Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 64)

Do giá trị sử dụng các thuốc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn cao, đề tài tiến hành phân tích nhóm thuốc này và thu được kết quả sau:

Bảng 3.18. Cơ cấu các phân nhóm thuốc kháng sinh sử dụng

TT Phân nhóm kháng sinh Khoản mục Giá trị (VNĐ) Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm Cephalosporin 42 25,00 35.460.456.665 37,28 2 Nhóm Penicillin 38 22,62 31.061.194.924 32,65

54 TT Phân nhóm kháng sinh Khoản mục Giá trị (VNĐ) Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 3 Nhóm Quinolon 16 9,52 8.323.738.983 8,75 4 Nhóm Aminoglycosid 13 7,74 5.257.236.008 5,53 5 Nhóm imidazol 6 5,36 3.658.080.709 3,85 6 Nhóm Carbapenem 1 0,60 2.640.528.000 2,78 7 Nhóm Macrolid 19 11,31 2.594.789.046 2,73 8 Nhóm sulfonamid 4 2,38 318.900.606 0,34 9 Nhóm Phosphonic 1 0,60 113.850.000 0,12 10 Nhóm Lincosamid 4 2,38 59.714.400 0,06 11 Nhóm Glycopeptid 1 0,60 53.144.000 0,06 12 Nhóm Cyclin 3 1,79 25.078.376 0,03 13 Thuốc chống nấm 8 2,98 1.681.694.284 1,77 14 Các nhóm khác 12 7,14 3.873.309.510 4,07 Tổng 168 100,00 94.741.247.261 100,00 Nhận xét:

Cephalosporin là phân nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất với 25,00% số khoản mục và 37,28% giá trị sử dụng. Xếp thứ 2 là phân nhóm Penicillin chiếm 22,62% số khoản mục tương ứng với 32,65% giá trị sử dụng.

55

Kết quả phân tích cơ cấu sử dụng nhóm kháng sinh Cephalosporin được kết quả sau:

Bảng 3.19. Cơ cấu nhóm kháng sinh Cephalosporin sử dụng

STT Nhóm kháng sinh Khoản mục Giá trị sử dụng Tổng tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỉ lệ % 1 Cephalosporin thế hệ 1 18 42,86 16.036.076.312 45,22 45,22 2 Cephalosporin thế hệ 2 7 16,67 1.768.960.175 4,99 4,99 3 Cephalosporin thế hệ 3 16 38,10 16.590.665.158 46,79 49,79 4 Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase 1 2,38 1.064.755.020 3,00 5 Cephalosporin thế hệ 4 0 0 0 0 0 Tổng 42 100,00 35.460.456.665 100,00 100,00 Nhận xét:

Về số khoản mục: Cephalosporin thế hệ 1 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (42,86%), tiếp theo là Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase (40,48%) và cuối cùng là Cephalosporin thế hệ 2 (16,67%). Không có thuốc nào là Cephalosporin thế hệ 4.

Về giá trị sử dụng: Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase được sử dụng nhiều nhất (49,79%), tiếp theo là Cephalosporin thế hệ 1 (45,22%) và cuối cùng là Cephalosporin thế hệ 2 (4,99%).

Kết quả phân tích cơ cấu nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase sử dụng theo tuyến, hạng bệnh viện như sau:

Bảng 3.20. Cơ cấu nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 sử dụng theo tuyến, hạng bệnh viện

56

STT Tuyến, hạng bệnh viện Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ %

1 Tuyến tỉnh 6.895.803.600 39,06 2 Tuyến huyện 10.759.616.578 60,94 1 Hạng I 6.433.403.600 36,44 2 Hạng II 8.028.085.326 45,47 3 Hạng III 2.614.836.604 14,81 4 Hạng IV 579.094.648 3,28 Tổng 17.655.420.178 100 Nhận xét:

Tỷ lệ sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase ở tuyến tỉnh là 39,06% thấp hơn so với tuyến huyện là 60,94%.

Tỷ lệ sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase ở các bệnh viện Hạng II cao nhất, đạt 45,47%, bệnh viện hạng I là 36,44%, bệnh viện Hạng III là 14,81% và bệnh viện hạng IV là 14,81%.

