Screen=viết chính xác tên ảnh nền với đuôi .bmpProgressBar=viết chính xác tên file thanh chạy với đuôi .bmpProgressBarX=viết con số thể hiện tọa độ nằm ngang, trong đó 0 là góc phải trên
Trang 1Tạo ảnh ảo không gian ba chiều với Magic 3D - 22/12/2006 8h:38
Tập nhìn các ảnh ảo không gian ba chiều là một hoạt động thể dục cho mắt khá thú vị Bạn vừa có thể rèn luyện các cơ mắt lại vừa “xả hơi” khi làm việc căng thẳng.
Nếu như trước đây bạn vẫn quen nhìn ảnh ảo không gian ba chiều trên các sách báo thì giờ đây bạn có thể tự tạo ra và nhìn chúng ngay trên máy tính của mình Phần mềm Magic 3D sẽ giúp bạn tạo các ảnh ảo không gian
ba chiều một cách dễ dàng và đơn giản Cách làm như sau:
- Từ giao diện chương trình, nhấn Load Depth để tạo ảnh chiều sâu (ảnh ảo ẩn sau ảnh bề mặt) Mặc
định, chương trình cung cấp sẵn cho bạn 19 ảnh Tuy nhiên, bạn có thể chọn những bức ảnh riêng của mình nhưng hình ảnh phải thật rõ ràng, cụ thể Chương trình hỗ trợ các định dạng ảnh: *.gif, *.jpeg,
- Thay đổi ảnh được chọn, bạn có thể đảo sang dạng âm bản hay xoay ảnh
- Trong khung Storeogram type, bạn chọn một trong ba loại ảnh bề mặt: ảnh do bạn tự chọn (Texture
Picture); ảnh ngẫu nhiên (Random Dots) đen trắng hoặc màu sắc Trong khung Stereogram Size & Resolution, chọn kích thước và độ phân giải cho bức ảnh Nếu chỉ sử dụng ảnh trên máy tính, bạn nên
- Nhấn Create để tạo ảnh ảo 3D hoàn chỉnh Bây giờ bạn đã có thể trổ tài nhìn ảnh ảo 3D của mình rồi
đấy Bạn có thể đem in trực tiếp hoặc xuất thành file ảnh (dạng *.jpg hoặc *.bmp) Magic 3D có dung lượng 1,99 MB, tương thích mọi Windows, tải bản dùng thử tại đây
Chuyển tệp PDF sang dạng Word
Chương trình PDF Text Reader được xây dựng để thay đổi file PDF sang dạng văn bản text một cách thuận tiện Điểm đặc biệt là phần mềm được tải hoàn toàn miễn phí và không giới hạn thời gian sử dụng.
Quá trình chuyển đổi diễn ra tương đối nhanh chóng với giao diện thân thiện PDF TextReader cũng hỗ trợ in văn bản, sao chép sang clipboard, tuỳ chọn trang chuyển đổi,cũng như có khả năng hoạt động độc lập với Adobe và Acrobat
VnExpress cũng đã giới thiệu hai công cụ chuyển file PDF sang Word với thời hạn dùng
thử 15 ngày nhưng chỉ có khả năng chuyển đổi 10% văn bản là ScanSoft PDF Converter
và Solid Converter PDF
PDF Text Reader, tương thích Windows 98/ME/2000/XP và 2003 Server, kích thước3,25 MB, có thể tải tại đây
Trang 2Tự đưa ảnh lên màn hình khởi động Windows
Nếu thấy chán khi nhìn màn hình xanh khởi động của hệ điều hành, bạn có thể tự chế một hình ảnh vui nhộn hơn để thay thế Kết hợp Photoshop với chương trình BootSkin sẽ giúp dân mê máy tính dễ thực hiện công việc hơn.
Trước hết, vào đây để tải chương trình BootSkin của Stardock với dung lượng 943 KB.Sau khi tải về, người dùng sẽ thấy 2 tập tin là bootskin_free và skinstudio_free Bạn cóthể cài đặt cả hai chương trình này nhưng cần nhất là bootskin_free (thư mục mặc định
có độ phân giải khác nhau như 640 x 480; 800 x 600; 1024 x 768; 1280 x 960 hay 1600
x 1200 Ví dụ trong bài này sẽ dùng ảnh hoạt hình 640 x 480 16 màu làm nền với thanhchạy khi tải Windows
Chuẩn bị ảnh nền
- Khởi động Photoshop, lấy ảnh cần dùng Bạn có thể biên tập ảnh tùy ý như chèn chữ,đổi màu
Trang 3- Vào menu Image > Image Size Một cửa sổ xuất hiện, nhập kích cỡ ảnh vào ô width(640) và height (480) hoặc đánh dấu chọn vào ô Scale Styles và Constrain Proportions.Nên chọn Resample Image với mặc định là Bicubic Xong, nhấn OK.
