Hệ thống y tế tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 26)

Sở Y tế Tuyên Quang là cơ quan quản lý Nhà nước về y tế của UBND tỉnh và tổ chức các hoạt động sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế. Trụ sở chính tại địa chỉ: Số 01 – Đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Tân Quang, Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Các cơ quan trực thuộc Sở Y tế Tuyên Quang gồm có:

- Đơn vị quản lý nhà nước, gồm:

+ Văn phòng Sở Y tế;

+ Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm; + Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình.

16

STT Tên đơn vị Phân tuyến Hạng bệnh viện

1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyến tỉnh Hạng I

2 Bệnh viện Y Dược cổ truyền Tuyến tỉnh Hạng II 3 Bệnh viện Phục hồi chức năng Hương

Sen Tuyến tỉnh Hạng III

4 Bệnh viện Phổi Tuyến tỉnh Hạng III

5 Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm Tuyến tỉnh Hạng II 6 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tuyến tỉnh Hạng II 7 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ

phẩm, thực phẩm Tuyến tỉnh Hạng III

8 Trung tâm truyền thông giáo dục sức

khỏe Tuyến tỉnh Hạng III

9 Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tuyến tỉnh Hạng III

10 Trung tâm Pháp y Tuyến tỉnh Hạng III

11 Trung tâm Giám định y khoa Tuyến tỉnh Hạng III 12 Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa Tuyến huyện Hạng II 13 Trung tâm y tế huyện Hàm Yên Tuyến huyện Hạng II 14 Trung tâm y tế huyện Sơn Dương Tuyến huyện Hạng II 15 Trung tâm y tế huyện Lâm Bình Tuyến huyện Hạng III 16 Trung tâm y tế huyện Na Hang Tuyến huyện Hạng III 17 Trung tâm y tế huyện Yên Sơn Tuyến huyện Hạng III 18 Trung tâm y tế thành phố Tuyên Quang Tuyến huyện Hạng III 19 Bệnh viện đa khoa khu vực Kim Xuyên Tuyến huyện Hạng III 20 Bệnh viện đa khoa khu vực Yên Hoa Tuyến huyện Hạng IV 21 Bệnh viện đa khoa khu vực ATK Tuyến huyện Hạng IV

Ngoài ra còn 138 Trạm y tế xã phường, thị trấn trực thuộc các Trung tâm y tế huyện, thành phố [24].

- Các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài ngành y tế có tham gia đấu thầu tập trung tại Sở Y tế, gồm:

17

STT Tên đơn vị Phân tuyến Hạng bệnh viện

1 Bệnh viện Công an tỉnh Tuyến huyện Hạng III

2 Bệnh xá nhà máy Z129 Tuyến huyện Hạng III

3 Bệnh xá nhà máy Z113 Tuyến huyện Hạng III

- Các cơ sở y tế ngoài công lập, gồm:

Bệnh viện đa khoa Phương Bắc Phòng khám đa khoa 153

Phòng khám đa khoa An Sinh Phòng khám đa khoa Hoàng Việt Phòng khám đa khoa Tuyết Mai

Phòng khám đa khoa Trường Đại học Tân Trào - huyện Yên Sơn Phòng khám đa khoa 153 Thái Sơn - huyện Hàm Yên

Phòng khám đa khoa Hàm Long - huyện Hàm Yên Phòng khám đa khoa Hà Nội - huyện Chiêm Hóa Phòng khám đa khoa Hùng Vương – Sơn Dương.

1.3.3 Công tác tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang mới thực hiện công tác đấu thầu tập trung thuốc cho các cơ sở công lập trên toàn tỉnh tại Sở Y tế từ năm 2016.

Trước khi ban hành Thông tư liên tịch 20/2005/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tự tổ chức mua sắm theo nhu cầu thực tế tại đơn vị mình mà không thông qua đấu thầu.

Từ năm 2007, thực hiện hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC có hiệu lực ngày 14/9/2007, UBND tỉnh giao Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tổ chức đấu thầu ngay trong Quí I hàng năm.

18

Các đơn vị khác áp dụng lựa chọn nhà thầu theo hình thức mua sắm trực tiếp trên cơ sở kết quả đấu thầu của Bệnh viện đa khoa tỉnh (căn cứ Khoản 1, Mục IV, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC).