57

Chương 4. BÀN LUẬN

Sở Y tế Tuyên Quang tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ năm 2015, đến nay mới tổ chức việc đấu thầu tập trung mua thuốc được 08 dự án, gồm: Mua thuốc năm 2016, Mua thuốc đợt 2 năm 2016, Mua thuốc đợt 3 năm 2016, Mua thuốc năm 2017, Mua thuốc đợt 2 năm 2017, Mua thuốc năm 2018, Mua thuốc đợt 2 năm 2018, Mua thuốc năm 2019-2020. Việc đấu thầu thuốc năm 2019 – 2020 cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn được thực hiện theo hình thức đấu thầu tập trung theo Thông tư 11/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Trước đó chưa có đề tài nghiên cứu nào về lĩnh vực đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019- 2020”.

Đánh giá việc sử dụng thuốc trúng thầu năm 2019-2020 của các đơn vị khám, chữa bệnh sẽ là một cơ sở quan trọng để Sở Y tế Tuyên Quang đúc rút được kinh nghiệm cho quá trình tổ chức đấu thầu trong những năm tới, hoàn thiện hơn công tác đấu thầu, đảm bảo cung ứng đủ thuốc và việc sử dụng thuốc đúng quy định của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

4.1. Đánh giá việc sử dụng thuốc theo kết quả trúng thầu năm 2019-2020 tại các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 2020 tại các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị

Theo quy định của Thông tư 11/2016/TT-BYT [3] quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành, số đơn vị thuốc sử dụng theo kết quả đấu thầu tập trung tối thiếu phải đạt 80 % đơn vị thuốc trúng thầu phê duyệt. Theo kết quả của toàn tỉnh thì tổng số khoản mục được thực hiện được 78,51% so với tổng số khoản mục trúng thầu, tổng giá trị sử dụng thuốc

58

chiếm 52,96% tổng giá trị trúng thầu, kết quả này thấp hơn rất nhiều so với quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BYT [3], không đạt tỷ lệ thực hiện 80% số lượng trúng thầu do Sở Y tế quy định trong văn bản hướng dẫn đơn vị xây dựng danh mục đề xuất đấu thầu 2019-2020.

Kết quả trên cũng khá thấp hơn so với một số nghiên cứu về thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung tại một số địa phương như: Sở Y tế Hà Giang năm 2016: tỷ lệ số khoản mục trúng thầu được thực hiện đạt 90,7%, tỷ lệ giá trị được thực hiện đạt 74,23% so với tổng giá trị trúng thầu [25]; Sở Y tế Hà Nội năm 2016: tỷ lệ số khoản mục thực hiện là 85%, tỷ lệ giá trị được thực hiện là 72,44% so với tổng giá trị trúng thầu [14]; Sở Y tế Vĩnh Phúc 2017 (tuyến tỉnh/tuyến huyện): Tỷ lệ số khoản mục thực hiện so với trúng thầu: 76,06%/82,39%, tỷ lệ giá trị thực hiện: 88,87%/68,52% [1][21]. Còn đối với Sở Y tế Bắc Giang 2017, tỷ lệ số khoản mục được thực hiện so với trúng thầu thấp hơn Sở Y tế Tuyên Quang (60,04%), tuy nhiên tỷ lệ giá trị thực hiện lại lớn hơn (53,34%) [22].

Tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều sử dụng không đạt 80% giá trị trúng thầu. Với tỷ lệ giá trị thực hiện so với trúng thầu của toàn tỉnh 52,96%, tỷ lệ quá thấp so với quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BYT [3] thấy sự “thừa” về danh mục trúng thầu và dự trù không chính xác của các đơn vị khám, chữa bệnh.

4.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

Không có nhóm thuốc nào thực hiện được tối thiểu 80% giá trị trúng thầu. Số liệu cho thấy gói thầu Generic nhóm 3 có tỷ lệ thực hiện thấp, điều này là chưa phù hợp vì phải ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Do đó, cần kiểm soát và tăng cường sử dụng nhóm thuốc này.