- Vào menu Image > Mode > Indexed Color > để lựa chọn Local (Selective) ở mụcPalette, nhập 16 vào ô Colors, Black and White ở mục Forced, bỏ dấu chọn ở ôTransparency và đặt khoảng 85% ở mục Amount (chú ý không chọn Preserve ExactColors) Đánh dấu chọn ở Preview > OK
- Lưu bảng màu của hình để đưa vào thanh chạy sau này Vào menu Image > Mode >Color Table Một bảng nhỏ hiện ra, nhấn vào OK để lưu bảng màu này tại một thư mụcnào đó
- Lưu ảnh nền Vào menu File > Save as > chọn định dạng bmp (file bitmap) và lưu vàomột thư mục (có thể ngay trong BootSkin\skins) > OK Sau đó, một bảng nhỏ hiện ra,chọn mục 4-bit (16 màu)
Tạo thanh chạy
- Trong Photoshop, tạo một ảnh trắng có kích thước 22 x 9 pixel Dùng Paint BucketTools để đổ màu đen cho thanh này Vào Image > Mode > Indexed Color để đặt hìnhnày ở chế độ 16 màu Mục Colors để số 3, Black and White ở Forced, chọnTransparency, Preserve Exact Colors và Preview > OK
- Tạo ô chạy trên thanh ngang này với màu khá giống với màu hình nền Vào Image >Mode > Color Table (bảng này chỉ có vài màu) > Load > mở đến file bảng màu đã lưukhi tạo hình nền Chọn màu mà hình nền có nhiều nhất (có thể mở file hình nền đểngắm lại)
- Lưu file này vào cùng thư mục với hình nền Trên menu File > Save as > chọn địnhdạng bmp > OK > chọn 4 bit > OK
Trang 4Screen=(viết chính xác tên ảnh nền với đuôi .bmp)ProgressBar=(viết chính xác tên file thanh chạy với đuôi .bmp)ProgressBarX=(viết con số thể hiện tọa độ nằm ngang, trong đó 0 là góc phải trên cùngcủa ảnh, càng về bên trái, giá trị càng tăng)ProgressBarY=(viết con số thể hiện tọa độ nằm dọc, trong đó 0 là góc phải trên cùngcủa ảnh, càng xuống phía dưới, giá trị càng tăng)ProgressBarWidth =(viết số pixel thể hiện độ rộng của ảnh chạy trên thanh ngang).Sau đó lưu lại file này với tên bootskin.ini.
Một số hình nền tạo mới để đưa lên BootSkin Ảnh chụp màn hình.
Cài đặt
- Khi tạo xong thư mục mới ở trong BootSkin\skins với các file trên mà không trục trặc
gì, hình và các mô tả của file sẽ xuất hiện ngay trên chương trình BootSkin
- Nếu không, người dùng có thể dùng chương trình WinZip để nén cả thư mục chứa 3file ảnh nền, ảnh thanh chạy và tập tin bootskin.ini rồi đổi tên thư mục vừa nén vớiđuôi zip thành đuôi bootskin Chỉ cần nhấn đúp chuột vào thư mục mới, bạn có thể càiảnh nền này khi khởi động
Chú ý
Khi không cảm thấy chắc chắn về các quy trình tạo file, bạn có thể copy nguyên nhữngtập tin ảnh và code có sẵn ra thư mục mới rồi chỉnh sửa./
Tìm hiểu bo mạch chủ (1)
Trang 5Bo mạch chủ (mainboard) là một bảng gồm những mạch điện tử có gắn vi xử lý, bộ nhớ, khe cắm mở rộng, cổng bus… để kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi phần của máy tính 25 năm đã trôi qua kể từ khi bo mạch chủ PC ra đời, dù diện mạo đổi thay nhiều nhưng chức năng vẫn như ban đầu.
