Sâu xanh đục quả pptx

5 2.1K 3
Sâu xanh đục quả pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sâu xanh đục quả Họ: Noctuidae; Bộ Lepidoptera. + Phân bố rộng ở khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc, Nga, úc Trong nước có ở khắp các vùng sinh thái. + Là loại sâu đa thực, phá hại trên nhiều loại cây. + Mô tả: - Sâu non đẫy sức dài 36-45mm, màu sắc thay đổi từ màu xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hoặc nâu xám, tuỳ theo tuổi và điều kiện thức ăn. Nhộng màu cánh gián, nằm ở dưới đất sâu 2-3cm. Ngài màu nâu vàng, dài 15-17mm. Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai, đường kính 0,5mm. - Vòng đời từ 35-70 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời gian sâu non từ 15-22 ngày. Sâu phát sinh và gây hại quanh năm, nặng nhất vào các tháng mùa xuân và đầu mùa hè. - Sâu xanh đục quả là loại sâu hại nguy hiểm hàng đầu ở các vùng trồng bông. Phá hại tập trung vào thời kỳ bông ra nụ và quả non. - Sâu ưa thích ăn hại trên nụ, hoa và quả non, thường đục ruỗng nụ, bầu hoa và quả non, làm rụng hàng loạt. Thời gian phá hại nặng khoảng 30 ngày trên cây bông với các tuổi sâu gối tiếp nhau không phân biệt thành lứa. Mật độ sâu cao có thể đạt tới 130 con/100 cây. - ở vùng bông Tây Bắc sâu phá hại mạnh trong khoảng giữa tháng 8 đến tháng 10. ở Nam Trung bộ và Đông Nam bộ sâu phá mạnh từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11 phụ thuộc chủ yếu vào thời vụ gieo trồng khác nhau. - Giống bông có quan hệ với mức độ phá hại của sâu do đặc tính lựa chọn ký chủ khi bướm đẻ trứng. Bướm sâu xanh thích đẻ trứng trên ngọn, lá non hoặc đài hoa ở những giống bông có nhiều lông, không ưa thích những giống bông có lá nhẵn ít lông. - Thiên địch quan trọng của sâu xanh là ong mắt đỏ Trichogramma chilonis ký sinh ở trứng và ong đen Campolex japonicus ký sinh ở sâu non. - Sâu xanh có tính chống thuốc cao với hầu hết các loại thuốc đang sử dụng hiện nay. Vì vậy dùng thuốc ít có hiệu quả - Loại cây bị hại: Cây công nghiệp, rau. - Cây trồng bị hại: Bông, ngô, đậu đổ, cà pháo, cà chua, ớt, thuốc lá - Bông là một trong những ký chủ được ưa thích trong vòng ký chủ luân phiên hàng năm của sâu xanh. + Cách phòng trừ: - Bố trí hệ thống luân canh và xen canh thích hợp. Trồng xen bông với cây trồng khác như ngô, đậu xanh, mía v.v giảm được mật độ sâu. - Tránh dùng thuốc trong thời kỳ đầu (khoảng 40-50 ngày sau khi gieo) để giữ cân bằng sinh học giữa thiên địch và sâu bông. - Dùng ong mắt đỏ trừ sâu (như đối với sâu loang). - Dùng thuốc trừ sâu sinh học Abamectin (tập kỳ 1,8 EC) cho hiệu qủa cao (cả với những chủng sâu đã chống thuốc hoá học). - Dùng chế phẩm NPV. Phun một lần vào lúc bông ra nụ hoa (40-50 ngày sau khi gieo) có thể diệt trừ được 70-80% sâu xanh. - Dùng BT hoặc phối hợp BT với NPV để tăng nhanh hiệu lực giết sâu. - Dùng thuốc hoá học như Sherpa, Decis, Diazinon phun theo nồng độ thông thường. . - Sâu xanh đục quả là loại sâu hại nguy hiểm hàng đầu ở các vùng trồng bông. Phá hại tập trung vào thời kỳ bông ra nụ và quả non. - Sâu ưa thích ăn hại trên nụ, hoa và quả non, thường đục. lông. - Thiên địch quan trọng của sâu xanh là ong mắt đỏ Trichogramma chilonis ký sinh ở trứng và ong đen Campolex japonicus ký sinh ở sâu non. - Sâu xanh có tính chống thuốc cao với hầu. giữa thiên địch và sâu bông. - Dùng ong mắt đỏ trừ sâu (như đối với sâu loang). - Dùng thuốc trừ sâu sinh học Abamectin (tập kỳ 1,8 EC) cho hiệu qủa cao (cả với những chủng sâu đã chống thuốc

Ngày đăng: 11/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan