Tính cấp thiết của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 29)

Đấu thầu thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung mang lại sự ổn định, đồng bộ trong việc cung ứng thuốc đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trong ngành (cả về giá thuốc, chủng loại), giúp các cơ sở khám, chữa bệnh có

19

nhiều thời gian tập trung phát huy chuyên môn, nghiệp vụ. Tính hiệu quả, lợi ích của việc tổ chức đấu thầu mua thuốc tập trung đã được Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổng kết đánh giá. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập tồn tại như một số nhà thầu sau khi trúng thầu mới đặt hàng sản xuất hoặc nhập khẩu hoặc nhu cầu sử dụng các mặt hàng đó lớn nhưng chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến nhiều bệnh viện thiếu thuốc trong một thời gian nhất định ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh hoặc các cơ sở y tế dự kiến số lượng mời thầu lớn nhưng thực tế sử dụng lại rất thấp, tình trạng công ty trúng thầu chỉ thực hiện hợp đồng một phần hoặc toàn bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau…

Theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT [3] đối với kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung các cơ sở y tế phải sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc trúng thầu và tối đa không quá 120%. Thực tế theo một số báo cáo tổng kết gần đây cho thấy chưa có địa phương hoặc cơ sở y tế nào thực hiện đúng quy định nêu trên, mặc dù tổng giá trị sử dụng/tổng giá trị trúng thầu rất thấp nhưng lại vẫn có nhiều mặt hàng đã mua hết số lượng tối đa 120% nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu và có nhiều mặt hàng không sử dụng đến, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, cũng như gây lãng phí rất nhiều nguồn lực như thời gian tổ chức đấu thầu kéo dài tốn nhiều chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ, các nhà thầu phải thêm chi phí bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hồ sơ, tài liệu, chuẩn bị hàng nhưng các đơn vị không có nhu cầu sử dụng…

Trước đó chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào về việc đánh giá hoặc phân tích kết quả thuốc trúng thầu, việc sử dụng thuốc trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Vì vậy việc nghiên cứu của đề tài này là cần thiết nhằm đưa ra thực trạng của việc sử dụng thuốc tại các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất biện pháp để các cơ sở khám, chữa bệnh cũng như Sở Y tế - đơn vị tổ chức đấu thầu điều chỉnh, hoàn thiện hơn trong việc chỉ đạo

20

xây dựng kế hoạch nhu cầu mua sắm thuốc của các đơn vị, đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, thuốc trúng thầu được cung ứng đủ theo nhu cầu của các cơ sở khám, chữa bệnh, các đơn vị sử dụng thuốc trúng thầu đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho nhà thầu, tiết kiệm chi phí...

21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Danh mục thuốc trúng thầu năm 2019 - 2020 của Sở Y tế Tuyên Quang.

- Danh mục thuốc sử dụng của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2019 – 2020 (số liệu báo cáo sử dụng thuốc từ 01/01/2019 đến 31/12/2020).

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 01/01/2019 – 31/12/2020. Địa điểm nghiên cứu: Sở Y tế Tuyên Quang.

2.2. Biến số nghiên cứu

Các biến số nghiên cứu của đề tài:

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

1 Giá thuốc

Là giá trúng thầu (có VAT) của từng thuốc (Đơn vị tính:

đồng)

Biến số Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu 2

Số lượng thuốc trúng

thầu

Số lượng thuốc trúng thầu của từng thuốc theo đơn vị

tính

Biến số Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu

3 Số lượng thuốc sử dụng

Tổng số lượng thuốc sử dụng theo kết quả trúng thầu

của các đơn vị khám, chữa bệnh theo đơn vị tính

Biến số

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu 4 Khoản mục

thuốc sử dụng

Là số khoản mục thuốc sử dụng của cơ sở khám chữa

bệnh

Biến số

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

22

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

5 Giá trị thuốc

Là bằng đơn giá trúng thầu (Có VAT) nhân với số lượng

(trúng thầu/sử dụng)

Biến số

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

6 Gói thầu thuốc

Các gói thầu thuốc theo Thông tư 11/2016/TT-BYT:

- Gói thầu thuốc Generic - Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều

trị

- Gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu.

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

7 Nhóm kỹ thuật

Các nhóm kỹ thuật của thuốc theo Thông tư 11/2016/TT-

BYT:

- Đối với gói thầu thuốc Generic gồm: Nhóm

1,2,3,4,5.