Sự cải tiến của bo mạch chủ
Máy tính nguyên thủy có rất ít thiết bị tích hợp Chúng chỉ có các cổng, bàn phím vàhộp băng lưu trữ Thiết bị điều hợp màn hình hay điều khiển ổ mềm, ổ cứng đều đượckết nối qua khe cắm mở rộng
Đây là mặt trước và mặt sau của mẫu bo mạchchủ IBM dành cho PC đầu tiên vào năm 1981
Trang 6Các chip được nối với nhau như một cái lưới.
Ảnh: International Business Machines
Corporation.
Về sau, có nhiều thiết bị hơn được tích hợp vào bo mạch chủ Dù vậy, quá trình nàycũng khá lâu dài, ví dụ cổng I/O (nối cáp đầu vào/đầu ra) hay thiết bị điều khiển đĩathường được kết nối bằng thẻ mở rộng cho đến năm 1995 Nhiều thiết bị khác liên quanđến đồ họa, mạng, âm thanh vẫn tách rời khỏi mainboard
Nhiều hãng sản xuất đã thử nghiệm với nhiều mức độ tích hợp khác nhau Tuy nhiên,việc này cũng gây ra nhiều hạn chế vì người dùng sẽ khó nâng cấp một tính năng nào
đó, ví dụ, bạn muốn đẩy khả năng đồ họa lên cao sẽ đồng nghĩa với việc thay cảmainboard
Do đó, các bộ phận cần nâng cấp nhiều như RAM, CPU và vi xử lý đồ họa thường đượcđặt ở khe cắm dạng slot (cắm đứng) hay socket (đặt nằm) để dễ thay thế Các bộ phận ítđược sử dụng tới như SCSI sau này bị bỏ đi để giảm chi phí sản xuất
Hiện tại bo mạch chủ tích hợp các chip đồ họa, mạng thường xuất hiện ở dòng máytính giá rẻ PC cấu hình cao dùng cho việc chơi game hay thiết kế đồ họa, xử lý phimảnh thường dùng bo mạch chủ không tích hợp để tiện nâng cấp
Trên bo mạch chủ trước kia, vào khoảng năm 1995, vi xử lý dạng socket rất phổ biến.Đến cuối năm 1998, dạng slot bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, mở đầu là Slot 1 ở dòngPentium II
Trang 7Sơ đồ bo mạch chủ cũ và mới Ảnh: Answers.
Bus là hệ thống dây nối để truyền dữ liệu từ bộ phận này đến bộ phận khác trong máytính Nói một cách ví von, bus giống như con đường cao tốc, càng rộng càng truyềnđược nhiều dữ liệu đi với tốc độ cao
Tất cả các bus đều bao gồm 2 phần: bus địa chỉ và bus dữ liệu Bus dữ liệu sẽ chuyển dữliệu thực sự, còn bus địa chỉ sẽ truyền thông tin về đích đến của thông tin đó
Kích thước của bus, được hiểu như độ rộng của đường cao tốc, là yếu tố quan trọngquyết định lượng dữ liệu được chuyển đi mỗi lần Ví dụ, bus 16 bit, 32 bit… có thểtruyền từng đó dữ liệu một lần
Mỗi bus đều có xung đồng hồ được đo bằng MHz Bus càng nhanh thì dữ liệu đượcchuyển đi càng nhanh, giúp cho ứng dụng trên máy tính hoạt động trơn tru và nhanhnhẹn hơn Trên PC, bus ISA đang dần được thay thế bằng bus có tốc độ nhanh hơn nhưPCI Hầu hết máy tính hiện nay đều có bus nội dành cho dữ liệu, yêu cầu tốc độ truyền
Trang 8tải nhanh như tín hiệu video Bus nội này như một con đường cao tốc nối trực tiếp với
vi xử lý
Thiết lập BIOS (phần 1)
Sau khi lắp ráp, người sử dụng cần đi qua công đoạn khai báo các thông số trong BIOS thì mới dùng được máy Chương trình này sẽ giúp PC quản lý hệ thống, bao gồm tất cả những linh kiện, thiết bị mà bạn đã lắp vào.
Giao diện của BIOS Ảnh: T.H.
