỏ sai lầm Tuy nhiên, cần phải hiểu tiêu chuẩn thực tiễn một cách biện chứng: tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối Tính tuyệt đối là ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi gia đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối vì thực tiễn không đứng im một chỗ mà biến đổi và phát triển; thực tiễn
là một qúa trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người trở thành những chân vĩnh viễn, tuyệt đích cuối cùng Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo Vì vậy, những tri thức được thực tiễn chứng minh ở một giai đoạn lịch sử nhất định phải tiếp tục được bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối
Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiến đối với lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đôi với hành Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu, chủ nghĩa xét lại
- Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; lý luận đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp cho thực tiễn.
Coi trọng thực tiễn không có nghĩa là xem thường lý luận, hạ thấp vai trò của lý luận Không nên đề cao cái này, hạ thấp cái kia và ngược lại Không thể dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận lại trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý luận bởi lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của
lý luận, Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”[3]
Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất" Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn Nhờ có lý luận khoa học
mà hoạt động của con ngươi nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mậm, tự phát Sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lênin là ở chỗ, trong khi khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sử xã hội, nó vạch rõ qui luật khách quan của sự phát triển, dự kiến những khuynh hướng cơ bản của sự tiến hóa
Trang 5xã hội Điều đó làm cho các Đảng của giai cấp công nhân có thể vạch ra đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp hành động cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi nước một cách sáng tạo Chủ tịch Hồ Chí Minh ví "không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi".[4]
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ không khoa học nên lý luậncó nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều Trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, V.I Lênin nhắc đi nhắc lại rằng, lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và lý luậnkhông lại là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luậnluôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không
có kết quả Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông
Sự hình thành và triển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện tiêu biểu cho sự gắn bó mật thiết giữa lý luậnvà thực tiễn C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sự xã hội để xây dựng nên hệ thống lý luận của mình V.I.Lênin đã nêu một tấm gương sáng về sự phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện thực tiễn mới Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện nước Nga lúc
đó, V.I Lênin đã đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP) và Người nhận xét: “toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”[5]
Như vậy, sức mạnh của lý luậnlà ở chỗ nó gắn bó mật thiết với thực tiễn, được kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực tiễn
* Liên hệ với quan điểm giáo dục: “Học đi đôi với hành”
Tư tưởng giáo dục “học đi đôi với hành” của Bác Hồ là một bộ phận rất quan trọng trong kho tàng lý luận về giáo dục, được Bác thường xuyên đề cập từ năm 1945 đến khi Người vĩnh biệt chúng ta Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng lao động Việt Nam đã khẳng định “Công tác giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ và đường lối cách mạng của Đảng, phải nắm
vững phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội ” [1], từ đó “Học đi đôi với hành” được
coi là mục tiêu, nguyên lý, phương pháp, phương châm dạy và học của nền giáo dục cách mạng nước ta.