- Đối với gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu gồm:

Nhóm 1, 2.

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 8 Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Là các nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

9 Thuốc theo nguồn gốc

Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước. Thuốc có nguồn gốc nhập

khẩu.

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

23

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

10

Thuốc sử dụng theo từng cơ sở y tế

Gồm 19 cơ sở y tế đăng ký đấu thầu tập trung tại SYT: Bệnh viện Đa khoa tỉnh TQ Bệnh viện YDCT tỉnh TQ Bệnh viện PHCN Hương Sen

TTYT huyện Lâm Bình…..

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 11 Thuốc sử dụng theo Hạng bệnh viện Là hạng bệnh viện được phân tại Quyết định số:

23/2005/QĐ-BYT Hạng I, Hạng II, Hạng III, Hạng IV Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 12 Thuốc sử dụng theo Tuyến bệnh viện

Là tuyến bệnh viện được phân tại Quyết định số:

23/2005/QĐ-BYT Tuyến tỉnh Tuyến huyện

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

13 Thuốc theo đường dùng

Các đường dùng của thuốc theo TT 30/2018/TT-BYT: 1. Tiêm, tiêm truyền

2. Uống 3. Hô hấp 4. Nhỏ mắt, tra mắt, nhỏ mũi 5. Dùng ngoài 6. Đặt Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

14 Thành phần thuốc

Thuốc đơn thành phần: trong công thức có 01 hoạt chất có hoạt tính.

Thuốc đa thành phần: trong công thức có > 01 hoạt chất có hoạt tính

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

24

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

15 Tỷ lệ số lượng/giá trị sử dụng thuốc trên số lượng/giá trị trúng thầu Là tỷ lệ sử dụng trên trúng thầu phân thành 03 nhóm: < 80% 80%-120% >120% Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 16 Thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý Là phân nhóm tác dụng dược lý của các thuốc nhóm A theo Thông tư 30/2018/TT-

BYT

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

17 Nhóm kháng sinh

Thuốc sử dụng phân loại theo các phân nhóm kháng

sinh: cephalosporin, aminoglycosid, macrolid...

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 18 Nhóm Cephalosporin theo thế hệ Thuốc kháng sinh Cephalosporin sử dụng phân loại theo các thế hệ: Thế hệ 1, thế 2, thế hệ 3, thế hệ 4.... Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 19 Nhóm Cephalosporin thế hệ 3 sử dụng theo tuyến, hạng bệnh viện Thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 sử dụng theo: tuyến tỉnh/huyện,

Hạng I,II,III,IV

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên cơ sở sử dụng số liệu hồi cứu trong các báo cáo thống kê sử dụng thuốc của các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Báo cáo sử dụng thuốc từ 01/01/2019 đến

25

31/12/2020 của các đơn vị khám, chữa bệnh và Danh mục thuốc trúng thầu tập trung tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019 – 2020.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

* Nguồn thu thập số liệu:

- Kết quả trúng thầu thuốc tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019 – 2020. - Báo cáo sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu năm 2019 – 2020 của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

* Công cụ thu thập số liệu:

Các số liệu nghiên cứu được nhập và xử lý trực tiếp trên phần mềm Microsoft Excel 2010 theo các bước sau:

- Gộp danh mục thuốc trúng thầu của tất cả các gói thuốc thành một danh mục chung (Danh mục 01) (danh mục này đã có các cột số thứ tự, Mã hàng hóa, Tên thuốc trúng thầu, Thành phần hoạt chất, Đường dùng, …)

- Thêm các cột “Số lượng thuốc thực hiện” của từng bệnh viện vào danh mục 01. Sử dụng lệnh Vlookup để chuyển các thông tin về số lượng. Chúng ta thu được danh mục thuốc nghiên cứu.

Từ danh mục thuốc nghiên cứu:

+ Tính số lượng, tỷ lệ, giá trị theo chỉ tiêu nghiên cứu. + Kẻ bảng, so sánh, nhận xét.

Phân tích và so sánh dữ liệu giữa danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc thực hiện theo các từng tiêu chí. Chú ý đến số lượng điều tiết giữa các đơn vị để kiểm tra tỷ lệ số lượng của các bệnh viện sử dụng so với số lượng trúng thầu.