Khái niệm về BIOS
Đây là chữ viết tắt của basic input/output system (hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản) Vềthực chất BIOS là phần mềm tích hợp sẵn, xác định công việc máy tính có thể làm màkhông phải truy cập vào những chương trình trên đĩa
Chương trình này thường được đặt trong chip ROM đi cùng máy tính, độc lập với cácloại đĩa, khiến cho máy tính tự khởi động được Các thông số của BIOS được chứa tạiCMOS, một chip bán dẫn khác hoạt động bằng pin và độc lập với nguồn điện của máy
Do RAM luôn nhanh hơn ROM nên nhiều nhà sản xuất đã thiết kế để BIOS có thể sao
từ ROM sang RAM mỗi lần máy tính khởi động Quá trình này được gọi bằng cái tênshadowing
BIOS của PC được thiết kế khá sát với tiêu chuẩn nên dù có nhiều phiên bản khác nhau,chúng vẫn giống nhau trên mọi máy Nhiều PC hiện đại chứa BIOS flash, nghĩa là BIOS
đã được sao vào chip nhớ flash để nâng cấp khi cần thiết và không cần đến pin nuôi.Khi công nghệ mới ra đời và các lỗi cũ được phát hiện, nhà sản xuất thường đưa raphiên bản BIOS cập nhật để giải quyết trục trặc và nâng cao tốc độ hoạt động của hệthống
Trang 9Việc cập nhật BIOS được thực hiện khá đơn giản nhưng phải hết sức thận trọng và nêntuân theo những quy định sau:
- Nếu hệ thống chạy ổn định, không có lỗi gì thì không nên nâng cấp BIOS
- Nếu cần nâng cấp, hãy đọc kỹ hướng dẫn của chương trình trước khi bắt tay vào thựchiện
Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT Gần đây đang phát triểnloại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và
sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi
Các loại BIOS
Thường thì bạn vẫn quen bấm phím Delete để vào phần thiết lập BIOS Tuy nhiên, đóchỉ là thao tác đối với phần lớn các máy có xuất xứ từ Đông Nam Á Ở các loại máytính khác (sản xuất từ Mỹ chẳng hạn), người dùng phải thông qua chương trình quản lýriêng để thay đổi các thông số BIOS
Hiện nay có 2 loại BIOS:
- BIOS dạng text Người dùng sẽ di chuyển phím hướng để đưa vệt sáng đi tới các lựachọn Nhấn Enter để quyết định, Esc để thoát (gõ Y khi muốn lưu thay đổi, N là khônglưu)
- BIOS Win Đây là loại BIOS mới được phát triển Thay vì màn hình dạng text thôngthường, các thông số hiện ra trên màn hình màu với nhiều cửa sổ Người dùng có thể dichuột hoặc phím hướng để chọn lựa
Trang 10Các thiết lập BIOS cơ bản Ảnh: T.H.
Date Đây là nơi khai báo ngày tháng với các định dạng khác nhau, tùy theo máy Ví
dụ: mm/dd/yy là kiểu ghi tháng/ngày/năm
Time Có loại máy yêu cầu dùng hệ giờ 24 Chỉ cần di chuyển con trỏ đến các vị trí của
giờ, phút, giây, bạn có thể nhập số từ bàn phím
Trong các bản Windows mới, người dùng thay đổi được thông số về thời gian trongStart > Control Panel > Date and Time Dù BIOS dùng hệ giờ 24 nhưng bạn vẫn có thểcho hiển thị trên khay đồng hồ theo hệ giờ 12 (AM/PM) bằng cách thiết lập trênWindows
IDE Primary Master
Chế độ dò tìm thông số tự động cho ổ cứng Ảnh: T.H.