Theo quan điểm của Người, “học” là một hoạt động nhận thức, là quá trình tiếp thụ tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, các phẩm chất văn hoá - đạo đức… một cách tích cực, toàn diện và thường xuyên của mỗi người Tính tích cực của việc học thể hiện ở chỗ học không chỉ để hiểu biết, không dừng lại ở hiểu biết mà thông qua học cá nhân trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết làm hình thành nhân cách, năng lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn Học là quyền lợi, là
trách nhiệm của mỗi người dân, Bác viết: “mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà,
Trang 6và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [2] học bao giờ cũng gắn với những nhu cầu,
mục đích cụ thể Trước hết, gắn liền với mỗi cá nhân thì học là nhằm “cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào cải tạo xã hội” Vượt trên động lực cá nhân, học trong nhà trường XHCN còn gắn liền với mục tiêu cao cả của Cách mạng là “ Học để làm việc, làm
người, làm cán bộ Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [3], “ Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết… Để xây dựng chủ nghĩa xã hội ” [4]
“Hành” tức là thực hành, là làm việc “Hành” là con đường duy nhất, hiệu quả nhất, là mục tiêu cuối cùng của học tập Nội dung “hành” trong tư tưởng của Người là sự vận dụng những điều đã học nhằm giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người
Nếu coi “học” là việc tiếp thụ tri thức, kinh nghiệm thực tiễn, thì “hành” là sự vận dụng những tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết bài tập, vận dụng vào hoạt động lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình “Hành” là kết tinh của việc học, hiệu quả công việc trong hiện tại và xu hướng hành vi của mỗi người như thế nào chủ yếu bị
quy định bởi chất lượng học trước đó của chính họ; “Hành” cao cả nhất là hành động cách
mạng nhằm cải tạo xã hội, có tác dụng hình thành con người với tư tưởng, tình cảm và hành vi cao
đẹp, góp phần vào sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng dân tộc Việt Nam Giữa “học” và
“hành”, Bác cho rằng “học” phải đầy đủ, toàn diện, sát thực tế; “hành” phải linh hoạt, mềm dẻo;
muốn mọi việc làm, mọi hành động cách mạng luôn đúng đắn thì “ khi trở về làm việc, cần phải
áp dụng những điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một cách khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc” [5] Có nhà khoa học đã viết:
“Một con ngựa đi chậm nhưng lại đúng đường thì sẽ tới đích, nếu con ngựa đi nhanh nhưng sai đường thì càng đi càng xa đích”.Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại Học không hành thì chỉ nắm lý thuyết suông, không thể nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó với thực tiễn
Xuất phát từ nguyên lý quan hệ biện chứng lý luận gắn với thực tiễn, việc học tập lý luận
và hành động cách mạng cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ, Bác lưu ý “ lý luận rất quan trọng cho
sự thực hành cách mạng… Hoạt động sản xuất là nền tảng của thực hành, nó quyết định tất cả các hoạt động khác… muốn hiểu biết lý luận và phương pháp cách mạng, phải thực hành tham gia cách mạng…” [6] “ Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức một nửa Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải biết kết hợp với thực hành…” [7] Từ nguyên lý trên, Bác đã chỉ ra một cách cụ thể về việc vận dụng phương thức học đi đôi với hành, Bác nói “ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo, v.v., có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hằng ngày Đó là học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến ” [8], “các em sẽ phải vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong sách vở mà ngay trong những công tác của
Trang 7mình” [9]; đối với cán bộ, đảng viên Bác nói,“Học tập làm cho mỗi đảng viên nâng cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cộng sản, biến quyết tâm đó thành hành động thực tế trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và đời sống hằng ngày” và “Phương châm, phương pháp học tập là lý luận liên hệ với thực tế Học xong, về xí nghiệp, về hợp tác xã, về cơ quan… Phải biến những điều đã học thành hành động cách mạng thực tế Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông”.