* Mẫu nghiên cứu:

Toàn bộ 1.084 thuốc trúng thầu (trong đó có 946 mặt hàng thuốc tân dược, 138 mặt hàng thuốc đông dược) theo hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế năm 2019 – 2020 (trừ các thuốc Dược liệu, Vị thuốc cổ truyền) của các

26

cơ sở y tế tham gia vào kế hoạch đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019 – 2020.

Danh mục thuốc sử dụng năm 2019-2020 mà các cơ sở khám, chữa bệnh báo cáo Sở Y tế (trừ các thuốc dược liệu, vị thuốc cổ truyền), gồm 951 mặt hàng, trong đó có 746 mặt hàng thuốc tân dược, 105 mặt hàng thuốc đông dược.

2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.5.1. Xử lý số liệu

+ Dữ liệu kết quả trúng thầu có sẵn dưới dạng file excel.

+ Dữ liệu sử dụng các đơn vị báo cáo theo mẫu quy định gửi về Sở Y tế, có kiểm tra lại, nếu nghi ngờ ghi sai, không phù hợp trực tiếp liên hệ với đơn vị báo cáo làm rõ, nếu có sai sót chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu trên file excel.

Phân tích và so sánh giữa dữ liệu danh mục trúng thầu và danh mục sử dụng theo các tiêu chí sau:

- Đối với nhóm thuốc đấu thầu (Biệt dược, Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu (Nhóm 1, nhóm 2), Generic (nhóm 1, 2, 3, 4, 5): so sánh phân tích xem sự khác biệt trong tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu giữa các nhóm.

- Đối với nguồn gốc thuốc trúng thầu (thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu): so sánh phân tích xem sự khác biệt trong tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu giữa nguồn gốc các thuốc.

- Theo nhóm tác dụng dược lý (Thông tư 30/2018/TT-BYT): So sánh, phân tích tỷ lệ thực hiện giữa các nhóm tác dụng dược lý khác nhau, đặc biệt so sánh các thuốc bổ trợ như Vitamin, khoáng chất, thuốc cổ truyền, dược liệu ... và các thuốc điều trị như kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa..

- Đối với các thuốc theo đường dùng: So sánh, phân tích sự khác biệt giữa tỷ lệ thực hiện của các thuốc theo đường dùng (đường tiêm và tiêm truyền, đường uống, đường hô hấp, đường nhỏ mắt, nhỏ mũi, đường dùng ngoài và đặt).

27

- Đối với thuốc đơn thành phần, đa thành phần: so sánh phân tích xem sự

khác biệt trong tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu giữa thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần.

- Đối với từng cơ sở y tế: so sánh phân tích tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu giữa các cơ sở y tế và sự khác biệt ra sao.

- Đối với từng phân tuyến và hạng bệnh viện: so sánh, phân tích tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu giữa các bệnh viện theo hạng (I, II, III, IV) và theo phân tuyến (tỉnh, huyện).

2.5.2. Phân tích số liệu

+ Số liệu được phân tích bằng phần mềm excel 2010. + Trình bày số liệu dưới dạng tỷ lệ %.

Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp tính tỷ trọng: tính toán tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hay một nhóm đối tượng số liệu nghiên cứu trên tổng số.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện như sau:

Từ bảng trích xuất số liệu nghiên cứu, dùng hàm Pivot table để tính tổng số khoản thuốc trúng thầu và giá trị thuốc trùng thầu theo: tuyến, hạng bệnh viện; mỗi gói thầu, nhóm kỹ thuật; đường dùng; nhóm tác dụng dược lý; xuất xứ quốc gia; thuốc đơn thành phần; đa thành phần...

Tại mỗi vấn đề nghiên cứu tính tỉ lệ SKM/GT sử dụng so với trúng thầu theo công thức: Tỷ lệ % SKM/GT sử dụng/ trúng thầu = Tổng số khoản mục/giá trị thuốc sử dụng x 100% Tổng số khoản mục/giá trị thuốc trúng thầu

* Sử dụng hàm Pivot table để tính số khoản thực hiện không đạt 80%, số khoản thực hiện 80-120%, số khoản thực hiện vượt 120%.

28

* Phương pháp phân tích ABC: Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và tiến hành phân tích ABC với các bước sau:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm.

Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm. + Đơn giá của sản phẩm.

+ Số lượng sản phẩm.

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần.

Bước 5: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

Bước 6: Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền. + Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền. + Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền. * Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh Cephalosporin

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 29)