Trang 11Đây là nơi khai báo các thông số của ổ cứng Nếu khai báo sai, ổ có thể không hoạtđộng, thậm chí bị hỏng Ví dụ, khi nhập số dung lượng cao quá mà tiến hành các lệnhFdisk hay Format, thiết bị này sẽ bị "đơ"
Tuy nhiên, những BIOS đời mới có phát triển thêm tính năng dò tìm thông số ổ cứngIDE một cách tự động Bạn chỉ cần bấm Enter > tại IDE HDD Auto-Detection, nhấnEnter tiếp Các chế độ tiếp theo, để ở mặc định Auto
Nếu máy chỉ có 1 ổ cứng hoặc 2 ổ chia ổ chính (Master), phụ (Slave) thì đây là nơi đặtMaster Việc khai báo này phải đúng với cách đặt chân răm (jumper) trên 2 ổ Hiện nay,các loại ổ đời mới chỉ có 1 jumper cho 3 vị trí: ổ duy nhất, Master và Slave (sơ đồ cắmchân răm đã in sẵn trên ổ cứng) Loại ổ thế hệ cũ có nhiều chân răm nên nếu dùng, bạnphải tuân theo tài liệu hướng dẫn một cách cẩn thận
IDE Primary Slave
Đây thường là nơi khai báo ổ cứng thứ 2 cắm ở chế độ Slave Bạn cũng có thể nhậpthông số bằng tay hoặc dò tìm tự động Nếu máy không cài ổ này thì phần khai báo đểNone
IDE Secondary Master
Do BIOS đời mới hỗ trợ cắm đến 4 ổ cứng, người dùng có thể lắp ổ cứng thứ 3 và khaibáo tại đây Tuy nhiên, cáp IDE thứ 2 cũng có thể nối được với ổ đa phương tiện (CDhoặc DVD) nên đây thường là nơi khai báo loại ổ này Cách cắm jumper cho ổ CD cũnggiống như trường hợp ổ cứng
Người dùng cũng có thể nhập thông số bằng tay hoặc để ở chế độ dò tìm tự động
Nếu không có ổ nào cắm ở dây IDE thứ 2 này, bạn để ở trạng thái None
IDE Secondary Slave
Đây là nơi khai báo cho ổ cứng thứ 4 hoặc ổ quang thứ 2 Một dây IDE có thể nối 2 ổcùng loại hoặc 1 ổ cứng, 1 ổ CD, miễn là cách đặt chân răm phải tuân theo luật chính -phụ
Khai báo ổ mềm
Thường thì Drive A và Drive B dùng để khai báo cho ổ đĩa mềm Tuy nhiên, hiện naykhông còn nhiều người dùng thiết bị vừa dễ hỏng, vừa lưu được ít dữ liệu này
Trang 12Chế độ Halt On
Một số PC cho phép bạn "sai khiến" BIOS phản ứng với các lỗi trong quá trình kiểm tramáy
All Error: Khi chọn mục này, máy sẽ treo khi phát hiện bất cứ lỗi nào Bạn không nên
chọn vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên và bạn sẽ không thể biết các lỗi khác, nếucó
No Errors: Quá trình tự kiểm tra của máy sẽ được thực hiện cho đến khi hoàn tất Máy
không treo dù phát hiện bất cứ lỗi gì Người dùng nên chọn mục này để biết bộ phậnnào bị trục trặc và tìm cách giải quyết
All But Keyboard: Tất cả các lỗi, ngoại trừ bàn phím.
All But Diskette/Floppy: Máy treo với tất cả các lỗi, trừ lỗi ổ đĩa và bàn phím.
Thiết lập BIOS (phần 3)
Các mục thiết lập nâng cao cho phép người sử dụng chọn thứ tự ổ đĩa boot, đặt tốc độ gõ bàn phím, tăng tốc cho quá trình khởi động Ngoài ra, bạn còn giới hạn được việc thay đổi BIOS hoặc ngăn người khác xâm nhập vào máy tính.
Vào Advanced Bios Features, nhấn Enter Tại đây có các mục như sau:
Trang 13Các mục trong Advanced Bios Features của một loại BIOS Ảnh: T.H.
Virus Warning (cảnh báo có virus)
Phần cài đặt này có cái tên "ngớ ngẩn" nhất trong BIOS Trên thực tế, nó không thể chobiết chương trình nào là virus, chương trình nào là "trong sạch"
Về mặt ý tưởng, khi đặt Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy nếu có hành động viếtvào boot sector (vùng khởi động) hay partition của đĩa cứng Nhưng do không phân biệt
được, nó chỉ đóng vai trò dò tìm bất kỳ và tất cả những gì được viết vào Master Boot
Record của đĩa cứng rồi thể hiện câu hỏi trên màn hình xem bạn có đồng ý cho chép haykhông
Do virus phổ biến nhất thường xâm nhập boot sector nên khi cài đặt như vậy, bạn có thểhạn chế sự lây lan Nhưng đối với những chương trình hợp pháp khác, những dòngthông báo không mong muốn sẽ hiện ra, khiến người sử dụng bối rối Trong trường hợpnày, bạn nhấn vào nút Authorize để thực hiện Hoặc, trước khi tiến hành các lệnh nhưFormat hay Fdisk, hãy nhớ vào BIOS để chọn Disabled cho mục này
Chú ý: Do Virus Warning tỏ ra không hiệu quả, một số BIOS đã bỏ mục này.