59

Gói thầu Thuốc biệt dược có tỷ lệ giá trị sử dụng thấp nhất trong 3 gói thầu thuốc (39,79%). Như vậy đây là nhóm thuốc dự trù không chính xác nhiều nhất, có 09/42 mặt hàng không được sử dụng (chiếm 21,13%). Đồng thời thấy gói thầu Biệt dược có tổng giá trị trúng thầu chỉ hơn 7 tỷ đồng, giá trị quá nhỏ để đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Do đó đây là nhóm thuốc khi xây dựng danh mục mời thầu Sở Y tế Tuyên Quang cần lưu ý loại bỏ hoặc cân nhắc chuyển sang generic nhóm 1, nhóm 2.

4.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc tim mạch; nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có giá trị trúng thầu cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ giá trị thực hiện kết quả đấu thầu vẫn còn thấp, lần lượt là 52,65%, 64,93% và 64,58% giá trị trúng thầu. Đây là các nhóm thuốc cần lưu ý khi thực hiện xây dựng danh mục đấu thầu.

So sánh với kết quả nghiên cứu các nhóm thuốc theo nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất tại Nghệ An, thì lại thấp hơn khá nhiều so với Tuyên Quang, cụ thể: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc tim mạch; nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch lần lượt là 34,3%, 46,88% và 37,09% [20].

Các nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu, nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, nhóm thuốc chống Parkinson, nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và nhóm thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi, họng là các nhóm có tỷ lệ giá trị thực hiện thấp nhất, trong đó nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu chỉ đạt 12,42% giá trị sử dụng so với trúng thầu, là nhóm có tỷ lệ giá trị thực hiện thấp nhất. Đây là các nhóm cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng danh mục mời thầu. So sánh với kết quả nghiên cứu tại Nghệ An, nhóm thuốc có tỷ lệ thực hiện thấp nhất là nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu chỉ đạt 12,84% [20].

60

Nhóm thuốc Khoáng chất và vitamin có tỷ lệ giá trị thực hiện so với trúng thầu chỉ đạt 32,47%, mặt khác, nhóm thuốc này nằm trong nhóm các chế phẩm bổ sung được sử dụng nhằm duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy vậy các nghiên cứu chưa cho thấy lợi ích rõ rệt trong việc phòng ngừa tiên phát và thứ phát các bệnh mạn tính không liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng các đơn vị cần lưu ý khi dự trù những mặt hàng này.

Nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn chiếm 0,67% tổng giá trị thuốc sử dụng song các thuốc này là các thuốc không thể thiếu trong các tủ trực cấp cứu, nhưng lại ít được sử dụng hoặc sử dụng rất ít nên tỷ lệ giá trị thực hiện so với trúng thầu thấp (35,03%), do đó các đơn vị cần cân nhắc con số dự trù thích hơp, đảm bảo đủ thuốc nhưng không được “dư thừa”.

4.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nguồn gốc

Các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu đều thực hiện không đạt 80% giá trị trúng thầu mà Sở Y tế đã quy định.

Khi thực hiện kết quả đấu thầu, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 50,57% tổng giá trị tiền thuốc mua. Trong đó các bệnh viện tuyến tỉnh mua các thuốc trong nước 66,67%, các bệnh viện tuyến huyện là 43,46%. Như vậy, theo mục tiêu của Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” khi yêu cầu “Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố cần đạt 50% và Bệnh viện tuyến huyện cần đạt 75% tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước trong tổng tiền sử dụng thuốc” [9] thì các bệnh viện tuyến tỉnh đã đạt yêu cầu còn các bệnh viện tuyến huyện chưa đạt được mục tiêu của Đề án.

So sánh với nghiên cứu tại tỉnh Nghệ An, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 44,46% tổng giá trị tiền thuốc mua. Trong đó các bệnh viện tuyến tỉnh chỉ mua các thuốc trong nước 34,84%, các bệnh viện tuyến huyện là 55,65%. Các con số tỷ lệ % như vậy chưa thể đạt được mục tiêu của Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" [20].

61

Thông tư 21/2013/TT-BYT [5] có quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện. Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất dược phẩm trong nước phát triển. Do đó, các đơn vị cần cân nhắc dự trù thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nước có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách phù hợp với nguồn quỹ BHYT được sử dụng đồng thời đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời.