Với tư tưởng nêu trên Bác đã chỉ cho chúng ta thấy rằng việc “hành” là mục tiêu, động lực của “học”, “hành” vừa là môi trường trải nghiệm để học tập hiệu quả nhất, vừa là kết tinh, là biểu hiện bên ngoài của việc học Cũng với tư tưởng như vậy, Albert Einstein đã từng nói “Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết, còn tất cả các thứ khác chỉ là thông tin”, các nhà khoa học giáo dục thì khẳng định “người học có thể nhớ đến 60% tri thức với những gì mà họ trải nghiệm thông qua phát biểu ý kiến, đóng kịch, sắm vai, thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường (tức là
“hành”) để áp dụng các điều đã học…” Dạy - học không phải là một quá trình truyền đạt - tiếp thụ tri thức một cách thụ động, một chiều mà ở đó diễn ra sự tương tác hai chiều trong dạy - học
và học - dạy “Học đi đôi với hành” còn là nguyên lý, phương pháp trong dạy và học, Người nhắc nhở phải hết sức tránh “giáo điều”, “máy móc”, Người nói “đi học thì phải có mở lòng, tức phải biết học để làm gì, học như thế nào… trong khi các cô, các chú nghiên cứu tài liệu, không phải học thuộc lòng Dù có thuộc từ đầu chí cuối mà không biết cách áp dụng vào thực tế thì thuộc cũng vô ích, đó là giáo điều”[11], “ Cán bộ trong khi học tập nghiên cứu như nghiên cứu về xã hội, con người và sự vật thì phải xem xét toàn diện, xem quá khứ, nhất là xem hiện tại để hiểu biết
và suy đoán tương lai Có thế mới nhận định tình hình, mới nhận xét sự việc xảy ra được đúng đắn” [12]… “Dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao Không tham nhiều, không nhồi sọ Dạy một cách thiết thực Lý luận gắn chặt với thực hành” [13]
Người nêu yêu cầu việc dạy và học phải đảm bảo tính toàn diện về đạo đức, năng lực “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [14] Chất lượng, hiệu quả công
tác giáo dục đào tạo như thế nào trước hết phụ thuộc vào quá trình tương tác giữa giáo viên và học
viên, Bác khẳng định: “Học trò tốt hay xấu đều do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu… phải luôn luôn đặt câu hỏi: Dạy ai? Dạy để làm gì? lúc đó mới tìm cách dạy… quần chúng công nhân, nông dân, trí thức có nhiều kinh nghiệm Giáo viên nên khêu gợi những kinh nghiệm để tìm cách dạy tốt” [15] Theo đó, trước và trong khi giảng dạy, mỗi giáo viên, giảng viên cần nắm rõ trạng
thái tâm lý, đạo đức, năng lực chung của người học từ đó có sự lựa chọn phương pháp, nội dung, vấn đề mang tính trọng tâm, trọng điểm để trao đổi, gợi mở hướng nghiên cứu Bên cạnh đó mỗi giảng viên cũng hết sức chú trọng việc nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, cập nhật thông tin kịp thời so với những vận động, thay đổi nhanh chóng của đời sống và những sửa đổi, bổ sung không ngừng của chính sách, pháp luật trong giai đoạn hiện nay
Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Nghị quyết Đại hội XI Đảng tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” Vì vậy, để phát
Trang 8triển giáo dục và đào tạo lên một tầm cao mới, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục một cách toàn diện để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và ưu việt Hiện nay chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Để Cuộc vận động này đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với hành” Chúng ta đã quán triệt, học tập đầy đủ tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác Điều quan trọng là xây dựng, phát động phong trào chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác, đặc biệt cần sự gương mẫu từ đảng viên, cán bộ lãnh đạo quản
lý, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để mọi người noi theo Chúng ta tin tưởng rằng, quan điểm “Học đi đôi với hành” của Người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho nền giáo dục nước nhà, cho quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” cho đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
CÂU 2:
* Quan điểm t oàn di ện, quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển
- Quan điểm toàn diện:
+ Nhận thức sự vật trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hay với sự vật khác, kể cả trong mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