Từ năm 2016 đến nay, đấu thầu thuốc được tổ chức tập trung tại Sở Y tế gồm tất cả các mặt hàng bao gồm cả thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, thuốc đông y và dược liệu. Kết quả đấu thầu được áp dụng cho tất cả các đơn vị khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm Y tế với bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang. Từ năm 2016 đến năm 2018, Sở Y tế tiến hành tổ chức lựa đấu thầu mỗi năm 1 lần chính và 2 đến 3 lần bổ sung, thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 của năm đấu thầu kể từ ngày ký kết thỏa thuận khung. Năm 2019-2020, Sở Y tế tổ chức đấu thầu 2 năm, thời gian áp dụng 24 tháng kể từ ngày ký thỏa thuận khung giữa Sở Y tế và nhà thầu trúng thầu.

Đối với thuốc, dược liệu, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao ngoài danh mục lựa chọn nhà thầu tập trung tại Sở Y tế, thuốc có trong danh mục kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không trúng thầu, Sở Y tế tiếp tục trình UBND tỉnh phê duyệt các đợt đấu thầu tập trung bổ sung (đợt 2, đợt 3) để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho các đơn vị khám chữa bệnh trực thuộc.

Trong vòng 5 năm, kể từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế là đơn vị đấu thầu tập trung.

Theo đó hầu hết thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được mua sắm thông qua đấu thầu tập trung tại Sở Y tế. Quy trình tổ chức đấu thầu tập trung được thực hiện theo mô hình chung của đấu thầu tập trung cấp tỉnh.

1.4. Tính cấp thiết của đề tài

Đấu thầu thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung mang lại sự ổn định, đồng bộ trong việc cung ứng thuốc đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trong ngành (cả về giá thuốc, chủng loại), giúp các cơ sở khám, chữa bệnh có

19

nhiều thời gian tập trung phát huy chuyên môn, nghiệp vụ. Tính hiệu quả, lợi ích của việc tổ chức đấu thầu mua thuốc tập trung đã được Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổng kết đánh giá. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập tồn tại như một số nhà thầu sau khi trúng thầu mới đặt hàng sản xuất hoặc nhập khẩu hoặc nhu cầu sử dụng các mặt hàng đó lớn nhưng chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến nhiều bệnh viện thiếu thuốc trong một thời gian nhất định ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh hoặc các cơ sở y tế dự kiến số lượng mời thầu lớn nhưng thực tế sử dụng lại rất thấp, tình trạng công ty trúng thầu chỉ thực hiện hợp đồng một phần hoặc toàn bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau…

Theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT [3] đối với kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung các cơ sở y tế phải sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc trúng thầu và tối đa không quá 120%. Thực tế theo một số báo cáo tổng kết gần đây cho thấy chưa có địa phương hoặc cơ sở y tế nào thực hiện đúng quy định nêu trên, mặc dù tổng giá trị sử dụng/tổng giá trị trúng thầu rất thấp nhưng lại vẫn có nhiều mặt hàng đã mua hết số lượng tối đa 120% nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu và có nhiều mặt hàng không sử dụng đến, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, cũng như gây lãng phí rất nhiều nguồn lực như thời gian tổ chức đấu thầu kéo dài tốn nhiều chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ, các nhà thầu phải thêm chi phí bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hồ sơ, tài liệu, chuẩn bị hàng nhưng các đơn vị không có nhu cầu sử dụng…

Trước đó chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào về việc đánh giá hoặc phân tích kết quả thuốc trúng thầu, việc sử dụng thuốc trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Vì vậy việc nghiên cứu của đề tài này là cần thiết nhằm đưa ra thực trạng của việc sử dụng thuốc tại các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất biện pháp để các cơ sở khám, chữa bệnh cũng như Sở Y tế - đơn vị tổ chức đấu thầu điều chỉnh, hoàn thiện hơn trong việc chỉ đạo

20

xây dựng kế hoạch nhu cầu mua sắm thuốc của các đơn vị, đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, thuốc trúng thầu được cung ứng đủ theo nhu cầu của các cơ sở khám, chữa bệnh, các đơn vị sử dụng thuốc trúng thầu đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho nhà thầu, tiết kiệm chi phí...

21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Danh mục thuốc trúng thầu năm 2019 - 2020 của Sở Y tế Tuyên Quang.

- Danh mục thuốc sử dụng của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2019 – 2020 (số liệu báo cáo sử dụng thuốc từ 01/01/2019 đến 31/12/2020).

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 01/01/2019 – 31/12/2020. Địa điểm nghiên cứu: Sở Y tế Tuyên Quang.

2.2. Biến số nghiên cứu

Các biến số nghiên cứu của đề tài:

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

1 Giá thuốc

Là giá trúng thầu (có VAT) của từng thuốc (Đơn vị tính:

đồng)

Biến số Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu 2

Số lượng thuốc trúng

thầu

Số lượng thuốc trúng thầu của từng thuốc theo đơn vị

tính

Biến số Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu

3 Số lượng thuốc sử dụng

Tổng số lượng thuốc sử dụng theo kết quả trúng thầu

của các đơn vị khám, chữa bệnh theo đơn vị tính

Biến số

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu 4 Khoản mục

thuốc sử dụng

Là số khoản mục thuốc sử dụng của cơ sở khám chữa

bệnh

Biến số

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

22

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

5 Giá trị thuốc

Là bằng đơn giá trúng thầu (Có VAT) nhân với số lượng

(trúng thầu/sử dụng)

Biến số

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

6 Gói thầu thuốc

Các gói thầu thuốc theo Thông tư 11/2016/TT-BYT:

- Gói thầu thuốc Generic - Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều

trị

- Gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu.

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

7 Nhóm kỹ thuật

Các nhóm kỹ thuật của thuốc theo Thông tư 11/2016/TT-

BYT:

- Đối với gói thầu thuốc Generic gồm: Nhóm

1,2,3,4,5.

- Đối với gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu gồm:

Nhóm 1, 2.

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 8 Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Là các nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

9 Thuốc theo nguồn gốc

Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước. Thuốc có nguồn gốc nhập

khẩu.

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

23

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

10

Thuốc sử dụng theo từng cơ sở y tế

Gồm 19 cơ sở y tế đăng ký đấu thầu tập trung tại SYT: Bệnh viện Đa khoa tỉnh TQ Bệnh viện YDCT tỉnh TQ Bệnh viện PHCN Hương Sen

TTYT huyện Lâm Bình…..

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 11 Thuốc sử dụng theo Hạng bệnh viện Là hạng bệnh viện được phân tại Quyết định số:

23/2005/QĐ-BYT Hạng I, Hạng II, Hạng III, Hạng IV Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 12 Thuốc sử dụng theo Tuyến bệnh viện

Là tuyến bệnh viện được phân tại Quyết định số:

23/2005/QĐ-BYT Tuyến tỉnh Tuyến huyện

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

13 Thuốc theo đường dùng

Các đường dùng của thuốc theo TT 30/2018/TT-BYT: 1. Tiêm, tiêm truyền

2. Uống 3. Hô hấp 4. Nhỏ mắt, tra mắt, nhỏ mũi 5. Dùng ngoài 6. Đặt Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

14 Thành phần thuốc

Thuốc đơn thành phần: trong công thức có 01 hoạt chất có hoạt tính.

Thuốc đa thành phần: trong công thức có > 01 hoạt chất có hoạt tính

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

24

TT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại

biến Cách thức thu thập

15 Tỷ lệ số lượng/giá trị sử dụng thuốc trên số lượng/giá trị trúng thầu Là tỷ lệ sử dụng trên trúng thầu phân thành 03 nhóm: < 80% 80%-120% >120% Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 16 Thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý Là phân nhóm tác dụng dược lý của các thuốc nhóm A theo Thông tư 30/2018/TT-

BYT

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

17 Nhóm kháng sinh

Thuốc sử dụng phân loại theo các phân nhóm kháng

sinh: cephalosporin, aminoglycosid, macrolid...

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 18 Nhóm Cephalosporin theo thế hệ Thuốc kháng sinh Cephalosporin sử dụng phân loại theo các thế hệ: Thế hệ 1, thế 2, thế hệ 3, thế hệ 4.... Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020 19 Nhóm Cephalosporin thế hệ 3 sử dụng theo tuyến, hạng bệnh viện Thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 sử dụng theo: tuyến tỉnh/huyện,

Hạng I,II,III,IV

Biến phân loại

Dựa trên tài liệu sẵn có: DMT trúng thầu và

Báo cáo kết quả thực hiện thuốc trúng thầu

năm 2019-2020

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên cơ sở sử dụng số liệu hồi cứu trong các báo cáo thống kê sử dụng thuốc của các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Báo cáo sử dụng thuốc từ 01/01/2019 đến

25

31/12/2020 của các đơn vị khám, chữa bệnh và Danh mục thuốc trúng thầu tập trung tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019 – 2020.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

* Nguồn thu thập số liệu:

- Kết quả trúng thầu thuốc tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019 – 2020. - Báo cáo sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu năm 2019 – 2020 của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

* Công cụ thu thập số liệu:

Các số liệu nghiên cứu được nhập và xử lý trực tiếp trên phần mềm

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 26)