CPU L1 & L2 Cache
Một số BIOS tách rời phần này làm 2 mục là Internal Cache và Extenal Cache
Trang 14Cài đặt cho Cache L1 (level 1 cahe) sẽ tắt/bật cache nội trên vi xử lý Đối với dòng chip
486 hoặc về sau này, bạn nên bật vì nếu tắt, máy sẽ gặp trục trặc lớn Người dùng chỉnên tắt vì mục đích kiểm tra lỗi hoặc nghi ngờ hoạt động của chip xử lý Trên một vàiloại BIOS, bạn có thể thấy 3 lựa chọn: Disabled, Write Through và Write Back Trong
đó, Write Back sẽ giúp cho máy hoạt động tốt nhất
Cài đặt cho Cache L2 sẽ tắt/bật cache ngoại trên vi xử lý Phần lớn các mainboard 486hoặc mới hơn đều có cache này Cũng giống như Cache L1, thiết bị cần được bật suốtthời gian sử dụng và chỉ được tắt vì mục đích kiểm tra lỗi Trên một số BIOS, bạn cóthể thấy 3 lựa chọn Disabled, Write Through và Write Back Trong đó, Write Back sẽgiúp cho máy hoạt động tốt nhất
Chú ý: Cache L2 trên một số bo mạch ở "chợ giời" đã bị làm giả Cách kiểm tra là vàoBIOS để tắt và xem máy có chạy chậm đi hay không Nếu máy vẫn bình thường, cacheL2 thực không có Ngoài ra, một số máy còn thông báo cache L2 này Enabled ngay cảkhi nó bị Disabled Dấu hiệu này chứng tỏ BIOS đã bị "phẫu thuật"
Quick Power On Self Test / Quick Boot/ Fast Boot
Bật mục này sẽ khiến quá trình khởi động bỏ qua một số bước(như kiểm tra bộ nhớ mởrộng nhằm phát hiện lỗi) để giảm thời gian
Tuy nhiên, khi làm như vậy, bạn cũng tăng nguy cơ bỏ sót lỗi Nếu có RAM lớn, đặtDisabled cho mục này là an toàn nhất
Chọn thứ tự cho thiết bị khởi động
Người dùng có thể khởi động máy từ nhiều ổ khác nhau như ổ cứng, ổ CD, đĩa mềmhay ổ USB
Chọn khởi động đầu tiên là ổ cứng có ưu điểm là nhanh nhưng trong trường hợp ổ đĩahay hệ điều hành bị trục trặc, người dùng có thể chọn lại (như CD hay USB) để cài đặt
Swap Floppy
Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục này bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa nhưkhi tráo bằng cách đặt jumper trên card I/O
Seek Floppy
Trang 15Nếu Enable, BIOS sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track Nếu Disable,BIOS sẽ bỏ qua Chọn Enable làm chậm thời gian khởi động vì BIOS luôn phải đọc đĩamềm trước khi đọc đĩa cứng (dù đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C)
Boot Up Num - Lock LED
Khi dùng chế độ ON cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng), nhóm phím bên tayphải được dùng để đánh số Khi đặt chế độ OFF, nhóm phím này được dùng để dichuyển con trỏ
Gate A20 Option
A20 là dòng địa chỉ thứ 21 trong bộ nhớ, được điều khiển bằng "chỉ huy" của bàn phím
Để chipset điều khiển A20 và tăng cường khả năng hoạt động của máy, hãy chọnEnabled Rất hiếm lý do khiến người ta tắt chức năng này Vì vậy, một số dòng máymới thay bằng các lựa chọn khác là Normal và Fast để người dùng quyết định mức độlàm việc của vi xử lý
Typematic Rate Setting
Nếu chọn Enabled, bạn kích hoạt 2 chức năng dưới đây:
Typematic Rate (Chars/Sec): Mục này sẽ giúp bạn chọn số ký tự/giây tuỳ theo tốc độđánh phím nhanh hay chậm Nếu thiết lập thấp hơn tốc độ đánh thì máy sẽ phát ra tiếngbip (vì nó không chạy kịp)
Typematic Delay (Msec): Thiết lập này điều khiển khả năng lặp lại tự động của bànphím, nghĩa là độ dài thời gian nhấn phím trước khi nó bắt đầu lặp lại tự động Thườngthì ta để từ 200 - 1000 mili giây
Chú ý: Một số loại bàn phím cao cấp đã tích hợp chức năng tương đương
Security Option