4.1.5. Thuốc trúng thầu, sử dụng theo phần tuyến, hạng bệnh viện và từng cơ sở y tế

Nhìn chung tất cả các bệnh viện trên toàn tỉnh có tỷ lệ giá trị sử dụng so với trúng thầu còn thấp, tất cả đều chưa đạt 80% giá trị trúng thầu theo quy định. Tuy nhiên có thể thấy các bệnh viện hạng I, hạng II có tỷ lệ khoản mục và giá trị sử dụng lớn hơn các bệnh viện hạng III, hạng IV. Điều đó thể hiện các bệnh viện hạng I và hạng II có kế hoạch dự trù sát với sử dụng hơn so với các bệnh viện hạng III, hạng IV.

Các bệnh viện tuyến tỉnh có tỷ lệ khoản mục và giá trị sử dụng so với trúng thầu lớn hơn các bệnh viện tuyến huyện. Điều đó cho thấy các bệnh viện tuyến tỉnh có kế hoạch dự trù tốt hơn so với các bệnh viện tuyến huyện.

So sánh với kết quả nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ thực hiện các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh của tỉnh Nghệ An lần lượt là 39,80%, 40,72% [20] thấp hơn ở Tuyên Quang (tuyến huyện 46,10%, tuyến tỉnh 64,32%).

So sánh với kết quả nghiên cứu tại Vĩnh Phúc, tỷ thực hiện các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh ở Tuyên Quang thấp hơn khá nhiều (tỷ lệ thực hiện tại Vĩnh Phúc: ở các bệnh viện tuyến tỉnh: 76,06% SKM và 88,87% giá trị; ở các bệnh viện tuyến huyện: 82,39% SKM và 68,52% giá trị trúng thầu) [1][21].

62

Bệnh viện đa khoa tỉnh có tỷ lệ giá trị sử dụng so với trúng thầu cao nhất, 66,04 %, xếp thứ 2 là TTYT huyện Chiêm Hóa đạt 64,61%, xếp thứ 3 là TTYT huyện Sơn Dương đạt 58,45%. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được tỷ lệ sử dụng như quy định là 80% giá trị trúng thầu.

Bệnh viện đa khoa khu vực Yên Hoa có tỷ lệ giá trị thực hiện thấp nhất, đạt 13,49%, Bệnh viện đa khoa khu vực Kim Xuyên là 18,09%, Bệnh viện đa khoa khu vực ATK là 18,60%. Cần đặc biệt đôn đốc việc sử dụng thuốc tại các đơn vị này, kết hợp giám sát chặt chẽ việc lập kế hoạch dự trù mua thuốc của năm kế tiếp để tránh xảy ra tình trạng tỷ lệ sử dụng thuốc chưa đạt theo quy định.

4.1.6. Thuốc trúng thầu, sử dụng theo đường dùng

Thuốc sử dụng năm 2019-2020, nhóm thuốc đường tiêm, tiêm truyền có tỷ lệ giá trị thực hiện so với trúng thầu cao nhất. Các thuốc đường tiêm, tiêm truyền có SKM nhỏ hơn nhiều so với các thuốc đường uống, tuy nhiên giá trị thuốc lại lớn hơn. Dạng bào chế dùng thuốc đường uống là dạng thuốc dễ sử dụng, hầu hết các bệnh nhân có thể tự mình dùng được nên dạng bào chế này được sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các bệnh viện. Trong khi đó dạng bào chế thuốc tiêm, tiêm truyền là dạng bào chế cần phải có cán bộ y tế thao tác trên bệnh nhân, do đó Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khám chữa bệnh phải quản lý chặt chẽ và chỉ nên sử dụng khi bệnh nhân không sử dụng được thuốc dùng đường uống, khi đã sử dụng nhưng không hiệu quả hoặc khi loại thuốc đó chỉ có dạng bào chế thuốc tiêm, tiêm truyền. Bên cạnh đó dạng bào chế thuốc tiêm, tiêm truyền thường có giá thành cao do những khó khăn trong bào chế, vận chuyển, bảo quản…khi sử dụng còn phải tính thêm chi phí các vật tư tiêu hao đi kèm như bông, băng, cồn, gạc…và đòi hỏi cán bộ y tế phải có kỹ năng thao tác trên bệnh nhân. Ngoài ra dạng thuốc tiêm, tiêm truyền cũng dễ xảy ra tai biến hay sốc phản vệ hơn so với các dạng thuốc khác nên phải hết sức chú ý khi sử dụng. Việc lạm dụng các

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 64)