Nguồn gốc: Do PGS.TS Nguyễn Công Thuận - Viện bảo vệ thực vật nhập nội và chọn từ C671177 x Milyang 23 trong tập đoàn giống khảo nghiệm bệnh đạo ôn quốc tế.. Khả năng chống đổ khá, hạt
Trang 1Giống lúa C70
1 Nguồn gốc:
Do PGS.TS Nguyễn Công Thuận - Viện bảo vệ thực vật nhập nội và chọn từ C671177 x Milyang 23 trong tập đoàn giống khảo nghiệm bệnh đạo ôn quốc tế
Giống được công nhận giống quốc gia năm 1993
2 Những đặc tính chủ yếu:
Gieo cấy trong vụ xuân chính vụ có thời gian sinh trưởng 165
- 175 ngày, giai đoạn mạ chịu rét khá.; Ở vụ mùa cấy trà chính vụ có thời gian sinh trưởng 130-135 ngày;
Phiến lá cứng, góc lá hẹp, gọn khóm Khả năng đẻ nhánh khá Hạt dạng hơi bầu, vỏ màu vàng, khối lượng 1.000 hạt 23 - 24 gram Chất lượng gạo tốt, trong, ngon cơm và mềm
Trang 2Khả năng cho năng suất bình quân 45 - 50 tạ/ha, cao 60 - 65 tạ/ha
Khả năng chống đổ khá, hạt chín có ngủ nghỉ; Nhiễm đạo ôn, bạc lá nhẹ, nhiễm khô vằn, rầy nâu từ nhẹ đến trung bình
3 Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Gieo cấy được trong trà xuân chính vụ trên đất vàn, vàn trũng, đất hơi chua và thiếu lân
Lượng phân bón cho 1 ha: 8 tấn phân chuồng + 220 - 240 kg đạm urê + 350 - 400 kg super lân + 100 - 120 kg kaly clorua hoặc sunfat
Cấy 55 - 60 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm
Chú ý phòng trừ sâu đục thân và bệnh khô vằn./
Trang 3Giống lúa tám thơm
đột biến
1 Nguồn gốc:
Do PGS.TS Nguyễn Minh Công - Khoa Sinh ĐHSP Hà Nội và
Bộ môn Di truyền & công nghệ lúa lai - Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo Được đột biến từ giống lúa tám thơm Hải Hậu (bằng xử lý tia Gamma
C60 vào thời điểm nảy mầm 69 giờ), chọn lọc theo phương pháp phả hệ, qua khảo nghiệm giống quốc gia 2 vụ và được khu vực hoá tháng 2/1999
2 Những đặc tính chủ yếu:
Không phản ứng ánh sáng
Gieo cấy trong vụ đông xuân có thời gian sinh trưởng 155 -
165 ngày; Ở vụ mùa có thời gian sinh trưởng 125 - 135 ngày;
Trang 4Chiều cao cây 150 - 160 cm, lá nhỏ dài mỏng, yếu cây dễ đổ Chịu nóng hạn khá, nhiễm nhẹ đạo ôn, khô vằn ở vụ đông xuân và sâu đục thân ở vụ mùa
Chất lượng gạo tốt, hạt thon nhỏ, gạo trắng trong, ngon cơm
và mềm dẻo
Khả năng cho năng suất bình quân 30 - 32 tạ/ha, cao 36 - 37 tạ/ha
3 Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Gieo cấy được 2 vụ/năm, thích hợp ở vụ mùa chính vụ trên đất vàn, vàn cao, đất bán sơn địa, nghèo dinh dưỡng, thâm canh trung bình đến thấp
Thời vụ: vụ mùa gieo từ 15-20/6, cấy khi tuổi mạ 20 ngày; Vụ xuân chính vụ gieo từ 5-10/12
Lượng phân bón cho 1 ha: 6-8 tấn phân chuồng + 80 - 110 kg đạm urê +
400 kg super lân + 80 - 140 kg kaly clorua hoặc sunfat Bón lót tập trung đối với đất nghèo dinh dưỡng có thể bón thêm NPK, tránh bón lai rai./
Trang 5Giống lúa KML39
(Khao-39, Mali đột biến)
1 Nguồn gốc:
Giống Khaodanwk mali đột biến do Viện lúa ĐBSCL chọn tạo, xử lý đột biến từ giống Khaodawk Mali 105 được Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW đưa khảo nghiệm trong màng lưới khảo nghiệm quốc gia ở phía bắc từ 1997 và được đánh giá là giống có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có triển vọng về năng suất
2 Những đặc tính chủ yếu:
Là giống cảm ôn, ngắn ngày
Thời gian sinh trưởng: vụ xuân muộn 125 - 130 ngày; vụ mùa sớm 110 - 115 ngày;
Trang 6Chiều cao cây 100 - 115 cm, sinh trưởng khá, trỗ nhanh đều, khoe bông, khả năng thích ứng rộng, năng suất ổn định, độ thuần cao, chịu rét, chống đổ trung bình, nhiễm nhẹ khô vằn, rầy nâu, bạc lá
Năng suất bình quân 50 - 55 tạ/ha, cao 60 - 65 tạ/ha
Hạt thon dài, gạo trắng trong, hàm lượng amylose trung bình thấp, cơm mềm ngon
3 Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp cả 2 vụ xuân muộn, mùa sớm trên đất vàn, vàn cao, vàn hơi trũng, thâm canh trung bình đến khá
Lượng phân bón cho 1 ha: 7-8 tấn phân chuồng + 190 - 250 kg đạm urê + 550 kg super lân + 80 - 110 kg kaly clorua hoặc sunfat
Mật độ cấy 55 - 60 khóm/m2, 2-3 dảnh/khóm./