Phần này dùng để giới hạn việc sử dụng hệ thống và Bios Setup
Setup: Giới hạn việc thay đổi Bios Setup Khi muốn vào Bios Setup bạn phải đánh đúngmật khẩu đã quy định trước
System/Always: Giới hạn việc sử dụng máy Mỗi khi mở máy, BIOS luôn luôn hỏi mậtkhẩu Nếu bạn không biết mật khẩu hoặc gõ sai, BIOS sẽ không cho phép sử dụng máy Chú ý: Do chưa chọn mục đặt mật khẩu, bạn nên để Disabled
Trang 16APIC Mode
Nên đặt Disabled vì chế độ Enabled có thể gây mất ổn định cho máy Vì khi hệ điềuhành đã được cài đặt (như Windows XP), thiết lập này không thể thay đổi nếu bạnkhông cài lại Mục đích của nó là mở rộng số dòng IRQ (Interrupt Request) - mã thôngbáo sự kiện ngoại vi bắt đầu và kết thúc
MPS Version Control For OS
MPS là chuẩn đa xử lý của Intel dành để thiết kế PC có dùng vi xử lý Pentium Nó xácđịnh dung lượng số bộ nhớ và tín hiệu ngắt được chia sẻ Giá trị 1,1 hoặc 1,4 không thểthay đổi cho nhau nếu APIC Mode để ở trạng thái Disabled
Nhìn chung, khi thiết lập BIOS nâng cao, người dùng cần nghiên cứu kỹ tài liệu đi kèm
và yêu cầu tài liệu này tại nơi bán hàng Ở các dòng máy khác nhau, những mục trênBIOS khá khác nhau
Lắp máy tính (1): Tìm hiểu các linh kiện
Nếu mớ dây nối loằng ngoằng, các bản mạch trông như mê cung khiến người chưa biết nhiều về máy tính bối rối, hãy thử tự lắp ráp chúng Chủ đề này bắt đầu bằng việc tìm hiểu các bộ phận cấu thành nên chiếc PC.
Về tổng thể, một bộ PC bao gồm 2 phần chính là màn hình và bộ xử
lý trung tâm CPU Màn hình là nơi hiển thị kết quả xử lý và quá trìnhthao tác với máy tính Còn bộ xử lý trung tâm nằm trong một hộp kimloại (gọi là case), bao gồm nhiều vi mạch điện tử, ổ lưu trữ, quạt gió bên trong và cáccổng giao tiếp (để cắm các đầu dây, ổ nhớ rời ) ở bên ngoài
Trang 17- Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi dùng để thao tác trên màn hình máy tính Hiện có các
loại chuột bi, chuột quang, chuột không dây có gắn Bluetooth với giá dao động từ vàichục nghìn đến hơn một triệu đồng
- Bàn phím: Đây cũng là thiết bị ngoại vi dùng để nhập dữ liệu Bàn phím có nhiều loại,
từ loại thường giá chưa đến một trăm nghìn tới bàn phím không dây hoặc loại có thiết
kế đặc biệt giá hơn một triệu đồng
Phần case
- Bộ vi xử lý: là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính với hàng triệu phép
tính/giây Gần đây, nhiều người nhắc đến sức mạnh của vi xử lý lõi kép với 2 nhân trênmột chip, giúp tốc độ tính toán nhanh hơn và do đó, giá cả cũng đắt hơn
- Bo mạch chủ (mainboard): là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card âm
thanh, ổ cứng Nó đóng vai trò là một "trung tâm điều phối", giúp cho mọi thiết bị máytính hoạt động nhịp nhàng và ổn định Giá cả của bo mạch chủ tùy biến theo số thiết bị
đã được tích hợp sẵn (trong các báo giá có từ "on-board")
- Ổ cứng: là nơi lưu trữ dữ liệu Dung lượng ổ cứng càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ
liệu và giúp cho máy chạy êm khi có nhiều không gian trống
- RAM: bộ nhớ trong tạm thời là nơi lưu mọi hoạt động của các chương trình chạy trên
máy tính Khi RAM càng lớn, các chương trình vận hành trơn tru và nhanh hơn
- Card đồ họa: là thiết bị xử lý hình ảnh, video Khi card đồ họa mạnh, hình ảnh hiển thị
trên máy tính sẽ sắc nét và có nhiều hiệu ứng thật hơn Những người chơi game "nặng"
và hay làm việc với đồ họa sẽ yêu cầu cầu cao đối với thiết bị này Chú ý một sốmainboard đã tích hợp sẵn card đồ họa