+ Chú ý những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, chủ yếu…và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: Khi nhận thức sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý môi trường
cụ thể, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại, phát triển
- Quan điểm phát triển:
+ Phải đặt sự vật trong trạng thái động, trong khuynh hướng phát triển
+ Nắm bắt không chỉ hiện tại mà thấy khuynh hướng phát triển trong tương lai
+ Phân chia quá trình phát triển thành những giai đoạn để nhận thức và tác động phù hợp
* Phân tích một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hiện nay: Mạng xã hội - sống ảo trong thực
- Quan điểm toàn diện:
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là: “Mạng xã hội ảo là một trang web mà nơi đó một người có thể kết nối với nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…” Những mạng xã hội như Facebook, Orkut, Friendster, Hi5, Yahoo360, Myspace… là những mạng xã hội có số lượng người tham gia đông đảo Những người tham gia mạng xã hội sẽ có cơ hội để chia sẻ sở thích, trò chuyện (chat), gửi thư điện tử (email), xem phim, ảnh, điện thoại (voice chat), nhật ký điện tử (blog), trò chơi (games) quản lý thông tin, tìm kiếm thông tin và kết nối bạn bè không phân biệt không gian và thời gian… Với những tính năng tiện lợi đó, mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống xã hội của hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới
Hơn tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng khác, ngày nay Internet đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát triển nhanh như tên lửa và sự ảnh hưởng lớn lao của nó đối với con người
Và trong đó, mạng xã hội đã, đang và sẽ là một phần trong đời sống xã hội của một bộ phận công chúng Thật vậy, con người ngày nay đang sống và làm việc trong một môi trường truyền thông đa phương tiện Cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc, cùng yêu, cùng ghét với truyền thông Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ Trong đó mạng xã hội, một hiện tượng mới trên Internet đang gây sức ảnh hưởng lớn đến một bộ phận người dân, nó là một sự kiện điển hình đang thu hút nhiều sự quan tâm
Trang 9Không thể phủ nhận lợi ích mà mạng xã hội đã mang lại, nó giúp mọi người có thể kết nối, cập nhật thông tin, giữ liên lạc cùng bạn bè, người thân ở bất kể không gian, thời gian và địa lý nào Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi đi đến bất kỳ nơi đâu, ta cũng có thể bắt gặp những bạn trẻ dán mắt vào điện thoại di động ở quán ăn, quán cà phê, nơi công cộng Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang web với nhiều tính năng mới, hiện đại, tiện lợi đã thu hút và thực sự đã mang lại khá nhiều kết quả tốt cho người sử dụng Tìm kiếm việc làm? Học anh văn miễn phí,? Tìm kiếm tài liệu, sách, Tìm người yêu, tìm bạn bạn bè cũ? Tìm quán ăn ngon?… Tất cả đều có trên mạng
xã hội Tất cả mọi người đều có thể truy cập mọi thông tin mà mình cần, miễn là có trên mạng Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng Mạng xã hội một cách hiệu quả nhất Họ sử dụng Mạng
xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội Trên cơ
sở đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo, … và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người nghèo, người bệnh… Bên cạnh đó, công việc có thể được giải quyết nhanh chóng hơn nhờ sự tiện lợi, các mối quan hệ đối tác hoặc bạn bè có thể được duy trì lâu dài hơn nhờ tính tương tác Thậm chí, xây dựng tốt mối quan hệ cá nhân trên mạng xã hội có thể
“đóng góp” rất lớn vào thành công của công việc Một ví dụ đơn giản là, sau một ngày dài 8 giờ ở
cơ quan, áp lực công việc có thể khiến dù làm chung một công ty nhưng bạn và đồng nghiệp chẳng có cơ hội nói với nhau một câu nào Nhưng mọi chuyện có thể hoàn toàn khác nếu cả hai đều sử dụng mạng xã hội Nói chuyện với nhau sau giờ làm việc, chia sẻ những gì đã diễn ra trong ngày thông qua các ứng dụng có thể giúp kéo gần khoảng cách giữa hai người Và điều này rõ ràng là sẽ giúp ích cho công việc chung rất nhiều Ở một khía cạnh khác, chính vì sức mạnh
“không giới hạn” này mà mạng xã hội ngày nay còn trở thành một công cụ marketing tuyệt vời trong mắt những người làm kinh doanh Thực tế, kênh tiếp thị này đang dần chứng minh “sức hút” cũng như sự hiệu quả của mình, dù vẫn còn tồn tại không ít những nhược điểm
Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích Mạng xã hội còn đưa đến những hiện tượng tiêu cực,
đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ Thời gian gần đây, có rất nhiều các vụ scandal liên quan đặc biệt đến người của công chúng là giới diễn viên điện ảnh, người mẫu, ca sĩ những video clip sex bị tung lên mạng, chỉ trong vòng một đêm, toàn bộ đã được truyền đi khắp thế giới bởi các thành viên của mạng xã hội Gần đây nhất là việc các học sinh nam nữ đánh bạn, lột quần áo bạn rồi đưa lên mạng xã hội, tình trạng quan hệ tình dục bừa bãi sau khi xem phim sex, tự chụp hình nude, quay phim clip sex tràn lan trên mạng xã hội đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của thanh thiếu niên Không ít bạn trẻ coi cuộc sống ảo với hàng ngàn lượt like, hàng triệu người follow chính là thước đo giá trị con người họ Tất cả mọi cảm xúc, hoạt động, diễn biến tâm trạng, vui buồn, tức giận, phẫn nộ… đều được phơi bày một cách hiện hữu trên trang Facebook cá nhân của họ, bất chấp cả những rào cản về thuần phong mỹ tục Từ những bạn nữ mới dậy thì cho đến những bạn sinh viên hay nhân viên văn phòng có thể tạo dáng ở mọi tư thế với đa dạng những biểu cảm để chụp hình, cùng với những dòng tâm sự tâm trạng Bên cạnh tấm hình khỏa thân táo bạo là những dòng trạng thái khoe khoang sự giàu có không đúng sự thật hay gần đây nhất là sự ảo tưởng
Trang 10của một bạn nữ sẵn sàng tung tin là mình bị tai nạn qua đời và kêu gọi một vài người bạn thân giúp đỡ để mình nhận được sự quan tâm của mọi người xung quanh Nhiều bạn trẻ xem facebook như một cứu cánh, họ sống với thế giới ảo đó và quên bản thân mình đang sống trong đời thực Chính vì vậy, họ thường xuyên truy cập vào Facebook để xem mọi người xung quanh mình đang làm gì, nói gì và suy nghĩ về điều gì… Họ không muốn bỏ lỡ bất cứ thông tin gì đang diễn ra, mặc dù có những thông tin ảo
Có thể thấy ngay tác hại trước mắt là một khi đã dấn thân vào lối sống ảo, bạn trẻ đã để mất
đi những giá trị bản thân, giá trị đạo đức trong lúc tìm mọi cách để khẳng định mình Về lâu dài, với vô số thời gian dành cho cuộc sống ảo, các bạn sẽ mất đi nhận thức về thực tại, không biết định hướng cho bản thân mình về tương lai và phí phạm quá nhiều thời gian của tuổi trẻ, cái tuổi
mà con người ta năng nổ, hăng hái nhất Nhưng còn một mặt hại khác, một mặt hại vô hình mà tất
cả chúng ta đều có thể vô tình bỏ qua Đó là mặt hại về sức khỏe Đi kèm với lối sống ảo là sự tiếp xúc thường xuyên với những công cụ như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh Theo một số nghiên cứu, hàng triệu con vi khuẩn trên những dụng cụ này có thể sử dụng đôi bàn tay của chúng ta làm bước đệm để đi vào cơ thể và gây ra những căn bệnh và tàn phá cơ thể
- Quan điểm lịch sử - cụ thể:
Chỉ vài năm trước đây, Facebook, Twitter, Youtube hay Skype vẫn còn là một khái niệm
xa lạ với nhiều người dân Việt Nam Tuy nhiên giờ đây thì chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh những
cô cậu học sinh cấp 1 có tài khoản Facebook Thực tế là Việt Nam tuy là một nền kinh tế đang phát triển nhưng lại là một thị trường đầy tiềm năng dành cho các trang mạng xã hội
Trước khi mạng xã hội ra đời thì việc giao tiếp hàng ngày chỉ xoay quanh những lá thứ viết tay, những cuộc điện thoại, thậm chí những lời chúc mừng sinh nhật cũng đến từ những tấm thiệp
cổ điển Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Internet đã len lỏi đến hầu hết ngóc ngách của xã hội hiện đại Mọi thứ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với khoảng 30 năm trước đây
Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện và cơ hội cho con người giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các mạng
xã hội Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại
về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội Do chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa… ở một bộ phận khá lớn những người sử dụng
- Quan điểm phát triển:
Trong tương lai 5 năm tới, mạng xã hội sẽ không thể độc tôn được nữa Vì đó là khoảng thời gian đủ để những con nghiện Face bây giờ và cả xã hội “khôn” hơn và nhận ra vị trí thực sự của mình, giá trị thực của mình, và chua xót thành thực với bản thân Khi đó chúng ta sẽ khao khát