- Card âm thanh: là thiết bị xử lý âm thanh, giúp cho người dùng nghe được tiếng trên
máy tính Một số mainboard cũng tích hợp sẵn card này
- Card mạng: là thiết bị hỗ trợ nối mạng Internet hay mạng nội bộ Có loại card mạng
tích hợp sẵn trên bo mạch chủ, có loại card mạng rời phải mua riêng
- Ổ đa phương tiện: các loại ổ CD trước đây hiện đang bị DVD "qua mặt" vì chúng có
khả năng đọc cả CD lẫn DVD Ngoài ra, nếu có nhu cầu, người dùng có thể mua loại ổDVD đọc-ghi DVD hay đọc DVD, ghi được CD
- Ổ mềm: loại ổ lưu trữ này hiện đang "mất giá" vì bản thân đĩa mềm lưu dữ liệu không
nhiều và hay hỏng Nếu có USB gắn ngoài, bạn không cần đến loại ổ này
Trang 18- Quạt gió: là thiết bị nhỏ nhưng rất cần thiết để làm mát những bộ phận tạo nhiệt trong
quá trình hoạt động Trục trặc ở quạt gió dễ làm thiết bị nóng quá mức và hỏng hẳn.Nhiều hãng để chỗ gắn quạt gió ở khắp mọi nơi như chip, nguồn, ổ cứng Tuy nhiên,một quạt đường kính 120 mm ở case rộng rãi cũng có thể đảm bảo an toàn cho máytính Xem thêm bài này
- Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài vào trong máy Nguồn điện là thiết bị quan
trọng trong việc giữ cho điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được an toàn khi
có sự cố Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều thiết bị tiêutốn điện năng như quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay cao, ổ DVD nhiềuchức năng
Bạn cũng có thể mua thêm loa ngoài, webcam, ổ USB, ổ cứng ngoài để phục vụ nhucầu giải trí và làm việc của mình Chú ý khi tự chọn mua linh kiện lắp ráp, người dùngcần xem chúng có tương thích với nhau hay không Bạn có thể tìm thông tin trên mạng
Lắp máy tính (2): Gắn linh kiện trên bo mạch chủ
Bo mạch (mainboard) là trung tâm kết nối và điều phối mọi hoạt động của các thiết bị trong máy tính Lắp ráp linh kiện vào bảng mạch này cần sự cẩn thận và một số mẹo nhỏ.
Trang 19Một trong các loại bo mạch chủ Ảnh: Cdrinfo.
Chú ý trước khi lắp
- Mặc dù bo mạch chủ đã được gắn ở vị trí cố định bên trong hộp máy, vị trí của cáccard tích hợp sẵn và các loại ổ (cứng, mềm, CD) trong khoang có thể thay đổi đến mộtgiới hạn nào đó Tuy nhiên, tốt hơn hết là đặt chúng cách xa nhau vì dây cáp nối bịchùng một đoạn khá lớn Để các thiết bị xa nhau cũng tạo khoảng không gian thoángđãng, tránh tương tác điện từ gây hại
- Bo mạch chủ chứa các bộ phận nhạy cảm, dễ bị "đột quỵ" vì tĩnh điện Do đó, bảngmạch này cần được giữ trong trạng thái chống tĩnh điện nguyên vẹn trước khi lắp ráp.Sản phẩm được bọc trong một bao nhựa đặc biệt, trên đó có quét các vệt kim loại Vìvậy, trước khi lắp linh kiện, không nên để bảng mạch hở ra khỏi bao nhựa trong thờigian dài Trong quá trình lắp ráp, bạn cần đeo một vòng kim loại vào cổ tay có dây nốiđất Loại vòng này có bán ở các cửa hàng tin học hoặc bạn tự chế bằng cách quấn mộtđoạn dây đồng nhiều lõi vào cổ tay và nối tiếp đất Đây cũng là yêu cầu khi lắp các loạicard
- Cần thao tác cẩn thận với các linh kiện Nếu một vật như tô-vít rơi vào bo mạch chủ,
nó có thể làm hỏng những mạch điện nhỏ, khiến cả thiết bị này trở nên vô dụng
Quy trình lắp ráp
Bạn cần xác định xem case này có gắn đệm phủ hợp để đặt bảng mạch không Miếngđệm này có tác dụng tránh cho bo mạch chủ chạm vào bề mặt kim loại của case sau khilắp đặt, tránh chập mạch hoặc hỏng hóc khi máy tính bị va đập